Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Trung A Hàm Kinh [中阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 18 »»

Trung A Hàm Kinh [中阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 18

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.73 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.86 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Trung A Hàm

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
73. KINH THIÊN[1]

Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử[02].
Bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
"Thuở xưa, lúc Ta chưa đắc đạo giác ngộ vô thượng chánh chân, bấy giờ Ta nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc. Như vậy, trí và kiến của ta sẽ cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và cực kỳ minh tịnh ấy mà Ta sống cô độc tại một nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Ta nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần nên chứng đắc ánh sáng, liền thấy sắc. Nhưng Ta chưa cùng với chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi, cùng luận thuyết, cùng đối đáp.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để đắc được ánh sáng. Nhân ánh sáng ấy mà hấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi, cùng luận thuyết, cùng đối đáp. Như vậy trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống tại nơi xa vắng, cô độc, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Ta nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần nên được ánh sáng, liền thấy hình sắc, cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, nhưng Ta không biết chư Thiên kia có họ như thế nào, tên như thế nào, sanh như thế nào.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng. Nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp và cũng biết chư Thiên kia có họ như vậy, tên như vậy và sanh như vậy. Như thế, trí và kiến của Ta cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tu hành tinh cần, liền thấy được ánh sáng và cùng chư Thiên kia tụ hội, chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp và cũng biết được chư Thiên ấy danh tánh như vậy, tên tự như vậy và sanh như vậy. Nhưng Ta không biết chư Thiên kia ăn như thế nào, thọ khổ lạc như thế nào.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy và cũng biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy. Như thế trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, Ta được ánh sáng, liền thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, cũng biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy và sanh như vậy; và cũng biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy. Nhưng Ta không biết chư Thiên ấy trường thọ như thế nào, tồn tại lâu như thế nào, mạng tận như thế nào.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy, cũng biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; cũng biết chư Thiên ấy trường thọ như thế, tồn tại lâu như thế, mạng tận như thế. Như thế trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, Ta được ánh sáng, liền thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, cũng biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy; biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; và cũng biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy. Nhưng Ta không biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như thế nào, đã chết nơi này và sanh nơi kia như thế nào.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy, biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; và cũng biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, chết nơi này và sanh nơi kia như vậy. Như thế trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, Ta được ánh sáng, liền thấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy; biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; và cũng biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, chết nơi này và sanh nơi kia như vậy. Nhưng Ta không biết chư Thiên ấy ở trong những cõi trời nào.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy, biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, chết nơi này và sanh nơi kia như vậy; và cũng biết chư Thiên ở trong các cõi trời ấy. Như thế trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh'. Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Ta nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, nên được ánh sáng, liền thấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy; biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, chết nơi này và sanh nơi kia như vậy; và cũng biết chư Thiên ở trong những cõi trời ấy. Nhưng Ta không biết Ta đã từng sanh vào cõi đó hay chưa từng sanh vào cõi đó.
"Ta lại nghĩ rằng: 'Ta làm sao để được ánh sáng, nhân ánh sáng ấy mà thấy hình sắc và cùng chư Thiên tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tự như vậy, sanh như vậy, biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, chết nơi này và sanh nơi kia như vậy; biết chư Thiên ở trong các cõi trời ấy; và cũng biết ở cõi trời ấy Ta đã từng sanh vào hay chưa từng sanh vào. Như thế trí và kiến của Ta sẽ cực kỳ minh tịnh". Vì để có trí và kiến cực kỳ minh tịnh này mà Ta sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Ta nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, nên được ánh sáng, liền thấy hình sắc và cùng chư Thiên kia tụ hội, cùng chào hỏi nhau, cùng luận thuyết, cùng đối đáp, biết chư Thiên ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy; biết chư Thiên ấy ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy; biết chư Thiên ấy trường thọ như vậy, tồn tại lâu như vậy, mạng tận như vậy; biết chư Thiên ấy tạo nghiệp như vậy, đã chết nơi này và sanh nơi kia như vậy; biết chư Thiên ở trong những cõi trời ấy; và cũng biết ở cõi trời ấy Ta đã từng sanh vào.
"Nếu Ta không biết một cách chân chánh tám hành[03] này thì không thể nói được một cách xác định, cũng không biết Ta đắc đạo giác ngộ vô thượng chánh chân; đối với chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí ở thế gian này Ta không thể siêu việt lên trên; Ta cũng không đắc giải thoát với những sự giải thoát sai biệt. Ta cũng chưa lìa các đảo điên, chưa biết như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'.
"Nếu Ta biết được một cách chân chánh tám hành này thì mới có thể nói được một cách xác định, cũng biết rằng Ta đã đắc đạo giác ngộ vô thượng chánh chân, đối với chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, Ta siêu việt lên trên. Ta cũng chứng đắc giải thoát với những sự giải thoát sai biệt; tâm Ta đã xa lìa các điên đảo, biết như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa."
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Bản Hán, quyển 18. Tương đương Pāli, A. 8. 64. Gayā.
[02] Chi-đề-sấu, Thủy chử lâm 枝 提 瘦 水 渚 林. Bản Pāli: gayāyaṃ vaharati gayāsīse, trú tại thôn Gayā, trong núi Gayāsīsa.
[03] Bát hành 八 行. Pāli: aṭṭhaparivaṭṭaṃ adhidevañaṇadassanaṃ, tri kiến về chư Thiên với tám sự lưu chuyển.
74. KINH BÁT NIỆM[1]
Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Bà-kì-sấu[02], ở rừng Bố trong núi Ngạc, trong vườn Lộc dã[03].
Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà ở tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử[04]. Tôn giả A-na-luật-đà ở chỗ yên tĩnh, tĩnh tọa tư duy, tâm nghĩ rằng: "Đạo chứng đắc từ vô dục, chứ chẳng phải từ hữu dục. Đạo chứng đắc từ tri túc, chứ không phải là không nhàm chán. Đạo chứng đắc từ viễn ly, chứ không phải từ sự ưa tụ hội, không phải từ sự sống tụ hội, không phải từ sự hội hợp tụ hội. Đạo chứng đắc từ sự tinh cần, chứ không phải từ sự biếng nhác. Đạo chứng đắc từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm. Đạo chứng đắc từ định ý, chứ không phải từ loạn ý. Đạo chứng đắc từ trí tuệ, chứ không phải từ ngu si".
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bằng tha tâm trí biết Tôn giả A-na-luật-đà đang niệm gì, đang tư gì, đang hành gì. Sau khi đã biết, Đức Thế Tôn nhập định có hình thái như thế[05]. Với định có hình thái như thế, trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay, cũng thế, Đức Thế Tôn từ Bà-kì-sấu, từ rừng Bố trong núi Ngạc, trong vườn Lộc dã, bỗng biến mất, liền xuất hiện trước mặt Tôn giả A-na-luật-đà tại Chi-đề-sấu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định, tán thán Tôn giả A-na-luật-đà rằng:
"Lành thay! Lành thay! A-na-luật-đà, ngươi ở chỗ yên tĩnh, ngồi tĩnh tọa tư duy, tâm đã nghĩ thế này: 'Đạo chứng đắc từ vô dục, chứ chẳng phải từ hữu dục. Đạo chứng đắc từ tri túc, chứ không phải là không nhàm chán. Đạo chứng đắc từ viễn ly, chứ không phải từ sự ưa tụ hội, không phải từ sự sống tụ hội, không phải từ sự hội hợp tụ hội. Đạo chứng đắc từ sự tinh cần, chứ không phải từ sự biếng nhác. Đạo chứng đắc từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm. Đạo chứng đắc từ định ý, chứ không phải từ loạn ý. Đạo chứng đắc từ trí tuệ, chứ không phải từ ngu si'.
"Này A-na-luật-đà, ngươi hãy nghe Như Lai, lãnh thọ thêm suy niệm thứ tám của bậc Đại nhân[06]. Sau khi lãnh thọ liền tư duy rằng: 'Đạo chứng đắc từ chỗ không hý luận[07], ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận, chứ không phải từ chỗ hý luận, không phải từ chỗ ưa hý luận, không phải từ chỗ hành hý luận'.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, chắc chắn ngươi có thể ly dục, ly ác, ly bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân này, lại chứng đắc bốn tăng thượng tâm này, sống an lạc ngay trong hiện tại, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và đại thần có hòm đẹp đựng đầy các loại y phục đẹp, buổi sáng muốn mặc liền lấy mặc; buổi trưa, buổi chiều, muốn mặc liền lấy mặc, tùy ý tự tại, này A-na-luật-đà, ngươi cũng vậy, được y phấn tảo, làm y phục bậc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại, dễ được không khó, thì cũng như vua và vương thần có cai bếp làm các thức ăn ngon lành mỹ diệu, này A-na-luật-đà, ngươi cũng vậy, thường sống bằng món ăn khất thực làm món ăn độc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và vương thần có nhà cửa đẹp, hoặc có lầu các, cung điện, này A-na-luật-đà, ngươi cũng như thế, ngồi dưới gốc cây, lấy sự tịch tĩnh làm ngôi nhà bậc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và vương thần có giường đẹp, trải lên bằng chăn nệm, đệm bông, phủ lên bằng gấm, the, lụa, sa trun, có chăn đệm ở hai đầu để gối, trải thảm quý bằng da sơn dương[08]; này A-na-luật-đà, ngươi cũng như vậy, chỗ ngồi trải bằng cỏ, bằng lá cây, là chỗ ngồi bậc nhất. Tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như thế, nếu ngươi an trú phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trú phương Tây, phương Nam, phương Bắc, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, đối với các pháp thiện, ngươi đã an trú, Ta không nói đến, huống nữa là nói đến sự suy thoái. Các thiện pháp cứ ngày đêm tăng trưởng chứ không suy thoái.
"Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì đối với hai quả, chắc chắn ngươi đắc được một, hoặc trong đời này đắc cứu cánh trí, hoặc nếu còn hữu dư thì đắc A-na-hàm.
"Này A-na-luật-đà, ngươi hãy thành tựu tám suy niệm này của bậc Đại nhân, và cũng nên chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó; sau đó mới an cư mùa mưa tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử vậy".
Bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả A-na-luật-đà, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện, thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, Đức Thế Tôn liền như vậy mà nhập định, trong khoảnh khắc, như người lực sĩ co duỗi cánh tay, cũng vậy, Đức Thế Tôn từ Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử, bỗng nhiên biến mất, không thấy, rồi hiện ra ở Bà-kì-sấu, núi Ngạc rừng Bố, trong vườn Lộc dã.
Lúc ấy Tôn giả A-nan cầm quạt đứng hầu Đức Phật, Đức Phật liền xuất định, quay lại bảo A-nan rằng:
"Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào đến núi Ngạïc rừng Bố, trong vườn Lộc dã thì bảo tất cả tụ tập tại giảng đường. Sau khi tụ tập tại giảng đường xong, trở lại cho Ta hay".
Tôn giả A-nan vâng lời Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài, liền đi tuyên bố rằng: "Đức Thế Tôn dạy: nếu có Tỳ-kheo nào đến núi Ngạïc rừng Bố, trong vườn Lộc dãõ thì tất cả hãy tụ tập tại giảng đường".
Sau khi các Tỳ-kheo tụ tập tại giảng đường, Tôn giả A-nan trở lại chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi đứng qua một bên, bạch rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, các Tỳ-kheo đến núi Ngạïc rừng Bố, trong vườn Lộc dã, tất cả đã tụ tập tại giảng đường. Mong Đức Thế Tôn biết cho, nay đã đến thời".
Lúc ấy, Đức Thế Tôn đến giảng đường, trải chỗ ngồi trước chúng Tỳ-kheo và nói:
"Này chư Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi nghe về tám suy niệm của bậc Đại nhân. Các ngươi hãy lắng nghe và khéo suy tư, ghi nhớ.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Thế Tôn nói rằng:
"Đây là tám pháp suy niệm của bậc Đại nhân:
1. Đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.
2. Đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.
3. Đạo từ viễn ly chứ không phải từ chỗ ưa tụ hội, không phải từ sự sống chỗ tụ hội, không phải từ sự sống hội hợp tụ hội mà chứng đắc.
4. Đạo từ tinh cần chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.
5. Đạo từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.
6. Đạo từ chỗ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.
7. Đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.
8. Đạo từ chỗ không hý luận, ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ sự ưa hý luận, không phải từ sự hành hý luận, mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ vô dục mà chứng đắc, chứ không phải từ hữu dục? Tỳ-kheo đạt được vô dục, tự biết đạt được vô dục, không tỏ cho kẻ khác biết mình vô dục; đạt được tri túc, đạt được viễn ly, đạt được tinh cần, đạt được chánh niệm, đạt được định ý, đạt được trí tuệ, đạt được không hý luận, tự biết đạt được không hý luận, không muốn tỏ cho người khác biết mình vô dục. Như vậy gọi là đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc? Tỳ-kheo hành tri túc, áo dùng để che thân, ăn đủ nuôi thân. Đó là đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ viễn ly chứ không phải từ ưa tụ hội, sống chỗ tụ hội, hội họâp nơi tụ hội mà chứng đắc? Tỳ-kheo thực hành hạnh viễn ly, thực hành hai hạnh viễn ly là thân và tâm đều viễn ly. Đó là đạo từ viễn ly chứ không phải từ sự ưa tụ hội, sống ở chỗ tụ hội, hội họâp nơi tụ hội mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ tinh tấn chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc? Tỳ-kheo thường hành tinh tấn, đoạn ác bất thiện, tu các thiện pháp, thường tự khởi ý, chuyên nhất kiên cố, vì các gốc rễ thiện mà không hề từ bỏ khó nhọc. Đó gọi là đạo từ tinh tấn, chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ chánh niệm chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc? Tỳ-kheo quán nội thân như thân, quán nội thọ, nội tâm, nội pháp như pháp. Đó gọi là đạo từ chánh niệm chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Đó gọi là đạo từ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc? Tỳ-kheo tu hạnh trí tuệ, quán pháp hưng suy, chứng đắc trí như thật, thánh tuệ minh đạt, phân biệt rõ ràng để dứt sạch khổ một cách chính đáng. Đó gọi là đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.
"Thế nào là đạo từ không hý luận, ưa không hý luận, hành không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ ưa hý luận, không phải từ hành hý luận mà chứng đắc? Tỳ-kheo tâm ý thường diệt hý luận, an lạc, trú trong Vô dư Niết-bàn, tâm thường lạc trú, hoan hỷ, ý giải. Đó gọi là đạo từ không hý luận, ưa không hý luận, hành không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ ưa hý luận, không phải từ hành hý luận mà chứng đắc.
"Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo A-na-luật-đà đã tành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân này, sau đó mới an cư mùa mưa tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử. Ta đem những điều này nói ra, vị ấy sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Vị ấy khi sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đã đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử vì cứu cánh ấy đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh ngay trong đời này, tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu và an trú, biết một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'."
Ngay lúc ấy, Tôn giả A-na-luật-đà chứng đắc A-la-hán, tâm chánh giải thoát, xứng đáng bậc Trưởng lão Thượng tôn, rồi nói bài tụng:
Vô thượng thế gian sư
Xa biết con tư niệm,
Chánh thân tâm nhập định
Nương không, chợt đến đây.
Biết con tâm niệm này,
Thuyết pháp vượt lên nữa.
Chư Phật không hý luận;
Hý luận đã xa lìa.
Đã biết pháp Như Lai,
Ưa trú trong chánh pháp.
Rồi tam muội chứng ngay,
Pháp Phật đã thành đạt.
Con chẳng ưa sự chết,
Cũng không nguyện nơi sanh;
Tùy thời, tùy sở thích,
Niệm, chánh trí vững vàng.
Tỳ-da-ly, trú lâm,
Nơi đó mạng con dứt;
Ở ngay dưới khóm trúc,
Nhập Vô dư Niết-bàn.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-na-luật-đà và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli: A.8.30. Anurudha. Hán, biệt dịch No.46, No.125 (43.6).
[02] Bà-kì-sấu 婆 奇 瘦. Pāli: Bhaggesu, giữa những người Bhagga.
[03] Ngạc sơn Bố lâm Lộc dã viên 鱷 山 怖 林 鹿 野 園. Pāli: Suṃsumāragire bhesakāḷāvane migadāye, trong núi Cá sấu, rừng Khủng bố, chỗ nuôi hươu.
[04] Chi-đề-sấu Thủy chử lâm 枝 提 瘦 水 渚 林. Pāli: Cetīsu Pācīnavaṃsadāye, giữa những người Cetī, trong rừng Đông trúc. No.125 (42.6): Tôn giả ở tại Tứ Phật sở cư chi xứ. No.46: Phật ở tại Mục sơn, dưới gốc cây Cầu sư.
[05] Như kỳ tượng định 如 其 像 定. Pāli: tathārūpaṃ samādhi.
[06] Đại nhân chi niệm 大 人 之 念. Pāli: mahāpurisavitakka.
[07] Hán: đạo tùng bất hý... đắc. Pāli: nippapañcārāmassāyaṃ dhammo, đây là pháp của người không ưa hý luận.
[08] Trong bản Hán: gia-lăng-già-ba-hòa-la ba-giá-tất-đa-la-na. Pāli: kadalimigapavara- paccattharaṇo.
75. KINH TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[02].
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Dục là vô thường, hư ngụy, giả dối[03]. Đã là pháp giả dối thì huyễn hóa, khi cuống, ngu si[04]. Dầu là dục của đời nay hay là dục của đời sau[05], tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam[06], sân nhuế và đấu tranh[07], làm chướng ngại cho sự tu học của Thánh đệ tử.
"Đa văn Thánh đệ tử nên quán như vầy, 'Thế Tôn nói rằng dục là vô thường, hư ngụy, giả dối, huyễn hóa, khi cuống, ngu si. Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, tất cả đều là cảnh giới của ma, là miếng mồi của ma. Nhân những thứ ấy, tâm mới sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử'.
"Rồi vị ấy có thể suy nghĩ như vầy: 'Ta có thể chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy. Nếu ta chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy thì tâm như thế không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử'.
"Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động[08], hoặc do tuệ mà giải thoát[09]. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy[10], chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo[11] thứ nhất.
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Những gì là sắc, tất cả những sắc ấy là bốn đại và bốn đại tạo thành. Bốn đại ấy là pháp vô thường, khổ và diệt'. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ hai.
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc đời này hay sắc đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt'. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ ba.
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán thế này: 'Dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, và bất động tưởng, tất cả tưởng đều là pháp vô thường, khổ và diệt'. Vị ấy bấy giờ đắc Vô sở hữu xứ tưởng. Vị ấy bằêng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó là gọi là thuyết Tịnh vô sở hữu xứ đạo thứ nhất[12].
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Thế gian này là không, quỷ thần không, sở hữu của quỷ thần không, cái hữu thường không, cái hữu hằng không, cái trường tồn không, cái không biến dịch không'. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà tâm nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến Vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ hai được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Ta không phải được tạo ra vì cái khác, cũng không phải được tạo ra vi chính mình[13]'. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ ba được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.
"Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt'. Bấy giờ vị ấy đắc Vô tưởng. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập vô tưởng, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô tưởng xứ. Đó là nói về định vô tưởng đạo[14]".
Bấy giờ, Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu Đức Phật. Tôn giả hướng về Phật mà bạch rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào thực hành như vầy, 'Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch'. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy thực hành như thế, có chứng đắc cứu cánh Niết-bàn chăng?"
Đức Phật nói rằng:
"Này A-nan, sự kiện ấy không nhất định. Hoặc có người chứng đắc, hoặc có người không chứng đắc".
Tôn giả A-nan lại thưa:
"Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy hành như thế nào mà không chứng đắc Niết-bàn?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, 'Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch'. Nhưng này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy vui thích với sự xả bỏ ấy, đắm trước nơi sự xả bỏ ấy, trú vào sự xả bỏ ấy, Tỳ-kheo như thế chắc chắn không chứng đắc Niết-bàn".
Tôn giả A-nan bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo nào nếu có chỗ chấp thủ sẽ không đắc Niết-bàn chăng?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào có chỗ chấp thủ thì chắc chắn không đắc Niết-bàn".
Tôn giả A-nan bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy bị chấp thủ bởi những gì?"
Đức Thế Tôn đáp:
-Này A-nan, còn hữu dư ở trong hành[15] đó là hữu tưởng vô tưởng xứ, bậc nhất trong các hữu mà Tỳ-kheo ấy chấp thủ".
Tôn giả A-nan bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành nào khác nữa chăng?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Đúng như thế, Tỳ-kheo ấy còn chấp thủ vào hành khác nữa".
Tôn giả A-nan bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo phải hành như thế nào thì chắc chắn đắc Niết-bàn?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này A-nan, Tỳ-kheo nào hành như vầy, 'Không có ta, không có sở hữu của ta; ta sẽ không tồn tại, sở hữu của ta sẽ không tồn tại; những gì có trước kia, bèn được xả sạch'. Và này A-nan, nếu Tỳ-kheo ấy không vui thích với sự xả bỏ ấy, không đắm trước sự xả bỏ ấy, không trú vào sự xả bỏ ấy, thì này A-nan, Tỳ-kheo thực hành như thế, chắc chắn chứng đắc Niết-bàn".
Tôn gả A-nan hỏi rằng:
"Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn chăng?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào không chấp thủ vào đâu cả thì chắc chắn chứng đắc Niết-bàn".
Bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã thuyết về Tịnh bất động đạo, đã thuyết về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, đã thuyết về Tịnh vô tưởng xứ đạo, đã thuyết về Vô dư Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, thế nào là sự giải thoát của bậc Thánh?"
Đức Thế Tôn đáp:
"Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nên quán như thế này: 'Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc của đời này hay là sắc của đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay là dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay là sắc tưởng của đời sau và bất động tưởng, vô sở hữu tưởng, vô tưởng tưởng, tất cả các tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt, đó là hữu thân[16]. Nếu là hữu thân thì đó là sanh, đó là già, đó là bệnh, đó là chết.
"Này A-nan, nếu có pháp này thì diệt trừ tất cả, không để lưu dư, không để có trở lại. Như vậy thì không sanh, không già, không bệnh, không chết.
"Bậc Thánh quán như vậy. Nếu có thì chắc chắn đó là pháp giải thoát. Nếu có Vô dư Niết-bàn thì gọi là cam lộ[17]. Vị nào quán như vậy, chắc chắn tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Đã giải thoát liền biết đã giải thoát, biết như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'.
"Này A-nan, Ta nay đã nói cho ngươi nghe về Tịnh bất động đạo, về Tịnh vô sở hữu xứ đạo, về Tịnh vô tưởng đạo, về Vô dư Niết-bàn, về sự giải thoát của bậc Thánh. Như bậc Tôn sư với tâm đại bi, đoái tưởng, thương xót, mong cầu phước lợi và thiện ích, cầu an ổn và khoái lạc cho đệ tử, những điều ấy Ta nay đã làm xong. Các ngươi hãy tự mình làm. Hãy đi đến nơi rừng vắng, đến dưới gốc cây, chỗ yên tĩnh, trống vắng, ngồi tĩnh tọa mà tư duy, chớ có phóng dật, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời khuyến giáo của Ta, đó là huấn thị của Ta".
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli M.106 Āneñjasappāya-suttam.
[02] Kiếm-ma-sắt-đàm Câu-lâu. Pāli: Kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo, tại thị trấn Kammāsadhamma của người Kuru. Xem cht.3, Kinh số 10.
[03] Hán: Dục... vọng ngôn. Pāli: aniccā... Kāmā tucchā musā mosadhammā, dục là pháp trống rỗng, giả dối, ngu si.
[04] Thị huyễn ngôn... ngu si. Pāli: mayākataṃ etaṃ... bālalāpanaṃ, đó là phiếm luận của người ngu được tạo ra bằng sự hư huyễn.
[05] Dục, và sắc. Pāli: kāmā, kāmasaññā: dục và dục tưởng.
[06] Hán: tăng tứ 增 伺. Pāli: abhijjhā, tham lam, thường chỉ ham muốn, dòm ngó của người khác.
[07] Đấu tránh 鬥 諍. Pāli: āarambha, nóng tính, hay phẫn nộ, hay gây gổ.
[08] Nhập bất động 入 不 動. Pāli: āneñjaṃ samāpajjati, nhập định với trạng thái bất động.
[09] Dĩ tuệ vi giải 以 慧 為 解. Pāli: paññāya adhimuccati, do tuệ mà có quyết định. Cũng có thể hiểu, do tuệ mà quyết định giải thoát.
[10] Nhân bản ý 因 本 意. Pāli: saṃvattanikaṃ viññaṇaṃ, thức đã được định hướng.
[11] Tịnh bất động đạo 淨 不 動 道. Pāli: āneñjasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của bất động.
[12] Tịnh vô sở hữu xứ đạo. Pāli: ākiñcaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Vô sở hữu xứ.
[13] Phi vị tha... Phi vị tự nhi hữu sở vi. Pāli: nāhaṃ kvacani kassaci kiñcanatasmiṃ, na mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthī'ti, tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì. Sở hữu của tôi không hiện hữu bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai, trong bất cứ cái gì.
[14] Tịnh vô tưởng đạo. Pāli: nevasaññānāsaññāyatanasappayā paṭipadā, sự thực hành đưa đến lợi ích của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
[15] Hành trung hữu dư; Hữu ở đây được kể trong 12 nhân duyên.
[16] Tự kỷ hữu, cũng nói là tự thân, hay hữu thân, về sự chắc thật của năm uẩn. Pāli: sakkāya.
[17] Cam lộ, cũng hiểu là bất tử. Pāli: amata.
76. KINH ÚC-GIÀ-CHI-LA[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Úc-già-chi-la[02], ở bên bờ hồ Hằng thủy. Bấy giờ, một Tỳ-kheo vào lúc xế, từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn khéo léo thuyết pháp ngắn gọn cho con. Được nghe pháp Đức Thế Tôn dạy, con sẽ sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần để đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là để đạt được vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời này tự tri tự giác, tự thân tác chứng, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa".
Đức Thế Tôn bảo:
"Tỳ-kheo hãy tu học như vậy, để khiến được an trú bên trong, bất động, vô lượng, khéo tu tập. Lại quán nội thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thân như thân, thực hành hết sức tinh cần, vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến cho xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như vậy, khi tới, khi lui, hãy khéo tu tập; lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.
"Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, tu tập định không giác không quán; cũng nên tu tập về định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả.
"Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, phải tu thêm quán nội thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại thọ như thọ, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo tự chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như thế.
"Lại nữa, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại nên quán nội ngoại tâm như tâm, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi, lúc đến hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.
"Lại nữa, cũng nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán. Cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với xả.
"Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên tu thêm quán nội pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Lại quán nội ngoại pháp như pháp, thực hành hết sức tinh cần, giữ vững chánh niệm chánh trí, khéo chế ngự tâm, khiến xa lìa bỏn sẻn tham lam, ý không sầu não. Này Tỳ-kheo, với định như thế, lúc đi lúc đến, hãy khéo tu tập. Lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức, lúc tỉnh dậy, cũng đều tu tập như vậy.
"Lại nữa, nên tu tập định có giác có quán, định không giác ít quán, định không giác không quán, cũng nên tu tập định câu hữu với hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với định, định câu hữu với xả. Này Tỳ-kheo, nếu tu tập các định này, tu tập một cách khéo léo thì này Tỳ-kheo, tâm hãy cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu và an trú. Cũng như vậy, hai, ba bốn phương, phương trên, phương dưới, châu biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu và an trú. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì nên an trụ phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trụ phương Nam, phương Tây và phương Bắc, chắc chắn an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.
"Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này một cách khéo léo, đối với các thiện mà ngươi đã an trú, Ta không còn nói đến, huống là sự suy thoái. Các pháp thiện cứ ngày đêm tăng trưởng, chứ không suy thoái.
"Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tu tập các định này, tu một cách khéo léo thì trong hai quả, chắc chắn sẽ đắc một, hoặc ngay trong đời này đắc cứu cánh trí. Hoặc nếu còn hữu dư thì chứng đắc A-na-hàm".
Bấy giờ vị Tỳ-kheo ấy nghe những lời Đức Phật dạy, khéo léo thọ trì, liền từ chỗ ngồi đứng dậy cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật, đi quanh ba vòng rồi lui ra. Vị ấy thọ trì pháp của Phật, sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Nhân sống tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo là duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời hiện tại tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu an trú, biết một cách như thật rằng 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'. Tôn giả đã biết pháp, đắc A-la-hán.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli: S.47. 13 Bhikkhu-sutta.
[02] Úc-già-chi-la. Pāli: Ukkācelā, một ngôi làng trong xứ Vajji, trên bờ sông Gaṅgā, trên con đường từ Vương xá đến Xá-vệ. Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thị tịch, trong khoảng 15 ngày, Đức Phật trên đường đi về Vesāli, Ngài ghé lại Ukkācelā thuyết kinh Ukkācelā-sutta (S.47.14). Ngài nói: "Này các Tỳ-kheo, khi Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên Bát-niết-bàn, Ta thấy chúng hội này giống như trống không". Bản Hán không đề cập đến sự kiện này.
77. KINH SA-KÊ-ĐẾ TAM TỘC TÁNH TỬ[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Sa-kê-đế[02] trong rừng Thanh[03].
Bấy giờ ở Sa-kê-đế có ba thiện gia nam tử là Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề và Tôn giả Kim-tì-la[04] đều là thiếu niên mới xuất gia học đạo, cùng đến nhập Chánh pháp này không lâu.
Lúc ấy Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:
"Ba thiện gia nam tử này đều là thiếu niên mới xuất gia học đạo, cùng đến nhập Chánh pháp này không lâu; ba thiện nam tử ấy có vui thích ở trong Chánh Pháp Luật này hành phạm hạnh chăng?"
Khi đó các vị Tỳ-kheo im lặng, không trả lời.
Đức Thế Tôn ba lần hỏi các Tỳ-kheo rằng:
"Ba thiện gia nam tử này đều là thiếu niên mới xuất gia học đạo, cùng đến nhập Chánh pháp này không lâu; ba thiện nam tử ấy có vui thích ở trong Chánh Pháp Luật này hành phạm hạnh chăng?"
Khi ấy các Tỳ-kheo cũng ba lần im lặng, không đáp. Thế rồi Đức Thế Tôn hỏi thẳng ba thiện nam tử ấy, Ngài nói với Tôn giả A-na-luật-đà rằng:
"Các ngươi, ba thiện gia nam tử, đều ở tuổi thiếu niên, mới xuất gia học đạo, cùng đến nhập Chánh pháp không lâu. Này A-na-luật-đà, các ngươi có vui thích ở trong Pháp Luật chân chánh này mà thực hành phạm hạnh chăng?
Tôn giả A-na-luật-đà thưa rằng:
"Bạch Thế Tôn, quả thật như vậy, chúng con vui thích ở trong Chánh Pháp Luật này hành phạm hạnh.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"Này A-na-luật-đà, các ngươi lúc còn nhỏ, là những đồng tử ấu thơ, trong trắng, tóc đen, thân thể thạnh trắng, vui thích trong du hý, vui thích trong tắm gội, săn sóc nâng niu thân thể. Về sau, bà con thân thích và cha mẹ đều cùng lưu luyến, thương yêu, khóc lóc thảm thiết, không muốn cho các ngươi xuất gia học đạo. Các ngươi đã quyết chí cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, không phải vì sợ giặc cướp, không phải vì sợ nợ nần, không phải vì sợ khủng bố, không phải vì sợ bần cùng, cũng không phải vì sợ không sống được mà phải xuất gia học đạo, mà chỉ vì nhờm tởm sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết, khóc lóc, sầu khổ, hoặc vì muốn đạt đến tận cùng của khối khổ đau vĩ đại này nên xuất gia học đạo. Này A-na-luật-đà, các ngươi vì những tâm niệm này mà xuất gia học đạo chăng?"
Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng:
"Bạch Thế Tôn, quả thật như vậy".
Phật liền nói:
"A-na-luật-đà, nếu thiện gia nam tử nào với tâm niệm như thế mà xuất gia học đạo, nhưng có biết do đâu mà chứng đắc vô lượng thiện pháp chăng?"
Tôn giả bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của Pháp, là chủ của Pháp, Pháp do Thế Tôn nói. Mong Thế Tôn giảng giải cho chúng con. Sau khi nghe, chúng con sẽ biết được nghĩa một cách rộng rãi".
Đức Thế Tôn liền bảo:
"Này A-na-luật-đà, các ngươi hãy lắng nghe, khéo tư duy và ghi nhớ. Ta sẽ phân biệt nghĩa ấy cho các ngươi".
Các Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la vâng lời lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo:
"A-na-luật-đà, nếu ai bị dục phủ kín, bị ác pháp quấn chặt, không được xả lạc, vô thượng tịch tĩnh, thì với người ấy tâm sanh ra tham lam, sân hận, thụy miên, tâm sanh không an lạc, thân sanh ra dã dượi, ăn nhiều, tâm ưu sầu. Tỳ-kheo ấy không nhẫn nại được đói khát, nóng lạnh, muỗi mòng, ruồi nhặng, gió nắng bức bách, nghe tiếng thô ác hay bị đánh đập cũng không thể nhẫn nại được. Thân mắc phải các bệnh tật thống khổ đến mức muốn chết và gặp những cảnh ngộ không vừa lòng đều không thể nhẫn chịu được. Vì sao? Vì bị dục phủ kín, bị ác pháp quấn chặt, không được xả lạc, vô thượng tịch tịnh. Trái lại, nếu ly dục, không bị ác pháp quấn chặt, chắc chắn sẽ đạt đến xả ly, an lạc vô thượng tịch tịnh. Tâm vị ấy không sanh ra tham lam, sân nhuế, thụy miên, tâm được an lạc. Thân không sanh ra dã dượi, cũng không ăn nhiều, tâm không sầu não. Tỳ-kheo ấy nhẫn nại được đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, ruồi nhặng, gió nắng bức bách, nghe tiếng thô ác hay bị đánh đập cũng đều nhẫn nại được. Thân dù mắc những chứng bệnh hiểm nghèo rất thống khổ đến mức chết được, hay gặp những cảnh ngộ không thể vừa lòng, đều nhẫn nại được. Vì sao? Vì không bị dục phủ kín, không bị ác pháp quấn chặt, lại đạt đến xả ly, an lạc vô thượng tịch tịnh.
Đức Thế Tôn hỏi:
"Này A-na-luật-đà, Như Lai vì ý nghĩa gì mà có cái hoặc phải đoạn trừ, hoặc có cái phải thọ dụng, hoặc có cái phải kham nhẫn, hoặc có cái phải đình chỉ, hoặc có cái phải nhả bỏ[05]?"
A-na-luật-đà bạch rằng:
"Thế Tôn là gốc của Pháp, là chủ của Pháp, Pháp do Thế Tôn nói. Mong Thế Tôn giảng giải cho chúng con. Sau khi nghe xong, chúng con sẽ biết được những nghĩa ấy một cách rộng rãi".
Đức Thế Tôn lại bảo:
"Này A-na-luật-đà, các ngươi hãy lắng nghe, khéo tư duy và ghi nhớ. Ta sẽ phân biệt những thiện lợi ấy cho các ngươi".
Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la vâng lời lắng nghe.
Đức Thế Tôn bảo:
"Này A-na-luật-đà, các lậu ô uế là gốc của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh, già, bệnh, chết; Như Lai không phải vì không diệt tận, không phải vì không biến tri mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ. Này A-na-luật-đà, Như Lai chỉ vì nhân nơi thân này, nhân nơi sáu xứ, nhân nơi thọ mạng mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ. Này A-na-luật-đà, Như Lai vì những nghĩa này mà có cái phải đoạn trừ, có cái phải thọ dụng, có cái phải kham nhẫn, có cái phải đình chỉ, có cái phải nhả bỏ".
Đức Thế Tôn hỏi:
"Này A-na-luật-đà, Như Lai vì những ý nghĩa nào mà sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, ưa sống nơi vách núi cao, vắng vẻ không tiếng động, viễn ly, không có sự ác, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa như thế?"
Tôn giả A-na-luật-đà thưa rằng:
"Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của Pháp, Thế Tôn là Chủ của Pháp, Pháp do Thế Tôn nói. Mong Thế Tôn giảng giải cho chúng con. Sau khi nghe xong, chúng con sẽ được những thiện lợi ấy một cách rộng rãi".
Đức Thế Tôn bảo rằng:
"Này A-na-luật-đà, các ngươi hãy lắng nghe và khéo tư duy, ghi nhớ. Ta sẽ phân biệt những thiện lợi ấy cho các ngươi".
Các Tôn giả vâng lời lắng nghe.
Đức Thế Tôn bảo:
"Này A-na-luật-đà, không phải vì muốn đạt được những gì chưa đạt đến, vì muốn thu hoạch những gì chưa thu hoạch, vì muốn chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ mà Như Lai sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng tăm, xa lánh, không sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa. Này A-na-luật-đà, Như Lai chỉ vì hai mục đích sau đây nên mới sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng tăm, xa lánh, không sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa. Một là, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. Hai là, vì thương xót chúng sanh đời sau. Đời sau hoặc có chúng sanh học theo Như Lai, sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng người, tùy thuận tĩnh tọa. Này A-na-luật-đà, vì những mục đích ấy mà Như Lai sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng tăm, xa lánh, không sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa".
Đức Thế Tôn hỏi:
"Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của Pháp, Thế Tôn là chủ của Pháp, Pháp do Thế Tôn nói. Mong Thế Tôn giảng giải cho chúng con. Sau khi nghe xong, chúng con sẽ được những thiện lợi ấy một cách rộng rãi".
Đức Thế Tôn bảo rằng:
"Này A-na-luật-đà, các ngươi hãy lắng nghe và khéo tư duy, ghi nhớ. Ta sẽ phân biệt những ý nghĩa ấy cho các ngươi".
Các Tôn giả vâng lời lắng nghe.
Đức Thế Tôn bảo:
"Này A-na-luật-đà, không phải vì xu hướng của người mà nói, cũng chẳng phải vì lừa gạt người, cũng chẳng phải vì muốn vui lòng người mà khi đệ tử lâm chung, Như Lai ghi nhận vị này sẽ sanh chỗ này, vị kia sanh chỗ kia. Này A-na-luật-đà, chỉ vì những thanh tín thiện nam hay thanh tín thiện nữ với tín tâm nhiệt thành, với ái lạc cao độ, với hỷ duyệt cùng cực, sau khi đã nghe Chánh Pháp Luật, tâm nguyện tu tập theo như vậy, cho nên lúc lâm chung của các đệ tử, Như Lai đã ghi nhận vị này sanh chỗ này, vị kia sanh chỗ kia. Nếu Tỳ-kheo nào nghe Tôn giả ấy lâm chung nơi ấy, được Phật ghi nhận đã đắc cứu cánh trí, biết như thật rằng: 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'. Hoặc nhiều lần trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tôn giả ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Tỳ-kheo kia nghe xong nhớ rằng Tôn giả kia có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Chánh Pháp Luật này, Tỳ-kheo kia có thể tâm nguyện tu tập như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo ấy chắn chắc được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái[06].
"Này A-na-luật-đà, nếu Tỳ-kheo nào nghe Tôn giả ấy lâm chung ở chỗ ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch năm hạ phần kiết, sanh vào nơi kia mà nhập Niết-bàn, chứng đắc pháp bất thối, không còn trở lại thế gian này nữa. Hoặc chính mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng 'Tôn giả ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Tỳ-kheo kia nghe xong nhớ rằng Tôn giả kia có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Tỳ-kheo đó tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái.
"Này A-na-luật-đà, lại nữa, Tỳ-kheo nào nghe rằng: 'Tôn giả ấy lâm chung ở chỗ ấy, được Phật ghi nhận dứt sạch ba kiết sử, đã làm mỏng dâm, nộ, si, chỉ một lần qua lại thiên thượng, nhân gian; sau một lần qua lại thì đạt đến tận cùng sự khổ'. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tôn giả ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Sau khi nghe xong, Tỳ-kheo kia nhớ rằng: 'Tôn giả kia có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, trí tuệ như vậy. Nghe Pháp Luật chân chánh này rồi, Tỳ-kheo đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy...' Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo nào nghe Tôn giả ấy lâm chung ở nơi ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch ba kiết sử, đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa ác pháp, nhất định sẽ đạt đến chánh gác, nhiều lắm là bảy lần thọ sanh. Sau bảy lần qua lại nhân gian, thiên thượng thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tôn giả ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Sau khi nghe xong, Tỳ-kheo kia nhớ rằng: 'Tôn giả kia có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Tỳ-kheo đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy'. Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái.
"Này A-na-luật-đà, nếu Tỳ-kheo-ni nào nghe rằng: "Tỳ-kheo-ni ấy được Phật ghi nhận đã đắc Cứu cánh trí, biết như thật 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'. Hoặc tận mắt trông thấy Tỳ-kheo-ni ấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, có trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Sau khi nghe xong, nhớ rằng Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Tỳ-kheo-ni đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo-ni đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo-ni nào nghe rằng: 'Tỳ-kheo-ni ấy lâm chung nơi ấy, được Đức Thế Tôn ghi nhận đã dứt sạch năm hạ phần kiết, sanh vào nơi kia mà nhập Niết-bàn, đắc pháp bất thối, không còn trở lại cõi này nữa'. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác nói lại rằng: 'Tỳ-kheo ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Tỳ-kheo-ni ấy có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, như vậy, Tỳ-kheo-ni đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc thoải mái.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo-ni nào nghe rằng: 'Tỳ-kheo-ni ấy lâm chung nơi ấy, được Đức Phật ghi nhận rằng đã dứt sạch ba kiết sử, đã mỏng dâm, nộ, si; chỉ một lần qua lại thiên thượng, nhân gian. Sau khi một lần qua lại ấy thì đạt đến tận cùng sự khổ'. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, nhớ rằng: Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, vị ấy có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, như vậy, Tỳ-kheo-ni đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo-ni nào nghe rằng 'Tỳ-kheo-ni ấy lâm chung nơi ấy, được Đức Phật ghi nhận đã dứt sạch ba kiết sử, đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào ác pháp, nhất định đã đạt đến chánh giác, nhiều lắm là bảy lần thọ sanh. Sau bảy lần qua lại thiên thượng, nhân gian thì đạt đến tận cùng sự khổ'. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Tỳ-kheo-ni kia nhớ rằng: Tỳ-kheo-ni ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này rồi, Tỳ-kheo-ni kia có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, Tỳ-kheo-ni đó chắc chắn có sự sai giáng an lac trụ chỉ.
"Này A-na-luật-đà, nếu vị Ưu-bà-tắc nào nghe vị Ưu-bà-tắc ấy lâm chung ở chỗ ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch năm hạ phần kiết, sanh vào chỗ kia mà nhập Niết-bàn, đắc pháp bất thối, không còn trở lại thế gian này nữa. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, vị Ưu-bà-tắc kia nhớ rằng: Vị Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, vị Ưu-bà-tắc kia có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, như vậy vị Ưu-bà-tắc kia chắc chắc được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Ưu-bà-tắc nào nghe vị Ưu-bà-tắc ấy lâm chung ở chỗ ấy, được Phật ghi nhận dứt sạch ba kiết, đã làm mỏng dâm, nộ, si; chỉ một lần qua lại thiên thượng, nhân gian. Sau một lần qua lại ấy thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng 'Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Ưu-bà-tắc kia nhớ rằng: Vị Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, vị Ưu-bà-tắc kia có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy. Này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tắc đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Ưu-bà-tắc nào nghe Ưu-bà-tắc kia lâm chung ở chỗ ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch ba kiết sử, đắc Tu-đà-hoàn, đã đoạn ác pháp, nhất định sẽ đạt đến chánh giác, nhiều lắm là bảy lần thọ sanh nữa. Sau bảy lần qua lại thiên thượng, nhân gian thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Ưu-bà-tắc kia nhớ lại rằng: Vị Ưu-bà-tắc ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, vị Ưu-bà-tắc kia có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy... Này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tắc đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Này A-na-luật-đà, nếu Ưu-bà-tư nào nghe vị Ưu-bà-tư ấy lâm chung nơi ấy, được Phật ghi nhận dứt sạch năm hạ phần kiết, sanh vào nơi kia mà nhập Niết-bàn, đắc pháp bất thối, không còn trở lại thế gian này nữa. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Ưu-bà-tư đó nhớ lại rằng: Vị Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, vị Ưu-bà-tư đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy... Này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tư đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, Ưu-bà-tư nào nghe Ưu-bà-tư đó lâm chung ở nơi ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch ba phần kiết, làm mỏng dâm, nộ, si; chỉ một lần qua lại thiên thượng, nhân gian. Sau một lần qua lại ấy thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nghe người khác kể lại rằng: 'Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Ưu-bà-tư kia nhớ rằng: Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Ưu-bà-tư đó có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy... Này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tư đó chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Lại nữa, này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tư nào nghe vị Ưu-bà-tư đó lâm chung ở nơi ấy, được Phật ghi nhận đã dứt sạch ba kiết, chứng Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào ác pháp, nhất định sẽ đến chánh giác, nhiều lắm là bảy lần thọ sanh. Sau bảy lần qua lại thiên thượng, nhân gian thì đạt đến tận cùng sự khổ. Hoặc tận mắt trông thấy, hoặc nhiều lần nghe người khác kể lại rằng: 'Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy'. Nghe xong, Ưu-bà-tư ấy nhớ lại rằng: Ưu-bà-tư ấy có tín tâm như vậy, trì giới như vậy, học rộng như vậy, bố thí như vậy, trí tuệ như vậy. Sau khi nghe Pháp Luật chân chánh này, Ưu-bà-tư ấy có thể tâm nguyện tu tập theo như vậy, như vậy... Này A-na-luật-đà, vị Ưu-bà-tư ấy chắc chắn được phần nào sống trong sự an lạc.
"Này A-na-luật-đà, Như Lai vì những thiện lợi ấy nên khi đệ tử lâm chung ghi nhận vị này sẽ sanh vào chỗ này, vị kia sẽ sanh vào chỗ kia".
Phật thuyết như vậy Tôn giả A-na-luật-đà và các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli M.68. Naḷakapāna-suttaṃ.
[02] Sa-kê-đế 娑 雞 帝. Pāli: Sāketa, một thị trấn lớn của Kosala, cách Sāvatthi chừng bảy dặm.
[03] Thanh lâm 青 林. Pāli, có lẽ: Palāsavana. Bản Pāli: Kosalesu, Naḷakapāne Palāsavane, trú Kosala, thôn Nalapāna, rừng Palāsa.
[04] Xem Kinh số 72 ở trước và Kinh số 185 ở sau.
[05] Hữu sở trừ, sở dụng, sở kham, sở chỉ, sở thổ. Pāli: saṅkhāyekaṃ paṭisevati saṅkhāyekaṃ adhivāsati saṅkhāyekaṃ parivajjati saṅkhāyekaṃ vinodeti: sau kki tư duy, thọ dụng một pháp; sau khi tư duy, nhẫn thọ (chấp nhận) một pháp; sau khi tư duy, xả ly một pháp; sau khi tư duy, bài trừ một pháp.
[06] Hán: sai giáng an lạc trụ chỉ. Xem cht.20, Kinh số 72.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Những Đêm Mưa


Tổng quan về Nghiệp


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.31.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập