Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Vầng sáng từ phương Đông »» CỘNG NGHIỆP - BIỆT NGHIỆP »»

Vầng sáng từ phương Đông
»» CỘNG NGHIỆP - BIỆT NGHIỆP

Donate

(Lượt xem: 9.591)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vầng sáng từ phương Đông - CỘNG NGHIỆP - BIỆT NGHIỆP

Font chữ:

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có cộng nghiệp và biệt nghiệp.

MIKE AUSTIN: Vâng.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loài người, mà là của vạn loại chúng sinh, chẳng hạn như côn trùng và mọi sinh vật khác trên thế giới. Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trở thành một vật được dùng chung bởi bốn người. Như vậy, hành vi này khiến họ tạo ra một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việc ấy. Còn với những sự việc mà người ta sử dụng một cách riêng rẽ, chúng được dựa trên - cũng như tạo ra - biệt nghiệp của từng cá nhân.

MIKE AUSTIN: Nói cách khác, ngài cho rằng DNA chính là sản phẩm của cộng nghiệp lẫn biệt nghiệp của tất cả chúng sinh trong thế giới này, thông qua đó mà chúng sinh xuất hiện?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không có cơ hội để quan sát chi tiết hoặc nghiên cứu về DNA. Nó là vật thể, là đối tượng nhận biết được bởi nhãn thức. Bạn có thể nhìn thấy được nó qua kính hiển vi không?

MIKE AUSTIN: Tất nhiên là được. Có 64 nhiễm sắc thể được cấu thành trong một con người. Trong mỗi nhiễm sắc thể, nó được dàn trải thành hàng ngàn hợp thể gọi là các gen.

 ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đó là vật chất. Một khi nó là vật chất thì nó có thể phân chia và chiếm chỗ trong không gian. Nó không thể là không phân chia được. Nếu nó không phân chia được, nếu có bất cứ vật thể nào không phân chia được, thì sẽ không có bất cứ dạng thức nào cả. Dạng thức không thể nào hiện hữu. DNA chắc hẳn là không có sự nhận thức, nhưng đóng vai trò như nền tảng của sự nhận thức.

MIKE AUSTIN: Nếu tự nó không có sự nhận thức thì cái gì là nguyên nhân tạo thành nó theo cách thích hợp để xuất hiện sự nhận thức? Nếu ngài đã nói rằng khởi nguyên tâm thức vốn không tạo thành vật thể, vậy thì chính xác là điều gì đã tạo ra chất DNA vô tri giác này, để rồi đến lượt nó lại tạo thành tâm thức?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này cũng tương tự như thị lực của một con mắt. Đó là vật chất, không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng của sự nhận thức, và qua vai trò đó, nó là tác nhân sinh khởi của sự nhận thức. Chẳng hạn như bộ não, nó không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng của sự nhận thức. Một khi có cái gì đó là sự nhận thức, thì nhất thiết nó phải không có hình dáng và màu sắc. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đây, nhờ năng lực thiền định, hay tam-muội, mà bạn có thể đạt tới hoặc tạo ra được một trật tự cao hơn trong một tầm mức sắc thể. Có hai dạng thuộc loại này: một dạng có thể quan sát bằng các giác quan, và một dạng chỉ có thể nhận biết bằng tâm thức. Có những sắc thể vi tế chỉ có thể được biết bởi tâm thức. Vì thế mà có lửa và nước được tạo ra do năng lực thiền định, nhưng đó thực ra không phải là lửa và nước, vì chúng chỉ được tạo ra tùy thuộc vào định lực. Nhưng chúng có thể có tác dụng đốt cháy hay làm ướt vật chất.

MIKE AUSTIN: Lửa mà ngài đang nói đến ở đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nó phát xuất từ người có khả năng tu tập về các thứ như lửa, nước, gió, v.v... Điều này tương tự như bức ảnh mà người ta chụp được bằng ấn tượng tinh thần mà hôm nay chúng ta đã được thấy. Giống như vậy đó.

MIKE AUSTIN: Như vậy là ở một mức độ đào luyện tâm linh nào đó, thì vật chất có thể được biểu hiện ra?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Nhằm mục đích gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó tùy theo động cơ của mỗi người.

MIKE AUSTIN: Tôi hiểu rồi. Tôi muốn hỏi ngài vài vấn đề có liên quan đến chuyện này. Từ khi ngài còn nhỏ, ngài đã rất thích khoa học. Vì sao vậy?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì sao ư? Đó là mơ ước của tôi. Đúng vậy. Để xem nào, tôi đã quan sát nhiều tranh ảnh, và từ đó tôi đâm ra thích thú. Từ khi còn nhỏ tôi đã rất tò mò. Và khi bạn phát triển dần những câu hỏi “vì sao”, đó là lý do bạn quan tâm đến khoa học.

MIKE AUSTIN: Kể cả khi tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu hay một điều gì đó tương tự như thế?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu bạn tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu thì đó không phải là khoa học. Khoa học đến sau nguyên nhân khởi đầu.

MIKE AUSTIN: Cho đến nửa đời ngài mới rời  khỏi một thế giới không có khoa học kỹ thuật để bước vào giữa thế kỷ 20 này. Những sự phát triển, những khám phá nào khiến ngài có ấn tượng hay quan tâm nhiều nhất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hôm nay tôi đã có nói đến, đó là cái máy quét này. Thật là đặc biệt. Khi thân thể được quét qua, nó ghi nhận từng cen-ti-mét của cơ thể bạn theo lớp cắt ngang. Thật là kì diệu.

 MIKE AUSTIN: Tại sao điều ấy khiến ngài quan tâm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: À, vì nó rất có ích.

MIKE AUSTIN: Vì lí do gì phát minh này lại đáng quan tâm nhất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì không cần phải giải phẫu thân người để có được ảnh chụp.

MIKE AUSTIN: Một số máy móc này đã gây nhiều rắc rối cũng như giúp ích cho con người. Ngài nghĩ cách tốt nhất để vận dụng khoa học kĩ thuật là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó còn tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy. Cần có sự vừa phải và lòng tốt. Như thế mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Thế thôi.

MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy thế nào về năng lượng hạt nhân?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tốt. Tôi nghĩ đó là điều tốt.

MIKE AUSTIN: Tại sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì nó có ích. Nếu bạn sử dụng nó một cách thích hợp, tôi cho là vậy.

MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy rằng tiềm năng lợi ích của nó vượt hơn sự nguy hiểm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi thứ đều là duyên khởi. Bạn thấy đó, năng lượng hạt nhân có phải là hoàn toàn có lợi không? Tất nhiên là không. Nhưng chúng ta đang đề cập một vấn đề nan giải. Chỉ xét riêng bản thân nó, bạn không thể quả quyết rằng năng lượng hạt nhân là xấu, bởi vì nếu bạn quả quyết như vậy thì chính bạn sẽ là người cực đoan. Nếu bạn đi đến bất cứ sự cực đoan nào, điều ấy cũng tai hại.

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những ảnh hưởng tinh thần rộng hơn của năng lượng hạt nhân? Chúng ta đã sử dụng được năng lượng từ nguyên tử, và với nguồn lực tự nhiên mạnh nhất này - quả thật như thế - chúng ta rất có thể sẽ huỷ diệt cả thế giới. Ngài có thấy gì là nghịch lý trong việc này chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một lần nữa, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào kĩ năng của bạn trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân như thế nào. Chẳng hạn như việc ăn kiêng, nếu bạn không biết cách ăn như thế nào cho thích hợp, bạn cũng có thể tự giết mình.

MIKE AUSTIN: Trở lại vấn đề chúng ta đang thảo luận từ trước; sự tồn tại và tiến hóa của vũ trụ. Khoa học phương Tây đã chỉ ra rằng đời sống trên hành tinh này được phát triển từ những dạng thể đơn giản đến những dạng thể tinh vi phức tạp cao hơn. Ngài có thể nào cho rằng dòng tiến hóa này là tương tự với quan niệm của đạo Phật về luân hồi, trong đó các loài hữu tình chuyển sinh trong một vòng luân chuyển đã xác định trước với những hình thức đời sống căn bản?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo những kinh điển mà tôi đã đề cập trước đây, chúng tôi tin vào cả dạng đời sống bậc cao dần dần thoái hóa và dạng đời sống nguyên thủy được tiến hóa. Ngoài ra, tôi không biết. Điều này thật khó nói. Chúng ta phải khảo sát thêm nữa vấn đề này. Tôi cho rằng những điều khác biệt vẫn có thể đồng thời tồn tại. Những gì khoa học đã tìm ra về bản chất hiện nay của sự tiến hóa có thể là đúng; nhưng đồng thời một kiểu tiến hóa khác cũng có thể đang tồn tại. Điều ấy thật khó nói.

MIKE AUSTIN: Trong kinh điển có nói đến hay chăng một thời điểm cụ thể, một mốc cố định hoặc thời kỳ mà trong vòng luân hồi, không gian và thời gian sẽ trống rỗng không còn chúng sinh nào?

 ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này được giải thích như sau trong một quyển kinh của đạo Phật. Nếu bạn đào sâu xuống lòng đất 1000 thước, rồi đào rộng ra chung quanh vuông vức 1000 thước, sau đó lấp đầy hố trống này bằng tóc, mỗi sợi dài nửa thước. Rồi nếu như cứ 100 năm lại lấy đi một sợi tóc, cho đến khi lấy hết số tóc ấy sẽ là khoảng thời gian của một trung kiếp, và (một đại kiếp) có 80 trung kiếp. Đại thể là như thế.

MIKE AUSTIN: Trong kinh có nói là sẽ có bao nhiêu đại kiếp không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ, vô số. Không có giới hạn đối với đại kiếp. Sự tồn tại theo kiểu như trái đất này tan rã, rồi bắt đầu hình thành, rồi lại tan rã, diễn ra ở khắp nơi trong vũ trụ.

MIKE AUSTIN: Vậy không có một thời điểm xác định khi vòng luân hồi sẽ dừng lại hay sao? Chẳng phải ngài đã nói rằng vòng luân hồi sinh tử không có điểm khởi đầu, nhưng có điểm chấm dứt đó sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với từng cá nhân thì nó có thể chấm dứt. Với toàn thể thì nó chẳng có khởi đầu và chẳng có kết thúc. Nếu bạn khảo sát riêng về một con người, có hiện hữu một khả tính có thể đem lại sự chấm dứt nguyên nhân khiến cho người ấy chịu luân hồi sinh tử. Do vậy, nó có điểm kết thúc. Nhưng bây giờ, khi chúng ta đề cập về luân hồi nói chung, thì rất khó nói vì nó không có giới hạn. Đối với cái gì không có giới hạn, làm sao bạn có thể đặt một thời điểm xác định vào đó? Vấn đề là ở điểm này.

MIKE AUSTIN: Một câu hỏi cuối - các dạng sinh vật ở quanh ta chủ yếu được phân làm hai loại. Một là thực vật, hai là động vật. Thực vật tự sinh tồn bằng chính cơ thể của chúng và những gì lấy được từ ánh nắng, đất và không khí. Nhưng động vật phải ăn thức ăn từ bên ngoài và thường là bằng cách giết hại những loài khác. Ngài thấy có ý nghĩa gì, hay ý nghĩa về mặt tâm linh nào đối với thực tế sự sống đang tồn tại theo hai cách như thế?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: (cười lớn). Điều ấy thật khó. Theo đạo Phật, còn có sự khác nhau dựa trên nền tảng đó có phải là một loài hữu tình hay không.

 MIKE AUSTIN: Thực vật có phải là loài hữu tình hay không? Chúng có tình thức hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thực vật nói chung thì không phải. Nhưng nay lại có một điều phức tạp hơn. Loài nào là thực vật thực sự và loài nào là động vật? Điều ấy rất khó. Những cây cối quanh ta có lẽ là thực vật thực sự. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ xem chúng như là loài không có tình thức. Tuy nhiên còn có những loài thực vật khác mà rất khó nói là chúng có tình thức hay không. Ngay cả với cơ thể con người, khi phân tích những tế bào ra thì tôi không biết chắc là tế bào nào có tình thức và tế bào nào không. Theo kinh điển đạo Phật, có 80.000 tế bào có tình thức, tức 80.000 chúng sinh hữu tình trong cơ thể con người, bao gồm cả giun lãi. Tôi nghĩ là thân thể con người khó có thể chứa đựng được đến 80.000 con lãi nhìn thấy được bằng mắt thường! Nhưng như tôi đã đề cập, không nhất thiết là mọi vật có sự chuyển động đều phải có tình thức!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Bhutan có gì lạ


Quy Sơn cảnh sách văn


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.165.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...