Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» I. LỊCH SỬ CẮM HOA »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» I. LỊCH SỬ CẮM HOA

(Lượt xem: 6.575)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - I. LỊCH SỬ CẮM HOA

Font chữ:

Nhân loại từ lâu đã dùng hoa trong các cuộc lễ lạt để tăng phần long trọng. Trong Phật giáo, lịch sử cắm hoa khởi đầu bởi các vị Thánh Tăng. Những bậc đệ tử của đức Phật khi nhìn thấy những cánh hoa rơi rụng trong cơn bão tố đã động lòng trắc ẩn, đi góp nhặt chúng lại và bỏ vào chậu nước để hoa sống được lâu hơn. Sau đó, các vị tăng sĩ thường dâng hoa cúng Phật vào các dịp lễ tiết, vì hoa vốn tinh khiết, đẹp đẽ, trong sáng, tự tại, rực rỡ như tâm của những người giác ngộ.

Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày thêm gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà.

Thật ra, việc dâng hoa cúng dường đã xảy ra ngay khi đức Phật còn tại thế. Đức Phật nhận một cành hoa dâng cho Ngài và đưa lên trước đại chúng. Mọi người đều im lặng, duy chỉ có ngài Ca-diếp, vị đại đệ tử của đức Phật, mỉm cười. Đức Phật thấy rõ tâm ngài Ca-diếp chỉ tràn đầy niềm thanh tịnh, an vui, đầy tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật, nên Ngài xác nhận cái thấy biết của ngài Ca-diếp: “Ta có pháp môn vi diệu không thể dùng lời mà diễn tả được. Nay ta trao cho ông Ca-diếp.” Cái vi diệu mà đức Phật trao cho ngài Ca-diếp vốn đã sẵn có nơi ông và nơi mỗi chúng ta, và sự tích nói trên được gọi là “Niêm hoa vi tiếu”: Đức Phật đưa một cành hoa lên và ngài Ca-diếp mỉm cười.

Các chùa chiền ở Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản... đều đã có tập quán chưng hoa trên bàn Phật từ cả ngàn năm nay. Nghệ thuật cắm hoa và chế tạo các bình hoa phát triển cao độ vào thời kỳ nhà Đường và nhà Tống ở Trung Hoa. Sau đó, người Mông Cổ chiếm nước này và lập nên nhà Nguyên. Nhiều hoa trái của nền văn minh Trung Hoa bị tiêu diệt tại nước này nhưng được bảo tồn và phát triển tại Nhật Bản.

Vào thế kỷ thứ bảy, Thánh Đức Thái tử, nhiếp chánh cho Suy Cổ Thiên hoàng, cử một phái bộ ngoại giao Nhật Bản sang Trung Hoa. Trưởng phái bộ ngoại giao này là Ono-no Komoto đến Trung Hoa học được rất nhiều điều về đồ sành sứ, đồ đồng và các bộ môn nghệ thuật cùng Thiền tông Phật giáo. Về sau, thiền được người dân Nhật đón tiếp nồng hậu và phát triển nhanh chóng thành thiền Nhật Bản (Zen) nhờ có các vị đại sư Thiền tông Trung Hoa trực tiếp đến Nhật Bản giảng dạy và tổ chức tu tập. Sau đó được nhiều thiền sư Nhật Bản tiếp tục tô điểm thêm cho hợp với truyền thống địa phương.

Người dân Nhật vốn ưa thích thiên nhiên, đắm mình trong sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ. Phật giáo, qua giáo lý về sự đồng nhất giữa bản thể vũ trụ và tự tánh con người (Phật tánh), nhất là kinh nghiệm từ sự tu tập của Thiền tông giúp họ trực tiếp sống với sự mầu nhiệm của Phật tánh, của tâm giải thoát với niềm an vui trong sáng bao la vốn có sẵn nơi mỗi chúng ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Học đạo trong đời


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.140.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...