Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hạnh phúc hiện tiền »» Giáo dục sự thật »»

Hạnh phúc hiện tiền
»» Giáo dục sự thật

(Lượt xem: 4.274)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hạnh phúc hiện tiền - Giáo dục sự thật

Font chữ:

Hôm nay ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2008, tôi chia sẻ vài cảm xúc khi tham dự một buổi học “Tư duy sáng tạo” do tiến sĩ Hoàng Đạo đứng lớp. Khi thầy nhắc đến văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam, kiến trúc Việt Nam, thầy rơi nước mắt. Mặc dù thầy cố nén cảm xúc, mặt quay vào bảng, nhưng giọng nói nghẹn ngào, giọt nước mắt lăn tròn trên má cũng đủ làm cả lớp lặng im xúc động.

Một hình ảnh thật đẹp, in mãi trong tâm trí bao con người ngồi phía dưới. Không nói nhiều, diễn giải nhiều, những giọt nước mắt của Thầy đã xuyên qua từng trái tim. Những hình ảnh sống động thì ai cũng hiểu, ai cũng nhớ, ai cũng ray rứt. Ấy mới thấy cốt lõi của việc dạy học không nằm ở những phương pháp hiện đại, cố truyền đạt hàng đống kiến thức, kỹ thuật, phương pháp, tư duy... Tất cả chỉ là thứ thuốc bổ giúp cho học sinh, sinh viên thêm phần thông minh, tăng vị trí, nhiều khả năng cạnh tranh, mà thuốc bổ thì cần có liều lượng, không phải uống nhiều là tốt.

Đã có nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu để đi tìm cái “tinh hoa giáo dục”, từ Đông sang Tây. Tôi giật mình khi tại một hội thảo lớn gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nước cũng như ngoài nước, chỉ để đề ra rằng 20 năm nữa Việt Nam sẽ có “trường đại học nằm trong top 200”.

Quay đi ngoảnh lại cũng chỉ là mục tiêu ở vị trí này, vị trí nọ... Câu hỏi thông thường của những người mẹ, người cha khi đứa con đi học về vẫn là: “Con đứng vị trí mấy?” “Con được mấy điểm?” Còn những câu như: “Hôm nay con có nghĩ được điều gì hay? Con có chia sẻ với bạn không?” thì hầu như ít nghe thấy.

Khi người thầy, người cô đứng trên bục giảng với một thân tâm không trong suốt, còn kẹt vào những vị trí, bằng cấp, tri thức... mà thiếu đi tình yêu thương, chia sẻ, thì khó tạo ra những năng lượng cần thiết, những bước sóng cần thiết để bắt nhịp, để làm rung động và truyền năng lượng dẫn dắt đến đối tượng ngồi dưới lớp, để giúp họ biết nỗ lực học tập, rèn luyện, không phải để tăng sức cạnh tranh trên toàn cầu, mà là để trả lời được những câu hỏi: “Điều gì đã giúp chúng ta là người qua hàng ngàn năm?” “Điều gì giúp ta hiểu được ta là ai, từ đâu đến, đi về đâu và tại sao?”

Trong bài diễn từ nhậm chức hiệu trưởng Đại học Harvard, bà Drew G. Faust nói: “Tinh hoa nằm ở chỗ đại học chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm ở cái mức kết quả thực tiễn trong vòng mươi lăm năm trước mắt. Cái học ở trong đại học là ‘cái học đúc khuôn cho cả đời người, cái học chuyển đạt gia tài của ngàn năm trước, cái học tạo ra vóc dáng cho tương lai’. Thế nên đại học Harvard mới cho mình là ‘Đại học phụng sự dân tộc’.”

Nhìn thực trạng hiện nay, tưởng chừng như giáo dục chỉ có toàn những loại “thuốc bổ”. Nhưng một cơ thể muốn tồn tại cần phải hội đủ nhiều yếu tố thích hợp để cân bằng, đôi khi cần đến cả một ít thuốc xổ để buông bỏ những tạp niệm, nhằm tìm lại được cái chân lý, sự thật, như một triết gia lớn của nền văn hóa phương Tây là Aristote đã nói: “Tôi rất yêu Platon. Ông ấy là thầy của tôi, nhưng tôi yêu sự thật còn hơn tôi yêu ông ấy nữa.”

Xã hội nào biết quý sự thật, biết đòi hỏi sự thật, thì xã hội đó mới tiến hóa. Có sự thật thì mới có cái hay, cái tốt và cái đẹp.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 32 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Người chết đi về đâu


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.75.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...