Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden

Trang chủ »» Danh mục »» NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU PHẬT HỌC »» Nhật ký Dharamsala »» 11. Ngày 22 tháng 2, 2008 »»

Nhật ký Dharamsala
»» 11. Ngày 22 tháng 2, 2008

Donate

(Lượt xem: 3.724)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nhật ký Dharamsala - 11. Ngày 22 tháng 2, 2008

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vì hôm qua khi tôi đến ngôi chùa chính để nghe pháp thì đã có đông người làm đuôi thật dài, cho nên sáng nay tôi phải thức dậy sớm hơn từ lúc 5 giờ 30 sáng để có đủ thì giờ hành trì và đi sắp hàng, để khỏi vào trễ. Như thói quen, tôi bắt đầu bằng thời thiền tọa an tâm. Vì còn sớm quá, nên thành phố đang ngủ yên. Tất cả thật là an tĩnh chung quanh tôi và chỉ ít phút sau tâm thức đi vào một sự bình an và hỷ lạc không thể nào diễn tả nổi. Tự nhiên tâm tôi sung sướng như mới nở ra một đóa hoa và hiểu được niềm hạnh phúc nhất trong một ngày chính là thời thiền tọa sáng sớm tinh mơ khi tất cả còn đang yên ngủ.

Đó là lý do tại sao chư vị tôn đức tổ sư đã đặt ra thời tọa thiền công phu khuya trong các thiền viện. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đi ngủ rất sớm và dậy từ 4 giờ sáng hành trì công phu thiền tọa. Lúc sáng tinh mơ này là thời điểm dễ dàng nhất để nhập định và an trú trong niềm hạnh lạc của thiền duyệt. Một phần vì thân tâm đã trải qua một đêm an nghỉ và sẵn sàng để hành trì công phu tinh tấn. Phần khác, khi không khí và môi trường chung quanh còn đang yên ngủ rất tĩnh lặng, không làm chia chẻ tâm thức an tĩnh sau một đêm an nghỉ của chúng ta. Tất cả đều dễ dàng đưa thân tâm chín muồi của mình vào trong niềm an định nhẹ nhàng sung sướng. Rồi niềm hỷ lạc phát khởi lại càng đưa tâm thức vào trong cảnh giới an bình nội tại. Chính từ tâm an bình đó - như một mặt hồ tĩnh lặng và nước hồ lóng xuống đáy trong suốt - mà thiền giả trực ngộ ra nhiều điều hữu ích lớn. Khi tâm đạt đến cao điểm của sự an tĩnh sẽ nở ra thành tiểu ngộ. Sau nhiều lần tiểu ngộ và tiếp tục hành trì thành thục chín muồi sẽ đưa đến đại giác.

Chính vậy, hạnh phúc là niềm an lạc của buổi thiền định sáng sớm tinh mơ khi một ngày bắt đầu. Tất cả trí tuệ sẽ tự khởi sinh từ tâm an tĩnh, niềm khinh an nhẹ nhàng của thần trí cực kỳ tỉnh táo và cảnh giác. Có lẽ vì vậy mà phần lớn các sự giác ngộ[23] đều xảy ra khi trời vừa hừng sáng. Tôi nhớ đến các kinh sách kể lại cuộc đời của đức Thích Ca Mâu Ni tọa thiền 49 ngày dưới gốc cây bồ đề và đại giác ngộ trước khi trời sáng. Hãy nhìn vào tượng Phật an tọa kiết già, khuôn mặt thanh tịnh trong niềm an tĩnh, hai bàn tay xếp trên nhau, rất an lạc. Đó chính là cõi cực lạc ngay tại thế gian này.

Nếu có ai hỏi tôi: Lúc nào là lúc hạnh phúc nhất đời bạn? Tôi sẽ trả lời: Là lúc sáng sớm tinh mơ, hành thiền quán, là những giây phút trụ trong thiền định bất khả thuyết, bất khả tư nghì!

Đó là lý do tại sao các hành giả du già thường không ăn bữa tối (hoặc ăn tối thiểu), để dạ dày trống rỗng, nghỉ ngơi trong giấc ngủ sớm, an lành và sáng thức giấc rất sớm trong niềm an tĩnh, khinh an và hành thiền giác ngộ.

Cho nên sáng nay, vì không muốn đi nghe pháp quá trễ phải làm đuôi rất lâu, tôi cố thức dậy thật sớm, làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bụng thật nhẹ nhàng trống rỗng. Thế mà nhờ vậy, lại vô tình đi vào cõi thiền định tràn đầy niềm an lạc vô biên. Sau đó tôi hành trì các pháp môn hứa nguyện trong niềm an vui vô tận.

Rồi tôi ra khỏi khách sạn đi lên chùa chính nghe pháp. Hôm nay tôi đi sớm nên bớt đông hơn, thế mà qua khỏi được hàng kiểm soát an ninh và vào trong sân nghe pháp thì cũng đã đầy nửa. Dĩ nhiên là chỗ của tôi đã có người ngồi. Tôi lui xuống ngồi sau hàng của các bạn người Canada. Một lúc sau thì họ đến đầy đủ. Tôi lại nhích ra cho họ vào chỗ ngồi của họ và vô tình ngồi trên một ô vuông có viết chữ Marie, USA. Chả sao, tôi thầm nghĩ, chỗ của mình người ta cũng đã ngồi lên.

Được một lúc sau, gần đến giờ thuyết pháp thì có một cô vội vã bước về phía chỗ tôi ngồi và loay hoay tìm kiếm. Tôi nhìn kỹ cô xem có phải là hôm qua cô đã ngồi chỗ này không, nhưng không nghĩ là cô đã đến nghe pháp hôm qua. Cô đòi lại chỗ ngồi của cô bằng tiếng Mỹ: “This is my place, Marie is my name.” Tôi nói vâng (“yes”) và ngồi lui lại đằng sau cô, trả lại chỗ của cô. Chưa đầy năm phút sau có hai vị Phật tử nam nữ người Mỹ đến hỏi tôi xin ngồi chỗ bên cạnh (“Is there anybody here, can we seat here?”), tôi vui vẻ trả lời là: Tôi không biết, nhưng hai bạn cứ ngồi đi, cùng lắm chúng ta ngồi chật lại và chia sẻ chỗ. Chúng ta đến đây để cùng chung nghe pháp, và đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy chúng ta phải chia sẻ và giúp đỡ mọi người, và tôi rất hoan hỷ chia sẻ. (“I don’t know, but please sit down, anyway if others come, we will sit even more closer to share the place, after all we are here to learn Buddhism and one thing that His Holiness always teaches us is to share and help, so it is my pleasure to share.”) Sau khi tôi nói vậy, hai bạn kia vui mừng ngồi xuống, còn cô Phật tử lúc nãy đòi chỗ của mình không biết nghĩ gì, nhưng một lúc sau cũng nhích chỗ cho hai người Tây Tạng ngồi chung và nói “Tôi cũng chia sẻ đây.” (“I also can share.”)

Tôi mỉm cười và bắt đầu lấy máy radio ra bắt đài FM 92.30 MHz để nghe vị thông dịch sang tiếng Anh là Geshe Dorje Tamdul.

Tôi thầm nghĩ, đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy không biết bao nhiêu rồi, mà trong đời sống hằng ngày, chỉ hơi vô ý là chúng ta sẽ mắc phải cái ngã, của tôi, của anh, và tất cả mọi tranh chấp trên thế giới này, dù lớn hay nhỏ cũng không qua khỏi cái bản ngã thâm căn cố đế đó. Sáng hôm qua và sáng hôm nay, tôi cũng có thể đi tìm đến ô vuông tôi đã ghi tên và đòi chỗ của tôi, dù chưa chắc là người ngồi trên đó đã chịu trả. Nhưng tôi biết là tôi đã không thể làm vậy. Cái gì gọi là của tôi? Chỉ là một vạch ngang dọc trên mặt đất và ghi tên lên trên. Thế là đã nảy sinh một sự gán ghép[24] chỗ ngồi ở trong tâm thức, và bắt đầu bằng cái bản ngã để mặc nhiên công nhận, nó là của tôi. Tất cả phiền não khởi sinh ra từ đó mà thôi.

Nếu tôi không học được điều này, thì cho dù tôi có đi nghe hết cả mười mấy ngày thuyết pháp, thuộc lòng mọi lý thuyết cũng chẳng lợi lạc gì cho tôi và cho các chúng sinh hũu tình khác, đã từng là mẹ tôi qua vô lượng kiếp tái sinh luân hồi và nhất là họ cũng chẳng khác gì bản thân tôi, cùng đi tìm về đạo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu nói rằng khóa thuyết giảng này sẽ chính thức bắt đầu hôm nay và kéo dài trong 10 ngày và sau đó giảng về dòng truyền thừa ngài đã thọ lãnh và giới thiệu đề tài thuyết giảng là Kinh Hiền Ngu và Kinh Pháp Cú theo bản cổ văn của Phật giáo Tây Tạng. Sau đó ngài trì tụng các bài cầu nguyện khai kinh và hỏi có bao nhiêu người Tây Tạng cũng như Trung Hoa và Tây phương về tham dự.

Rồi ngài giảng về sự khác biệt giữa con người với loài thú. Tuy cùng giống nhau ở chỗ là có nhu cầu sinh tồn, muốn được an lành no đủ, nhưng con người khác ở chỗ có trí tuệ và luôn luôn có nhu cầu tìm về đạo, hướng thượng, khác với loài thú chỉ lo tìm thỏa mãn miếng ăn và sự sống. Chính vì sự thông minh hơn loài vật này mà con người lâm vào thế kẹt khi tâm thức quá lo lắng bất an cho tương lai. Do đó cần phải tu luyện chuyển hóa tâm thức.

Rồi ngài giảng rất sâu sắc và thâm thúy về cái bản ngã, cái “tôi” khởi đầu chỉ sự gán ghép của tâm thức và sau đó lại mắc kẹt vào chính sự gán ghép này để thấy là cái “tôi” đó có thật, hiện hữu riêng biệt, tách rời và độc lập với mọi chúng sinh khác, và từ đó mà mọi tà kiến khởi sinh.

Đến 11 giờ 30 thì đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng và nghỉ trưa, thời giảng buổi chiều sẽ bắt đầu lại lúc 1 giờ. Tôi không có gì ăn trưa nên định ra ngoài chùa để mua thức ăn. Khi ra đến cuối sân chùa mới thấy là hàng ngàn chư tăng và Phật tử đang chen chúc trong ngõ hẹp để đi ra khỏi chùa. Như thế này thì dành chịu trận ở đây thôi, không có đủ thì giờ để đi ăn trưa. Cho dù có ra nổi cũng phải sắp hàng qua khám xét an ninh để vào trở lại. Tôi quay trở lại trong sân chùa lục túi đeo vai kiếm miếng bánh quy ăn tạm cho đỡ đói và sau đó tìm chỗ nằm ngả lưng một chút trước thời pháp.

Sau khi nghỉ được 15 phút, tôi tìm nhà tắm để đi tiểu. Đây cũng là một vấn đề vì cả buổi sáng ngồi nghe pháp không đi được. Bây giờ mới thấy là nhà tắm ở ngoài vòng kiểm soát an ninh. Cho nên tôi đành chịu mất thì giờ để sắp hàng đi tiểu và trở lại hàng khám an ninh sau đó.

Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng tổng hợp về Phật giáo. Ngài nhắc lại ba kỳ chuyển pháp luân. Lần đầu, tại vườn Lộc uyển, Sarnath gần Varanasi, giảng về Tứ diệu đế và Tam tạng kinh điển. Lần hai, tại núi Linh thứu, Rajagriha, Bihar, giảng về Bát nhã, Tánh không và Bồ đề tâm. Còn lần thứ ba, tại Shravasti và các vùng lân cận của Kusinagara, giảng về Đại Bát Niết Bàn kinh, Hoa Nghiêm kinh, nhấn mạnh đến Phật tánh, Như Lai Thai Tạng.

Ngài nhân đó mà giảng thêm về Tứ diệu đế và duyên khởi rồi sau đó nhắc lại dòng truyền thừa không đứt đoạn của Tạng mật.[25] Rồi ngài giảng kinh Pháp cú, qua hết phẩm 1 - Vô thường và phẩm 2 - Ái dục.

Chiều hôm đó, bắt đầu các buổi ôn giảng từ 4 đến 6 giờ chiều do chính Geshe Dorje Tamdul đảm trách. Tôi không có giờ để đi ăn, phải chịu bụng đói để đi học lớp ôn giảng. Nhưng quả thật là không uổng công vì Geshe Dorje Tamdul ôn giảng thật là hay và dễ hiểu. Phật tử tham dự lớp ôn giảng rất đông và mọi người đều thích thú được ôn lại các điều đức Đạt Lai Lạt Ma đã giảng trong ngày.

Geshe Tamdul nhắc lại là, trong khi tất cả các giáo phái hữu thần (ngoại đạo) khẳng định thuyết Hữu ngã với 3 đặc tính:

1. Ngã thường còn, tồn tại vĩnh viễn (permanent quality).

2. Ngã là một nhất thể, không thể nhầm lẫn với cái ngã khác (unitary, monolithic quality)

3. Độc lập với mọi sự vật chung quanh (inherently independent quality)

thì Phật giáo hùng hồn đả phá tận cùng cái ngã và tuyên bố: Ngã chỉ là sự gán ghép quy ước trong tâm, và phủ nhận cái ngã thường còn qua các giáo lý:

1. Thuyết nhân quả (có nhân thì sẽ có quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy) và vô thường (sinh lão bệnh tử, có sinh thì phải có diệt) (causality and impermanence).

2. Thuyết duyên khởi và tánh không (mọi pháp đều do duyên sinh, cho nên chư pháp không có tự tánh và mọi pháp đều cùng có một tánh, đó là tánh không) (dependant origination and emptiness)

3. Vô ngã (mọi pháp đều do duyên sinh, không có cái gì tồn tại độc lập cho nên vô ngã) (selflessness)

Sau lớp học ôn giảng, mọi người thật là hoan hỷ, trân trọng kính chào thầy Geshe Tamdul và ra về nghỉ ngơi, trong lòng phơi phới an vui.

Tôi vội đi về và mau mau vào quán Drasang House kêu tô mì chay, đói quá rồi. Tôi ăn thật ngon lành xong, đi về phòng rửa mặt mũi tay chân để còn hành trì và ngủ thật sớm, dưỡng sức cho những ngày tu học đạo.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Kinh Kim Cang


Nắng mới bên thềm xuân


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.19.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...