HomeIndex

Kết tập

結 集 ; S, P: saṅgīti;

Có bốn lần kết tập trong lịch sử phát triển đạo Phật. Lần kết tập thứ nhất được tổ chức tại Vương xá (s: rājagṛha) ngay sau khi Phật diệt độ. Lần kết tập thứ hai được tổ chức tại Vệ-xá-li (s: vaiśālī), khoảng 100 năm sau Vương xá, tức là khoảng năm 386 trước Công nguyên. Lần thứ ba được tổ chức tại Hoa Thị thành (s: pāṭaliputra), ngày nay là Pat-na, trong thế kỉ thứ hai sau ngày Phật nhập Niết-bàn. Lần kết tập này không được Thượng tọa bộ (p: theravāda) công nhận. Thượng tọa bộ theo truyền thống riêng và xem lần kết tập thứ ba này được thực hiện qua trường phái Pāli trong thời gian A-dục vương (s: aśoka) trị vì. Lần kết tập thứ tư được tổ chức tại Kashmir, ý kiến về lần này cũng khác nhau. Có người cho rằng đó là lần kết tập toàn thể do vua Ca-nị-sắc-ca (s: kaniṣka) tổ chức, có người cho rằng đó chỉ là kết tập của phái Nhất thiết hữu (s: sarvāstivāda).

Mục đích các lần kết tập là giải quyết các ý kiến, quan niệm bất đồng trong tăng hội, thuyết minh các vấn đề và xác lập các kinh sách cơ bản.

Tương truyền trong lần kết tập này, A-nan-đà bị Ca-diếp phê bình nặng nề vì lúc bắt đầu đại hội, Tôn giả vẫn chưa đạt quả A-la-hán và chính trong thời gian đó (đêm trước buổi kết tập), A-nan-đà đạt thánh quả này. Trong đại hội, A-nan-đà cũng bị chê trách là »quên« hỏi Phật một cách chính xác vài chuyện trước khi Ngài nhập Niết-bàn. Một điểm khác mà A-nan-đà cũng bị chê trách là thái độ đồng tình khi Phật cho phép lập ni đoàn. Tuy nhiên, A-nan-đà bị chê trách nhất là đã không xin Phật trì hoãn việc nhập Niết-bàn. Ngày nay nhiều học giả phân vân không biết kết tập lần thứ nhất đúng như đã lưu truyền hay không, nhưng nhiều người đều nhất trí việc thống nhất kinh bản đã xảy ra rất sớm.

Năm thuyết này của Ðại Thiên đã chia Tăng-già ra làm hai phái. Lần kết tập này có mục đích giảng hòa hai bên, nhưng cuối cùng chỉ còn xác nhận sự phân cực đó. Nhóm tăng sĩ ủng hộ lập trường của Ðại Thiên thuộc đa số và tự nhận mình là »Ðại chúng bộ«, trong lúc đó nhóm trưởng lão, đạo cao đức trọng, tự xác nhận mình là »Trưởng lão« (s: sthavira; p: theravāda). Trường phái Pā-li của Tích Lan (śrī laṅkā) không thừa nhận lần kết tập thứ ba này. Ðối với họ, kết tập lần thứ ba là đại hội của trường phái Pā-li tại Hoa Thị thành dưới thời vua A-dục, khoảng năm 244 trước Công nguyên. Nguyên nhân kết tập lần này lại cũng là sự tranh cãi ai là tu sĩ Phật giáo »đích thật«, ai chỉ là mạo danh để hưởng quyền lợi của Tăng-già. Theo lệnh của vua A-dục, một vị cao tăng tên Mục-kiền-liên Tử-đế-tu (p: moggaliputta tissa) triệu tập đại hội và mỗi vị tỉ-kheo đều được »phỏng vấn«. Vị nào không đạt yêu cầu, đáp ứng mâu thuẫn với những quan niệm chính mình, đều bị trục xuất ra khỏi Tăng-già. Trong tác phẩm Luận sử (p: kathāvatthu), Mục-kiền-liên Tử-đế-tu phản đối những quan niệm Sư cho là ngoại đạo, không thể dung hòa được lần này. Trong lần kết tập này, toàn bộ kinh sách đều được sử dụng và lần này trở thành cơ sở thành lập của Thượng tọa bộ (p: theravāda).