Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» PHÁP GIỚI VŨ TRỤ: TÂM VÀ VẬT »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» PHÁP GIỚI VŨ TRỤ: TÂM VÀ VẬT

Donate

(Lượt xem: 10.299)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vầng sáng từ phương Đông - PHÁP GIỚI VŨ TRỤ: TÂM VÀ VẬT

Font chữ:

MIKE AUSTIN: Ngài nhìn thấy sự tiến hóa của nhân loại đang ở giai đoạn nào? Chẳng hạn, nếu so sánh toàn thể nhân loại như sự phát triển của một người, thì ngài cho rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ trẻ thơ, niên thiếu hay trưởng thành?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo phần giáo lý chung của đạo Phật được ghi trong kinh điển, thế giới này có những giai đoạn tốt hơn và có những giai đoạn xấu hơn. Nay nếu bạn nói về thời gian của một kiếp, thì kỉ nguyên của chúng ta vẫn còn là trẻ thơ; nhưng nếu xét trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì chúng ta đã già. Tôi sẽ giải thích điều này.

Theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, một đại kiếp gồm 80 trung kiếp, chia làm 4 nhóm 20 trung kiếp. Nhóm 20 trung kiếp thứ nhất là kiếp không. Kiếp không là sự trống rỗng hoàn toàn khi thế giới hệ trước đó không còn tồn tại. Sau đó là 20 trung kiếp của kiếp thành, tức là thời kỳ hình thành của thế giới. Kế đến là 20 trung kiếp của kiếp trụ. Tiếp theo là 20 trung kiếp của kiếp hoại. Hiện nay chúng ta đang ở trong Kiếp trụ. Trong khoảng 20 trung kiếp của kiếp trụ, chúng ta đang ở vào thời kỳ đầu của kiếp giảm. Vì thế, khi kiếp này giảm, sẽ có 18 lần tăng và 18 lần giảm. Rồi lại tiếp tục nhóm 20 trung kiếp sau đó.

Nay chúng ta đang ở trong lần giảm thứ nhất, đến mức mà tuổi thọ trung bình của con người còn khoảng 100 tuổi. Trong ý nghĩa thời kỳ đầu của kiếp giảm thì chúng ta đã qua lâu rồi, bởi vậy nên gọi là già. Nhưng với ý nghĩa của 20 kiếp trụ thì chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu.

 MIKE AUSTIN: Có phải quan điểm tổng quát này chỉ xuất phát từ kinh điển?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

 MIKE AUSTIN: Phải chăng đó là căn cứ duy nhất cho cách mô tả như thế này về không gian và thời gian?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi cho là vậy. Có lẽ chỉ là dựa vào kinh điển. Nhưng chẳng cần nói đến những khái niệm về “kiếp” này, ngay như việc giải thích về một ngôi sao gần nhất theo khoa học cũng đã là khó khăn. Quả thật là rất khó!

MIKE AUSTIN: Ngài muốn nói việc xác định vị trí hoặc mô tả hình thể?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, tôi muốn nói đến nguyên nhân hình thành thực sự hay những điều tương tự... Điều tôi đang nói đến lại là một thế giới hệ nằm trong cả nghìn tỉ thế giới, giống như giải thích về một thái dương hệ.

MIKE AUSTIN: Vâng! Vậy xin được đi ngay vào vấn đề. Phật giáo quan niệm như thế nào về nguồn gốc vũ trụ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt vật thể, đó chính là năng lượng. Còn xét về các sinh vật hoặc con người sống trong đó thì nguồn lực tạo ra đời sống của mỗi chúng sinh chính là nghiệp lực của những hành vi mà chúng sinh ấy đã tích tạo. Nghiệp lực là nguyên nhân khiến chúng sinh phải tái sinh theo hình thức nào đó.

MIKE AUSTIN: Hãy xem xét trước hết vấn đề vật chất. Vật chất vốn vô tri. Cái gì là năng lượng khiến cho có các hiện tượng xuất hiện?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về các yếu tố cấu thành vũ trụ, yếu tố ban đầu là gió (phong đại), có nền tảng từ hư không. Rồi gió chuyển động, và dựa vào đó mà hơi nóng xuất hiện (hỏa đại), rồi có hơi nước (thủy đại), rồi chất rắn, chính là yếu tố đất (địa đại). Nếu bạn cần giải thích yếu tố gió ban sơ tương tục từ cái gì, thì có lẽ nó có từ thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.

Dù sao đi nữa thì vũ trụ vẫn là vô cùng, vô hạn. Nếu bạn chỉ đề cập đến một thế giới trong phạm vi của thế giới hệ gồm cả ngàn tỷ thế giới thì có thể nói về một sự khởi nguyên. Còn như đề cập chung đến toàn thể vũ trụ thì không thể được.

MIKE AUSTIN: Nhưng cái gì là nguyên nhân trực tiếp khởi đầu của hư không; và sau đó là của yếu tố gió hay năng lượng mà ngài đề cập đến?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về nguyên nhân đến từ bên ngoài, thì như tôi đã trình bày, đó là thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.

MIKE AUSTIN: Năng lượng có thể tự nhiên sinh khởi từ hư không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó là tự nhiên, không phải do bịa đặt, nhưng đằng sau đó còn có nghiệp lực.

MIKE AUSTIN: Nghiệp lực ấy là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tất nhiên là cần phải giải thích về nghiệp. Nghiệp có nghĩa là hành vi tạo tác. Chẳng hạn như tôi đang nói, đó là hành vi tạo tác bằng lời nói (khẩu nghiệp). Khi tôi đưa bàn tay lên, đó là hành vi tạo tác của thân (thân nghiệp). Còn có sự tạo tác bằng tâm ý (ý nghiệp), đó là những trường hợp tạo tác mà không hề có bất cứ sự biểu hiện nào của thân hay lời nói.

Do những hành vi tạo tác này mà dẫn đến những hậu quả tức thời và lâu dài. Chẳng hạn như cuộc nói chuyện của chúng ta tạo ra được một bầu không khí giao tiếp nơi đây, và đó là kết quả tức thì. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện của chúng ta cũng đồng thời khơi dậy một sức mạnh tinh thần, hoặc tạo ra một ấn tượng trong sự tương tục của tâm thức. Do những dấu ấn này mà sẽ có thêm những hành vi thiện, ác và không thiện không ác (vô ký), rất lâu sau khi những hành vi tạo tác ban đầu đã chấm dứt.

Do đó mà có các nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp không thiện không ác. Lại có một trạng thái dừng chờ - khi hành vi tạo tác đã dừng hẳn - và trạng thái này tồn tại trong dòng tâm thức tương tục. Trạng thái dừng chờ này là một sự tĩnh tại có tác động - một sự vắng bặt có hàm chứa tác nhân. Đó là một năng lực khi hành vi tạo tác không đơn thuần là hoàn toàn dừng hẳn mà vẫn còn có khả năng tạo ra những kết quả trong tương lai. Những trạng thái dừng chờ này có khả năng tự phục hoạt từng sát-na cho đến khi kết quả được hình thành. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp (duyên), nó sẽ chín muồi, tạo ra quả. Cho dù trải qua thời gian lâu dài hay ngắn ngủi cũng không khác gì nhau. Thậm chí có thể là qua hàng tỷ kiếp. Nếu con người không nương nhờ vào một phương tiện để hóa giải tiềm lực này - chẳng hạn như sám hối và phát nguyện không làm những việc ác - thì nghiệp lực này vẫn tồn tại.

MIKE AUSTIN: Nghiệp lực tồn tại ở đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong dòng tương tục của tâm thức. Có hai cơ cở để giải thích cho sự tồn tại của nghiệp lực. Một là dòng tương tục của tâm thức vốn mang tính tạm thời. Và hai là cái ‘tôi’, cái bản ngã tương đối của một con người, vốn mang tính tương tục.

MIKE AUSTIN: Chưa cần phải đi sâu vào chi tiết như vậy, nhưng hãy trở lại với chủ đề ban đầu, sự khác biệt cơ bản nhất giữa tâm và vật là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vật tức là sắc thể; còn tâm chỉ thuần là sự chiếu tri.

MIKE AUSTIN: Cái gì đã tạo thành tâm này?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt căn nguyên của tâm, có một nguyên nhân chính yếu cũng như hợp thể các duyên - năng duyên và sở duyên. Sở duyên - đối tượng được nhận biết - có thể là một hình sắc vật thể; nhưng hình sắc vật thể không thể là nguyên nhân chính yếu tạo ra một tâm, mà đó phải là một cái gì tự nó có được sự chiếu tri. Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào cái máy ghi âm, nhãn thức của tôi có đối tượng sở duyên là chiếc máy ghi âm, còn năng duyên - cái tạo ra khả năng nhìn thấy màu sắc và hình dáng - là thị lực của mắt, nhưng nguyên nhân chính yếu (cũng gọi là điều kiện dẫn khởi) tạo thành một thực thể có sự chiếu tri phải là một sát-na có trước sự chiếu tri ấy, một sát-na trước đó của thức tâm.

MIKE AUSTIN: Cái gì là căn nguyên tạo thành thực thể chiếu tri ấy? Phải chăng cũng là do ngẫu nhiên? Căn nguyên ấy xuất phát từ đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo như những gì nói trên thì không có sự khởi đầu của tâm.

MIKE AUSTIN: Không có sự khởi đầu của tâm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, và cũng không có sự kết thúc. Với những thức tâm riêng biệt nào đó thì có sự khởi đầu và kết thúc, nhưng xét riêng yếu tố thuần túy chiếu tri này thì không có sự khởi đầu hay kết thúc. Với một số dạng tâm thức, có trường hợp không có sự khởi đầu nhưng có sự kết thúc. Chẳng hạn như cảm xúc đau khổ. Cuối cùng khi bạn loại bỏ được một cảm xúc gây đau khổ nào đó, chẳng hạn như sự ghen tức, thì sự tương tục của tâm thức đau khổ ấy sẽ chấm dứt. Bản chất của tâm như thế chính ở chỗ nó là một thực thể có khả năng chiếu tri. Đúng không? Chẳng có gì khác hơn.

MIKE AUSTIN: Ngài chấp nhận cho rằng điều đó chỉ là bản chất tự nhiên?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn hình thức khảo sát hiện tượng. Một là dựa vào sự tương thuộc, chẳng hạn như quan sát khói tương thuộc với lửa. Hai là lưu tâm đến những chức năng của sự vật. Ba là dựa vào suy luận, chứng minh đúng hoặc sai. Bốn là sự nhận thức bản chất của hiện tượng đúng như thực.

Chẳng hạn, việc chúng ta mong muốn được hạnh phúc là bản chất tự nhiên. Chẳng có gì khác cần phải khám phá thêm. Bây giờ, nói về nguyên nhân tạo thành vũ trụ thì hoặc là bạn phải chấp nhận có một đấng sáng tạo, hoặc phải chấp nhận là vũ trụ không có sự khởi đầu. Chẳng còn cách nào khác; chẳng còn khả năng nào nữa cả.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Nguyên lý duyên khởi


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.24.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...