Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Giải thoát những cảm xúc »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Giải thoát những cảm xúc

Donate

(Lượt xem: 5.256)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Giải thoát những cảm xúc

Font chữ:

Làm sao để có thể đối phó hữu hiệu với mọi hình thức của tư tưởng - như là ý kiến, phê phán và so sánh - là vấn đề chủ yếu và một thách đố rất lớn trong sự tu tập. Và còn một thử thách khác, có lẽ lớn lao hơn nữa, là học cách uyển chuyển khéo léo theo đời sống cảm xúc.

Trong mọi lãnh vực của kinh nghiệm, từ thiền tập cho đến cuộc sống hằng ngày, cảm xúc bao giờ cũng là một phần rất khó hiểu và ta khó tránh khỏi sự dính mắc vào chúng. Sự khó khăn này có hai nguyên nhân. Thứ nhất, cảm xúc chỉ là một biểu hiện trong tâm, không có hình thể nào nhất định. Chúng không có một biên giới rõ rệt, cũng không có một cam nhận nhất định nào về sự bắt đầu và chấm dứt. Cảm xúc không xác thực như là cảm giác, nó cũng không được định nghĩa rõ ràng như tư tưởng. Ngay trong những khi chúng ta cảm nhận chúng thật mạnh mẽ, ta cũng không thể phân biệt chúng một cách minh bạch.

Chướng ngại thứ hai là sự kiện chúng ta đã bị điều kiện hóa quá nặng nề đến mức nhận chúng là mình. Khi bạn đang có những cảm xúc mạnh mẽ như là yêu, giận, kích thích hay buồn chán... bạn hãy để ý đến ý tưởng kiên cố về một cái “tôi” lúc nào cũng đi kèm. Nhìn thấy được tự tính vô thường và rỗng tuếch của những cảm giác ở thân và ngay cả ở tư tưởng, việc ấy tương đối còn dễ dàng hơn, vì chúng đen và đi rất nhanh; nhưng thấy được tự tính vô ngã của cảm xúc, điều ấy mới thực sự là khó! Sự thật thì đối với đa số chúng ta, ý niệm về một cảm xúc không có chủ nhân là một điều điên rồ, ngu xuẩn, là một sự kiện hết sức mâu thuẫn. Vì cảm xúc bao giờ cũng đã được xem như là một đặc tính cá nhân và rất riêng tư của mỗi người chúng ta.

Như vậy thì có một phương cách nào khác để giúp ta hiểu được cái địa hình phức tạp, cầu kỳ và biến thiên của thế giới cảm xúc này không? Tôi nghĩ có ba bước có thể giúp ta làm được việc ấy.

Bước đầu tiên là làm sao nhận diện được chính xác mỗi cảm xúc khi nó vừa khởi lên và thấy được những sự khác biệt tinh tế của chúng. Có một lúc, trong khi tu tập tôi đã trải qua một giai đoạn cảm thấy buồn vô cùng. Cảm xúc ấy kéo dài nhiều ngày. Tôi quan sát nó trong chánh niệm, ghi nhận “buồn, buồn...” nhưng hình như vẫn có một sự gì đó trong kinh nghiệm ấy cứ dính mãi với tôi.

Sau một thời gian, tôi bắt đầu theo dõi cảm xúc ấy kỹ lưỡng hơn, quan sát nó cặn kẽ hơn. Sau cùng tôi khám phá ra rằng đó không phải là một nỗi buồn nào hết, nó thật ra chỉ là một cảm thọ bất an. Đặc tính của hai cảm thọ ấy bề ngoài có vẻ rất giống nhau, nhưng khi ta quan sát cho thật chính xác, chúng lại hoàn toàn khác biệt. Vừa khi tôi nhận diện được việc gì đang thực sự xảy ra, cơn sóng của nỗi buồn đó cũng bắt đầu lắng dịu. Chúng ta sẽ không thể nào chấp nhận được một cảm xúc hoàn toàn, trừ khi nào ta có thể nhìn thấy được nó một cách đúng thật, và cũng vì vậy mà ta bị cách xa thực tại và rồi cuối cùng cảm thấy như mình bị mắc kẹt.

Cũng có đôi khi vì những cảm xúc quá khó chịu, quá đau đớn mà ta không cho phép mình chấp nhận chúng. Ta tìm đủ mọi cách, ý thức hoặc vô ý thức, để khỏi phải đối diện với chúng. Cái tập quán phủ nhận ấy có thể xảy ra đối với những cảm xúc như là sợ hãi, hổ thẹn, lo lắng, cô đơn, thịnh nộ, buồn chán, ngượng ngùng... và còn nhiều nữa. Chúng ta cố gắng bằng đủ mọi cách, mọi phương pháp mình có thể nghĩ ra, để thay đổi hoàn cảnh thay vì chỉ đơn giản là sống với cảm thọ ấy.

Chúng ta phải bận rộn làm bao nhiêu việc để khỏi cảm thấy sợ hãi hoặc trống vắng, cô đơn trong cuộc sống này? Chỉ vì không biết mở rộng ra với mọi phạm vi của cảm xúc, không thấy được rằng chúng tự sinh và tự diệt, mà chúng ta bị thúc đẩy có những hành động không chắc gì sẽ đem đến hạnh phúc, nhưng lại giam giữ ta trong cuộc trốn chạy khổ đau không ngừng ấy. Biết bao nhiêu loại nghiện ngập nguy hại có thể được ngăn ngừa nếu ta biết cách tiếp xúc với những cảm thọ khó chịu hoặc đau đớn của mình. Nhận diện và chấp nhận những cảm xúc của mình khi chúng khởi lên, nhất là nhưng khổ thọ, sẽ giúp ta mở rộng tâm mình ra để có thể kinh nghiệm được điều mà các tu sĩ ngàn xưa thường gọi là vạn niềm vui và vạn nỗi khổ.

Một vấn đề khác trong việc nhận diện cảm xúc là ta phải thấy được rằng, nhiều khi chúng khởi lên thành nhóm giống như dải ngân hà vậy. Thường thì chúng ta có thể ý thức được một cảm xúc nào đang nổi bật nhất, nhưng lại bỏ sót những cảm xúc tinh tế khác tiềm tàng bên dưới. Và chính những cảm xúc bị bỏ quên ấy lại nuôi dưỡng cái bên trên như một dòng nước ngầm. Ví dụ, ta có thể cảm thấy rất giận dữ và có chánh niệm về cái giận ấy, nhưng ta lại không thấy được cái cảm xúc nghĩ rằng mình đúng đang tiềm tàng ở phía bên dưới. Ngày nào ta vẫn chưa ý thức được những trạng thái đồng minh ấy, các cảm xúc thân hữu đi kèm theo nó, ta sẽ còn bị kẹt vào những khổ thọ ấy lâu dài lắm.

Nhận diện rõ ràng và biết chấp nhận những cảm xúc khác nhau khi chúng khởi lên sẽ dẫn ta đến bước thứ hai trong việc đối phó với những cảm xúc mạnh. Văn hóa Tây phương vô tình thường xem nhẹ phương pháp thứ hai này, mặc dù nó là một trong những nền tảng của hạnh phúc trong cuộc sống chúng ta. Tôi muốn nói đến khả năng phân biệt sáng suốt giữa những cảm xúc thiện và bất thiện. Phương thức phân biệt này rất đơn giản: Cảm xúc hoặc trạng thái này của tâm sẽ gây nên khổ đau cho ta và người khác, hay tạo nên hạnh phúc và an lạc?

Trong tâm ta có những trạng thái rất là hiển nhiên: thiện và bất thiện. Chữ thiện trong Phật giáo chỉ về những việc nào dẫn ta đến hạnh phúc, tự do; và bất thiện là những việc nào sẽ đưa ta đến khổ đau. Trong chúng ta ai cũng đồng ý rằng tham, sân, si là những trạng thái không ai muốn, và từ bi, bao dung, cảm thông là những đức tính quý báu. Đôi khi, sự khác biệt của chúng rất tinh tế và khó phân biệt, nhất là khi những cảm xúc hoặc trạng thái bất thiện của tâm lại trá hình dưới những hình thức thiện. Chúng ta rất có thể nhận lầm một nỗi ưu sầu, thương tiếc hoặc ngay cả sỉ nhục là cảm xúc từ bi. Hoặc ta có thể lẫn lộn cảm xúc lãnh đạm, dửng dưng với một sự bình thản, tĩnh lặng. Chúng có vẻ giống nhau, nhưng thật ra là có bản chất rất khác biệt và gây ra những hậu quả hoàn toàn khác nhau.

Trong xã hội, chúng ta thường được khuyên là phải biết tôn trọng những cảm xúc của mình. Điều ấy đúng về phương diện là ta phải biết nhận diện, chấp nhận và cởi mở đối với chúng. Nhưng nếu chỉ có bấy nhiêu thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần phải tiến thêm một bước nữa, quán chiếu xem tâm thức ấy là thiện hay bất thiện. Nó sẽ mang lại cho ta an lạc và tự do hay chỉ gây thêm khổ đau? Chúng ta thực sự muốn nuôi dưỡng nó hay cần buông bỏ nó? Bao giờ chúng ta cung có một sự chọn lựa, mặc dù rất nhiều khi chúng ta vô tình bỏ qua cơ hội quý báu ấy.

Sự phân biệt sáng suốt đó sẽ đem lại cho ta một quyền lực vô song. Chúng ta không ai có thể chọn lựa được loại cảm xúc nào sẽ khởi lên trong tâm. Nhưng một khi chúng có mặt rồi, ta hoàn toàn tự do trong việc chọn mối tương quan giữa ta với chúng. Nếu ta không ý thức được cảm xúc nào đang có mặt, hoặc không biết rõ nó là thiện hay bất thiện, ta se tiếp tục phản ứng theo tập quán cố hữu của mình. Và rồi ta sẽ cứ mãi vướng mắc trong khổ đau mặc dù đang đi tìm hạnh phúc. Ý thức được những điều này, chúng ta sẽ có thể tạo cho mình một cơ hội để chọn lựa sáng suốt và có được một sự tự do trong nội tâm.

Bước thứ ba vừa khó khăn nhất mà cũng vừa có công năng giải thoát nhất. Bước này là tập làm sao để ta vẫn có thể mở rộng với mọi cảm xúc mà không bị chúng đồng hóa. Đồng hóa với cảm xúc - khi ta nhận nó là mình - là một việc dư thừa. Hãy ghi nhận cảm giác thu nhỏ lại mỗi khi bạn tự đồng hóa mình với một cảm xúc nào đó mà bạn đang kinh nghiệm: “Tôi giận,” “Tôi buồn,” “Tôi vui,” “Tôi lo au.” Những giây phút bị đồng hóa ấy là một tập quán cộng thêm vào, một ước lệ đã gây nên biết bao điều khó xử, khổ đau trong cuộc sống của ta.

Dưới cái nhìn của một thiền sinh thì tất cả mọi trạng thái của tâm thức, trong đó có cả cảm xúc, đều sinh lên và diệt đi mà không có một thực chất nào cả. Chúng hoàn toàn rỗng tuếch. Chúng phát khởi khi nào có đầy đủ điều kiện, đủ duyên, và tàn hoại khi những hợp duyên này tan rã. Những cảm xúc ấy không tùy thuộc bất cứ một người nào hoặc xảy đến cho bất cứ một ai.

Trong thực tế thì mỗi trạng thái của tâm thức, hoặc cảm xúc, tự nó biểu lộ chính nó. Lòng tham dục là chủ thể tham dục, tâm sợ hãi là chủ thể sợ hãi, tình yêu là chủ thể thương yêu... Nó không phải là bạn, cũng không phải là tôi. Bạn có thấy được sự khác biệt giữa cái kinh nghiệm của “Tôi giận” và kinh nghiệm của “Đây là sự giận dữ” không? Trong sự khác biệt nhỏ bé ấy, cả một thế giới tự do bừng mở. Dĩ nhiên, điều quan trọng là ta đừng bao giờ sử dụng ý niệm vô ngã như một phương tiện để chối bỏ. Vì vô ngã phát xuất từ sự chấp nhận và thành thật với chính mình.

Cũng như trong kinh điển Phật giáo Tây Tạng có diễn tả, tâm thức hay cảm xúc giống như mây bay qua bầu trời, chúng không có quê hương, không có cội nguồn. Nhận một cảm xúc là mình thì cũng giống như trói buộc một áng mây. Chúng ta có thể học cách giải thoát mọi cảm xúc, và để cho mọi hiện tượng thanh thản tự nhiên trôi qua bầu trời mênh mông của tâm.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ai vào địa ngục


Có và Không


Pháp bảo Đàn kinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.106.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...