Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Tự ti »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Tự ti

Donate

(Lượt xem: 3.891)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Tự ti

Font chữ:

Theo truyền thống, chúng ta bắt đầu mỗi khóa tu bằng sự quy y Tam bảo. Hành động này mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Chúng ta nương tựa vào Phật, vào Pháp và vào Tăng - tức là sự tỉnh thức, con đường dẫn đến sự tỉnh thưc và tập thể của những người đi trên con đường ấy. Người ta có thể xem đó như là một nghi lễ hoặc hình thức. Điều ấy cũng đúng một phần nào, nhưng ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa sâu xa và có ảnh hưởng trực tiếp đến ta hơn thế nữa.

Mọi con đường chấm dứt khổ đau đều cần đến sự nương tựa này. Mặc dù giác ngộ là một kết quả chắc chắn của sự tu tập nếu ta kiên chí, và mặc dù cũng có lúc chúng ta có thể nếm được mùi vị nhiệm mầu của giải thoát, nhưng phần lớn thì hành trình tu tập của ta là khám phá những bất an và đóng kín trong tâm mình. Tự do bắt nguồn từ một tâm thức rộng mở, bao la và trong sáng, không còn bị đè nén, và nhờ vậy mà những chon hạn hẹp, đóng kín trong tâm ta sẽ tự nhiên tan biến mất.

Tiến trình giải thoát và chữa lành các vết thương này là một thử thách, vì những nơi đóng kín trong ta chứa đựng những khổ đau rất lớn. Khi nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng là chúng ta nhờ vào những năng lực giải thoát rất to tát có thể nâng đỡ, che chở cho ta qua những lúc thử thách và khốn khó mà không ai tránh khỏi. Trên con đường đạo, chúng ta không bao giờ lẻ loi.

Một trong những khó khăn, một năng lực tiêu cực, đen tối trong tâm thức, đặc biệt có ảnh hưởng lớn đối với người Tây phương, là mặc cảm tự ti hay tự ghét mình.

Nhờ đâu mà sự quy y, quay về nương tựa, lại có thể giúp ta đối trị được với tập quán tự ti nhiều nguy hại này? Khi ta đầy âu lo, nghi ngờ, và cảm thấy mình thấp kém, việc trở về nương tựa vào Đức Phật sẽ giúp mang ta trở về một nơi trong ta, mà nơi ấy ta có thể cảm nhận được Phật tính của chính mình. Mặc dù ta đang khổ đau, nhưng khi trở về nương tựa nơi Đức Phật, chúng ta biết nương tựa vào chính cái khả năng giác ngộ của mình và tuệ giác của một Đức Phật lịch sử. Và từ chốn an ổn ấy, ta sẽ ý thức được rằng cảm xúc tự ti, yếu hèn không phải là một tự tính cố hữu của ta, mà nó chỉ là một năng lực tạm thời đi qua mà thôi.

Có một lần, đức Đạt-lai Lạt-ma viếng thăm trung tâm thiền tập của chúng tôi tại Barre, Massachusetts, trong phần vấn đáp có một người nào đó diễn tả một cảm xúc tự ti, tự nghi ngờ rất nặng nề của anh. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã cho anh một câu trả lời thật tuyệt diệu. Theo kinh nghiệm của tôi, Ngài bao giờ cũng biểu hiện và tỏa chiếu một năng lượng từ bi bao la. Bạn có thể thực sự sờ mó được phẩm tính ấy phát ra từ nơi Ngài, và trong giây phút đó nó tỏa ra rất mãnh liệt. Tôi có thể cảm thấy một luồng sóng tình yêu của ngài đặc biệt dành cho người bạn có mặc cảm tự ti nặng nề ấy.

Đức Đạt-lai Lạt-ma đáp: “Anh sai rồi, anh hoàn toàn sai!” Giây phút ấy thật là mãnh liệt, vì những lời của ngài tuy êm dịu nhưng lại rất cứng rắn, đã cắt xuyên qua mọi vốn liếng tự ti mà anh đã đầu tư từ xưa đến giờ. Bay lâu nay anh đã mê lầm đi nhận những trạng thái tâm thức ấy làm mình. Vị thầy tuyệt diệu này biết rất rõ rằng đâu đó sâu thẳm trong tất cả chúng ta, bên dưới những nghi ngờ, lo âu và sợ hãi, tự tính của tâm ta lúc nao cũng vẫn thanh tịnh và trong sáng.

Đôi khi chúng ta có thể bị bụi bặm của cuộc đời làm vẩn đục tâm mình, nhưng bạn nên nhớ rằng chúng chỉ là những người khách qua đường mà thôi, chứ không phải là chủ căn nhà. Tôi không cần biết trong quá khứ bạn đã làm những gì, không cần biết những việc gì đã xảy đến với bạn, và cũng không cần biết cuộc sống trong quá khứ và hiện tại của bạn ra sao, tất cả chúng ta đều chia sẻ chung một tiềm lực của trí tuệ và từ bi. Cuộc sống của ta là một tiến trình hiển lộ của Đạo pháp, chỉ cần ta biết tự cởi mở là có thể hiểu được nó, thấy được thật tướng của những gì đang xảy ra quanh mình.

Điều quan trọng là ta đừng bao giờ để những cảm xúc như là lo âu, tự nghi ngờ, và tự ti làm lạc hướng. Chúng ta không nên chối bỏ hoặc giả vờ như chúng không có mặt, bởi vì chúng thực sự có mặt, và có ảnh hưởng đặc biệt đến tâm thức của ta. Nhưng ta cũng đừng bao giờ ban cho chúng tầm quan trọng mà chúng không có.

Ta hãy trở về nương tựa, như đức Đạt-lai Lạt-ma đã có lần ân cần đề nghị: “Ngả đầu vào lòng Đức Phật.” An trú trong Phật tính ngay nơi này, trong tư tính của Đạo pháp, trong ý thức của tăng thân, những người đã và đang đi trên con đường tỉnh thức. Chốn nương tựa ấy là một nơi an ổn, vững vàng, và sự hiểu biết đó sẽ là một chốn ẩn náu an toàn trong mỗi chúng ta.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Đừng bận tâm chuyện vặt


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.80.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...