Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» VII. CUỘC CHIẾN KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» VII. CUỘC CHIẾN KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT

Donate

(Lượt xem: 3.814)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - VII. CUỘC CHIẾN KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Theo Freud, con người sinh ra với hai bản năng: bản năng sinh tồn gọi là eros và bản năng hủy diệt gọi là thanatos. Bản năng sinh tồn là động lực thúc đẩy con người hoạt động để sinh tồn như nhu cầu ăn uống, được ấm áp và nhất là tình dục. Còn bản năng hủy diệt không chỉ hướng đến các đối tượng bên ngoài mà còn ngay chính đời sống của mình nữa. Thói quen rượu chè, nghiện ngập, lao vào những trò chơi nguy hiểm... là những biểu lộ của bản năng hủy diệt.

Trong mỗi người đều có một “tên man rợ” muốn được ăn khi đói bụng hay thỏa mãn mọi nhu cầu khi chúng xuất hiện, bất kể hậu quả ra sao. Phần đó Freud gọi là id, hay cái đó, là một thành phần nhân cách của chúng ta, có những hành động do bản năng sinh tồn thôi thúc để thỏa mãn các nhu cầu căn bản.

Bản năng sinh tồn tác động theo nguyên tắc khoái lạc: Khi thực hành những gì bản năng đòi hỏi thì người ta cảm thấy khoái lạc. Điều ấy ta thường thấy nơi thái độ của các em bé khi chúng đòi hỏi phải cho chúng những bình sữa hay kẹo bánh.v.v... Trẻ em bị bản năng sinh tồn thúc đẩy rất mạnh và theo Freud thì khi được 6 tháng, các em bé bắt đầu biết cách kiểm soát bản năng đó vì hoàn cảnh thực tế em đang sống. Em bé có thể đòi hỏi nhiều thứ nhưng cha mẹ em chỉ đáp ứng một số cần thiết cho em. Nếu em muốn nhiều hơn thì họ sẽ từ chối hay phạt em để cho em biết giới hạn nào cha mẹ có thể chấp nhận được. Em bé được dạy cho những điều gì phải làm và những điều gì không được làm. Nếu em làm theo ý người lớn thì em được thưởng, nếu không làm thì em sẽ khổ vì bị la rầy, chê bai và nhiều khi có cả đòn roi. Đó là hoàn cảnh thực tế.

Theo Freud, chính từ sự hiểu biết do hoàn cảnh thực tế đó mà cái tôi (ego) dần dần thành hình để dung hòa những đòi hỏi của bản năng và những cấm đoán của xã hội bên ngoài. Cái tôi này điều hành theo nguyên tắc thực tế. Như một người đói bụng thấy ổ bánh mì trong tiệm bánh muốn lấy ăn ngay, nhưng cái tôi suy nghĩ và biết rằng làm như thế sẽ bị phạt, nên anh ta phải ra trước quầy, sắp hàng và đợi trả tiền xong rồi mới lấy bánh ăn. Như thế, cái tôi giúp thỏa mãn những đòi hỏi, những nhu cầu của bản năng một cách an toàn nhất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sự đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu như thế cả, vì nhiều lúc bản năng sinh tồn đòi hỏi vượt quá khả năng thực tế. Như một người thèm những thứ mà mình không có tiền mua, anh ta có thể lấy bớt tiền tiêu dùng cho gia đình để mua các thứ mình ưa muốn. Tuy nhiên, làm như thế thì cảm giác tội lỗi xuất hiện. Cảm giác tội lỗi này khích động ý muốn trừng trị chính anh ta bằng cách gây tổn thương hay hủy diệt đời sống anh ta. Điều này rất nguy hiểm cho mạng sống của mình nên anh ta dùng một “cơ chế tự vệ” (defensive mechanism) để tự bảo vệ đời sống tinh thần và thể chất của mình. Theo cơ chế này, anh ta sẽ tự bào chữa rằng mình làm như thế là đúng, vì mình là chủ gia đình, có đủ quyền hạn. Sự tự bào chữa như vậy giúp cho anh ta bớt đi những bất an bên trong.

Đó là cuộc chiến tranh giữa thiện và ác. Cuộc chiến này không ngừng xảy ra bên trong ta cùng hậu quả tâm lý của nó với cơ chế tự vệ giúp chúng ta sinh tồn. Nhiều lúc chúng ta thấy cuộc xung đột nội tâm của con người được diễn tả trong văn chương, kịch nghệ, phim ảnh hay tôn giáo. Qua những truyện xưa phổ biến trong dân gian hay qua nhiều câu chuyện tôn giáo, chúng ta thấy có nhiều nền văn hóa thuộc nhiều dân tộc cùng nhiều tôn giáo đã nhân cách hóa hay thiêng liêng hóa cuộc xung đột nội tâm này: gọi lòng ham muốn, sự thúc giục của bản năng là ma quỷ và lương tâm hay chân ngã là thiên thần. Ma quỷ quyến rũ người ta làm bậy và thiên thần chống lại sự quyến rũ xấu xa đó.

Khi chuyển qua cho ma quỷ và thiên thần những dục vọng của chính ta cùng những chống trả, ngăn cấm của lương tâm ta hay chân ngã, chúng ta đã tạo nên một cuộc chiến tranh bất tận trong lòng mình. Sự tranh chấp bên trong đó còn phản ảnh ra ngoài bằng những cuộc chiến tranh giữa thiện và ác, giữa kẻ anh hùng và người tội lỗi.

Trên thực tế, đã có biết bao nhiêu cuộc chém giết tàn bạo xảy ra trong lịch sử loài người nhân danh đạo đức, nhân danh công lý, nhân danh tôn giáo, nhân danh chân lý hay nhân danh đủ điều tốt đẹp. Phe ta dĩ nhiên là tốt và phe đối thủ dĩ nhiên là xấu. Đó là trò chơi của cái tôi mà đạo Phật gọi là ngã chấp.

Thiền chỉ bày một cách trực tiếp và giản dị: Hãy biết rõ mọi ý tưởng trong ta ngay khi chúng xuất hiện, không đè nén hay lẫn tránh, dù đó là điều ta ưa thích hay ghét bỏ hoặc sợ hãi. Tâm ta như bầu trời trong sáng, không gì có thể làm vẩn đục nó cả. Khi sống tỉnh thức thì các ý tưởng ưa ghét, cùng những tâm tư buồn phiền, sợ hãi, tức tối, hận thù tự chúng tan biến đi như bầu trời xanh cao không một gợn mây che mờ.

VIII. CƠ CHẾ TỰ VỆ


Ngành tâm lý học giải thích sâu hơn về những động lực bên trong. Họ cho rằng những gì mà cha mẹ dạy dỗ về đúng và sai cùng những điều luân lý và đạo đức trong xã hội kết hợp lại thành lương tâm của chúng ta hay là siêu ngã (superego). Bản năng hay cái đó (id) thúc giục phải thỏa mãn ngay những điều nó muốn, ngã (ego) tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó mà không tạo ra sự rắc rối, còn siêu ngã hay lương tâm thì đặt vấn đề: cái điều ta muốn ấy có đúng không, có hợp luân lý không?

Một người nghiện rượu thèm uống rượu, anh ta đi mua rượu ở tiệm về uống và tránh uống dọc đường để khỏi bị người khác nhìn thấy. Dù anh ta làm như vậy để có thể uống rượu một cách an toàn, nhưng nếu mẹ anh trước đây thường dạy anh uống rượu là tội lỗi thì lòng anh vẫn không yên. Sự kết án như thế không phải từ bên ngoài, mà do chính lương tâm hay siêu ngã làm cho anh thấy áy náy không yên với mặc cảm tội lỗi. Sau đó anh ta có thể thực hành sự trừng phạt chính mình do mặc cảm tội lỗi nói trên bằng cách “vô tình” tạo ra những tai nạn cho mình.

Sự trừng phạt ấy có thể làm nguy hại cho đời sống của anh ta nên cơ chế tự vệ giúp anh giải trừ bớt những căng thẳng do sự xung đột giữa thiện và ác, bản năng (id) và lương tâm hay siêu ngã (superego). Nghĩa là anh ta có thể vẫn tiếp tục uống rượu nhưng không bị xao xuyến bất an nhiều như trước đây, bằng cách tự bào chữa: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” (Trai mà không uống rượu thì như cờ không có gió), hay là: “uống rượu là một cách làm cho thân thể khỏe mạnh”... Chúng ta thấy có nhiều người uống “rượu thuốc”, cũng là một cách sử dụng cơ chế tự vệ tinh vi, dù họ có biết hay không biết điều ấy.

Những cơ chế tự vệ chính gồm có:

PHÓNG CHIẾU


Nghĩa là thấy những cái xấu của mình nơi người khác, hay nói khác đi là không nhận mình có những điều xấu mà chiếu chúng lên người khác và thấy họ có những tật xấu của chính mình. Như người háo danh lại hay chỉ trích bạn mình là háo danh, người hay nói lời chia rẽ thì phê bình người khác không chịu đoàn kết, kẻ hèn nhát thì chê bai những người khác là hèn nhát.v.v...

Khi có sự phóng chiếu như thế thì bản thân người ấy cảm thấy an ổn vì không thấy lỗi mình, chỉ thấy người khác có lỗi. Và dù biết mình có lỗi thì họ nghĩ “mình cũng như người khác thôi”. Tại sao họ làm như thế? Vì họ muốn giữ sự quân bình bên trong. Nếu nhận mình làm bậy thì mặc cảm tội lỗi sẽ làm cho họ bất an.

HỢP LÝ HÓA


Nghĩa là đưa ra lập luận cho hợp lý về hành vi của mình, như là: “xã hội ngày nay ai cũng uống rượu, mình uống rượu có sao đâu”, hoặc là “uống rượu có chừng mực thì rất tốt cho sức khỏe”...

DỒN NÉN HAY TRÁNH NÉ


Nghĩa là không muốn biết đến, hay ngăn chặn không cho mình nhận biết những điều tạo ra lo âu, xao xuyến cho mình, như trường hợp nhiều người hút thuốc lá không bao giờ đọc hay nhìn thấy dòng chữ “hút thuốc có hại cho sức khỏe”, trong khi những người không hút thuốc đọc thấy dòng chữ này rất rõ.

HOÁN VỊ


Nghĩa là chuyển những cảm xúc của mình đến một đối tượng khác. Như trường hợp một người bị chủ la rầy ở sở nên bực tức ông chủ. Tuy nhiên, anh không thể bày tỏ điều ấy vì sợ mất việc. Khi về nhà, anh ta hướng sự bực tức đến vợ con, la rầy vợ con để xả bớt áp lực bên trong.

THĂNG HOA


Nghĩa là chuyển sự tiêu cực thành tích cực. Chẳng hạn, một người buồn rầu vì có con bị một người lái xe say rượu đụng chết. Bà dồn hết nỗ lực vào việc gầy dựng phong trào cứu trợ người nghèo. Thăng hoa tuy là tốt nhưng cũng liệt vào cơ chế tự vệ vì không đối điện với cảm xúc và giải quyết tận gốc cảm xúc ấy, mà chỉ là một cách tránh né để không phải đối điện với cảm xúc.

PHẢN ỨNG NGƯỢC


Nghĩa là làm ngược lại với những gì mình muốn. Một người có khuynh hướng đồng tình luyến ái lại cực lực lên án điều này. Một người thích uống rượu có thể chống đối kịch liệt việc uống rượu. Họ làm như thế để che đậy hay trấn áp những cảm xúc thật sự của họ, để tránh không phải đối điện với điều họ muốn, vì những điều mong muốn ấy bị xem là ngược với luân lý, đạo đức nên gây ra sự bất an trong lòng họ. Tuy nhiên, rất khó nhận biết được hành vi nào là phản ứng ngược.

PHỦ NHẬN


Nghĩa là không chấp nhận sự thật đang xảy ra. Một người có thân nhân bị chết trận nhất quyết không chấp nhận tin trên là đúng. Họ cho rằng người thân của họ vẫn còn sống ở đâu đó. Một người nghiện rượu phủ nhận rằng mình không bị nghiện, chỉ uống cho vui mà thôi.

Những hành vi thuộc cơ chế tự vệ như trên xảy ra một cách vô ý thức. Chúng ta không nhận biết (ý thức) về những hành động có tính cách “bao che” đó. Những hành vi của cơ chế tự vệ giúp ta không nhìn thấy những thiếu sót, những yếu kém, những điều mà mình không muốn chấp nhận là sự thật. Vì nếu thừa nhận như thế thì chúng ta sẽ bị nhiều nỗi bất an như lo lắng hay sợ hãi vì mình đã làm ngược với những gì mà lương tâm mình chấp nhận. Cái ngã của ta thích ứng với những nỗi bất an bằng cách bóp méo thực tại qua những phương cách nói trên.

Một cách tổng quát thì cơ chế tự vệ giúp cho chúng tránh chạm trán với sự thật đưa đến những nỗi bất an như lo lắng, sợ hãi hay u uất. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi. Nếu sống lâu dài với cơ chế tự vệ như thế thì tâm chúng ta sê luôn luôn là một bãi chiến trường giữa một bên là sự chân thật, một bên là cố gắng che đậy không chịu nhìn vào sự thật để giải quyết tận cội nguồn. Cái tôi khi ấy giống như đang ở trên miệng một núi lửa im lặng nhưng đang gia tăng áp lực bên trong và dễ dàng đi đến tình trạng phun trào. Sống như thế thật rất thiếu hạnh phúc và có thể bị chứng tâm loạn (neuroses).

Ngành tâm lý trị liệu giúp cho bệnh nhân thích nghi với những biến chuyển, những đổi thay của đời sống. Những đổi thay đó tạo ra những xáo trộn tâm sinh lý nơi họ. Các nhà tâm lý trị liệu giúp cho bệnh nhân biết được điều ấy và chữa trị cho họ được lành mạnh bằng cách nói chuyện cởi mở hay dùng thuốc men.

Đạo Phật chọn cách nói rõ với “bệnh nhân” rằng thế giới luôn biến chuyển (vô thường), nếu họ không chấp nhận, không thích nghi với tính cách đổi thay đó, họ sẽ đau khổ.

Thiền là kỹ thuật hay phương pháp cụ thể giúp ta có được sự hiểu biết trực tiếp bằng cách tiếp xúc thẳng với những ý tưởng đến đi, cảm giác sướng khổ, tâm tư vui buồn, những hiện tượng nội tâm hay ngoại cảnh mà không chút che đậy hay bóp méo thực tại. Đó là cách “phản văn văn tự tánh”, (xoay cái nghe lại mà nghe tánh của mình) hay cũng là pháp thiền Tứ niệm xứ, trực tiếp nhận biết về thân thể, về cảm giác, về tâm tư và về những đối tượng của các giác quan cùng ý thức (thân, thọ, tâm, pháp).

Khi có cùng chủ trương phải thấy biết rõ ràng những dòng sinh hoạt tâm lý bên trong thì chúng ta thấy là nơi đây ngành tâm lý trị liệu và thiền gặp nhau: nhận biết rõ sự thật và giải quyết chúng. Nhưng một bên chữa trị dựa vào bên ngoài: bác sĩ phân tâm, bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý chuyên môn, còn một bên dựa vào chính nội kiến của mình, chính sự tự tri, chính sự tiếp xúc trực tiếp với những ý tưởng, những tâm tư, nhưng ước muốn đến đi không ngừng trong tâm. Những vị thầy dạy đạo dĩ nhiên là rất cần thiết, nhưng cuối cùng thì người học trò vẫn phải đứng vững trên đôi chân của chính mình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.112.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...