Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hạnh phúc hiện tiền »» Trường đại học cho mỗi người »»

Hạnh phúc hiện tiền
»» Trường đại học cho mỗi người

Donate

(Lượt xem: 5.074)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hạnh phúc hiện tiền - Trường đại học cho mỗi người

Font chữ:

Nỗi khổ của bạn Nguyễn Thanh Lập “hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa”, đã làm nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ nhớ lại chính cuộc đời mình, nhớ lại những khó nhọc của một thời đi học kham khổ nhưng không cam chịu...

Gần đây tôi đọc rất nhiều bài viết về những tấm gương vượt khó học giỏi, rất xúc động nhưng cũng thấy rất tiếc, như tiếc cho bạn Nguyễn Thanh Lập “hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa”.

Tôi cũng có một hoàn cảnh như các bạn, nhưng tôi không dừng bước. Với tôi, cổng trường đại học như điều to lớn nhất, như mục đích để vươn tới. Rồi không khó khăn lắm tôi cũng đỗ được ba trường.

Tôi xoay xở đủ cách để đóng học phí, nào là làm đơn xác nhận gia đình khó khăn, nào là xin nợ học phí, nào là tìm đến quỹ hỗ trợ sinh viên học sinh... Thế rồi tôi cũng được ngồi vào ghế giảng đường đại học như bao người khác.

Chưa hết, còn phải kiếm bữa ăn hằng ngày, chứ cứ ngày hai buổi mì tôm làm sao chịu nổi! Đi tìm việc làm lại không có tiền đóng cho câu lạc bộ gia sư. Mà ngồi ở nhà để đến trường với cái bụng trống rỗng thì không đành.

Mỗi khi cơn đói hoành hành, tôi qua hàng xóm mượn báo Tuổi Trẻ ngồi đọc. Cũng may có mục “Sinh viên trên đường tìm việc” của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật. Không biết là có thu phí quảng cáo hay không, nên đạp xe đến tòa soạn kể khổ: em nghèo, khó khăn quá, nhờ chị đăng giúp, tìm việc làm bán thời gian hay dạy kèm gì cũng được... Mà đăng như thế nào đây để bạn đọc còn chọn mặt gửi vàng, chứ hàng trăm người biết chọn ai, phải nghĩ ra câu nào hay nhất, gây chú ý nhất. Cuối cùng tôi chọn đoạn sau: “SV Bách khoa, nhận dạy kèm miễn phí toán - lý - hóa từ lớp 7-12, luyện thi ĐH. Xin liên hệ ĐT 9****** gặp Phong.”

Báo ra sáng thứ bảy mà đến trưa đã nhận không biết bao nhiêu cuộc gọi đăng ký học... Cuối cùng tôi cũng nhận được ba lớp, mỗi lớp học hai buổi, mỗi buổi chỉ một giờ.

Tuy là miễn phí nhưng tôi cũng cố gắng đi đúng giờ, dạy nghiêm túc, hết tháng đầu tiên rồi đến tháng thứ hai các phụ huynh đến đưa phong bì bồi dưỡng cho thầy. Về nhà mở ra mà thầy không sao ngủ được. Số tiền nhiều quá, đóng học phí và mua sách cũng được vài quyển.

Cứ thế, đến hè học trò nghỉ thì thầy đi tiếp thị dầu gội, bưng cà phê... Và đạp xe từ Sài Gòn đến Hóc Môn để dạy là chuyện thường vào ngày chủ nhật.

Học chuyên về công nghệ thông tin mà đến năm 3 tôi cũng chưa có bộ máy tính, tối về cứ gõ lên tờ giấy đã kẻ hình bàn phím (keyboard), mắt thì nhắm lại nghĩ đến đáp số.

Các phụ huynh thấy con em học giỏi, thi đỗ, thưởng bằng cách tạm ứng vài tháng lương cho thầy. Gom lại vẫn chưa đủ mua bộ máy vi tính Cyrix 266 của Công ty máy tính T&H. Tôi năn nỉ anh Hùng (giám đốc, là người đồng hương ở Bình Thuận) bán cho thiếu lại vài trăm ngàn để có máy thực tập. Đem máy về ngồi nhìn mãi, ăn không được, ngủ không yên, sáng ngủ dậy là lau, tối đi ngủ cũng chùi.

Gần đến tết là chuẩn bị tiền về quê, tiền xe, lại còn quà cáp nữa. Tôi lại đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ xin đăng miễn phí “SV trên đường tìm việc”: “Nhóm SV Bách khoa nhận sơn vôi, sơn nước, sơn hàng rào, cửa sắt. Xin liên hệ 9****** gặp Phong.”

Sơn vôi thì biết rồi, còn sơn nước chưa làm lần nào cả, thế mà vẫn dám nhận “công trình” sơn nước nhà chung cư. Công trình đầu tiên nên “chủ thầu” đi thuê một bác thợ chuyên sơn nước, còn “chủ thầu” chỉ biết cạo và chà giấy nhám cùng các bạn SV. Hai ngày xong công trình đầu tiên, cũng là lúc “chủ thầu” biết cầm rulô làm thợ chính.

Tôi tự an ủi mình “điều gì rồi cũng sẽ qua”. Vất vả, khó khăn, thất bại rồi tự đứng lên, tự đấu tranh ngay chính bản thân mình để tránh xa những cám dỗ, cạm bẫy của đồng tiền, cho đi những gì mình có thể, làm những gì mình nên làm.

Tự động viên, tự giáo dục. Tôi tự xây dựng cho bản thân mình một ngôi trường đại học, tự cấp bằng... Một tấm bằng màu đỏ của nước mắt, của con tim, của bao nhiêu nỗi khốn cực mà đôi lúc muốn bán máu mình để đóng tiền học phí.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 32 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Có và Không


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.183.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...