Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Tính tự phụ và tâm so sánh »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Tính tự phụ và tâm so sánh

Donate

(Lượt xem: 6.819)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Tính tự phụ và tâm so sánh

Font chữ:

Một phương pháp hữu hiệu khác để trau luyện tư tưởng là chú ý đến tính tự phụ. Trong tâm lý học Phật giáo, “tự phụ” có một nghĩa đặc biệt: nó là một tâm hành tự so sánh mình với người khác. Những khi chúng ta cho rằng mình tốt hơn, bằng hoặc thua sút một người nào, đó là chúng ta đang biểu lộ tính tự phụ. Sở dĩ ta gọi tâm tính ấy là tự phụ là vì tất cả những tướng trạng của chúng - dù đó là “Tôi tốt hơn”, “Tôi kém hơn,” hay “Tôi cũng chỉ như thế” - đều phát xuất từ ảo tưởng về một cái ngã. Thật ra, chúng chỉ là những cảm giác về một cái ngã, cái tôi mà thôi.

Có một điều đáng buồn và cũng có một điều đáng mừng liên quan đến tính tự phụ. Thật ra thì hai việc ấy chỉ là một mà thôi, đó là sự tự phụ sẽ không bao giờ có thể bị nhổ tận gốc rễ, trừ khi ta đạt đến một sự giác ngộ viên mãn. Cho dù một ngày nào đó, ta có thể thấy được sự thật rằng tự tính của mọi kinh nghiệm là vô ngã, không có một cái “tôi” nào đứng phía sau những kinh nghiệm, nhưng tập quán của tâm so sánh vẫn sẽ còn tiếp diễn mãi. Cho dù chúng ta hiểu được rằng tính tự phụ tự nó không phải là “tôi”, nhưng nó vẫn cứ tiếp tục hiện hữu cho đến ngày nào ta đạt được giác ngộ hoàn toàn. Vì vậy cho nên việc đáng buồn là tâm tự phụ có lẽ sẽ còn ở với ta dài lâu lắm.

Còn điều đáng mừng là ta đừng bao giờ nản lòng hoặc tư chỉ trích mỗi khi cảm thấy mình có một sự tự phụ. Vì dù sao thì loại tư tưởng này cũng sẽ còn ở với ta lâu dài, cho nên biết làm bạn với nó thì bao giờ cũng tốt hơn. Khi có những ý nghĩ so sánh khởi lên, ta có thể nhan diện chúng - “Ồ, cũng lại là nó” - mà không chút ngạc nhiên. Khi đã nhận diện và hiểu được chúng rồi, ta sẽ có thể bắt đầu chấp nhận.

Liều thuốc giải độc cho tính tự phụ là sống trong chánh niệm và thấy được tính chất tạm thời của nó. Những khi tâm ta bị mắc kẹt vào sự so sánh tức là ta đang bị vướng mắc vào ý niệm về nhân và ngã. Ta tự trói buộc mình vào một ảo tưởng, vào trong giới hạn của ý niệm về ta và người khác. Sở dĩ chúng ta có một sự so sánh như vậy là vì ta không thấy được rằng tất cả mọi hiện tượng, trong đó có cả ý tưởng về ta và người khác, đều đang sinh lên và diệt đi không ngừng nghỉ. Cũng vì không thấy được tính chất vô thường của những tư tưởng ấy mà ta bị sa vào chiếc bẫy nội dung của chúng. Tâm so sánh sẽ tan biến tức thì khi ta nhìn thẳng vào nó bằng con mắt chánh niệm.

Tôi còn nhớ một kinh nghiệm về tâm so sánh này khi lần đầu tiên tham dự khóa tu thiền với một vị thầy Miến Điện, ngài U Pandita Sayadaw. Đó là lần đầu tiên ngài viếng thăm Hoa Kỳ để hướng dẫn một khóa tu rất nghiêm túc và gắt gao. Chúng tôi ai cũng hơi lo lắng vì không biết nhiều về vị sư từ Á châu này và cũng muốn tu tập hết sức mình. Chúng tôi đã làm việc khá cực nhọc trong một hoàn cảnh rất nhiều đòi hỏi.

Sau một vài tuần, tôi để ý thấy có một vài thiền sinh ghi chép những điều gì đó vào so tay của họ. Và rồi mỗi ngày tiếp theo lại có thêm người mới sử dụng sổ tay. Điều này rất khác thường trong một khóa thiền tập theo truyền thống vipassana, vì lúc nào vị thiền sư cũng yêu cầu tất cả mọi người không nen đọc hay viết trong suốt khóa tu. Và cũng vì mọi người phải tuyệt đối giữ im lặng, cho nên tôi cũng chẳng dám hỏi họ lý do.

Tâm tôi bắt đầu suy nghĩ: “Chắc chắn là ngài U Pandita đã bảo những người ấy làm như vậy. Không biết đến chừng nào ngài sẽ bảo mình đây?” Rồi thì tôi bắt đầu để ý thấy những người sử dụng sổ tay toàn là những người mà tôi đã sắp vào hạng thiền sinh giỏi. Ngày qua ngày, tôi vẫn đi vào gặp ngài U Pandita để trình pháp, nhưng ngài chẳng nói gì với tôi về chuyện sổ tay hay là giao phó cho một bài thiền tập nào khác thường hết. Tôi bắt đầu cảm thấy thua sút và thiếu kém. Chắc chắn rằng tôi không phải là một trong những thiền sinh “giỏi” rồi!

Sau một thời gian, tất cả mọi người ai ai cũng bắt đầu viết trong sổ tay của họ, ngay cả những người mà tôi cho rằng không được giỏi lắm. Lúc đó tôi lại tự nghĩ rằng: “Chắc có lẽ sự tu tập của mình tiến bộ nhiều nên mình không cần đến sổ tay làm gì!”

Tâm tôi nhảy tới lui giữa hai quan điểm - thiền sinh giỏi, thiền sinh dở, thiền sinh loại nào? Những việc ấy làm tôi gần như điên lên được. Đến cuối khóa thiền, tôi khám phá ra rằng ngài U Pandita không hề yêu cầu ai giữ một quyển sổ tay nào hết! Người ta làm như vậy vì họ muốn ghi nhớ những kinh nghiệm của mình, để có thể trình lại cho ngài một cách chính xác mà thôi.

Vì vậy mà nhận diện được tâm so sánh ấy là một điều rất hữu ích. Cái tính tự phụ cho rằng “Tôi tốt hơn” hay “Tôi dở hơn” người khác, khi không được nhận diện rõ ràng sẽ trở thành nguyên nhân của khổ đau. Tính tự phụ luôn luôn phân cách, ngăn chia ta với người khác, và củng cố thêm cái tôi nhỏ hẹp của mình.

Khi ta có chánh niệm về những cảm thọ và ý nghĩ so sánh này, ta có thể làm bạn với chúng mà không sợ bị dính mắc hoặc đồng hóa. Lúc ấy, tâm tự phụ sẽ tự nhiên trở thành những tư tưởng trống rỗng, ta không cần phải bác bỏ hoặc tin vào chúng nữa. Tất cả sẽ đi qua như những chiếc lá rơi lả tả trong gió mùa thu, và bầu trời tâm ta lúc nào cũng an nhiên và tự tai.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.135.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...