Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phụ Lục 2: Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 viếng thăm và giảng pháp tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc lần thứ 2 vào ngày 20 tháng 9 năm 2013 »»
Phải nói rằng chúng ta, chư Tăng Ni cũng như Phật Tử Việt Nam ở tại Đức trong thời gian qua có được đầy đủ không biết bao nhiêu là phước báu, nên mới có cơ hội cung nghinh Ngài đến chùa Viên Giác được hai lần. Lần đầu Ngài đến thăm viếng chùa chúng ta vào ngày 18 tháng 6 năm 1995. Lúc ấy Thầy Hạnh Tấn và Chú Đức Thụ thông dịch từ tiếng Đức qua tiếng Việt, Thầy Christop dịch thẳng từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Đức về đề tài Tứ Diệu Đế. Qua lần thăm viếng này của Ngài, tôi đã viết thành một quyển sách nhan đề là “Tiếp kiến với Đức Đạt-lai Lạt-ma“ bằng tiếng Việt và Chú Đức Thụ đã dịch ra tiếng Đức, sách này do Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ về vấn đề in ấn trong năm 1999.
Đến ngày 20 tháng 9 năm 2013, trong thời gian Thầy Hạnh Giới làm Trụ Trì chùa Viên Giác, chúng tôi lại cũng có cơ duyên để đón tiếp Ngài lần thứ hai. Lần đầu Ngài đến Hannover năm 1995 là do chính quyền thành phố Hannover mời và nhân cơ hội này chúng tôi cung thỉnh Ngài về chùa Viên Giác để giảng pháp. Lần thứ hai vào năm 2013 do lời mời của Hội Ganden Shedrub Ling, là Trung tâm Văn hóa Phật Giáo Tây Tạng tại Hannover và Thầy Geshe Yonten ở Steinhude cung thỉnh. Ngoài ra các trường trung học tổng hợp tại Hannover như trường Leibniz, trường Bismarck cũng như trường Humboldt, bao gồm những học sinh từ lớp 8 đến lớp 10 cung thỉnh Ngài đến để được nghe Ngài thuyết giảng và đặc biệt là được gặp mặt Ngài cũng như đặt ra những câu hỏi rất dễ thương và Ngài đã từ bi trả lời. Ví dụ như câu hỏi của một em học sinh rằng: Thưa Ngài, sự khác nhau giữa học sinh Đức và học sinh tỵ nạn Tây Tạng như thế nào? Ngài cười và trả lời rằng: “Tất cả học sinh trên thế giới đều thích nghỉ hè hơn là học hành cực nhọc.“
Cũng có rất nhiều em tương đắc với lời khuyên của Ngài là: “Hãy làm cho an tĩnh nội tâm, mới có được sự hòa bình bên ngoài“, hoặc qua bài nói chuyện của Ngài tại Swiss Hall về đề tài: “Từ Bi và Khoan Dung“ cho khoảng 500 học sinh và cả cho các chính trị gia, kinh tế gia cùng những nhà giáo dục vào ngày 19.3.2013. Kết quả là mọi người đều an lạc. Có những người từ xa đến, ví dụ như Hamburg hay Franfurt. Sau khi được tiếp kiến, họ đã ca ngợi về nụ cười của Ngài: một nụ cười hoan hỷ tuyệt vời, chan chứa bao tình thương yêu và truyền đi sự an bình trong nội tâm đến với mọi người. Các em học sinh trung học tại những trường đã nói ở trên, trước khi Ngài đến đã chuẩn bị những bài hát để đón chào Ngài, ngoài ra các em cũng đã tự lạc quyên, số tiền tuy không lớn, nhưng bằng tất cả tấm lòng của những người trẻ gửi đến giúp đỡ cho các em học sinh tỵ nạn Tây Tạng đang ở tại Ấn Độ hay những em trong các Cô Nhi Viện đang gặp những khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Nhiều học sinh cũng đã hỏi về đời sống thường nhật của Ngài ra sao? Và Ngài đã trả lời rằng: “Kể từ hơn 60 năm nay, Ngài thường dậy lúc 3 giờ sáng, ngồi thiền tổng cộng 5 tiếng đồng hồ trong ngày và Ngài cũng tiếp tục làm việc giống như những bộ hành khác, chứ không so sánh với máy bay phản lực được.“ Cuối cùng Ngài khuyên hội chúng rằng: “Qua sự thực tập, rèn luyện, học đường con người sẽ có được những cơ thể mạnh hơn để đề kháng cho tinh thần cũng như tâm thức của mỗi người.“
Lần thứ hai này cũng không khác lần trước cách đó 18 năm là bao nhiêu về vấn đề an ninh, tổ chức cũng như phân phối chỗ ngồi trên Chánh điện. Tuy lần này Ngài và Phái Đoàn không dùng trưa và không nghỉ ngơi trước khi Ngài thuyết giảng. Tuy vậy tất cả phòng ốc của chùa đều phải trải qua sự kiểm soát an ninh rất là chặt chẽ của những người làm công tác bảo vệ Ngài.
Mặc dù Ngài không còn là Quốc Vương như lần đến thăm trước đây, nhưng Ngài vẫn là một Tăng Vương của Tây Tạng, nên bộ phận bảo vệ cũng phải làm việc hết mình. Lần này tuy tôi không còn là Trụ Trì Chùa Viên Giác, đã giao công việc này cho đệ tử là Thầy Hạnh Giới nhưng qua bao nhiêu lo lắng cho việc tổ chức tôi đã giảm mất mấy ký lô. Bù lại tôi nhận một niềm an lạc vô cùng.
Phóng viên của Đài truyền Hình NDR đã chờ sẵn để thâu hình và đưa tin vào lúc 18:00 giờ và chương trình Hello Niedersachen cũng lặp lại việc này vào lúc 19:50 ngày 20.9.2013. Ngoài ra những tờ báo lớn của Hannover như: Hannoversche Allgemeine Zeitung, Neue Presse, Bild v.v… cũng đưa tin. Riêng tờ báo bằng tiếng Anh từ văn phòng của Ngài thì đưa tin Ngài thuyết giảng tại chùa Viên Giác rất đầy đủ, kể cả những hình ảnh như sau: His Holiness the Dalai Lama Concludes his European Tour with a Visit to the Viên Giác Vietnamese Temple, September 20th 2013.
Năm 1989 Ngài đã được nhận giải Nobel Hòa Bình tại Oslo, nên danh tiếng của Ngài càng ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn. Do vậy việc đón rước Ngài, nếu lỡ có một chuyện sơ hở nào đó về vấn đề an ninh xảy ra thì chẳng biết ăn nói làm sao đây với báo chí, với quần chúng Tây Tạng và với thế giới. Tuy hai lần đều là những phước duyên của chúng tôi có được, nhưng cũng là những lần lo lắng không ít cho mọi khâu tổ chức. Lần trước vì chính tôi làm Trụ Trì, gửi thư cung thỉnh Ngài, còn lần này do Thầy Hạnh Giới làm Trụ Trì chùa Viên Giác đã trực tiếp cung thỉnh.
Tuy 14:00 giờ ngày 20.9.2019 Ngài mới đến chùa, nhưng từ hôm trước những phái đoàn Phật tử ở xa đã tề tựu về chùa nghỉ lại, cũng như sáng hôm sau các nơi gần Hannover đã lần lượt tập trung dưới Hội trường, nhưng kể từ 13:00 chiều, tất cả mọi người, kể cả tôi và Tăng Ni chúng tại chùa phải ra hết ngoài ngỏ để lần lượt trở vào chùa, sau khi đã được các anh em Gia Đình Phật Tử làm nhiệm vụ rà soát kỹ lưỡng.
Thế rồi sự chờ đợi cũng đã đến. Dẫn đầu là xe cảnh sát của thành phố Hannover hụ còi, kế tiếp là xe ngoại giao của Ngài và đoàn tùy tùng theo sau 5, 6 chiếc nữa. Thầy Hạnh Giới cũng như Tăng Ni chúng khắp nơi ra đến tận cổng Tam Quan để nghinh tiếp Ngài bằng khăn choàng trắng, hương hoa, lọng, cờ, phướn v.v… rất trang trọng và thành kính. Sau đó tôi mới đến chào và Ngài vỗ vai bảo rằng “Oh, my Friend!“ Ngài nói dường như Ngài chẳng quên một điều gì cả, vì tôi cũng đã có nhiều lần gặp Ngài tại Hamburg, ngồi dùng cơm trưa chung một bàn hay tại Đại Học New Delhi thuyết trình về đề tài Phật Giáo của những năm trước, nhưng mỗi lần gặp được Ngài, như chính mình được an lạc hơn, được sống dài lâu hơn như tuổi thọ của mình đã có. Cũng đã có lần phóng viên báo Hamburg phỏng vấn một người đi tham dự buổi thuyết giảng của Ngài cách đây chừng hơn 10 năm về trước trong hơn 25.000 người hiện diện và phóng viên hỏi rằng: Tại sao ông bỏ không biết bao nhiêu thời gian cũng như tiền bạc để đến nghe Ngài Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng. Vậy thì ông đã lãnh hội được điều gì nơi Ngài? Người Đức ấy trả lời rằng: “Tôi không cần hiểu gì nhiều bởi những bài thuyết giảng cao siêu của Ngài cả, mà tôi chỉ cần nhìn ngắm nụ cười của Ngài là tôi đã an lạc lắm rồi.“ Đúng vậy! Nụ cười của Ngài thật là bất tuyệt, rất hồn nhiên và lòng từ bi thể hiện cả nơi ánh mắt nữa.
Khi Ngài đến trước bức tượng Phật A Di Đà, Ngài cúi đầu thấp xuống, đoạn bỏ giày ra, rồi Ngài tiến vào Đại Điện của chùa Viên Giác trong khi cả hàng ngàn bàn tay vỗ lớn hay chắp tay cung kính để cung đón Ngài. Tôi tiến đến gần Ngài sau khi Ngài đã đảnh lễ 3 lạy trước pháp tòa, có ý thỉnh Ngài thăng tòa, nhưng Ngài bảo: “Wait! Wait! Chanting please! Vietnamese Maha Prajna Sutra!” Thế là tôi phải bắt giọng cho mọi người cùng tụng bài Kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt. Tiếp theo Ngài và chư Tăng Tây Tạng tụng một bài kinh ngắn bằng tiếng Tây Tạng, sau đó thì Ngài mới thăng tòa để thuyết pháp. Ngồi thấp hai bên Ngài là Thầy Hạnh Giới, phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và bên kia là vị Thị giả của Ngài. Thỉnh thoảng những từ tiếng Anh nào mà Ngài cần diễn tả cho rõ ràng thì vị Thị giả ấy nhắc nhỏ cho Ngài.
Đầu tiên Ngài nói bằng tiếng Anh rằng: “Tôi rất hoan hỷ có thể đến thăm chùa Việt Nam này. Đứng về phương diện lịch sử giữa những người theo Phật, họ đã gìn giữ theo truyền thống Pali đều là những bậc trưởng thượng. Ngay cả những người theo truyền thống Sanskrit như Trung Hoa, rồi Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản cũng là những người tiên phong. Phật Giáo đến quê hương Tây Tạng thì trễ hơn và theo truyền thống thì người trẻ mới sau như chúng tôi phải biết bổn phận cung kính những bậc trưởng thượng. Hơn 2.500 năm về trước kể từ khi Đức Phật đã nhập diệt và những đệ tử trong nhiều truyền thống khác nhau trên thế giới vẫn hướng theo giáo lý của Ngài. Đây là cội nguồn của niềm an vui.“
Ngài cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở thế kỷ 21 này, nhưng cũng chính sự phát triển ấy là nguyên nhân của sự tàn phá và khủng hoảng. Cho nên con người cần phải lưu ý quan tâm đến giá trị bên trong và làm chủ việc phát triển an bình nội tâm. Ngài cũng thừa nhận rằng người Việt Nam đã phải chịu đựng sự đau khổ và hủy diệt to lớn ở trên một đất nước do sức mạnh của vũ khí hiện đại trong chiến tranh. Ngài đã nhắc lại có lần trên một chuyến bay ngang qua bầu trời Việt Nam để đến Nhật Bản, trong thời gian mà B52 thả bom. Từ nơi cửa sổ của máy bay Ngài đã nhìn xuống mặt đất bên dưới mà nghĩ đến những người đáng thương ấy và không thể giúp gì cho họ được.
Bây giờ thì ở nhiều nơi trên thế giới có những nỗ lực chống lại việc sử dụng bạo lực và có những ước vọng hòa bình. Các phong trào chống chiến tranh, chống bạo lực đang phát triển mạnh mẽ. Những giá trị hành động ấy bởi nhiều truyền thống tôn giáo giống như tình yêu thương, lòng từ bi, sự dung thứ và kiềm chế ham muốn, còn lại phải thảo luận rất nhiều. Tuy vậy, những truyền thống này đang có những trách nhiệm đặc biệt để xây dựng nền hòa bình của thế giới và quan trọng hơn cả chính là sự hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.
Ngài còn dạy tiếp, Phật Giáo đã kết hợp những quan niệm về triết học, tư tưởng theo tinh thần Duyên Khởi. Mọi vật thể đều tùy thuộc những yếu tố khác, không có bất cứ vật gì tồn tại tuyệt đối và không phụ thuộc vào nhau. Tiếng Sanskrit gọi đây là Pratiyasamutpada, tức là nguyên lý Duyên khởi. Trong cả hai truyền thống của tiếng Pali và Sanskrit tinh thần này luôn luôn chiếm ưu thế. Đức Phật đã dạy về Tứ Diệu Đế là nền tảng giáo lý căn bản. Tất cả những người theo truyền thống Sanskrit đều tụng Kinh Bát Nhã, kinh này nói về sắc tức là không, không tức là sắc.
Theo Đức Phật thì mầm mống của sự khổ đau là vô minh. Đừng hiểu lầm rằng, mọi thứ tồn tại vì vốn đã hiện hữu hoặc độc lập với nhau, trong khi chúng thực sự phụ thuộc vào nhau và tồn tại vì các yếu tố khác. Sự trống rỗng mà Ngài dạy không phải là không có gì, mà là sự trống rỗng của sự tồn tại. Ngài đã giải thích rõ ràng dễ hiểu rằng, nhận thức về lý Duyên Khởi sẽ làm tăng trưởng trí tuệ của chúng ta với quan điểm nhân sinh. Điều ấy giúp chúng ta chuyển đổi tâm thức của mình. Chúng ta tụng Kinh Bát Nhã bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng những gì thể hiện qua đó chính là kết quả cuối cùng trên con đường chứng Phật quả. Đức Phật đã dạy rằng, mỗi người chúng ta đều có hạt giống Phật. Phật tánh luôn có mặt nơi chúng ta. Nếu các bạn còn là những người sinh viên trẻ thì cũng nên chính mình nỗ lực để trở nên một điều gì đó, như trở thành một Giáo Sư chẳng hạn, và với những người theo truyền thống Phật Giáo Sanskrit thường hay mong mỏi đạt được quả vị Phật.
Ai hiểu được giáo lý “sắc không“ cặn kẻ người ấy sẽ có sự định tâm cao hơn. Sự tập trung thể hiện sức mạnh của tâm thức, và để phát triển sự tập trung, chúng ta cần rèn luyện đạo đức.
Trở lại Kinh Bát Nhã thì Ngài đã nói lời cuối cùng là chữ “Bodhi sahva“ – với sự loại bỏ tất cả những chướng ngại và những căn nguyên của chướng ngại nhằm đạt đến toàn trí. Ngài dạy thêm, sự phát triển lòng vị tha và trí tuệ phải luôn gắn liền, đi đôi với nhau, đây cũng là phương pháp căn bản để người Phật tử thực tập hằng ngày.
Ngài đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng đặc biệt hơn cả với những người theo truyền thống Sanskrit là phải ghi nhớ lời dạy mà Đức Phật, từng dạy các đệ tử thuở xưa rằng, không phải chỉ đức tin là đủ mà còn phải thực tập và chứng nghiệm. Là một người Phật Tử trong thế kỷ 21, chúng ta không chỉ tụng kinh hằng ngày - tuy điều đó là việc phải làm - nhưng quan trọng hơn vẫn là phải học tập, nghiên cứu.
“Hãy nghiên cứu để hiểu những gì là Phật, Pháp và Tăng. Hãy nhớ rằng Đức Phật sẽ không phải là bậc giác ngộ, nếu Ngài không bắt đầu tự mình đi tìm con đường giác ngộ. Để hiểu Phật là gì chúng ta phải đi tìm chân lý như con đường đức Phật đã đi.”
Sau đó Đức Đạt-lai Lạt-ma đã mời những người nghe pháp đặt câu hỏi và có một người hỏi rằng: Thưa Ngài, sự khác biệt giữa Phật Giáo Đông phương và Tây Phương như thế nào? Đạt-lai Lạt-ma trả lời rằng, thực hành Phật giáo giống như các biểu hiện văn hóa. Nó có thể khác nhau. Nhưng nội dung của việc giảng dạy là quan trọng hơn và cần được chú ý nhiều hơn các hình thức văn hóa khác nhau ấy.
Một câu hỏi khác liên quan đến một thời kỳ gọi là “mạt pháp“. Ngài đã trích dẫn những lời của Đức Phật và nói, theo đó giáo lý của đức Phật không bao giờ biến mất vì nó không hoàn hảo, chỉ vì có người thực hành không hiểu biết chính xác và không tinh tấn thực hành mà thôi.
Cuối cùng có một người nữ Phật Tử thỉnh cầu Ngài hãy tiếp tục ứng thân là Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 15 để giúp mọi người. Ngài lặp lại rằng kể từ năm 1969 Ngài đã nói rõ, việc chọn lựa ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma có còn tiếp tục hay không là vấn đề của người dân Tây Tạng. Chọn hay không chọn một vị ở ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma trong tương lai là do sự quyết định của nhân dân Tây Tạng. Chỉ trừ khi nào họ muốn điều đó tiếp tục, thì Đức Đạt-lai Lạt-ma kế tiếp sẽ xuất hiện. Nếu không Ngài có thể là người cuối cùng.
“Tuy vậy, điều ấy cũng chẳng có nghĩa là sự tái sanh của tôi sẽ chấm dứt. Tôi cầu nguyện đến Shantideva qua lời thệ nguyện như sau:
Khi vũ trụ này còn tồn tại
Khi chúng sanh còn hiện hữu
Thì tôi nguyện ở lại
Để xua đi những khốn khổ của cuộc đời“
Ngài đã rời Viên Giác tự sau khi chụp hình lưu niệm, để đi đến phi trường Hannover và tiếp tục chuyến bay dài trở về Ấn Độ. (Tôi dựa theo tài liệu bằng tiếng Anh để phỏng dịch đoạn văn này.)
Ngài có tặng cho chùa Viên Giác một tượng Phật và Thầy Hạnh Giới cũng như Tăng Ni Chúng cùng Phật tử hiện diện đã đảnh lễ cũng như dâng lên Ngài tịnh tài, nhưng Ngài đã khoát tay và bảo Thầy Trụ Trì rằng: “Hãy để lo cho chùa.“
Bóng Ngài đã khuất, nhưng âm vang thuyết giảng của Ngài vẫn còn đây. Mọi người quây quần lại bên pháp tòa để chụp hình lưu niệm và chia nhau những thứ mà Ngài đã gia trì như tràng hạt, gạo, bông, nước v.v…
Tôi viết lại những điều trên, một phần qua ký ức và một phần nhờ những hình ảnh còn sót lại cũng như báo chí bằng tiếng Anh và tiếng Đức đã sau 6 năm (2013-2019), để bổ túc thêm vào quyển sách tôi đã viết về Ngài, nhằm làm cho tài liệu phong phú thêm hơn và cũng để giới thiệu với các độc giả biết thêm rằng: Ngài đã hai lần như thế đến chùa Viên Giác tại Hannover để ban pháp nhũ cho mọi người được an lạc và hạnh phúc.
Viết xong bài này vào ngày 9 tháng 4 năm 2019 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.
Thích Như Điển
Der Sangha in Deutschland scheint sehr gutes Karma zu haben, denn wir können uns glücklich schätzen, den Dalai Lama bereits zum zweiten Mal in unserer VIEN GIAC Pagode in Hannover begrüßen zu können.
Das erste Mal trafen wir uns am 18.6.1995. Damals hatte der Bikkhu Thich Hanh Tan zusammen mit dem Novizen Duc Thu die Übersetzung des Lehrvortrages des Dalai Lama zum Thema: „Die Vier Heilige Pfad“ aus dem Deutschen ins Vietnamesisch übernommen. Bikkhu Christoph wiederum übersetzte vom Tibetischen ins Deutsche. Über diesen Besuch habe ich in meinem Buch „Begegnung mit dem Dalai Lama“ berichtet, das auf Vietnamesisch und auf Deutsch vorliegt. Das Buch wurde mit Unterstützung des Innenministeriums der Bundesrepublik im Jahr 1999 herausgegeben. Im Jahr 1995 hatte die Stadt Hannover den Dalai Lama eingeladen und wir konnten ihn zu einem Besuch in der Klosterpagode Vien Giac einladen.
Dank unseres Glücks durften wird seine Heiligkeit am 20.9.2013 ein zweites Mal einladen. Im Jahr 2013 war Bikkhu Hanh Gioi als Abt des Pagode Vien Giac mitverantwortlich. Offiziell wurde die Einladung von Indien nach Deutschland von der Organisation Ganden Shedrub Ling (Tibetisches Kulturzentrum in Hannover) und dem Bikkhu Gesche Yonten aus Steinhude verschickt. Außerdem haben ihn Gymnasiasten der Klassenstufen 8 bis 10 des Leibnitz-Gymnasiums, des Bismarck- und das Humboldt-Gymnasiums zu einem Vortrag eingeladen. Die jugendlichen Schüler hatten Lieder für den Dalai Lama eingeübt und eine kleine Geldsammlung als Spende für die tibetischen Kinder in Indien gesammelt. Bei dieser Gelegenheit wurden viele kindliche Fragen gestellt, wie etwa: Was ist der Unterschiede zwischen Schülern in Deutschland und in einem tibetischen Flüchtlingslager? Der Dalai Lama lachte und antworte: „Alle Schüler in der Welt lieben die Ferien mehr als das anstrengende Lernen!“ Auch zeigten sie sich von seinen Ratschlägen sehr beeindruckt, wie etwa: „Zähmt Euren inneren Geist, dann seht ihr auch den äußeren Frieden.“
Ein weiterer Höhepunkt war eine Veranstaltung in der Swiss Life Hall in Hannover am 19.03.2013. In der fast ausverkauften Halle, wo sonst Sportler und Musiker auftreten, hielt der Dalai Lama einen Vortrag über Mitgefühl und Toleranz. Viele Besucher kamen von weit her, z. B. aus Hamburg, Frankfurt und auch die Medien zeigten sich an dem Event interessiert. Nach der Begegnung schwärmten die über sein Lachen: ein wunderbares Lachen, das viele Liebe beinhaltet und innere Ruhe zum Zuschauer überträgt.
Am nächsten Tag stand der Besuch des Klosters Vien Giac auf dem Programm. Wie auch bei seinem Besuch in unserem Kloster früher, im 2013 drehte sich jetzt bei der Organisation vieles um die Sicherheit des Gastes sowie um die Sitzverteilung in unserer Altarshaupthalle. Im Vergleich zum ersten Besuch 1995 sollte die Delegation diesmal kein Mittagsessen und keine Mittagspause in der Pagode benötigen. Dafür, so erschien es uns, wurde aber die Sicherheit um ihn noch einmal erhöht.
Obwohl er nicht mehr der Regierungschef von Tibet ist, gilt er ist immer noch als wichtigster Mönch des tibetischen Buddhismus. Man berücksichtigte alle Eventualitäten und auch eine Annährung sollte ohne Erlaubnis der Sicherheitskräfte vermieden werden. Ich kann die Sorge seiner Sicherheitsleute mitempfinden. Dieses Mal hat der Bikkhu Hanh Gioi als Abt zwar offiziell eingeladen, aber ich hatte durch die Organisationsarbeit bestimmt einige Kilogramm Gewicht verloren. Dafür empfinde ich aber eine Zufriedenheit, eine innere Ruhe in mir und vor allem Glück nach der Begegnung mit ihm.
Die Reporter vom NDR Fernsehen strahlten abends um 18 Uhr einen Bericht in dem Programm „Hallo Niedersachsen“ aus. Diese Sendung wurde am 20.9.2013 um 19:50 Uhr wiederholt. Die großen regionalen Zeitungen in Hannover wie die Hannoversche Allgemeine Zeitung, Neue Presse, Bild waren anwesend und berichten über den Besuch. Ausfühlich hat außerdem der Zeitung von seinem Büro mit allen Informationen im Artikel: „ His Holiness the Dalai Lama Concludes his European Tour with a Visit to the Vien Giac Vietnamese Temple, September 20th 2013“
Seine Ankunft in der Pagode Vien Giac war zwar für den 20.9.2013 um 14 Uhr terminiert, aber bereits am Vortag waren viele Gruppen vietnamesischer Buddhisten angereist und übernachteten in unserem Kloster. Ab 13 Uhr wurden alle gebeten, das Gelände der Pagode zu verlassen, um dann nochmals einzeln nach einer Leibesvisitation Einlass zu erhalten. Die Jugendgruppe der Pagode hatte aktiv unter Einweisung der Sicherheitsbeamten mitgewirkt.
Endlich hatte die Warterei ein Ende: Als erstes kamen die Fahrzeuge der hannoverischen Polizei, gefolgt von dem Fahrzeug des Dalai Lama und von fünf oder sechs Fahrzeugen mit seinen Mitarbeitern. Der Bikkhu Thich Hanh Gioi und der Sangha begrüßten den Dalai Lama und seine Delegation am Haupttor der Pagode mit weißen Tüchern, Blumen, Räucherstäbchen, Sandelholzrauch und diverse Fahnen. Danach erschien ich und er klopfte mir freundschaftlich auf die Schulter und sagte lächelnd: „Oh, mein Freund!“. Ich bemerkte, er hatte nichts vergessen.
In der Vergangenheit war ich ihm bei einer Veranstaltung an der Universität Hamburg begegnet, wo wir am gleichen Tisch nebeneinandersitzend zu Mittag aßen. Auch war ich ihm an der Universität New Delhi anlässlich verschiedener buddhistischer Vorträge begegnet. Jedes Mal empfand ich eine Art geistige und körperliche Stärkung, so als ob ich länger und gesünder leben könnte. Vor zehn Jahren hatte ein Reporter einen von ca. 25.000 Teilnehmern in Hamburg gefragt, warum er denn so viel Zeit und Geld geopfert habe, um dem Dalai Lama zu zuhören und was er denn von dem Vortrag verstanden und behalten habe. Der Besucher antwortete: „Ich brauche nicht alles von seinem tiefgründiges Vortrag zu verstehen, ich brauche nur sein Lachen zu empfangen. Dadurch fühle ich mich sehr ruhig und glücklich.“
Richtig! Sein Lachen ist einmalig: Kindlich, liebevoll und voller „Cita“ (Từ Bi) auch seine Augen beim Lachen. Das ist die Weisheit von dem ersten Mönch Tibets.
Vor der Statue des Amitabha-Buddha vor der Haupthalle der Pagode verneigte er sich, zog seine Schuhe aus und ging barfuß hinein unter den begeisterten Klatschen tausender Buddhisten. Nachdem er sich kniend vor dem Altar verbeugte, bat ich ihn, auf das erhöhte Podium zu steigen. Er zögerte und sagte: „Wait! Wait! Chanting Please! Vietnamese Maha Prajna Sutra!” Er bat um die Rezitation des vietnamesischen Bát Nhã Sutra. Ich folgte seiner Aufforderung und begann, das Sutra auf Vietnamesisch zu rezitieren. Danach rezitierten er und seine Bikkhus eine kleines Sutra auf Tibetisch. Schließlich stieg er auf das Podium für seine Dharma-Vortrag. Ein wenig tiefer saß der Bhikkhu Hanh Gioi und übersetzte vom Englischen ins Vietnamesische. Auf der anderen Seite saß sein Assistent, der ihn manchmal an bestimmte englische Termini erinnerte.
Seinen Vortrag hielt er auf Englisch:
„Ich freue mich sehr über den Besuch dieser vietnamesischen Pagode. Aus Sicht der Geschichte sind alle Traditionen nach der Pali-Tradition meine Vorgänger. Auch die Mönche in der Sankrit-Tradition, Chinesen, dann Vietnamesen, Koreaner und Japaner sind für uns Vorreiter. Wir verneigen davor und respektieren diese Leistung. Der Buddhismus kam später nach Tibet, weshalb unser Respekt für die älteren Mönchstraditionen selbstverständlich ist.
Vor mehr als 2500 Jahren, als der Buddha ins Nirwana ging, entstanden mehrere Traditionen. Wir zollen allen Traditionen weiterhin Respekt und befolgen die Buddha-Lehre. Die Buddha Lehre ist die Quelle des Glücks.“
Der Dalai Lama stellte fest, dass die Technologie im 21. Jahrhundert hoch entwickelt ist, aber auch eine Ursache für schreckliche Zerstörung sein kann. Wir Menschen müssen unseren inneren Werten mehr Aufmerksamkeit schenken, um inneren Frieden zu entwickeln. Unter solchen Umständen können wir sicherstellen, dass wir die Technologie konstruktiv einsetzen.
Er räumte ein, dass das vietnamesische Volk aufgrund der Macht moderner Waffen während des Krieges in seinem Land großes Leid und immense Zerstörung erlitten habe. Er erinnerte sich, dass er in dieser Zeit auf seinem Weg nach Japan einmal über Vietnam geflogen war und B52-Bomber von seinem Fenster aus gesehen hatte. Er sagte, er könne nicht anders, als an die Menschen auf dem Boden zu denken.
In vielen Teilen der Welt herrscht mittlerweile ein starkes Gefühl gegen Gewalt und ein starkes Verlangen nach Frieden. Antikriegs- und Gewaltbekämpfungsbewegungen sind kraftvoll. Werte wie Liebe, Mitgefühl, Toleranz und Selbstdisziplin, die durch verschiedene religiöse Traditionen zum Ausdruck gebracht werden, sind nach wie vor sehr relevant. Daher haben diese Traditionen eine besondere Verantwortung, Frieden in der Welt zu schaffen, und es ist wichtig, dass Harmonie und Respekt zwischen ihnen herrschen.
„Der Buddhismus“, fuhr er fort, „hat eine einzigartige philosophische Sichtweise: das Konzept der gegenseitigen Abhängigkeit, dass alles von anderen Faktoren abhängt, dass nichts absolut oder unabhängig für sich existiert. Der Sanskrit-Begriff dafür ist Pratityasamutpada. Sowohl in der Pali- als auch in der Sanskrit-Tradition ist dies die vorherrschende philosophische Sichtweise. Der Buddha lehrte die vier edlen Wahrheiten auf der Grundlage der gegenseitigen Abhängigkeit. Alle Anhänger der Sanskrit-Tradition rezitieren das Herz-Sutra, das besagt das Form Leere ist, und Leere Form ist. Nach Ansicht Buddhas ist die Wurzel des Leidens Unwissenheit, das Missverständnis, dass Dinge inhärent oder unabhängig existieren, während sie voneinander abhängig sind und aufgrund anderer Faktoren bestehen. Die Leere, die er lehrte, ist nicht das Nichts, sondern die Leere der selbständigen Existenz.“
Seine Heiligkeit erklärte, dass durch das Verstehen und Nachdenken über gegenseitige Abhängigkeit unsere Unwissenheit verringert und unser Verständnis der Realität wächst. So transformieren wir unseren Verstand. Wir mögen das Herz-Sutra-Mantra in verschiedenen Sprachen rezitieren und anders aussprechen, aber was es zeigt, ist ein fortschreitendes Wachstum des Verstehens, das in der Buddhaschaft gipfelt.
„Wir flüchten uns in den Buddha, aber letztendlich ist es unser Ziel, selbst Buddha zu werden. Ein ziemlicher Ehrgeiz! Buddha sagte, wir hätten den Samen der Buddhaschaft, der Buddha-Natur, in uns. Als junger Student ist es nützlich, das Ziel zu haben, so etwas wie ein Professor zu werden, und für Anhänger der Sanskrit-Tradition des Buddhismus ist es nützlich, den Ehrgeiz zu haben, die Buddhaschaft zu erreichen.
Wer die Weisheit der Leere versteht, wird mit Hilfe der Konzentration viel stärker. Konzentration bringt die Kraft des Geistes zum Ausdruck und um Konzentration zu entwickeln, brauchen wir die Disziplin der Ethik.
Ein Motiv zur Beseitigung der Trübungen des Geistes ist unsere eigene Befreiung vom Leiden. Das Zweite ist die Beseitigung der Spuren von Befleckungen, die Hindernisse für das Wissen darstellen. Sobald sie überwunden sind, können wir die zwei Wahrheiten gleichzeitig sehen, was Buddhaschaft ist. Wenn wir die Drei Höheren Trainings mit dieser Motivation praktizieren, wird dies zum Gegenmittel gegen die subtilsten störenden Emotionen.“
Zurück zum Herz-Sutra-Mantra. Hier setzte Seine Heiligkeit die letzten Worte des Sutras - „Boddhi svaha“ - mit der Beseitigung aller Hindernisse und ihrer Spuren und der Vollendung des allwissenden Geistes gleich. Er fügte hinzu, dass die gemeinsame Entwicklung von Altruismus und Weisheit die Grundlage der täglichen buddhistischen Praxis sein sollte.
Er betonte die Wichtigkeit von Nachforschungen, insbesondere in der Sanskrit-Tradition, und erinnerte an den eigenen Rat des Buddha an seine Anhänger, das Gesagte nicht nur aus Glauben zu akzeptieren, sondern es zu untersuchen und zu testen. Als Buddhisten des 21. Jahrhunderts sollten wir nicht nur Sutras rezitieren, obwohl dies seinen Platz haben muss; noch wichtiger sei das Studium mit Herzen.
„Also: bitte lerne. Finden Sie heraus, was Buddha, Dharma und Sangha sind. Denken Sie daran, dass der Buddha nicht immer erleuchtet war. Als er auf den Weg ging, war er wie einer von uns. Um zu verstehen, was der Buddha ist, müssen wir den Weg verstehen.“
Danach durften die Anwesenden einige Fragen stellen.
Ein Zuschauer wollte wissen, was der Unterschied zwischen dem asiatischen Buddhismus und dem westlichen Buddhismus sei. Der Dalai Lama antwortete, dass das Praktizieren des Buddhismus wie kulturelles Zeichen ist. Es mag etwas unterschiedlich sein. Aber der Inhalt der Lehre ist wichtiger und muss mehr beachtet werden als die unterschiedlichen kulturellen Formen.
Eine andere Frage bezog sich auf den Niedergang und das Verschwinden des Dharma. Seine Heiligkeit zitierte die Worte des Buddhas, demnach seine Lehre nicht verschwindet, weil sie unzureichend war, sondern weil die Anhänger sie nicht mehr kannten oder ausreichend unterstützten.
Schließlich bat eine Frau Seine Heiligkeit, als 15. Dalai Lama zurückzukehren, um Menschen wie ihr zu helfen. Er antwortete, dass er bereits 1969 klargestellt habe, ob die Institution des Dalai Lama in Zukunft weiterbestehen werde oder nicht, sei Sache des tibetischen Volkes. Nur wenn sie wollen, dass es weitergeht, taucht die Frage nach dem nächsten Dalai Lama auf, sonst könnte er durchaus der Letzte sein. Das bedeute jedoch nicht, fuhr er fort, dass seine Wiedergeburt zu Ende gehe. Er zitierte sein Lieblingsgebet, in dem es heißt:
„Solange diese Samsara Welt besteht
Und solange Lebenswesen noch existiert
Bis dahin darf ich bleiben
Um das Elend der Welt zu zerstreuen“
Der Dalai Lama verließ Pagode Vien Giac nach den Erinnerungsfotos und ließ sich dann zum Flughafen fahren, für einen langen Rückflug nach Indien.
Der Dalai Lama XIV hat der Pagode Vien Giac einen gesegneten Buddha Statue gestiftet. Der Bikkhu Hanh Gioi und Buddhisten sind vor ihm in die Knie gegangen und überreichten ihm eine Geldspende. Er hat dies abgelehnt und zu dem Abt gesagt: „Diese Spende ist für die Pagode hier.“
Ich schreibe diese Zeilen aus meinen Erinnerungen auf sowie mit Hilfe von Zeitungsartikeln und Presseerklärungen von vor 6 Jahren. Sie dienen als Anlage zu dem Buch über den Dalai Lama, nun in der Amazon Plattform erscheint, der die Vien Giac Pagode in Hannover zum zweiten Mal besucht und gesegnet hatte und hier den Dharma lehrte, damit die Menschen Freude und Glück finden.
(Fertig geschrieben am 09.4.2019 im Bibliothek, Pagode Vien Giac, Hannover, Deutschland).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.203.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập