Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Trung A Hàm Kinh [中阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 26 »»

Trung A Hàm Kinh [中阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 26

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.63 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.8 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Trung A Hàm

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 |
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

9. PHẨM NHÂN
103. KINH SƯ TỬ HỐNG[1]

Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm. một đô ấp của Câu-lâu[02].
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Ở đây[03] có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài đây ra[04] không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có[05] Sa-môn, Phạm chí. Trong bất cứ chúng hội, các ngươi hãy chân chánh rống tiếng rống như sư tử vậy.
"Này các Tỳ-kheo, nếu có người Dị học đến hỏi các ngươi, 'Này chư Hiền, các ông có hành gì, lực gì, trí gì mà các ông nói như vầy: 'Ở đây có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài đây ra không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có Sa-môn, Phạm chí'. Trong bất cứ chúng hội các ông đều chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy?".
"Này các Tỳ-kheo, các ngươi nên trả lời Dị học ấy như vầy: 'Này chư Hiền, Đức Thế Tôn của tôi là bậc có trí, có kiến; là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thuyết giảng bốn pháp. Nhân nơi bốn pháp này mà chúng tôi nói như vầy: 'Ở đây có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài đây ra không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có Sa-môn, Phạm chí. Trong bất cứ chúng hội mà chúng tôi đều chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy.'
"Bốn pháp đó là những gì? Này chư Hiền, chúng tôi tin tưởng Đấng Tôn Sư, tin Pháp, tin sự thành mãn của giới đức[06], đồng đạo có ái kính, có phụng sự chân thành[07].
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn của chúng tôi là bậc có trí, có kiến, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thuyết giảng bốn pháp này. Nhân bốn pháp này mà chúng tôi nói như vầy: 'Ở đây có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài ra không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có Sa-môn, Phạm chí. Trong bất cứ chúng hội chúng tôi đều chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy.'
"Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học cũng có thể lại nói: 'Này chư Hiền, chúng tôi cũng tin đấng Tôn sư, tức Tôn sư của chúng tôi; tin pháp, tức pháp của chúng tôi; tin sự thành mãn của giới đức, tức giới của chúng tôi; cũng ái kính bạn đồng đạo, phụng sự chân thành, là bạn đồng đạo xuất gia và tại gia của chúng tôi. Này chư Hiền, giữa hai lời nói này, của Sa-môn Cù-đàm và của chúng tôi, có gì hơn chăng? Có ý gì chăng? Có sai biệt gì chăng?' Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi nên hỏi Dị học như vầy: 'Này chư Hiền, cứu cánh là một hay cứu cánh là nhiều?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, cứu cánh chỉ có một, cứu cánh không có nhiều'. Thì này các Tỳ-kheo, các ông hỏi tiếp Dị học: 'Này chư Hiền, người có dục mà được cứu cánh, hay người không có dục mới được cứu cánh?'Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy, 'Này chư Hiền, người không có dục mới được cứu cánh, không phải người có dục mà được cứu cánh'.
Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi tiếp Dị học, 'Này chư Hiền, người có nhuế mà được cứu cánh, hay người không có nhuế mà được cứu cánh?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, người không có nhuế mà được cứu cánh, không phải người có nhuế mà được cứu cánh'. Này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi tiếp Dị học: 'Này chư Hiền, người có si mà được cứu cánh hay người không có si mà được cứu cánh?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, người không có si mà được cứu cánh, không phải người có si mà được cứu cánh'. Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi tiếp Dị học: 'Này chư Hiền, người có ái, có thủ[08] mà được cứu cánh, hay người không có ái, không có thủ mà được cứu cánh?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, người không có ái, không có thủ mà được cứu cánh, không phải người có ái, có thủ mà được cứu cánh'. Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi tiếp Dị học: 'Này chư Hiền, người không có tuệ[09], không có thuyết tuệ[10] mà được cứu cánh, hay người có tuệ, có thuyết giảng tuệ mà được cứu cánh?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, người có tuệ, có thuyết tuệ mà được cứu cánh; không phải người không có tuệ, không thuyết tuệ mà được cứu cánh'. Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi tiếp Dị học: 'Này chư Hiền, người có tắng, có tránh[11] mà được cứu cánh, hay người không có tắng có tránh mà được cứu cánh?' Này các Tỳ-kheo, nếu Dị học trả lời như vầy: 'Này chư Hiền, người không có tắng, không có tránh mà được cứu cánh; không phải người có tắng có tránh mà được cứu cánh'. Thì này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy nói với Dị học như vầy: 'Này chư Hiền, như vậy là các ông nói có một cứu cánh, không phải nhiều cứu cánh.
"Người không có dục mà được cứu cánh, không phải người có dục mà được cứu cánh. Người không có nhuế mà được cứu cánh, không phải người có nhuế mà được cứu cánh. Người không có si mà được cứu cánh, không phải người có si mà được cứu cánh. Người không có ái, không có thủ được cứu cánh, không phải người có ái, có thủ mà được cứu cánh. Người có tuệ, có thuyết tuệ mà được cứu cánh; không phải người không có tuệ, không có thuyết tuệ mà được cứu cánh. Người không có tắng, không có tránh mà được cứu cánh; không phải người có tắng, có tránh mà được cứu cánh.
"Nếu có Sa-môn, Phạm chí nương nơi vô lượng kiến, vị đó nhất định nương nơi hai kiến, hữu kiến và vô kiến[12]. Nếu nương nơi hữu kiến, vị đó liền bám dính hữu kiến, nương cậy nơi hữu kiến, y trụ nơi hữu kiến và tắng, tránh với vô kiến[13]. Nếu nương nơi vô kiến, vị đó liền bám dính vô kiến, nương cậy nơi vô kiến mà tắng tránh với hữu kiến.
"Nếu có Sa-môn, Phạm chí không biết một cách như thật về nhân, về tập, về diệt, về tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu[14], vị đó nhất định có dục, có nhuế, có si, có ái, có thủ, không có tuệ, không có thuyết tuệ, có tắng, có tránh; vị đó không lìa khỏi sanh, già, bệnh, chết, cũng không thể thoát khỏi sự buồn rầu, kêu khóc, lo khổ, áo não, không chứng đắc khổ biên.
"Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với những loại kiến này mà biết một cách như thật về tập, về diệt, về tận, vị ngọt, sự tai hoạn và sự xuất yếu, vị đó nhất định không có dục, không có nhuế, không có si, không có ái, không có thủ, có tuệ, có thuyết tuệ, không có tắng, không có tránh, vị đó lìa khỏi sanh, già, bệnh, chết, cũng có thể thoát khỏi sự buồn rầu, kêu khóc, lo khổ, áo não, vượt khỏi bờ khổ.
"Hoặc có Sa-môn, Phạm chí chủ trương đoạn trừ thủ, nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ; chỉ chủ trương đoạn trừ dục thủ mà không chủ trương đoạn trừ giới thủ, kiến thủ, ngã thủ[15]. Vì sao vậy? Vì Sa-môn, Phạm chí đó không biết đúng như thật về ba xứ[16]. Do đó, vị ấy chủ trương đoạn trừ thủ, nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ.
"Lại có Sa-môn, Phạm chí chủ trương đoạn trừ thủ, nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ; chỉ chủ trương đoạn trừ dục thủ, giới thủ, mà không chủ trương đoạn trừ kiến thủ, ngã thủ. Vì sao vậy? Vì Sa-môn, Phạm chí đó không biết đúng như thật về hai xứ. Do đó, vị ấy tuy đoạn trừ thủ nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ.
"Lại có Sa-môn, Phạm chí chủ trương đoạn trừ thủ nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ; chỉ chủ trương đoạn trừ dục thủ, giới thủ, kiến thủ mà không chủ trương đoạn trừ ngã thủ. Vì sao vậy? Vị Sa-môn, Phạm chí đó không biết đúng như thật về một xứ. Do đó vị ấy chủ trương đoạn trừ thủ nhưng không chủ trương đoạn trừ tất cả thủ.
"Đối với pháp luật như vậy, người nào tin đấng Tôn sư, người đó không phải là chân chánh, không phải là thứ nhất. Nếu tin pháp, cũng không phải là chân chánh, không phải là hạng thứ nhất. Nếu ái kính bạn đồng đạo, chân thành phụng sự, cũng không phải chân chánh, không phải hạng thứ nhất.
"Nếu có Đức Như Lai ra đời, là Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, gọi là Phật, là Đấng Chúng Hựu, Ngài cũng chủ trương đoạn trừ thủ. Ngay trong đời này, Ngài chủ trương đoạn trừ tất cả thủ, thi hành đoạn trừ dục thủ, giới thủ, kiến thủ, ngã thủ. Bốn thủ này nhân nơi đâu? Tập khởi do đâu? Phát sinh từ đâu? Lấy gì làm gốc? Nếu thọ này nhân nơi vô minh, phát sanh từ vô minh, lấy vô minh làm gốc, nếu có Tỳ-kheo vô minh đã diệt tận, minh tuệ đã phát sanh, vị đó từ đây không còn trở lại chấp thủ dục, chấp thủ giới, chấp thủ kiến và chấp thủ ngã nữa. Vị đó đã không chấp thủ rồi thì không còn lo sợ. Đã không lo sợ nên đoạn trừ nhân duyên, chắc chắn chứng đắc Niết-bàn và biết đúng như thật rằng 'Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh'.
"Trong Pháp Luật chân chánh như vậy, nếu người nào tin Đấng Tôn Sư thì đó là người chân chánh, là người bậc nhất; nếu tin Pháp thì đó là người chân chánh, là người bậc nhất; nếu tin sự thành mãn của giới đức, đồng đạo có ái kính, thì đó là người chân chánh, là người bậc nhất; nếu đồng đạo có ái kính, có phụng sự chân thành thì đó là người chân chánh, là người bậc nhất.
"Này chư Hiền, chúng tôi có hành như vậy, có lực như vậy, có trí như vậy. Nhân nơi đó mà chúng tôi nói như vầy, 'Ở đây có Sa-môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Sa-môn thứ tư. Ngoài đây ra không có Sa-môn, Phạm chí; Dị học hoàn toàn không có Sa-môn, Phạm chí. Do đó, bất cứ trong chúng hội mà chúng tôi chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy'."
Phật thuyết giảng như vậy, các Tỳ-kheo ấy sau khi Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M.11 Cūla-Sīhanāda-suttaṃ.
[02] Xem chú thích kinh 97 trên. Bản Pāli nói Phật ở tại Sāvatthi.
[03] Thử trung, tức chỉ trong Chánh pháp của Phật. Pāli: idheva, chỉ ở đây.
[04] Thử ngoại, tức ngoài Phật pháp. Pāli: parappavāda, ngoại đạo.
[05] Dị học không vô 異 學 空 無. Pāli: suññā parappavādā, các học thuyết khác trống rỗng, không có...
[06] Tín giới đức cụ túc. Pāli: atthi sīlesu paripūrakāritā, tin có những sự thành mãn trong các giới đức.
[07] Ái kính đồng đạo, cung khác phụng sự 愛 敬 同 道 恭 恪 奉 事. Pāli: sahadhammikā kho pana piyā manāpā, những người cùng theo một giáo pháp thương yêu nhau, mến mộ nhau.
[08] Ái và thọ 愛 受, tức ái và thủ trong mười hai chi duyên khởi. Pāli: sa-taṇhā, sa-upādāna.
[09] Tuệ 慧; Pāli: viddasu, có hiểu biết, hiền minh, thức giả.
[10] Thuyết tuệ 說 慧, chưa rõ nghĩa.
[11] Tắng và tránh 憎 諍; ghét và gây gỗ; hay ác cảm và hay gây sự. Pāli: anuruddha-paṭiviruddha (thuận tùng và phản đối)?
[12] Hữu kiến, vô kiến 有 見 無 見. Pāli: bhava-diṭṭhi, vibhava-diṭṭhi.
[13] Tắng tránh vô kiến 憎 諍 無 見. Pāli: vibhavadiṭṭhiyā te paṭiviruddhā, chúng phản đối quan điểm phi hữu.
[14] Bảy khía cạnh của vấn đề, Hán: nhân, tập, diệt, tận, vị, hoạn, xuất yếu 因 集 滅 盡 味 患 出 要. Pāli, chỉ kể sáu: sanudaya (tập khởi), atthaṅgama (hoại diệt), assāda (vị ngọt), ādīnava (tai hại), nissaraṇa (sự thoát ly).
[15] Bốn thọ, tức bốn thủ: dục, giới, kiến và ngã. Pāli: cattāri upādāni, kāmupādānaṃ (dục thủ), diṭṭhupādānaṃ (kiến thủ), sīlabbatupādānaṃ (giới cấm thủ), attavādupādānaṃ (ngã ngữ thủ).
[16] Ba xứ, đây chỉ ba trường hợp về giới, kiến và ngã. Tức trừ dục thủ.
104. KINH ƯU-ĐÀM-BÀ-LA[1]
Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa.
Bấy giờ có một Cư sĩ tên là Thật Ý[02], vào buổi sáng sớm, ông rời thành Vương xá, muốn đến chỗ Đức Phật để cúng dường lễ sự. Lúc bấy giờ Cư sĩ Thật Ý nghĩ rằng: "Hãy gác qua chuyện đi đến chỗ Phật. Thế Tôn và các Tỳ-kheo có thể vẫn còn đang thiền định. Ta hãy vào rừng Ưu-đàm-bà-la, đến Dị học viên[03]".
Bấy giờ Cư sĩ Thật Ý liền đi vào rừng Ưu-đàm-bà-la, đến Dị học viên. Tại đây có một Dị học tên là Vô Nhuế[04], được tôn làm tông chủ của dị học, được mọi người kính trọng, quy phục, được năm trăm Dị học tôn sùng. Giữa một đám đông ồn ào, ông đang cao giọng luận bàn đủ mọi vấn đề chào xáo[05], như bàn chuyện vua chúa, bàn chuyện trộm cướp, bàn chuyện đấu tranh, bàn chuyện ăn uống, bàn chuyện y phục, bàn chuyện phụ nữ, bàn chuyện đồng nữ, bàn chuyện dâm nữ, bàn chuyện thế tục, bàn chuyện phi đạo, bàn chuyện sông biển, bàn chuyện quốc gia, tất cả những vấn đề cũng lại chào xáo như thế đều tập họp tại chỗ ngồi của ông.
Lúc bấy giờ, Dị học Vô Nhuế thấy Cư sĩ Thật Ý từ xa tiến đến, liền ra lệnh bảo hội chúng của mình hãy im lặng:
"Này chư Hiền, các ông chớ nói nữa, hãy vui vẻ im lặng! Mỗi người hãy tự mình thu liễm! Vì sao vậy? Vì có Cư sĩ Thật Ý sắp đến đây. Ông ấy là đệ tử của Sa-môn Cù-đàm. Trong số Cư sĩ tại gia ở trong thành Vương xá này, nếu có đệ tử của Sa-môn Cù-đàm mà danh đức vang dội, được mọi người kính trọng thì ông ấy là người thứ nhất. Ông ấy không ưa sự huyên náo, thích im lặng, tự mình thu liễm. Nếu ông ấy biết hội chúng đây im lặng có thể sẽ hay đến".
Bấy giờ Dị học Vô Nhuế bảo hội chúng im lặng, rồi tự mình cũng im lặng. Lúc bấy giờ Cư sĩ Thật Ý đi đến chỗ Dị học Vô Nhuế, cùng nhau chào hỏi, rồi ngồi xuống một bên.
Cư sĩ Thật Ý nói:
"Này Vô Nhuế, Đức Phật Thế Tôn của tôi, hoặc ở tại rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay sống trên sườn núi cao, những nơi vắng vẻ không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời và tùy thuận mà thiền tọa. Đó là so sánh chỗ Đức Thế Tôn với ở đây; Ngài sống ở tại rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây, hay sống trên sườn núi cao, những nơi vắng lặng không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, tùy thuận mà thiền tọa. Ngài ở nơi xa vắng, thường thích thiền tọa, an ổn, khoái lạc. Đức Phật Thế Tôn chưa hề một ngày một đêm tụ tập, hội họp cùng mọi người như ông và quyến thuộc của ông hôm nay".
Bấy giờ Dị học Vô Nhuế liền nói:
"Thôi, thôi! Cư cĩ, ông do đâu mà biết được? Cái tuệ giải thoát trống rỗng[06] của Sa-môn Cù-đàm, cái đó không đủ để nói, hoặc tương ưng hay không tương ưng, hoặc tùy thuận hay không tùy thuận. Sa-môn Cù-đàm đi từ biên này đến biên kia[07], ưa thích từ biên này đến biên kia, sốngï từ biên này đến biên kia. Như con trâu đui ăn cỏ nơi biên địa, nó đi từ biên này đến biên kia, ưa thích từ biên này đến biên kia, sốngï từ biên này đến biên kia. Sa-môn Cù-đàm cũng giống như vậy.
"Này Cư sĩ, nếu Sa-môn Cù-đàm đến nơi hội chúng này, chỉ bằng một vấn đề, tôi cũng đủ hủy diệt ông ấy như lăn cái bình không, và cũng sẽ nói cái ví dụ con trâu đui cho ông ấy nghe".
Rồi Dị học Vô Nhuế bảo với đồ chúng của mình:
"Này chư Hiền, giả sử Sa-môn Cù-đàm đến nơi hội chúng này, nếu như có đến thật, thì các ông chớ có đứng dậy chắp tay nghinh đón, cũng chớ có mời ngồi. Hãy để riêng một chỗ cho ông ấy ngồi thôi. Khi ông ấy đến đây rồi thì hãy nói như vầy, 'Này Cù-đàm! Có chỗ ngồi đây, muốn ngồi tùy ý'."
Bấy giờ Đức Thế Tôn đang thiền tọa, bằng thiên nhĩ thanh tịnh, nghe xa hơn người, nghe rõ cuộc thảo luận như vậy giữa Cư sĩ Thật Ý và Dị học Vô Nhuế, vào lúc xế, Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào rừng Ưu-đàm-bà-la, đến Dị học viên. Thấy Đức Thế Tôn đang từ xa đi đến, Dị học Vô Nhuế liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai phải, chắp tay hướng Phật mà tán thán rằng:
"Kính chào Cù-đàm, đã lâu ngày không đến đây. Xin mời ngồi chỗ này".
Khi ấy Đức Thế Tôn thầm nghĩ: "Người ngu si này tự phản lại điều mình đặt ra". Biết như vậy, Đức Thế Tôn liền ngồi trên giường đó. Dị học Vô Nhuế sau khi chào hỏi Đức Thế Tôn, liền ngồi xuống một bên.
Đức Thế Tôn hỏi:
"Này Vô Nhuế! Ông và Cư sĩ Thật Ý vừa bàn luận việc gì thế? Vì lý do gì mà nhóm họp nơi đây?"
Dị học Vô Nhuế trả lời:
"Thưa Cù-đàm, chúng tôi nghĩ như vầy, 'Sa-môn Cù-đàm có những pháp gì dạy bảo cho đệ tử, các đệ tử sau khi vâng lãnh sự dạy bảo rồi liền được an ổn, trọn đời tịnh tu phạm hạnh và đem dạy cho người khác nữa?' Thưa Cù-đàm, tôi và Cư sĩ Thật Ý vừa bàn luận việc như vậy. Vì lý do đó mà chúng tôi nhóm họp nơi đây".
Cư sĩ Thật Ý nghe ông ta nói vậy liền nghĩ: 'Lạ thay, Dị học Vô Nhuế lại nói láo. Vì sao vậy? Vì ở trước Đức Thế Tôn mà dám lừa dối Ngài'.
Đức Thế Tôn biết vậy, Ngài liền nói:
"Này Vô Nhuế, Pháp của Ta rất sâu sắc, rất kỳ diệu, rất hy hữu, khó hiểu, khó biết, khó thấy, khó chứng đắc, mà Ta dạy bảo cho đệ tử và đệ tử sau khi vâng lãnh sự dạy bảo rồi liền được an ổn, trọn đời tịnh tu phạm hạnh và đem dạy lại cho người khác nữa. Này Vô Nhuế, hãy hỏi Ta về hạnh bất liễu tắng ố[08] mà Sư tông của ông chấp nhận, Ta cũng sẽ giải đáp cho ông thỏa mãn".
Lúc đó các chúng Dị học ồn ào đó cùng nhau lớn tiếng nói rằng:
"Sa-môn Cù-đàm thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Có như ý túc, có uy đức lớn, có phước hựu lớn, có oai thần lớn. Vì sao vậy? Ngài bỏ qua tông chỉ của mình mà lại đề nghị thảo luận về tông chỉ của người".
Lúc bấy giờ Dị học Vô Nhuế ra lệnh bảo hôïi chúng của mình im lặng rồi hỏi:
"Thưa Cù-đàm! Hạnh bất liễu khả tắng, thế nào là được hoàn toàn? Thế nào là không được hoàn toàn?
Bấy giờ Đức Thế Tôn trả lời:
"Này Vô Nhuế! Hoặc có Sa-môn, Phạm chí lõa hình, không y phục, hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt châu làm y phục; hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc nước bằng gáo; không ăn đồ ăn xốc xỉa bằng dao gậy, không ăn đồ ăn lừa dối, không tự mình đến, không sai người đi, không làm khách được mời[09], không làm khách được chào đón[10], không làm khách được lưu[11], không ăn từ giữa hai người đang ăn, không ăn tại nhà có thai[12], không ăn từ nhà có nuôi chó, không ăn từ nhà có lằng xanh bay đến; không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không uống nước dấm[13], hoặc không uống gì cả, học tập hạnh không uống; hoặc ăn một miếng, cho một miếng là đủ[14], hoặc ăn hai, ba, bốn, cho đến bảy miếng, và cho bảy miếng là đủ, hoặc ăn bởi một lần nhận được[15], và cho đến một lần nhận được là đủ, hoặc ăn bởi hai, ba bốn cho đến bảy lần nhận được và cho bảy lần nhận được là đủ, hoặc ăn ngày một lần và cho một lần là đủ, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngày, nửa tháng, hay một tháng, ăn một lần và cho một lần là đủ; hoặc ăn cỏ[16], hoặc ăn lúa cỏ[17], hoặc ăn nếp tuế, hoặc ăn cám, hoặc ăn gạo đầu-đầu-la[18], hoặc ăn đồ ăn thô; hoặc đến chỗ vô sự[19], y nơi vô sự; hoặc ăn rễ, hoặc ăn trái, hoặc ăn quả tự rụng; hoặc mặc áo khâu đủ thứ vải[20], hoặc mặc áo lông, hoặc mặc áo vải đầu-xá[21], hoặc mặc áo vải đầu-xá bằng lông, hoặc mặc bằng da nguyên, hoặc mặc da có xoi lỗ, hoặc mặc da toàn xoi lỗ; hoặc để tóc xõa, hoặc để tóc bện, hoặc để tóc vừa xõa vừa bện, hoặc chỉ cạo tóc, hoặc chỉ cạo râu, hoặc cạo cả râu tóc, hoặc nhổ tóc, hoặc nhổ râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc chỉ đứng thẳng không hề ngồi, hoặc đi chồm hổm, hoặc nằm gai, lấy gai làm giường; hoặc nằm cỏ[22], lấy cỏ làm giường; hoặc thờ nước, ngày đêm lấy tay vọc; hoặc thờ lửa, ngày đêm đốt lên; hoặc thờ mặt trời, mặt trăng, thờ đấng Tôn hựu Đại đức, chắp tay hướng về kia. Những sự như vậy thọ khổ vô lượng, học hạnh nóng bức[23].
"Này Vô Nhuế, ý ông nghĩ sao, hạnh bất liễu khả tắng như vậy là hoàn toàn hay không hoàn toàn?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, như vậy hạnh bất liễu khả tắng là hoàn toàn, không phải là không hoàn toàn".
Đức Thế Tôn lại nói:
"Này Vô Nhuế, Ta sẽ chỉ cho ông thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm".
Dị học Vô Nhuế hỏi:
"Thưa Cù-đàm, câu nói, 'Ta sẽ chỉ cho ông thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm', nghĩa là thế nào?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, hoặc có người chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ[24]. Nhân bởi hành khổ hạnh một cách tân khổ mà có ác dục, niệm tưởng dục. Này Vô Nhuế, nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi nhân hành khổ hạnh ấy mà có ác dục, niệm tưởng dục. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ này mà chỉ ngước nhìn ánh mặt trời, hấp thụ khí trời. Này Vô Nhuế, nếu ai hành khổ hạnh, rồi do chuyên hành khổ hạnh ấy nên chỉ ngước nhìn ánh mặt trời, hấp thụ khí trời. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh mà tự cống cao cho rằng ta đã tu khổ hạnh, nên tâm liền bị trói buộc. Này Vô Nhuế, nếu có người chuyên hành khổ hạnh rồi do chuyên hành khổ hạnh mà tự cống cao cho rằng đã tự tu khổ hạnh, nên tâm liền bị trói buộc. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ. Do nhân hành khổ hạnh mà quý mình khinh người. Này Vô Nhuế, nếu có ai chuyên hành khổ hạnh, rồi do chuyên hành khổ hạnh mà quý mình khinh người. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên đến nhà người mà tự khen rằng: 'Tôi hành tân khổ; hành của tôi rất khó'. Này Vô Nhuế, nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do duyên hành khổ hạnh nên đến nhà người mà tự khen rằng: 'Tôi hành tân khổ; hành của tôi rất khó'. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ nên nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự liền sanh lòng tật đố, nói rằng 'Sao lại kính trọng, cúng dường, lễ sự Sa-môn, Phạm chí ấy? Hãy nên kính trọng, cúng dường, lễ sự tôi đây. Vì sao vậy? Vì tôi hành khổ hạnh.'
Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ nên nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự liền sanh lòng tật đố, nói rằng 'Sao lại kính trọng, lễ sự, cúng dường Sa-môn, Phạm chí ấy? Hãy nên kính trọng, cúng dường, lễ sự tôi đây. Vì sao vậy? Vì tôi hành khổ hạnh'. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ nên nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự liền đến mắng ngay mặt Sa-môn, Phạm chí đó, nói rằng: 'Sao ông lại được kính trọng, lễ sự, cúng dường? Ông là người nhiều ham muốn, nhiều mong cầu, thường ăn năm thứ hạt, hạt sanh từ gốc cây, hạt sanh từ thân cây, hạt sanh từ trái cây, hạt sanh từ mắt cây và hạt sanh từ hạt. Ví như một trận mưa lớn làm tổn hại năm thứ hạt giống, nhiễu loạn súc sanh và nhân dân, Sa-môn, Phạm chí kia mà hay đến nhà người, cũng giống như vậy'. Này Vô Nhuế, hoặc có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ nên nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự liền đến mắng ngay mặt Sa-môn, Phạm chí đó, nói rằng 'Sao ông lại được kính trọng, lễ sự, cúng dường? Ông là người nhiều ham muốn, nhiều mong cầu, thường ăn năm thứ hạt sanh từ gốc cây, hạt sanh từ thân cây, hạt sanh từ trái cây, hạt sanh từ mắt cây và hạt sanh từ hạt. Ví như một trận mưa lớn làm tổn hại năm thứ hạt giống, nhiễu loạn súc sanh và nhân dân, Sa-môn, Phạm chí mà hay đến nhà người, cũng giống như vậy'. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ nên có sầu, có si, khủng bố, khủng cụ, sống lén lút, nghi ngờ, sợ mất tiếng, tham lam, phóng dật. Này Vô Nhuế, nếu có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ nên có sầu, có si, khủng bố, khủng cụ, sống lén lút, nghi ngờ, sợ mất tiếng, tham lam, phóng dật. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc ai chuyên tu khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên tu khổ hạnh nên sanh thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, khó tánh[25], không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt lại không thông suốt. Này Vô Nhuế, nếu có người tu khổ hạnh, rồi do tu khổ hạnh nên sanh thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, khó tánh, không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt lại không thông suốt. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như thế là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên có sân triền, phú kết, bỏn sẻn, ganh tị, dua siểm, dối trá, vô tàm, vô quý. Này Vô Nhuế, nếu ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên có sân triền, phú kết, bỏn sẻn, ganh tị, dua siểm, dối trá, vô tàm, vô quý. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên sanh ra nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói thêu dệt, đủ cả ác giới. Này Vô Nhuế, nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên sanh ra nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói thêu dệt, đủ cả ác giới. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên không có tín tâm, giải đãi, không chánh niệm, chánh trí, có đủ ác tuệ. Này Vô Nhuế, nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên không có tín tâm, giải đãi, không chánh niệm, chánh trí, có đủ ác tuệ. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.
"Này Vô Nhuế, Ta đã chỉ cho ông thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm, có phải vậy chăng?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, đúng vậy, Ngài đã chỉ cho tôi thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm".
"Này Vô Nhuế, Ta cũng chỉ cho ông thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó không bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm".
Dị học Vô Nhuế lại hỏi:
"Thưa Cù-đàm, Ngài có thể chỉ cho tôi thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn đó không bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm như thế nào không?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không có ác dục, không niệm tưởng dục. Này Vô Nhuế, nếu có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không có ác dục, không niệm tưởng dục. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không nhìn ánh mặt trời, không hấp thụ khí trời. Này Vô Nhuế, nếu có người chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ nên không nhìn ánh mặt trời, không hấp thụ khí trời. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ mà không tự cống cao cho rằng đã tu khổ hạnh nên tâm không bị trói buộc. Này Vô Nhuế, nếu có người chuyên hành khổ hạnh, rồi do chuyên hành khổ hạnh mà không tự cống cao cho rằng đã tu khổ hạnh nên tâm không bị trói buộc. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh một cách tân khổ mà không quý mình khinh người. Này Vô Nhuế, nếu có người hành khổ hạnh rồi do hành khổ hạnh mà không quý mình khinh người. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không đến nhà người mà tự khen rằng 'Tôi hành tân khổ, hành của tôi rất khó khăn'. Này Vô Nhuế, nếu có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không đến nhà người mà tự khen rằng 'Tôi hành tân khổ; hành của tôi rất khó khăn'. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự thì không sanh lòng tật đố, nói rằng 'Sao lại kính trọng, cúng dường, lễ sự Sa-môn, Phạm chí ấy? Hãy nên kính trọng, cúng dường, lễ sự ta đây. Vì sao vậy? Vì ta là người tu khổ hạnh'. Này Vô Nhuế, nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do hành khổ hạnh tân khổ mà nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự thì không sanh lòng tật đố, nói rằng 'Sao lại kính trọng, cúng dường, lễ sự Sa-môn, Phạm chí ấy? Hãy nên kính trọng, cúng dường, lễ sự ta đây. Vì sao vậy? Vì ta là người tu khổ hạnh.' Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự thì không đến mắng ngay mặt Sa-môn, Phạm chí đó, nói rằng: 'Sao ông lại được kính trọng, cúng dường, lễ sự? Ông là người nhiều ham muốn, nhiều mong cầu, thường ăn năm thứ hạt, hạt sanh từ gốc cây, hạt sanh từ thân cây, hạt sanh từ trái cây, hạt sanh từ mắt cây và hạt sanh từ hạt. Ví như một trận mưa lớn làm tổn hại năm thứ hạt giống, nhiễu loạn súc sanh và nhân dân, Sa-môn, Phạm chí mà hay đến nhà người cũng giống như vậy!' Này Vô Nhuế, nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do chuyên hành khổ hạnh tân khổ nên nếu thấy Sa-môn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự mà không đến mắng ngay mặt Sa-môn, Phạm chí đó, nói rằng: 'Sao ông lại được kính trọng, cúng dường, lễ sự? Ông là người nhiều ham muốn, nhiều mong cầu, thường ăn năm thứ hạt, hạt sanh từ gốc cây, hạt sanh từ thân cây, hạt sanh từ trái cây, hạt sanh từ mắt cây và hạt sanh từ hạt. Ví như một trận mưa lớn làm tổn hại năm thứ hạt giống, nhiễu loạn súc sanh và nhân dân, Sa-môn, Phạm chí mà hay đến nhà người cũng giống như vậy.' Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không sầu, không si, không khủng bố, không khủng cụ, không sống lén lút, không nghi ngờ, không mất tiếng, không tham lam, không phóng dật. Này Vô Nhuế, nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do hành khổ hạnh tân khổ mà không sầu, không si, không khủng bố, không khủng cụ, không sống lén lút, không nghi ngờ, sợ mất tiếng, không tham lam, không phóng dật. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không sanh thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, khó tánh, không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt thì thông suốt. Này Vô Nhuế, nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà không sanh thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, khó tánh, không biết tiết hạn, những pháp mà Sa-môn, Phạm chí phải thông suốt thì thông suốt. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh tân khổ mà không có sân triền, phú kết, bỏn sẻn, ganh tị, dua siểm, dối trá, vô tàm, vô quý. Này Vô Nhuế! Nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà không có sân triền, phú kết, bỏn sẻn, ganh tị, dua nịnh, dối trá, vô tàm, vô quý. Này Vô Nhuế! Hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói thêu dệt, không có ác giới. Này Vô Nhuế, nếu ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ nên không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói thêu dệt, không có ác giới. Này Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà có tín tâm, không giải đãi, có chánh niệm, chánh trí, không có ác tuệ. Này Vô Nhuế, nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh tân khổ mà có tín tâm, không giải đãi, có chánh niệm, chánh trí, không có ác tuệ. Vô Nhuế, hành khổ hạnh như vậy là không cấu uế.
"Này Vô Nhuế, Ta đã chỉ cho ông thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn không bị vô lượng cấu uế làm ô nhiễm; có phải vậy không?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, đúng vậy, Ngài đã chỉ cho tôi thấy cái hạnh bất liễu khả tắng hoàn toàn không bị cấu uế làm ô nhiễm".
Dị học Vô Nhuế lại hỏi:
"Thưa Cù-đàm, hạnh bất liễu tắng ố này đã đạt đến bậc nhất, đã đạt đến chân thật[26] chưa?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, hạnh bất liễu tắng ố này chưa đạt đến bậc nhất, chưa đạt đến chân thật, nhưng có hai hạnh đạt đến vỏ và đạt đến đốt".
Dị học Vô Nhuế lại hỏi:
"Thưa Cù-đàm! Thế nào là hạnh bất liễu khả tắng này chỉ đạt đến vỏ ngoài?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, ở đây hoặc có Sa-môn, Phạm chí tu tập bốn hạnh[27], không sát sanh, không bảo người sát sanh, không đồng tình với người sát sanh. Không trộm cắp, không bảo người trộm cắp, không đồng tình với người trộm cắp. Không phạm con gái của người, không bảo người khác phạm con gái của người, không đồng tình với người phạm con gái của người. Không nói dối, không bảo người khác nói dối, không đồng tình với người nói dối. Vị đó tu tập bốn hạnh này, ưa thích mà không tiến tới, tâm đi đôi với từ, biến mãn cả một phương, thành tựu và an trụ. Như vậy cho đến hai, ba, bốn phương, bốn phương phụ, phương trên, phương dưới, phổ biến tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không não hại, rộng lớn, bao la, vô lượng, khéo tu tập biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng như vậy, đối với bi, hỷ, tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không não hại, rộng lớn bao la, vô lượng, tu tập biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu và an trụ.
"Này Vô Nhuế, ý ông nghĩ sao, phải chăng hạnh bất liễu khả tắng như vậy đạt đến vỏ ngoài?"
Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm! Bất liễu khả tắng như vậy đạt đến vỏ ngoài. Thưa Cù-đàm, còn thế nào là hạnh bất liễu khả tắng này đạt đến đốt?"
Đức Thế Tôn dạy:
"Này Vô Nhuế, hoặc có Sa-môn, Phạm chí tu tập bốn hạnh. Không sát sanh, không bảo người sát sanh, không đồng tình với người sát sanh. Không trộm cắp, không bảo người trộm cắp, không đồng tình với người trộm cắp. Không phạm con gái của người, không bảo người khác phạm con gái của người, không đồng tình với người phạm con gái của người. Không nói dối, không bảo người khác nói dối, không đồng tình với người nói dối. Vị đó tu tập bốn hạnh này, ưa thích mà không tiến tới. Sự tu tập ấy có hành, có tướng mạo, vị ấy nhớ lại vô lượng kiếp đã trải qua, hoặc một đời, hai đời, trăm ngàn đời, thành kiếp, hoại kiếp, vô lượng thành hoại kiếp, tại chỗ đó ta là chúng sanh tên đó, ta đã trải qua ở đó, đã từng sanh ở đó, có họ như vậy, tên như vậy, sinh hoạt như vậy, uống ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, dứt thọ mạng như vậy, rồi chết đây sanh kia, chết kia sanh đây. Ta sanh tại chỗ này như vậy, có họ như vậy, có tên như vậy, sinh hoạt như vậy, uống ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, dứt thọ mạng như vậy.
"Này Vô Nhuế, ý ông nghĩ sao, hạnh bất liễu khả tắng như vậy có đạt đến đốt cây hay không?"
"Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, hạnh bất liễu khả tắng như vậy là đã đạt đến đốt cây. Thưa Cù-đàm, thế nào là hạnh bất liễu khả tắng đạt đến bậc nhất, đạt đến chân thật?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, hoặc có Sa-môn, Phạm chí tu tập bốn hạnh. Không sát sanh, không bảo người sát sanh, không đồng tình với người sát sanh. Không trộm cắp, không bảo người trộm cắp, không đồng tình với người trộm cắp. Không phạm con gái của người, không bảo người khác phạm con gái của người, không đồng tình với người phạm con gái của người. Không nói dối, không bảo người khác nói dối, không đồng tình với người nói dối. Vị đó tu tập bốn hạnh này, ưa thích mà không tiến tới. Vị đó bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấy xa hơn người, nhìn thấy chúng sanh lúc sanh lúc tử, sắc đẹp hoặc xấu, diệu hoặc bất diệu, qua lại chỗ lành hoặc chỗ không lành, tùy theo nghiệp mà chúng sanh ấy đã tạo. Vị ấy thấy sự kiện ấy đúng như thật, nếu chúng sanh nào thành tựu ác hạnh về thân, ác hạnh về khẩu, ác hạnh về ý, phỉ báng Thánh nhân, tà kiến, thành tựu nghiệp tà kiến; do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, chúng sanh ấy chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục. Nếu chúng sanh nào thành tựu diệu hạnh về thân, diệu hạnh về khẩu, diệu hạnh về ý, không phỉ báng Thánh nhân, chánh kiến, thành tựu nghiệp chánh kiến; do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, chúng sanh ấy chắc chắn đi lên chỗ lành, sanh vào cõi trời.
"Này Vô Nhuế, ý ông nghĩ sao, hạnh bất liễu khả tắng như vậy có đạt đến bậc nhất, đạt đến chân thật hay không?"
Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, hạnh bất liễu khả tắng như vậy là đã đạt đến bậc nhất, đạt đến chân thật. Thưa Cù-đàm, phải chăng vì để thủ chứng hạnh bất liễu khả tắng này mà các đệ tử của Sa-môn Cù-đàm nương tựa nơi Sa-môn Cù-đàm để tu hành phạm hạnh?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, không phải vì để thủ chứng hạnh bất liễu khả tắng này mà đệ tử của Ta nương tựa nơi Ta để tu hành phạm hạnh.
"Này Vô Nhuế, lại còn có pháp khác tối thượng, tối diệu, tối thắng, chính vì để chứng đắc pháp ấy nên đệ tử của Ta nương tựa nơi Ta mà tu hành phạm hạnh".
Lúc đó, những Dị học trong hội chúng ồn ào đó liền lớn tiếng la ó:
"Đúng vậy! Đúng vậy! Vì để chứng đắc pháp ấy nên đệ tử của Sa-môn Cù-đàm nương tựa nơi Sa-môn Cù-đàm để mà tu hành phạm hạnh".
Bấy giờ, Dị học Vô Nhuế ra lệnh bảo hội chúng của mình im lặng, rồi hỏi:
"Thưa Cù-đàm, Pháp nào được gọi là còn có pháp khác tối thượng tối diệu, tối thắng; chính vì để chứng đắc pháp ấy nên đệ tử của Sa-môn Cù-đàm nương tựa nơi Sa-môn Cù-đàm mà tu hành phạm hạnh?"
Bấy giờ Đức Thế Tôn đáp:
"Này Vô Nhuế, nếu Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu xuất hiện ở thế gian. Vị đó xả bỏ năm triền cái làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng các đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy với định tâm như vậy, thanh tịnh không ô uế, không phiền não, nhu nhuyến, khéo an trụ, chứng đắc tâm bất động mà thú hướng sự diệt tận các lậu, tự thân chứng ngộ trí thông, biết như thật rằng 'Đây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, biết như thật đây là Khổ diệt đạo'. Cũng biết như thật đây là lậu, biết đây là lậu tận, đây là lậu diệt, biết như thật đây là lậu diệt đạo. Vị đó biết như vậy, thấy như vậy rồi thì tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát, biết đúng một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'.
"Này Vô Nhuế, như vậy gọi là còn có pháp khác tối thượng, tối diệu, tối thắng. Chính vì để chứng đắc pháp ấy nên đệ tử của Ta nương nơi Ta mà tu hành phạm hạnh".
Bấy giờ Cư sĩ Thật Ý nói rằng:
"Này Vô Nhuế, Đức Thế Tôn đang ở đấy. Ông hãy chỉ bằng một vấn đề đủ để hủy diệt Ngài như lăn cái bình không đi! Ông hãy nói cái ví dụ con trâu đui ăn cỏ nơi biên địa như khi nãy đi!"
Đức Thế Tôn nghe xong, hỏi Dị học Vô Nhuế:
"Quả thật ông có nói như vậy không?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, quả thật tôi có nói như vậy".
Đức Thế Tôn hỏi tiếp:
"Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ, nếu gặp khu rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn núi cao, vắng lặng không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Đức Phật Thế Tôn ở nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn cao, vắng lặng không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Ngài ở nơi xa vắng, thường thích thiền tọa, an ổn và khoái lạc. Các Ngài chưa hề một ngày một đêm tụ tập hội họp cùng mọi người như ông và quyến thuộc của ông hôm nay. Này Vô Nhuế, ông có bao giờ nghe các vị trưởng lão cựu học nói như vậy không?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ, nếu gặp khu rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn núi cao, vắng lặng, không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Đức Phật Thế Tôn ở nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn núi cao, vắng lặng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Ngài ở nơi xa vắng, thường thích thiền tọa, an ổn khoái lạc. Các Ngài chưa hề một ngày một đêm tụ tập, hội họp cùng mọi người như tôi và quyến thuộc của tôi hôm nay. Thưa đức Cù-đàm, tôi có nghe các vị trưởng lão cựu học nói như vậy".
"Này Vô Nhuế, ông há không nghĩ rằng 'Như các Đức Thế Tôn đó ở nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hay trên sườn núi cao, vắng lặng, không có tiếng động, xa vắng, không có sự dữ, không có người đời, liền tùy thuận mà thiền tọa. Các Ngài ở nơi xa vắng thường thích thiền tọa, an ổn khoái lạc. Vị Sa-môn Cù-đàm này cũng học đạo chánh giác như vậy'. Có phải vậy không?"
Dị học Vô Nhuế đáp:
"Thưa Cù-đàm, nếu tôi biết như vậy, tôi đã chẳng nói rằng chỉ bằng một vấn đề cũng đủ hủy diệt Ngài như lăn cái bình không, và cũng đã chẳng nói đến cái ví dụ con trâu đui ăn cỏ nơi biên địa".
Đức Thế Tôn nói:
"Này Vô Nhuế, ta có pháp thiện tương ưng với thiện, giải thoát tương ưng với giải thoát, có thể tự thân chứng ngộ. Do đây mà Như Lai tự xưng là Bậc Vô Úy. Các Tỳ-kheo đệ tử của Ta, ai đến với tâm không dua nịnh, không lừa dối, chất trực không hư vọng, Ta giáo huấn cho và theo giáo huấn ấy, chắc chắn sẽ đạt đến cứu cánh trí.
"Này Vô Nhuế, nếu ông nghĩ rằng 'Sa-môn Cù-đàm vì muốn làm Thầy cho nên thuyết pháp'. Ông chớ nghĩ như vậy. Thầy ông Ta trả lại cho ông. Ta chỉ thuyết pháp cho nghe thôi. Vô Nhuế, nếu ông nghĩ rằng 'Sa-môn Cù-đàm vì tham đệ tử cho nên thuyết pháp'. Ông chớ nghĩ như vậy. Đệ tử của ông trả lại cho ông, Ta chỉ thuyết pháp cho ông nghe thôi. Này Vô Nhuế, nếu ông nghĩ rằng 'Sa-môn Cù-đàm vì tham sự cúng dường cho nên thuyết pháp' Ông chớ nghĩ như vậy. Đồ cúng dường trả lại cho ông, ta chỉ thuyết pháp cho ông nghe thôi. Này Vô Nhuế, nếu ông nghĩ rằng 'Sa-môn Cù-đàm vì tham được khen ngợi cho nên thuyết pháp'. Ông chớ nghĩ như vậy. Điều khen ngợi trả lại cho ông, Ta chỉ thuyết pháp cho ông nghe thôi. Này Vô Nhuế, nếu ông nghĩ rằng 'Nếu ta có thiện pháp tương ưng thiện, giải thoát đưa đến giải thoát, vì Sa-môn Cù-đàm này đoạt của ta, hủy diệt ta'. Ông chớ nghĩ như vậy. Pháp của ông trả lại cho ông, Ta chỉ thuyết pháp cho ông nghe thôi".
Lúc bấy giờ tất cả hội chúng đều im lặng. Vì sao vậy? Vì họ bị Ma vương chế phục.
Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Cư sĩ Thật Ý:
"Ông hãy nhìn tất cả hội chúng đang im lặng này. Vì sao vậy? Vì họ đang bị Ma vương chế phục. Nó khiến cả hội chúng Dị học không có một Dị học nào có ý niệm 'Ta hãy thử theo Sa-môn Cù-đàm tu hành phạm hạnh'."
Đức Thế Tôn biết vậy, Ngài thuyết pháp cho Cư sĩ Thật Ý nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho ông ấy nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nắm tay Cư sĩ Thật Ý, vận dụng thần túc, nương hư không mà đi.
Phật thuyết như vậy. Cư sĩ Thật Ý sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli D.25 Udumbarikā-sīhanāda-suttaṃ. Hán, biệt dịch, No.1(8), No.11.
[02] Cư sĩ Thật Y 居 士 實 意. No.1(8): Tán-đà-na. No.11: Hòa hiệp. Pāli: Sandhāna gahapati.
[03] Ưu-đàm-bà-la lâm Dị học viên 優 曇 婆 邏 林 異 學 園. No.1(8): Ô-tạm-bà-lị-nữ phạm chí lâm. No.11: Ô-đàm-mạt-lê viên: Pāli: udumbarikāya paribbājakārāmo. một bà hoàng (devī) dựng Paribbajakārāma (Tinh xá dành cho các du sĩ dị học), gần Rājagaha (Vương xá).
[04] Vô Nhuế 無 恚. No.1(8), như No.11: Ni-câu-đà. Pāli: Nigrodha.
[05] Điểu luận 鳥 論. Cũng trong bản Hán này những chỗ khác gọi là Súc sanh luận. Xem cht.4, kinh 207. Pāli: tiracchānakatha.
[06] Không tuệ giải thoát 空 慧 解 脫. Pāli nói: suññāgārahātā samaṇassa gotamassa paññā, "trí tuệ của Sa-môn Cù-đàm bị hủy hoại vì sống nơi hoang vắng" (hoặc hiểu cụ thể hơn: bị hủy hoại như ngôi nhà trống). Đề tài về tu tập nơi rừng vắng để chứng đạt vô thượng thanh tịnh không tánh (parisuḍhā paramānuttarā suññatā) được nói đến trong M.122 và 123 (Xem các kinh số 190 và 191 ở sau). No.11 (...) xử Ứng Chánh đẳng giác không xá, tuệ hà năng chuyển, "ở trong cái nhà trống của Phật, thì tuệ nào mà có thể chuyển?"
[07] Hành biên chí biên 行 邊 至 邊. Pāli: so antamantān' eva sevati, đại ý Phật không đủ trí tuệ đi thẳng vào vấn đề, mà chỉ đi loanh quanh "từ đầu này đến đầu nọ".
[08] Bất liễu tắng ố hành 不 了 憎 惡 行, tức lối tu hành khổ hạnh lấy sự ghê tởm (tăng ố) làm bản chất. Pāli: tapojiguccha.
[09] Hán: bất lai tôn 不 來 尊. Pāli: na-ehi-bhadantika, "không là Tôn giả được gọi: Mời đến đây!"
[10] Hán: bất thiện tôn 不 善 尊. Có lẽ: na-sādhu-bhadantika, "không là Tôn giả được chào đón: Lành thay, tôn giả!"
[11] Hán: bất trụ tôn 不 住 尊. Pāli: na-tiṭṭha-bhadantika, "không là Tôn giả được mời mọc: Hãy ở lại đây, Tôn giả!"
[12] Hán: bất hoài nhâm gia thực 不 懷 妊 家 食. Pāli: na gabbhiniyā (paṭiganṇhāti), không (nhận thức ăn) từ người đàn bà mang thai.
[13] Hán: ác thủy 惡 水. Pāli: thusodaka, nước lên men.
[14] Pāli: ekāgāriko vā hoti ekālopiko, mỗi nhà chỉ nhận một miếng ăn.
[15] Hán: thực nhất đắc 食 一 得. Pāli: ekissāpi dattiyā yāpeti, chỉ sống bằng một vật được cho.
[16] Hán: thái như 菜 茹. Pāli: sāka-bhakkho.
[17] Hán: bại tử 稗 子, loại cỏ giống như lúa. Pāli: sāmāka.
[18] Hán: đầu-đầu-la 頭 頭 邏. Pāli: daddula.
[19] Hán: chí vô sự xứ 至 無 事 處, đến nơi rừng vắng? Không thấy Pāli tương đương. Tham chiếu: vana-mūla-palāhāro yāpeti.
[20] Hán: liên hiệp y 連 合 衣. Pāli: masāṇāni, vải gai lẫn các vải khác.
[21] Hán: đầu- xá y 頭 舍 衣. Pāli dussa, vải thô chưa nhuộm màu.
[22] Hán: thảo 草; Tống-Nguyên: quả 菓; Minh: 果. Kinh số 18: ngọa quả 臥 果. Pāli: phalaka, (nằm trên) tấm ván. Bản Hán hiểu phala(ka) là trái cây.
[23] Hán: Học phiền nhiệt hạnh 學 煩 熱 行. Pāli: ātāpanaparitāpanānuyogam anuyutto viharati, sống hành theo sự khổ hạnh ép xác.
[24] Để bản: thanh khổ 清 苦; Tống-Nguyên-Minh: tinh khổ 精 苦. Pāli: tapassī tapassaṃ samādiyati, người tu khổ hạnh thọ trì pháp khổ hạnh.
[25] Hán: nan vi 難 為; không thấy từ Pāli liên hệ.
[26] Đắc đệ nhất, đắc chân thật 得 第 一 得 真 實. Pāli: aggappattā, sārappattā, đạt đến đỉnh cao, đạt đến lõi.
[27] Hành tứ hành 行 四 行. Pāli: cātuyāmasaṃvarasaṃtto, được phòng hộ bằng bốn cấm giới luật nghi.
105. KINH NGUYỆN
Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ có một Tỳ-kheo sống cô độc tại một nơi xa vắng, ẩn dật ở chỗ yêân tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý nghĩ: "Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe để được giới cụ túc[02] mà không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh[03], ở nơi không tịnh.[04]"
Bấy giờ vào lúc xế, sau khi suy nghĩ như vậy rồi, vị Tỳ-kheo ấy liền từ chỗ thiền tọa đứng dậy, đi đến Đức Phật. Đức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ-kheo ấy từ xa đi đến, nhân nơi Tỳ-kheo ấy, Ngài bảo các vị Tỳ-kheo:
"Các ngươi hãy ước nguyện rằng: 'Đức Thế Tôn thăm hỏi ta, nói chuyện với ta, thuyết pháp cho ta nghe'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Ta có thân tộc. Mong sao kia nhờ ta mà khi thân hoại mạng chung chắc chắn họ được lên chỗ lành, sanh vào cõi trời'. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Các thí chủ cung cấp cho ta y phục, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, đủ mọi thứ để nuôi thân. Mong cho kia nhờ sự bố thí này mà có nhiều công đức, có đại quang minh, được nhiều phước báo'. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh. "Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta có thể nhẫn chịu được sự đói, khát, nóng, lạnh, muỗi mòng châm chích, sự áp bức của gió, của mặt trời; bị tiếng xấu, bị đánh đập cũng có thể nhẫn chịu; bản thân bị tật bệnh rất là đau khổ, cho đến mạng sống sắp tuyệt, các sự không được vui, ta cũng đều có thể kham nhẫn'. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta kham nhẫn được điều không hoan lạc. Nếu sanh tâm không hoan lạc, không bao giờ để đắm trước'. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Nếu ta sanh khởi ba niệm ác bất thiện, niệm dục, niệm nhuế, niệm hại; mong ta không bao giờ để đắm trước với ba niệm ác bất thiện đó'. Vậy hãy thành tựu được giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta dứt hẳn ba kiết, chứng đắc quả Tu-đà-hoàn, không bị rơi xuống pháp ác, quyết định thú hướng đến quả vị Chánh giác, tối đa còn bảy lần ở cõi trời. Sau bảy lần qua lại rồi liền chứng đắc khổ biên'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta đã dứt hết ba kết, làm mỏng dâm, nộ, si; chỉ còn một lần qua lại ở cõi trời, cõi người. Sau một lần qua lại rồi liền chứng đắc khổ biên'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh, ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta dứt hết năm phần kiết, sanh vào thế gian kia mà chứng đắc Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại thế gian này'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta được tịch tịnh giải thoát, ly sắc, chứng đắc vô sắc với định như vậy, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, do tuệ quán mà đoạn trừ lậu và biến tri lậu'. Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh.
"Này Tỳ-kheo, hãy ước nguyện rằng: 'Mong ta được như ý túc, thiên nhãn trí, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, các lậu đã dứt sạch, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'.' Vậy hãy thành tựu giới cụ túc và không phế bỏ thiền định, thành tựu quán hạnh ở nơi không tịnh".
Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, khéo thọ lãnh, khéo ghi nhớ, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Tỳ-kheo ấy lãnh thọ lời Phật dạy, ẩn dật nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, tu hành tinh cần, tâm không phóng dật. Do ẩn dật những nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, tu hành tinh cần, tâm không phóng dật để đạt đến mục đích mà thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, là đây chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này mà tự tri tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'. Tôn giả ấy đã biết pháp rồi, liền chứng quả A-la-hán.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M. 6 Ākaṅkheyyasuttaṃ. Tham chiếu, A. 10. 71 Ākaṅkha.
[02] Đắc cụ túc giới 得 具 足 戒. Pāli: sampannasīla, giới được thành tựu.
[03] Thành tựu quán hạnh. Pāli: vipassanāya samannāgato.
[04] Không tĩnh xứ 空 靜 處. Pāli: suññāgāra, chỗ trống không, trống trải.
106. KINH TƯỞNG[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
"Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với đất có tư tưởng về đất, cho rằng: 'Đất tức là thần ngã, đất là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của đất[02]'. Vị ấy đã cho đất tức là ngã, do đó không biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ[03], Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên[04], vị ấy đối với Tịnh thiên[05] có tư tưởng về Tịnh thiên, 'Tịnh thiên tức là thần ngã, Tịnh thiên là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của Tịnh thiên'. Vị ấy đã cho Tịnh thiên tức là thần ngã, do đó không biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Vị ấy đối với cái tất cả có tư tưởng về cái Tất cả, 'Tất cả là thần ngã, tất cả là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của tất cả'. Vị ấy đã cho Tất cả tức là ngã, do đó không biết rõ cái Tất cả.
"Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với đất thì biết đất, 'Đất không phải là thần ngã, đất không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của đất'. Vị ấy đã không cho đất tức là thần ngã, vậy vị ấy biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ, Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên; vị ấy đối với Tịnh thiên thì biết Tịnh thiên, 'Tịnh thiên không phải là thần ngã, Tịnh thiên không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của Tịnh thiên'. Vị ấy đã không cho Tịnh thiên tức là thần ngã, vậy vị ấy biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Vị ấy đối với cái Tất cả thì biết là Tất cả, 'Cái Tất cả không phải là ngã, cái Tất cả không phải là sở hữu của ngã, ngã không phải là sở hữu của cái Tất cả'. Vị ấy đã không cho cái Tất cả là thần ngã, vậy vị ấy đã biết rõ cái Tất cả.
"Ta đối với đất thì biết đất, 'Đất không phải là thần ngã, đất không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của đất'. Ta đã không cho đất tức là thần ngã, vậy Ta đã biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ, Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên; Ta đối với Tịnh thiên thì biết Tịnh thiên, 'Tịnh thiên không phải là thần ngã, Tịnh thiên không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của Tịnh thiên'. Ta đã không cho Tịnh thiên tức là thần ngã, vậy Ta biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Ta đối với cái Tất cả thì biết là Tất cả, 'Cái Tất cả không phải là ngã, cái Tất cả không phải là sở hữu của ngã, ngã không phải là sở hữu của cái Tất cả'. Ta đã không cho cái Tất cả là ngã, vậy là Ta đã biết rõ cái Tất cả".
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M. 1. Mūlapariyāyasuttaṃ, Hán, biệt dịch. No.56.
[02] Địa tức thị thần, địa thị thần sở, thần thị địa sở 地 即 是 神, 地 是 神 所, 神 是 地 所. Đối chiếu Pāli: (...) pathiviṃ pathivito saññatvā pathivṃ maññati pathivito... pathiviyā... pathivito... maññati... pathiviṃ meti maññati pathiviṃ abhinandati, sau khi từ đất mà có ấn tượng về đất, người ấy tư duy đất (đối tượng), tư duy trên đất (sở y), tư duy từ đất (xuất xứ),... người đó tư duy đất là của tôi, người ấy hoan hỷ đất.
[03] Sanh chủ 生 主. Pāli: Pajāpati, chúa tể (hay tổ phụ) của muôn loài.
[04] Vô phiền, Vô nhiệt. Hai trong năm Tịnh cư thiên. Bản Pāli không đề cập.
[05] Tịnh 淨. Đây chỉ cho Ngũ tịnh cư thiên, không phải các Tịnh thiên ở Tứ thiền, vì thấp hơn Vô phiền và Vô nhiệt đã kể ở trước. Bản Pāli không đề cập.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Phật pháp ứng dụng


Hát lên lời thương yêu


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.122.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập