Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» I. LỊCH SỬ CẮM HOA »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» I. LỊCH SỬ CẮM HOA

(Lượt xem: 5.970)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - I. LỊCH SỬ CẮM HOA

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nhân loại từ lâu đã dùng hoa trong các cuộc lễ lạt để tăng phần long trọng. Trong Phật giáo, lịch sử cắm hoa khởi đầu bởi các vị Thánh Tăng. Những bậc đệ tử của đức Phật khi nhìn thấy những cánh hoa rơi rụng trong cơn bão tố đã động lòng trắc ẩn, đi góp nhặt chúng lại và bỏ vào chậu nước để hoa sống được lâu hơn. Sau đó, các vị tăng sĩ thường dâng hoa cúng Phật vào các dịp lễ tiết, vì hoa vốn tinh khiết, đẹp đẽ, trong sáng, tự tại, rực rỡ như tâm của những người giác ngộ.

Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày thêm gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà.

Thật ra, việc dâng hoa cúng dường đã xảy ra ngay khi đức Phật còn tại thế. Đức Phật nhận một cành hoa dâng cho Ngài và đưa lên trước đại chúng. Mọi người đều im lặng, duy chỉ có ngài Ca-diếp, vị đại đệ tử của đức Phật, mỉm cười. Đức Phật thấy rõ tâm ngài Ca-diếp chỉ tràn đầy niềm thanh tịnh, an vui, đầy tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật, nên Ngài xác nhận cái thấy biết của ngài Ca-diếp: “Ta có pháp môn vi diệu không thể dùng lời mà diễn tả được. Nay ta trao cho ông Ca-diếp.” Cái vi diệu mà đức Phật trao cho ngài Ca-diếp vốn đã sẵn có nơi ông và nơi mỗi chúng ta, và sự tích nói trên được gọi là “Niêm hoa vi tiếu”: Đức Phật đưa một cành hoa lên và ngài Ca-diếp mỉm cười.

Các chùa chiền ở Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản... đều đã có tập quán chưng hoa trên bàn Phật từ cả ngàn năm nay. Nghệ thuật cắm hoa và chế tạo các bình hoa phát triển cao độ vào thời kỳ nhà Đường và nhà Tống ở Trung Hoa. Sau đó, người Mông Cổ chiếm nước này và lập nên nhà Nguyên. Nhiều hoa trái của nền văn minh Trung Hoa bị tiêu diệt tại nước này nhưng được bảo tồn và phát triển tại Nhật Bản.

Vào thế kỷ thứ bảy, Thánh Đức Thái tử, nhiếp chánh cho Suy Cổ Thiên hoàng, cử một phái bộ ngoại giao Nhật Bản sang Trung Hoa. Trưởng phái bộ ngoại giao này là Ono-no Komoto đến Trung Hoa học được rất nhiều điều về đồ sành sứ, đồ đồng và các bộ môn nghệ thuật cùng Thiền tông Phật giáo. Về sau, thiền được người dân Nhật đón tiếp nồng hậu và phát triển nhanh chóng thành thiền Nhật Bản (Zen) nhờ có các vị đại sư Thiền tông Trung Hoa trực tiếp đến Nhật Bản giảng dạy và tổ chức tu tập. Sau đó được nhiều thiền sư Nhật Bản tiếp tục tô điểm thêm cho hợp với truyền thống địa phương.

Người dân Nhật vốn ưa thích thiên nhiên, đắm mình trong sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ. Phật giáo, qua giáo lý về sự đồng nhất giữa bản thể vũ trụ và tự tánh con người (Phật tánh), nhất là kinh nghiệm từ sự tu tập của Thiền tông giúp họ trực tiếp sống với sự mầu nhiệm của Phật tánh, của tâm giải thoát với niềm an vui trong sáng bao la vốn có sẵn nơi mỗi chúng ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Phật Giáo Yếu Lược


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.253.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (125 lượt xem) - Việt Nam (79 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...