MIKE AUSTIN: Ngài nhìn thấy sự tiến hóa của nhân loại đang ở giai đoạn
nào? Chẳng hạn, nếu so sánh toàn thể nhân loại như sự phát triển của một
người, thì ngài cho rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ trẻ thơ, niên
thiếu hay trưởng thành?
Mike Austin: At what stage do you see mankind’s evolution? For instance, if you were to look at the entire human race as one person, would you say we’re in childhood, adolescence, adulthood?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo phần giáo lý chung của đạo Phật được ghi trong kinh
điển, thế giới này có những giai đoạn tốt hơn và có những giai đoạn
xấu hơn. Nay nếu bạn nói về thời gian của một kiếp, thì kỉ nguyên của
chúng ta vẫn còn là trẻ thơ; nhưng nếu xét trong một khoảng thời gian
ngắn hơn thì chúng ta đã già. Tôi sẽ giải thích điều này.
Dalai Latma: According to the general Buddhist teaching - Buddhist scriptures - sometimes the world is better, sometimes worse. Now if you speak about the period of one aeon, then our era is still childhood, but within a smaller period, it is old. I will explain.
Theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, một đại kiếp gồm 80 trung kiếp, chia làm 4
nhóm 20 trung kiếp. Nhóm 20 trung kiếp thứ nhất là kiếp không. Kiếp
không là sự trống rỗng hoàn toàn khi thế giới hệ trước đó không còn tồn
tại. Sau đó là 20 trung kiếp của kiếp thành, tức là thời kỳ hình thành
của thế giới. Kế đến là 20 trung kiếp của kiếp trụ. Tiếp theo là 20
trung kiếp của kiếp hoại. Hiện nay chúng ta đang ở trong Kiếp trụ. Trong
khoảng 20 trung kiếp của kiếp trụ, chúng ta đang ở vào thời kỳ đầu của
kiếp giảm. Vì thế, khi kiếp này giảm, sẽ có 18 lần tăng và 18 lần giảm.
Rồi lại tiếp tục nhóm 20 trung kiếp sau đó.
According to the Abhidharmakosha, one great aeon is composed of eighty intermediate aeons in four groups of twenty. The first twenty are aeons of vacuity. The vacuity is the absence of the last world system. They are followed by twenty aeons of formation of the new world system; then twenty aeons of abiding; then twenty aeons of destruction of that system. Right now we’re in the aeons of abiding. Within these twenty intermediate aeons of abiding, we are in the first long period of decline. So, as this one is coming down, there are eighteen ups and downs afterwards. Then the twentieth goes on up.
Nay chúng ta đang ở trong lần giảm thứ nhất, đến mức mà tuổi thọ trung
bình của con người còn khoảng 100 tuổi. Trong ý nghĩa thời kỳ đầu của
kiếp giảm thì chúng ta đã qua lâu rồi, bởi vậy nên gọi là già. Nhưng với
ý nghĩa của 20 kiếp trụ thì chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu.
Now we are in the first downward one, at the point in which the average lifespan is around a hundred years. In terms of this first period of decline, we are far along in it, and thus, old, but in terms of the twenty aeons of abiding, we are only at the beginning.
MIKE AUSTIN: Có phải quan điểm tổng quát này chỉ xuất phát từ kinh
điển?
Mike Austin: Is this panoramic view from scriptural sources only?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.
MIKE AUSTIN: Phải chăng đó là căn cứ duy nhất cho cách mô tả như thế
này về không gian và thời gian?
Mike Austin: Is that the only proof that can be cited for this picture of time and space?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi cho là vậy. Có lẽ chỉ là dựa vào kinh điển. Nhưng
chẳng cần nói đến những khái niệm về “kiếp” này, ngay như việc giải
thích về một ngôi sao gần nhất theo khoa học cũng đã là khó khăn. Quả
thật là rất khó!
Dalai Latma: I think so; probably just scriptural. But forgot about all these aeons, it’s even difficult for us to explain in terms of science the nearest star. Quite difficult.
MIKE AUSTIN: Ngài muốn nói việc xác định vị trí hoặc mô tả hình thể?
Mike Austin: Where it is, or what it’s like?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, tôi muốn nói đến nguyên nhân hình thành thực sự
hay những điều tương tự... Điều tôi đang nói đến lại là một thế giới hệ
nằm trong cả nghìn tỉ thế giới, giống như giải thích về một thái dương
hệ.
Dalai Latma: What is its real cause, and so forth. What I’m talking about is one world system within a billion worlds, like explaining one galaxy.
MIKE AUSTIN: Vâng! Vậy xin được đi ngay vào vấn đề. Phật giáo quan niệm
như thế nào về nguồn gốc vũ trụ?
Mike Austin: OK, let’s go right to the beginning then. What is the Buddhist view of the origin of the universe?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt vật thể, đó chính là năng lượng. Còn xét về các
sinh vật hoặc con người sống trong đó thì nguồn lực tạo ra đời sống của
mỗi chúng sinh chính là nghiệp lực của những hành vi mà chúng sinh ấy đã
tích tạo. Nghiệp lực là nguyên nhân khiến chúng sinh phải tái sinh theo
hình thức nào đó.
Dalai Latma: In terms of matter, it’s really energy. In terms of the internal beings, or persons, the force that produces them is that of the actions they have accumulated, which cause them to be reborn in that way.
MIKE AUSTIN: Hãy xem xét trước hết vấn đề vật chất. Vật chất vốn vô tri.
Cái gì là năng lượng khiến cho có các hiện tượng xuất hiện?
Mike Austin: Dealing first with the matter side of it, inanimate matter. What is the energy by which phenomena manifest?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về các yếu tố cấu thành vũ trụ, yếu tố ban đầu là gió
(phong đại), có nền tảng từ hư không. Rồi gió chuyển động, và dựa vào đó
mà hơi nóng xuất hiện (hỏa đại), rồi có hơi nước (thủy đại), rồi chất
rắn, chính là yếu tố đất (địa đại). Nếu bạn cần giải thích yếu tố gió
ban sơ tương tục từ cái gì, thì có lẽ nó có từ thời kỳ kiếp không của
thế giới hệ trước đó.
Dalai Latma: In terms of the elements, wind is first. Its basis is space. Then the wind moves, and in dependence on that, heat occurs; then moisture, then solidity - the earth element. If you have to explain what the initial wind is a continuation of, then probably it comes out of the period of vacuity of the former world system.
Dù sao đi nữa thì vũ trụ vẫn là vô cùng, vô hạn. Nếu bạn chỉ đề cập đến
một thế giới trong phạm vi của thế giới hệ gồm cả ngàn tỷ thế giới thì
có thể nói về một sự khởi nguyên. Còn như đề cập chung đến toàn thể vũ
trụ thì không thể được.
In any case, it’s infinite. If you speak about one world within a world system of a billion worlds, then you can speak about a beginning; otherwise, in general, you can’t.
MIKE AUSTIN: Nhưng cái gì là nguyên nhân trực tiếp khởi đầu của hư
không; và sau đó là của yếu tố gió hay năng lượng mà ngài đề cập đến?
Mike Austin: But what is the direct cause, initially, of space; and secondly, of this wind or energy you are speaking about.
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về nguyên nhân đến từ bên ngoài, thì như tôi đã
trình bày, đó là thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.
Dalai Latma: If you’re speaking externally, then just what I said; the period of vacuity of the former world system.
MIKE AUSTIN: Năng lượng có thể tự nhiên sinh khởi từ hư không?
Mike Austin: Energy spontaneously arises from vacuity?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó là tự nhiên, không phải do bịa đặt, nhưng đằng
sau đó còn có nghiệp lực.
Dalai Latma: It’s natural, not something fabricated, but behind that is karmic force.
MIKE AUSTIN: Nghiệp lực ấy là gì?
Mike Austin: What is this karmic force?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tất nhiên là cần phải giải thích về nghiệp. Nghiệp có
nghĩa là hành vi tạo tác. Chẳng hạn như tôi đang nói, đó là hành vi tạo
tác bằng lời nói (khẩu nghiệp). Khi tôi đưa bàn tay lên, đó là hành vi
tạo tác của thân (thân nghiệp). Còn có sự tạo tác bằng tâm ý (ý nghiệp),
đó là những trường hợp tạo tác mà không hề có bất cứ sự biểu hiện nào
của thân hay lời nói.
Dalai Latma: Of course, it’s necessary to explain karma. Karma means action. For instance, I’m speaking now, and that’s a verbal act. I’m moving my hands, and that’s a physical act. Then there are mental actions which are cases in which there isn’t any physical or verbal manifestation.
Do những hành vi tạo tác này mà dẫn đến những hậu quả tức thời và lâu
dài. Chẳng hạn như cuộc nói chuyện của chúng ta tạo ra được một bầu
không khí giao tiếp nơi đây, và đó là kết quả tức thì. Tuy nhiên, cuộc
nói chuyện của chúng ta cũng đồng thời khơi dậy một sức mạnh tinh thần,
hoặc tạo ra một ấn tượng trong sự tương tục của tâm thức. Do những dấu
ấn này mà sẽ có thêm những hành vi thiện, ác và không thiện không ác (vô
ký), rất lâu sau khi những hành vi tạo tác ban đầu đã chấm dứt.
Due to these actions, there are both immediate and long - range results. Because of our speaking, a certain atmosphere is generated here and that’s an immediate effect. However, our speaking also establishes a potency, or makes an imprint on the continuum of the mind. Through this imprint there come to be further good, bad and neutral actions long after the original ones stop.
Do đó mà có các nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp không thiện không ác.
Lại có một trạng thái dừng chờ - khi hành vi tạo tác đã dừng hẳn - và
trạng thái này tồn tại trong dòng tâm thức tương tục. Trạng thái dừng
chờ này là một sự tĩnh tại có tác động - một sự vắng bặt có hàm chứa tác
nhân. Đó là một năng lực khi hành vi tạo tác không đơn thuần là hoàn
toàn dừng hẳn mà vẫn còn có khả năng tạo ra những kết quả trong tương
lai. Những trạng thái dừng chờ này có khả năng tự phục hoạt từng sát-na
cho đến khi kết quả được hình thành. Khi hội đủ những điều kiện thích
hợp (duyên), nó sẽ chín muồi, tạo ra quả. Cho dù trải qua thời gian lâu
dài hay ngắn ngủi cũng không khác gì nhau. Thậm chí có thể là qua hàng
tỷ kiếp. Nếu con người không nương nhờ vào một phương tiện để hóa giải
tiềm lực này - chẳng hạn như sám hối và phát nguyện không làm những việc
ác - thì nghiệp lực này vẫn tồn tại.
Thus there are good, bad and neutral karmas. There is this state of cessation - the state of the activity’s having ceased - and this remains in the mental continuum. This state of cessation is an affirming negative - an absence which includes something positive. It is a potency which is not just the mere cessation of the action, but has the capacity of producing an effect in the future. These states of cessation are capable of regenerating moment by moment until an effect is produced. When it meets with the proper conditions, it fructifies, or matures. It doesn’t make any difference how much time passes. It could even be billions of aeons. If one hasn’t engaged in a means to cause the potency to be reduced - such as confession and intention of restraint in the case of bad actions - then it will just remain.
MIKE AUSTIN: Nghiệp lực tồn tại ở đâu?
Mike Austin: Where does it remain?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong dòng tương tục của tâm thức. Có hai cơ cở để giải
thích cho sự tồn tại của nghiệp lực. Một là dòng tương tục của tâm thức
vốn mang tính tạm thời. Và hai là cái ‘tôi’, cái bản ngã tương đối của
một con người, vốn mang tính tương tục.
Dalai Latma: With the continuum of the mind. There are two bases that are explained for this imprint. One is continual, the other temporary. The temporary one is the mental continuum, and the continual one is the mere “I”, the relative self of a person.
MIKE AUSTIN: Chưa cần phải đi sâu vào chi tiết như vậy, nhưng hãy trở
lại với chủ đề ban đầu, sự khác biệt cơ bản nhất giữa tâm và vật là gì?
Mike Austin: Not getting into such detail yet, but going all the way back to the beginning, what is the most basic difference between mind and matter?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vật tức là sắc thể; còn tâm chỉ thuần là sự chiếu tri.
Dalai Latma: Matter is physical; mind is mere illumination and knowing.
MIKE AUSTIN: Cái gì đã tạo thành tâm này?
Mike Austin: What has caused this mind?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt căn nguyên của tâm, có một nguyên nhân chính yếu
cũng như hợp thể các duyên - năng duyên và sở duyên. Sở duyên - đối
tượng được nhận biết - có thể là một hình sắc vật thể; nhưng hình sắc
vật thể không thể là nguyên nhân chính yếu tạo ra một tâm, mà đó phải là
một cái gì tự nó có được sự chiếu tri. Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào cái
máy ghi âm, nhãn thức của tôi có đối tượng sở duyên là chiếc máy ghi âm,
còn năng duyên - cái tạo ra khả năng nhìn thấy màu sắc và hình dáng - là
thị lực của mắt, nhưng nguyên nhân chính yếu (cũng gọi là điều kiện dẫn
khởi) tạo thành một thực thể có sự chiếu tri phải là một sát-na có trước
sự chiếu tri ấy, một sát-na trước đó của thức tâm.
Dalai Latma: As regarding the causes of mind, there is a substantial cause, as well as cooperative conditions - an empowering condition and an observed object condition. This last condition - the object which is perceived - could be a form; but a form, a physical thing, cannot be the substantial cause of a mind. It must be something that, itself, is illuminating and knowing. For instance, when I look at the tape recorder, my eye consciousness has as its observed object condition the tape recorder. Its empowering condition - that which enables it to see colour and shape - is the sense power of the eye, but its substantial cause (also called its preceding condition), which generates it into an entity that is illuminating and knowing, must be a previous moment of illumination and knowing, a previous moment of consciousness.
MIKE AUSTIN: Cái gì là căn nguyên tạo thành thực thể chiếu tri ấy? Phải
chăng cũng là do ngẫu nhiên? Căn nguyên ấy xuất phát từ đâu?
Mike Austin: That entity which is illuminating and knowing: what has caused that? Is that spontaneous, too? Where does that originally come from?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo như những gì nói trên thì không có sự khởi đầu của
tâm.
Dalai Latma: And thus there’s no beginning to the mind.
MIKE AUSTIN: Không có sự khởi đầu của tâm?
Mike Austin: There is no beginning to the mind...
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, và cũng không có sự kết thúc. Với những thức tâm
riêng biệt nào đó thì có sự khởi đầu và kết thúc, nhưng xét riêng yếu tố
thuần túy chiếu tri này thì không có sự khởi đầu hay kết thúc. Với một
số dạng tâm thức, có trường hợp không có sự khởi đầu nhưng có sự kết
thúc. Chẳng hạn như cảm xúc đau khổ. Cuối cùng khi bạn loại bỏ được một
cảm xúc gây đau khổ nào đó, chẳng hạn như sự ghen tức, thì sự tương tục
của tâm thức đau khổ ấy sẽ chấm dứt. Bản chất của tâm như thế chính ở
chỗ nó là một thực thể có khả năng chiếu tri. Đúng không? Chẳng có gì
khác hơn.
Dalai Latma: No ending, either. With regard to specific minds and consciousnesses, there are beginnings and ends, but with regard to this mere factor of illumination and knowing, there’s no beginning or end. Now, with some consciousnesses, there are cases where there is no beginning, but there is an end. For instance, an afflictive emotion. When you finally remove a specific mental affliction such as jealousy, then the continuum of that consciousness meets its end. The very nature of mind is that it is this thing which is illuminating and knowing. Right? There isn’t anything further.
MIKE AUSTIN: Ngài chấp nhận cho rằng điều đó chỉ là bản chất tự nhiên?
Mike Austin: That satisfies you to say it’s just nature?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn hình thức khảo sát hiện tượng. Một là dựa vào sự
tương thuộc, chẳng hạn như quan sát khói tương thuộc với lửa. Hai là lưu
tâm đến những chức năng của sự vật. Ba là dựa vào suy luận, chứng minh
đúng hoặc sai. Bốn là sự nhận thức bản chất của hiện tượng đúng như
thực.
Dalai Latma: There are four types of investigation of phenomena. One is by way of dependence, such as seeing that smoke depends on fire. Another is to notice the functions of things. The third is by way of reasoning; proving correctness or incorrectness. The last is the recognition that such and such is the object’s nature.
Chẳng hạn, việc chúng ta mong muốn được hạnh phúc là bản chất tự nhiên.
Chẳng có gì khác cần phải khám phá thêm. Bây giờ, nói về nguyên nhân tạo
thành vũ trụ thì hoặc là bạn phải chấp nhận có một đấng sáng tạo, hoặc
phải chấp nhận là vũ trụ không có sự khởi đầu. Chẳng còn cách nào khác;
chẳng còn khả năng nào nữa cả.
For instance, that we want happiness is just our nature. There’s nothing else to discover. Now, with regard to universal causation, either you have to accept a creative deity, or you have to accept that the universe is beginningless. There’s no other way; there’s no other possibility.