Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương VI. Chương cuối »»
Năm nay tại Âu Châu có nhật thực, mưa nắng lại thất thường. Có nhiều ngày nhiệt độ lên 35 độ C và cũng có nhiều ngày chỉ còn 20 độ C. Có nhiều cơn mưa giông và bão tố. Những cơn mưa bất chợt như trút hết giận hờn lên đất đai cây cỏ. Không biết như thế thiên nhiên đã hả dạ chưa? Hay vẫn còn gầm gừ với con người và với sự sống ở trên quả đất này?
Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này nhân loại sẽ hứng chịu không biết bao nhiêu là tai ương do mưa gió, lụt lội, động đất, đói kém, bệnh tật và chiến tranh, thù hận gây nên. Đó chẳng qua cũng vì con người còn ham sống sợ chết, nên phá hoại thiên nhiên để bảo vệ tự ngã của mình và bây giờ thiên nhiên lại trừng phạt con người đấy thôi. Ví dụ người ta đã lấy cây, lấy củi quá nhiều nơi núi cao, mà không trồng cây con kịp, do đó khi một cơn mưa đến, bao nhiêu thác lũ đều tuôn tràn vào sông ngòi, rồi từ đấy nước dâng cao lên, khiến cho lụt lội, tai ương v.v... Người ta cũng đã thải ra hằng ngày không biết bao nhiêu là lượng chất độc từ các nhà máy, từ khói xe hơi, từ các hãng chế tạo hóa học, cây cối cũng chết, thức ăn lại nhiễm độc. Cuối cùng con người ăn vào, sanh bệnh rồi cũng bị chết theo với sự cuồng nộ của thiên nhiên. Người ta nuôi vội vàng gia súc bằng những chất kích thích cho mau lớn, để có lợi nhuận nhiều, con người ăn vào cũng bị độc tố bao trùm và sự chết không chừa ai cả. Rồi những bệnh văn minh của thời đại như tự do luyến ái, bệnh liệt kháng, bệnh ung thư v.v... đã là những nan đề với những nhà khoa học, nhưng phương pháp giải khổ cứu nguy vẫn chưa tìm ra và giúp đỡ con người một cách hữu hiệu được.
Rồi văn minh tiến bộ. Con người ngày nay có thể vượt ra ngoài không gian để chinh phục thiên nhiên, nhưng mấy ai tự chinh phục mình được và mấy ai làm đẹp cho quả địa cầu này đâu? Những chất liệu dầu lửa, hầm mỏ, quặng sắt, than đá v.v... mỗi ngày bị đào xới luôn luôn, chỉ nhằm phục vụ cho ước muốn cũng như sự tiêu xài của con người một cách không giới hạn và dĩ nhiên ở thế kỷ 21, có một ngày nào đó nguồn tài nguyên thiên nhiên lại hết sạch đi. Lúc ấy không biết nhân loại sẽ sống bằng gì?
Thế giới ở đầu thế kỷ 20 mới 2 tỷ người, đến đầu thế kỷ 21 đã lên 6 tỷ và con số này còn gia tăng nữa, trong khi đó diện tích đất đai cũng chỉ bằng chừng ấy chứ không tăng. Việt Nam ở đầu thế kỷ 20 này cũng chỉ 20 triệu dân và bây giờ ở thời điểm 1999 này đã lên con số 76 triệu. Mức tăng dân số thật khủng khiếp. Đó là qua Đệ nhất, Đệ nhị thế chiến cũng như chiến tranh Quốc Cộng từ 1954 - 1975 đã chết đi cả mấy triệu người, rồi vượt biển tìm tự do, trong rừng sâu, trên biển cả cũng đã chết đi cả triệu người, nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng, đói nghèo vẫn ngự trị.
Nhìn về Á Châu, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn về diện tích mà cũng lớn về dân số. Họ luôn luôn tìm cách mở mang bờ cõi về phương Bắc và phương Nam, mà Tây Tạng là nước bị thiệt hại không nhỏ. Những gỗ quý, những đồi xanh đã bị đốn chặt, di dân bất hợp pháp đã làm cho thế giới lưu tâm. Lưu lượng sông Mékong càng ngày càng giảm, nhưng quốc gia nào cũng muốn chủ quyền kiểm soát thuộc về mình, chẳng ai nghe ai. Có lẽ chiến tranh không sớm thì muộn cũng sẽ bộc phát ở những vùng biên giới này.
Nhìn về Phi Châu nạn nghèo đói lại còn thê thảm hơn Á Châu, chỉ vì thiên nhiên rất khắc nghiệt. Nắng cháy mọi cánh đồng, mùa màng thu hoạch không khả quan, nhưng sinh trưởng lại nhiều. Từ đó sinh ra thất học, thiếu dinh dưỡng và chết trẻ. Thế mà sự sinh sản ở lục địa này vẫn không ngừng lại ở đó. Nếu có vị Bồ Tát nào đem đại từ tâm đến để cứu vớt nhân sinh trong hiện tại, ở Phi Châu hay bất cứ nơi nào trên thế gian này, chắc chắn cũng khó mà nhiếp phục hết được. Chỉ trừ một điều căn bản là mỗi người phải tự tu nhân tích đức, mỗi người phải tự phản tỉnh, phải tự biết rằng mình nên làm gì và không nên làm gì thì chính mỗi người mới không còn khổ đau dằn vặt nữa và sự sống của con người cũng như muôn vật trên vũ trụ này mới có giá trị. Bằng ngược lại, sự phá sản vật chất lẫn sự phá sản của tâm linh sẽ không có phương pháp nào cứu chữa nổi.
Từ những lý do như trên, con người, nhất là người Âu Châu và người Mỹ Châu, trong hiện tại đang đi tìm một giá trị tâm linh thiết thực hơn. Các nhà Khoa học, các Triết gia, các nhà Bác học lâu nay đã bỏ công nghiên cứu, tìm tòi những giá trị vật chất và những giá trị tâm linh, nhưng vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát là - con người từ đâu đến? Và sau khi chết sẽ đi về đâu? Vũ trụ này do đâu mà có? Rồi nó sẽ bị tan vỡ hay tồn tại vĩnh cửu? v.v... Một số Tôn Giáo khác tại Âu Châu và Mỹ Châu có thể giải thích một số hiện tượng của thế gian này qua con mắt của Thiên Nhãn hoặc Đạo Nhãn, chứ chưa có được con mắt Tuệ Nhãn của Bồ Tát và Phật nhãn của chư vị đã thoát ly sanh tử luân hồi, nên các vị này đã tìm đến Phật Giáo. Nơi Phật Giáo sẽ cung ứng được tất cả những khát vọng này.
Phật Giáo đã có mặt tại Á Châu từ hơn 2.500 năm nay, nhưng Phật Giáo mới có mặt tại Âu Châu này sớm nhất là 200 năm. Trong 200 năm qua Phật Giáo từng bước, từng bước theo các bước đường tiến hóa của nhân loại mà phát triển tại Âu Mỹ. Bước đường đầu tiên là các nhà học Phật người Âu Mỹ sang tận Ấn Độ, Tích Lan, Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn để học hỏi giáo lý căn bản của Phật Giáo, sau đó mang về quê hương mình để thành lập những tổ chức Phật Giáo. Ở Đức, Hội Phật Giáo tại Leipzig được thành lập cách đây hơn 100 năm. Rồi tiếp theo con đường thứ hai, các nhà học Phật Âu Mỹ hướng đến con đường Thiền Học của Nhật Bản qua nhà Phật học Daietsu Suzuki. Nguồn thiền này đã sưởi ấm Âu Mỹ suốt đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 20 này. Nguồn Phật học thứ ba đến từ Phật Giáo Tây Tạng, hay nói đúng hơn là đến từ cá nhân của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Phải thành thật mà nhận định rằng: Nếu Tây Tạng mà không có những vị như Đức Đạt-lai Lạt-ma thì Phật Giáo Tây Tạng cũng giống như các nước Phật Giáo khác mà thôi.
Chính nơi Ngài đã biểu trưng trọn vẹn con đường của Bồ Tát thừa và ở nơi Ngài lòng từ bi chất ngất, không hận thù, không trả oán, nên thế giới đã ca tụng Ngài như một bậc Pháp Vương sáng giá nhất nhì mang lại hòa bình cho thế kỷ này. Không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp có thể ca ngợi Ngài cho trọn vẹn được, không biết bao nhiêu lời lẽ có thể tán dương Ngài cho xứng đáng, và từ đó cũng có không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ đã quy ngưỡng nơi Ngài. Cũng đã có không biết bao nhiêu triết gia, học giả, khoa học gia quy y với Ngài, khiến cho Phật Giáo của Tây Tạng càng ngày càng sáng chói khắp muôn phương. Vì vậy những gì thuộc về Tây Tạng người ta đều trân quý. Điều ấy hẳn có lý do và chỉ vì Đức Đạt-lai Lạt-ma là biểu tượng và giáo lý giác ngộ giải thoát của Đức Như Lai giờ đây đã được thể hiện trọn vẹn nơi Âu Mỹ này.
Những bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già, Dược Sư v.v... đã được dịch ra Đức ngữ, Pháp ngữ, Anh ngữ v.v... mọi người nơi đây đang say mê tìm hiểu giáo lý bình đẳng có một không hai ấy. Chắc rằng không lâu Tam tạng Kinh điển Bắc và Nam Tông cả hơn 250.000 trang sách sẽ được dịch hết ra tiếng địa phương và lúc ấy Phật Giáo có cơ hội phát triển tại đây nhiều hơn nữa. Phật Giáo giống như một dòng nước trong lành, mang hương vị ngọt ngào đến tắm gội quần sanh, trong khi tôn giáo và triết học tại những địa phương này đang thay đổi từ cội rễ.
Đọc quyển “Deutsche Buddhisten” (Phật Giáo Đức) của Tiến sĩ Martin Baumann, hiện là Giáo sư của Đại Học Hannover và Bremen, sách này do Diagonal xuất bản lần thứ hai năm 1995 và sách dày 465 trang, qua những phân tích, làm thống kê sác xuất, chúng ta thấy được sự phát triển của các truyền phái Phật Giáo riêng tại nước Đức này, mà theo tôi nghĩ có thể tiêu biểu cho cả Âu Châu lẫn Mỹ Châu. Theo sách đã dẫn trang 425, chúng ta thấy thập niên 70, tại nước Đức này:
Nguyên Thủy Phật Giáo chiếm 16%
Đại Thừa chiếm 42%
Kim Cang Thừa chiếm 23%
Phật Giáo Á Châu 3%
và các truyền thống khác chiếm 16%.
Đến năm 1980 :
Kim Cang Thừa hay nói đúng hơn là Phật Giáo Tây Tạng tăng lên 41%
Trong khi đó các truyền thống khác giảm xuống còn 7%
Đại Thừa Phật Giáo giảm còn 29%
Nam Tông Phật Giáo cũng giảm xuống còn 12%
và Phật Giáo Á Châu tăng lên 7%.
Đến năm 1985 :
Phật Giáo Nam Tông giảm xuống còn 10%
Các truyền thống Phật Giáo khác tại Đức chiếm 11%
Đại Thừa Phật Giáo còn 26%
Truyền thống Phật Giáo Á Châu giảm còn 6%
Trong khi đó Kim Cang Thừa lên đến 47%
Đến năm 1991 :
Phật Giáo Nam Tông lại tăng lên trở lại 13%
Phật Giáo Bắc Tông tiếp tục giảm còn 30%
Phật Giáo Á Châu vẫn giữ nguyên vị trí cũ 7%
và Phật Giáo Kim Cang Thừa hay Tây Tạng cũng còn hơn 40% mà thôi.
Các truyền thống Phật Giáo khác còn 10%
Căn cứ theo bảng thống kê này thì Phật Giáo tại Đức thay đổi tùy theo sự ngưỡng mộ đối với mỗi truyền thống, nhưng nếu so Nam Tông và Bắc Tông thì truyền thống Bắc Tông kể cả Tây Tạng bao giờ cũng gấp đôi, hoặc gấp ba truyền thống Nam Tông. Như vậy con đường phát triển Đại Thừa giáo tại các nước phương Tây có nhiều cơ hội hơn là con đường của Phật Giáo Nam Tông.
Mới đây, năm 1999 nhà xuất bản Lutherisches Verlagshaus tại Hannover của Giáo sư Tiến sĩ Peter Antes cho ra đời quyển Kompass Buddhismus (Kim Chỉ Nam Phật Giáo) do ông Dr. Martin Baumann soạn. Sách không dày lắm, chỉ 70 trang, gồm 2 thứ tiếng Đức và Anh, nhưng cũng đã giới thiệu hầu hết những nét đặc thù của Phật Giáo tại Đức như lịch sử, kinh điển, sự sinh hoạt hằng ngày, đời sống gia đình, sự giáo dục, bệnh tật, sự điều dưỡng, sống và chết. Ngoài ra ông ta cũng có đề cập đến kinh tế và đời sống chính trị của người Phật Tử nữa.
Qua sự phân tích, tra cứu tìm tòi, tác giả Tiến sĩ Baumann đã cho biết rằng hiện tại ở xứ Đức này có hơn 500 cơ sở Phật Giáo của người Đức và được chia ra là 4 dạng thức như sau:
- Những người Phật Tử không thuộc một tông phái nào gồm 7%
- Nam Tông Phật Giáo 15,3%
- Đại Thừa Phật Giáo 35,6%
- Phật Giáo Tây Tạng 42,1%
Như vậy ở đầu thập niên 90 này, Phật Giáo Tây Tạng vẫn dẫn đầu. Tuy nói rằng Phật Giáo Tây Tạng chứ thực ra hầu hết là người Đức. Vì cả xứ Đức này chỉ có chưa được 100 người Tây Tạng hiện đang sinh hoạt tại đây. Đến bản phân tích này thì ông Baumann không còn liệt kê Phật Giáo gốc Á Châu riêng như quyển sách trước nữa. Có lẽ ông ta nghĩ rằng Phật Giáo Á Châu mà đa phần là Phật Giáo Đại Thừa, nên ông đã sát nhập vào sự phát triển của Đại Thừa cũng như một số ít bên Nam Tông Phật Giáo.
Mới đây vào ngày 14 tháng 8 năm 1999 chính tác giả của quyển sách, ông Tiến sĩ Baumann đã gặp tôi tại chùa Phật Bảo tại Barntrup, có thảo luận về một số đề tài có liên quan về sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam vào những năm của thập niên 1980 tại xứ Đức này. Ông ta là một nhà khoa học về Tôn Giáo, nên những nhận định rất khách quan, không phải là một Phật Tử đôi khi lại hay hơn là một người Phật Tử. Vì nếu là một Phật Tử, phải nói tốt về đạo của mình. Do đó tính trung thực sẽ dễ bị thiên lệch. Ông ta sinh sau tôi 11 năm nên sức sáng tạo còn mạnh. Ông cũng đã tham dự mấy lần Lễ Thọ Bát Quan Trai tại chùa Viên Giác tại Hannover để tìm hiểu về sự tu học của Phật Tử Việt Nam tại đây.
Mới đây, vào tháng 5 năm 1998 có một luận án Cử Nhân (Magisterarbeit) liên quan đến sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam ở xứ Đức này nhan đề là “Vietnamesischer Buddhismus in Deutschland - Darstellung der Geschichte und Institutionalisierung” - Nghĩa là: Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức - Giới thiệu về lịch sử và sự hình thành các cơ cấu tại đây - của Phật Tử Đức-Thụ Hồ-Lộc. Em này cũng đang chuẩn bị một luận án Tiến sĩ tại Đại Học Hannover nhan đề là: Leben in fremdkulturellem Kontext gestalten: Vietnammesische Buddhisten in Deutschland und den USA. Ein analytischer Vergleich von Kontinuitảt im Wandel“ - Nghĩa là: Cuộc sống trong sự liên hệ mới lạ - một sự so sánh phân tích về sự liên hệ môi trường thay đổi giữa Phật Tử Việt Nam tại Đức và Hoa Kỳ. Luận án này có thể vài ba năm sau mới xong, nhưng vào tháng 10 năm 1999 này Đức Thụ sẽ xuất gia tại Chùa Viên Giác và hy vọng trong tương lai, những gì thuộc về Phật Giáo Việt Nam tại Đức và tại Hoa Kỳ, Đức Thụ có khả năng thuyết trình cũng như phân tích về những sự phát triển trong thời gian qua tại đây.
Con đường mà Phật Giáo đã đến Âu, Mỹ Châu ngày nay ngoài 3 con đường chính bên trên, còn một con đường của người tỵ nạn Việt Nam mang đến hay của những người Phật Tử Á Châu lấy vợ hay lấy chồng tại đây mang vào. Con số Phật Tử này ở thời điểm cuối thế kỷ 20 này phải tính là trên 100.000 người Phật Tử ở dạng này. Phật Giáo Việt Nam có những đặc thù riêng của nó. Thầm lặng hơn, ôn hòa hơn, nhưng cũng đã đi vào lòng người Việt Nam và người ngoại quốc không ít, do Hòa Thượng Thích Thiên Ân, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh v.v... Tất cả đều là vì sự lợi ích của chúng sanh mà giáo lý Đại Thừa Phật Giáo đã được triển khai qua tinh thần của Phật Giáo Việt Nam vậy. Sách vở liên quan đến Phật Giáo Việt Nam bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Pháp ngày nay không thiếu và những người Mỹ như Ni Sư Karuna, đệ tử của cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân tại Mỹ, đã tiếp nối con đường Thiền Lâm Tế Việt Nam qua Trung tâm Quốc tế Thiền Viện tại Los Angeles. Qua Sư Cô Pháp Đăng người Đức y chỉ với Hòa Thượng Thích Mãn Giác tại Mỹ hay vô số người Pháp, Mỹ đã quy y với Hòa Thượng Thích Huyền Vi cũng như Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh.
Riêng tôi có 2 chú đệ tử xuất gia người Đức, Pháp danh là Thiện Nam và Thiện Bình. Cả 2 chú đều nói tiếng Việt rất rành. Hiểu và biết nhiều về phong tục tập quán của người Á Châu, nhất là những người Việt Nam. Nhưng chú Thiện Nam sau khi xuất gia một thời gian vì không kham nhẫn nổi cách lễ bái hằng ngày trong mùa An Cư Kiết Hạ của chùa Viên Giác, nên đã ra đời. Thế nhưng thỉnh thoảng chú vẫn muốn lại chùa xưa, thăm Thầy bạn cũ. Riêng chú Thiện Bình sau khi ở chùa 2 năm thì xuất gia và sau khi thọ giới Sa Di, tôi cho Pháp tự là Hạnh Hảo. Chú này đã xuất gia được 3 năm, như vậy kể chung là 5 năm ở chùa và tu học theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam. Chú này ngoài tiếng Việt, tiếng Anh ra, chú còn nói và viết rành tiếng Trung Quốc. Do vậy đi vào các nền văn hóa Á Châu này không khó mấy, miễn là người ấy có tâm nguyện và ý chí. Chú học về Ngôn ngữ học tại Đại Học Hamburg. Năm 1998 vừa qua chú đã trình luận án Cử Nhân (Magisterarbeit) về đề tài “Thập Mục Ngưu Đồ Tụng“ bằng cổ ngữ Hán văn dịch sang Đức ngữ và bình chú của Hòa Thượng Quảng Trí người Việt Nam ở vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh tại Việt Nam. Đây là một việc làm rất khó, nhưng chú đã thành tựu. Bây giờ thì chú đang nỗ lực cho triển lãm EXPO năm 2000 về các đề tài có liên quan về Phật Giáo sẽ được tổ chức tại chùa Viên Giác từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2000.
Khi một người Đức hoặc một người Mỹ học về Phật Giáo, dĩ nhiên là không cần học văn hóa của nước Phật Giáo mà mình theo đó, nhưng nếu hiểu rành rẽ hơn thì vẫn có lợi như thường. Ví dụ những vị Đại Sư Tây Tạng rất ít vị rành về ngoại ngữ. Khi các Phật Tử Âu Châu muốn học về Phật Giáo Tây Tạng đa phần đã phải học tiếng Tây Tạng. Tại Trung Tâm Tây Tạng Phật Giáo Hamburg là điển hình. Các vị như Tăng sĩ Oliver, Ni cô Carola, hay cựu Tăng sĩ Christoph v.v... đều rất giỏi tiếng Tây Tạng, để từ đó mới có thể học hỏi kinh điển Phật Giáo qua ngã Tây Tạng được.
Chúng tôi chỉ là những chiếc cầu văn hóa bắc qua sông biển Đại Tây Dương để đến những xứ Âu Mỹ này. Rồi đây những hạt nhân là người địa phương này sẽ phát triển mãi mãi về sau trên những mảnh đất mấy ngàn năm có ảnh hưởng văn minh của các tôn giáo khác rồi. Việc “thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân“ để làm hưng long hạt giống giác ngộ chúng tôi đã mang tới, đã gieo vào những đám ruộng tâm linh ở đây rồi. Vậy chỉ còn gặt hái và tiếp tục vun xới, để rồi một mai đây hoa trái sẽ tiếp tục đâm chồi nảy lộc tại xứ sở này, nhằm điểm tô thêm cho vườn hoa tâm linh tại đây phát triển càng ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nhân đã tốt như vậy thì quả chắc chắn sẽ không xấu về sau. Vì nơi đây hạt giống đã được gieo rồi. Người trồng vườn tâm và cấy cây trên ruộng phước ấy, chắc chắn sẽ gặt hái được những thành quả tuyệt vời ở những thế kỷ sau. Có thể là một hay hai trăm năm sau, cây giác ngộ này mới phát triển nhanh so với trong hiện tại, nhưng những người đến đây vào cuối thập niên 1970 tại xứ Đức này như Hòa Thượng Thubten Ngawang và tôi có quyền hy vọng như thế và chắc chắn như thế, để mọi người có được lợi ích về sau này.
Có người gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma thì rưng rưng nước mắt, vì quá cảm động. Có người thì quá tươi cười hớn hở. Trong khi đó có người say sưa chiêm ngưỡng pháp tướng của Ngài. Cũng có người chỉ muốn gặp Ngài để lắng nghe tiếng cười dòn tan để khuây đi niềm tục lụy. Cũng có nhiều người không thích Ngài vân du đây đó, nhất là Trung Cộng, nhưng một điều phải thừa nhận rằng trên thế giới này ít ai có một lòng từ bi vị tha cao cả như Ngài. Một bậc quân vương, một bậc Thánh nhân, một vị Bồ Tát, nhưng luôn luôn khiêm cung, hạ mình với tất cả mọi người, dầu cho khi Ngài tiếp xúc với các vị Tổng Thống, như Bill Clinton, Mitterrand, Chirac, Nữ hoàng Anh hay Tổng Thống Đài Loan v.v... tất cả đều cùng một cung cách, một nụ cười. Hay ngay cả khi tiếp xúc với những người tỵ nạn Việt Nam như chúng tôi, hay cả những em bé bị bệnh hoạn cần sự trợ lực của Ngài, Ngài vẫn tươi cười hỏi han, chở che, an ủi như một từ mẫu luôn luôn săn sóc đến mọi chúng sanh.
Viết đến đây tôi nhớ đã đọc trong luật tạng về một câu chuyện của Đức Phật đối với đệ tử của Ngài cũng tương tự như thế. Đức Phật cũng bận rộn suốt ngày với bao nhiêu công việc tọa thiền, giảng đạo, kinh hành khất thực v.v... nhưng Đức Phật một hôm đi thăm một vị Tỳ Kheo bị bệnh. Vị Tỳ Kheo này theo đúng luật Phật chế nên đã dùng giẻ rách của một tử thi để băng bó vết thương. Vì lẽ vải có độc, nên đã làm cho vết thương lở lói thêm. Từ nguyên nhân này Đức Phật đã phương tiện cho phép các Thầy Tỳ Kheo nên dùng vải mới để băng bó vết thương để khỏi nhiễm trùng. Vị Tỳ Kheo ấy y lời và quả nhiên vết thương ấy chóng bình phục. Đây là một hành vi thật nhỏ thôi, nhưng nó đã đánh động được biết bao nhiêu tấm lòng từ của mọi người chung quanh lúc bấy giờ. Có thể nhiều người nghĩ, Đức Phật đâu cần phải thân hành làm những việc ấy, nhưng đây là hình ảnh của từ bi, Ngài không bao giờ quên ai cả. Đức Đạt-lai Lạt-ma là một Bồ Tát hiện thân, Ngài cũng đã thể hiện được trọn vẹn những điều như vừa nói trên.
Vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 vừa qua, khi tôi đảnh lễ Ngài trước cổng chùa Viên Giác Hannover, Ngài đã đem đầu của Ngài cụng vào đầu tôi. Đây là một lối chào thân thiện của các vị tu sĩ Tây Tạng. So ra tôi đâu có xứng giá gì, nhưng Ngài đã thể hiện tâm từ như thế. Hoặc hai lần đã thân hành bắt tay Ngài tại Hamburg và Schneverdingen năm 1998 vừa qua đã làm cho tôi thêm một năng lực nhiệm mầu. Tôi không khóc vì cảm động, tôi không cười vì quá hoan hỷ, mà tôi ghi sâu những dấu ấn ấy vào lòng, để làm một hành trang trên đoạn đường thiên lý giải thoát của chính mình trong kiếp nhân sinh này.
Ai sinh ra trong đời này rồi cũng phải chết cả. Người trẻ thì cho rằng tương lai còn nhiều, nhưng những người ở ngoài tuổi 50 như tôi trong hiện tại thì con đường đi đến sự chết chóc không còn xa mấy. Do vậy mà phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật vững vàng để đường về Tây Phương không còn bị ngăn lối. Thời gian trôi qua nhanh lắm, mới đó mà đã hơn 20 năm ở Đức rồi. Trong hơn 20 năm qua tôi đã thể hiện lòng mình trên mọi lối và đã cùng với học trò, đệ tử cùng những người cộng sự thực hiện bổn phận lợi tha của mình. Giờ đây hạt giống đã đâm chồi nảy lộc, tôi được quyền nói rằng: những nhân mình đã gieo trong hơn 20 năm qua không phụ chút nào.
Hôm tháng 8 năm 1999 vừa qua tại Troisdorf gần Bonn, Ủy Ban Cap Anamur do Tiến sĩ Neudeckt điều hành đã tổ chức kỷ niệm 20 năm vớt người tỵ nạn Việt Nam trên biển Đông. Đây cũng là một hành động của Bồ Tát. Nếu ông không có từ tâm lo từ bước ban đầu, thì nhân dân Đức cũng không ủng hộ và hơn 10.000 người Việt Nam kia không biết đi về đâu? Có thể đi vào lòng đại dương. Cũng có thể được một nước khác cho tỵ nạn, nhưng dầu sao đi nữa những người này vẫn là những người có nhân duyên với nước Đức. Đến dự hôm đó có gần cả ngàn người Việt Nam, đặc biệt phía Đức có cựu Thủ Tướng của Tiểu Bang Niedersachsen, ông Dr. Albrecht, và Tổng Thống Rau cũng như Bà Süßmuth cựu Chủ Tịch Quốc Hội Đức cùng đông đảo các chính trị gia và các nhà từ thiện khác. Dr. Albrecht đã gợi lại chuyến tàu Hải Hồng ngày xưa vào ngày 10.12.1978, ông đã là một trong những vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Đức chịu nhận người tỵ nạn Việt Nam vào tiểu bang mình và từ đó chính phủ Đức mới tiếp tục nhận những người tỵ nạn Việt Nam cho đến ngày nay. Con số hiện tại năm 1999 gần đến 100.000 người. Trong 100.000 người này biết bao nhiêu người đã mang ơn cứu tử của ông và của nhân dân Đức, nên tôi gọi đó là một vị Bồ Tát đã vì tha nhân mà cứu khổ khỏi những tai ương trên cõi đời này. Dr. Albrecht cũng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về hình ảnh của ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover, nơi hướng dẫn tâm linh của người con Phật và nơi đó đã nằm trọn trong Tiểu Bang Niedersachsen, nơi ông đã làm Thủ Tướng hai nhiệm kỳ. Ông ta cũng đã nhắc nhở đến sự lãnh đạo tinh thần của tôi qua những khó khăn lúc ban đầu và cho đến ngày nay, sau một thế hệ 20 năm đã có không biết bao nhiêu nhân tài ra giúp nước Đức. Đây là bổn phận và trách nhiệm của người Việt Nam, không ai trong chúng ta là không nhớ đến câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“. Do vậy mà người tỵ nạn Việt Nam tại Đức luôn luôn biết ơn nước Đức, biết ơn chính phủ và nhân dân Đức. Tuy nước Đức rất ít Phật Tử, nhưng con đường Bồ Tát đạo đã được quý vị đã xiển dương một cách hùng tráng tại quê hương này.
Kể từ năm 1979 đến nay cũng đúng 20 năm trôi qua, chính quyền Liên Bang Đức đã giúp những sự sinh hoạt cụ thể của Chùa Viên Giác qua việc xuất bản sách, báo Viên Giác và những lễ hội khác, nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam hội nhập vào xã hội này một cách nhanh chóng hơn và 20 năm một thời gian đó chúng tôi cũng đã nỗ lực cộng tác với chính quyền. Nếu không có những sự giúp đỡ này, chắc chắn rằng người Việt Nam tỵ nạn tại nước Đức còn gặp nhiều khó khăn hơn. Tôi cũng chỉ là một hạt cát trong biển cả mênh mông thôi và mong rằng hạt cát đó sẽ tạo một chút nhân duyên cho sự hình thành của vũ trụ vạn hữu vậy. Vì như kinh Hoa Nghiêm đã nói: Trong một hạt cát có vô lượng thế giới và trong thế giới bao la có chứa đựng nhiều hạt cát như thế. Đây là trùng trùng duyên khởi và trùng trùng biến hiện của kiếp nhân sinh này vậy.
Tôi khởi đầu viết tác phẩm thứ 27 này vào ngày 9 tháng 6 năm 1999 và hôm nay là 19 tháng 8 năm 1999, cũng đúng ngày giỗ thứ 14 khi thân phụ tôi qua đời. Như vậy là 2 tháng 10 ngày. Trong 2 tháng 10 ngày ấy, trên thực tế tôi chỉ viết chừng 45 ngày thôi. Mỗi ngày nhiều lắm là 3 tiếng đồng hồ và ít nhất cũng nửa tiếng. Tôi thường viết vào buổi mai và rất ít khi viết buổi chiều. Những tác phẩm này của tôi trong hiện tại có thể không có giá trị gì mấy, nhưng 100 năm sau nếu có người tìm đến sự sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại xứ Đức này, thì đây là những tài liệu cần phải có để tham khảo.
Năm nay 1999, vào ngày 19.7 vừa qua tôi đã tổ chức một cuộc họp mặt sau 31 năm xa cách gia đình. Có hai bà chị ruột ở Việt Nam sang và tôi cũng đã mời Thượng Tọa Thích Bảo Lạc từ Úc sang để dự lễ. Người chị cả năm nay đã 74 tuổi, chị thứ năm đã 66 tuổi và chắc rằng chúng tôi không còn có cơ hội để gặp nhau nữa. Vì quê hương vẫn còn trong ngàn trùng xa cách. Đây cũng là những ơn lớn mà những người xuất gia như chúng tôi không quên được. Vì nếu không có gia đình thì làm sao có tôi được. Đức Phật ngày xưa khi vua cha băng hà Ngài còn về để lo phận sự làm con, còn tôi suốt gần 30 năm nơi chân trời góc biển này chưa một lần về thăm quê hương và gia đình thì đây là cơ hội vậy. Ngày hôm nay 19 tháng 7 năm 1999 này khi chấm câu tác phẩm này cũng là lúc tôi lên điện Phật để cúng kỵ cho phụ thân tôi, năm nay có hai bà chị lạy thế cho tôi. Vì bao nhiêu năm trước những người đệ tử tại gia của tôi đã làm việc này. Vì lẽ người xuất gia thọ giới rồi, chỉ làm những gì giới luật cho phép mà thôi.
Tôi xin cảm ơn tất cả, mọi người đã vì tôi mà dành cho tôi nhiều thì giờ để hoàn thành tác phẩm này. Nếu không có được những nhân duyên như thế trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thì 20 năm qua cũng trôi đi một cách nhạt nhẽo, không có một bút tích gì ghi lại với đời cả thì những người đi sau không biết đâu mà lần về dĩ vãng.
Tôi chắc rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma, Ngài cũng sẽ mỉm cười với tác phẩm này viết về Ngài, để tán dương Ngài và dĩ nhiên dầu cho có hay hoặc dở, đối với Ngài cũng chỉ là một sự như như ấy thôi. Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ Ngài đã cho con cơ hội này, viết lên tâm tư của một người có nhân duyên đã gặp Ngài trong kiếp này và mong rằng dầu ở cõi nào đi chăng nữa, con cũng luôn luôn gặp được những vị Bồ Tát hóa thân như Ngài.
Kính nguyện Tam Bảo gia hộ cho tôi và mọi người được trọn vẹn sở cầu ấy.
Viết xong ngày 19 tháng 8 năm 1999
nhằm ngày mồng 9 tháng 7 năm Kỷ Mão
tại thư phòng chùa Viên Giác
Thích Như Điển
In diesem Jahr gab es in Europa eine Sonnenfinsternis und das Sommerwetter war sehr abwechselnd. An manchen Tagen stieg die Temperatur auf 35°C und an manchen anderen blieb sie nur bei 20°C. Es gab viel Sturm und Regen. Die plötzlichen Regenfälle taten so, als ob sie ihre ganze Wut auf die Erde und die Wiesen abreagieren wollten. Man weiß nicht, ob die Natur damit zufrieden war? Oder ist sie den Menschen und dem Leben auf dieser Welt gegenüber noch verärgert?
Gegen Ende des 20. Jahrhunderts und zu Beginn des 21. Jahrhundert wird die Menschheit viele Naturkatastrophen erleben, die durch Sturmflut, Erdbeben, Hungersnot, Krankheit, Kriege und Haß verursacht werden. Das kommt daher, weil der Mensch Angst vor dem Tod hat und alles tut, um zu überleben. Er zerstört die Natur, um sein Selbst zu schützen. Nun dreht die Natur den Spieß um und bestraft den Menschen. Die Ursache für die Überschwemmung besteht darin, dass man zu viele Bäume in den Bergen und Wäldern gerodet hat und nicht genügend neue Bäume nachpflanzt. Wenn ein großer Regen kommt, fließt das Regenwasser in die Flüsse, das Wasser steigt sehr schnell und es kommt somit zu Überschwemmungen. Auch die Fabriken produzieren und lassen jeden Tag Unmengen von Giftmüll frei. Die Abgase kommen aus den Schornsteinen von Chemiefabriken und von den Autos. Die Bäume und die Nahrungsmittel werden dadurch vergiftet. Der Mensch züchtet das Vieh und füttert es mit vielen Chemikalien, damit es schneller wächst. Wenn der Mensch das Fleisch dieser Tiere zu sich nimmt, wird er auch infiziert; und der Tod verschont niemanden. Dazu kommen noch viele neue Krankheiten dieses Jahrhunderts wie z.B. die gleichgeschlechtliche Liebe, Aids, Krebs etc. Es sind Krankheiten, gegen die die Medizin noch keine Heilmittel gefunden hat, um sie zu bekämpfen.
Die Technik von heute ist sehr fortgeschritten. Der Mensch überwindet sogar das All, um die Natur zu besiegen. Doch wer kann denn sich selbst besiegen, und wie viele helfen mit, diese Erde schön zu gestalten? Die Naturstoffe wie z.B. Erdöl, Erdgas, Metall, Kohle etc. werden von den Menschen ausgebeutet, alles nur, um die Bedürfnisse des Menschen zu befriedigen. Diese Energiequellen werden eines Tages im 21. Jahrhunderts ausgeschöpft sein. Wovon werden die Menschen dann leben? Die Weltbevölkerung zu Anfang des 20. Jahrhundert betrug 2 Milliarden Menschen. Heute, zu Beginn des 21. Jahrhunderts, hat sich diese Zahl verdreifacht, d.h. 6 Milliarden. Die Zahl steigt stetig weiter, obwohl die Wohnfläche gleich geblieben ist. Die Bevölkerungszahl von Vietnam lag zu Beginn des 20. Jahrhunderts bei 20 Millionen. Inzwischen (Stand 1999) sind es 76 Millionen geworden. Es ist also ein enormer Zuwachs. Und dieser Zuwachs, obwohl viele Menschen durch die großen Kriege gestorben sind; auch die Menschen, die ihr Leben auf der Suche nach Freiheit in den Wäldern und auf dem Meere gelassen haben. Trotzdem wächst die Bevölkerung und es herrscht weiterhin Hungersnot.
Indien und China sind die bevölkerungsreichsten Länder der Erde mit den größten Landflächen in Asien. Sie versuchen alles mögliche, um neues Land im Norden und Süden zu gewinnen. Tibet muß darunter sehr leiden. Kostbare Bäume werden gerodet und zu Holz verarbeitet. Diese Maßnahmen erwecken die Aufmerksamkeit der Welt. Die Abflußmenge des Mekong Delta nimmt gravierend ab. Trotzdem wollen alle Nationen sie für sich in Anspruch nehmen. Niemand hört auf den anderen. Wahrscheinlich wird es in diesen Regionen früher oder später zu kriegerischen Auseinandersetzungen kommen.
In Afrika droht die Hungersnot noch schlimmer als in Asien, dort aber infolge der Dürre. Die Sonne prallt auf die Felder. Die Ernten sind nicht ertragreich; doch die Geburtsrate nimmt ständig zu. Es kommt zu Analphabetismus, Unterernährung und hoher Rate an Säuglingssterblichkeit. Trotzdem nimmt die Bevölkerung in diesen Ländern nicht ab. Falls es irgendeinen Bodhisattva gibt, der auf Afrika oder sonst irgendwo auf diese Welt käme, um den Menschen zu helfen, so wird auch er große Schwierigkeiten zu bestehen haben, wirklich allen Menschen helfen zu können. Es ist nur möglich, wenn jeder für sich Verdienste ansammelt, jeder muß für sich selbst wach werden und sich bewußt sein, was er machen soll, was er beitragen kann, um das Leid auf dieser Welt zu vermindern, damit die Lebewesen und die Natur ihren Wert behalten. Ansonsten wird es zu spät sein und es gibt keine Mittel, um die Naturzerstörung und den geistige Niedergang abzuwehren.
Aus diesen Gründen suchen die Menschen im Westen heute nach einer geistigen Lösung, die ihnen weiterhilft. Die Wissenschaftler, Philosophen und Gelehrten haben bislang viel Arbeit investiert, um nach dem materiellen und geistigen Wert zu suchen; doch sie haben bis jetzt noch keine endgültige Antwort gefunden. Woher kommt der Mensch? Wo kommt er hin nach dem Tod? Wie entstand diese Welt? Wird sie für ewig existieren oder zerspringt sie eines Tages in tausend Stücke? etc. Einige religiöse Traditionen in Europa und Nordamerika konnten einige Phänomene auf dieser Welt durch ihre Erklärungen erhellen. Doch sie konnten keine wirklichen Wahrheiten beweisen, denn sie besitzen keine Weisheitsaugen wie die Buddhas und Bodhisattvas sie haben. Die Buddhas und Bodhisattvas sind bereits aus dieser Samsarawelt herausgetreten. Deshalb kommen viele Menschen im Westen zu dem Buddhismus, denn der Buddhismus erfüllt ihre Sehnsucht nach geistiger Zufriedenheit.
Der Buddhismus existiert schon über 2500 Jahre in Asien. In Europa ist er erst gut 200 Jahre alt. In den letzten 200 Jahren konnte der Buddhismus sich Schritt für Schritt dem westlichen Fortschritt anpassen und sich fortentwickeln. Den erste Meilenstein legten die westlichen Buddhismusforscher. Sie reisten nach Indien, Sri Lanka, Tibet, Japan, Vietnam, Korea, um sich über den Buddhismus zu studieren. Sie kehrten anschließend zurück in ihre Heimat und gründeten buddhistische Vereine und Gruppen. In Deutschland wurde der erste Buddhismusverein in Leipzig vor 100 Jahren gegründet. In der zweiten Phase richteten die Buddhismusforscher ihre Schwerpunkte auf die japanische Meditationslehre, so z.B. durch den Buddhismusforscher Daietsu Suzuki. Der japanische Zen hat vom Beginn des 20. Jahrhunderts bis zur Mitte des 20. Jahrhunderts in Europa und Nordamerika viele Anhänger gefunden. Die dritte Phase des Buddhismus in Europa kam mit dem tibetischen Buddhismus, oder besser gesagt durch die Person des Dalai Lama XIV. Man muß tatsächlich folgendes feststellen; „Wenn es in Tibet keine Persönlichkeit wie Seine Heiligkeit gäbe, dann würde der tibetische Buddhismus genauso wie in allen anderen asiatischen Länder sein.“
Seine Heiligkeit verkörpert den vollendeten Bodhisattvaweg und wegen seiner Barmherzigkeit, Gewaltlosigkeit und Liebe wird er von der Welt wie ein Heiliger verehrt, der in diesem Jahrhundert Frieden auf diese Welt bringt. Es gibt unendlich viele schöne Worte, um Seine Heiligkeit zu loben. Man kann ihn gar nicht genug in Worten loben. Es gibt sehr viele Schriftsteller, Dichter, die ihn bewundern. Es gibt auch unzählige Philosophen, Gelehrte, Wissenschaftler, die durch Seine Heiligkeit die Zuflucht zu den Drei Juwelen genommen haben und den tibetischen Buddhismus auf der ganzen Welt strahlen lassen. Die Menschen mögen alles, was tibetisch ist. Es hat natürlich seinen Grund, denn Seine Heiligkeit verkörpert die Gestalt und die Lehre des Erleuchteten und wirkt stark im Westen.
Die großen Sutrensammlungen wie z.B. Avatamsaka-Sutra, Lotus-Sutra, Laukavatara-Sutra oder Medizin-Buddha-Sutra wurden bereits ins Deutsche, Französische, Englische etc. übersetzt. Die Menschen im Westen studieren eifrig die gleichberechtigte Buddhalehre. Es wird sicher eines Tages dazu kommen, dass der gesamte Korpus der Sutren-Sammlungen der Nord- und Süd-Buddhismusschulen, der mehr als 250.000 Seiten umfaßt, in die einzelnen Landessprachen übersetzt wird. Bis dahin wird der Buddhismus noch mehr Gelegenheit haben, sich im Westen auszubreiten. Der Buddhismus wirkt wie das klare Wasser, das den Menschen den süßen Geschmack bringt, während die Religionen und Philosophie im Westen Veränderungen an der Wurzel durchmachen.
In dem Buch „Deutsche Buddhisten“ von Herrn Martin Baumann, der als Dozent an der Universität Hannover lehrt, das 1995 im Diagonal Verlag erschienen ist, erfahren wir, dank seiner analytischen Studien und statistischen Auswertungen über den Fortschritt der Entwicklung der verschiedenen Buddhismustraditionen in Deutschland. Ich habe den Eindruck, das Deutschland ein typisches Beispiel darstellt für die Entwicklungen des Buddhismus in Europa und Nordamerika. Das Buch von Doktor Baumann hat 465 Seiten.
Auf Seite 425 wird prozentuale Verteilung buddhistischer Gemeinschaften und Organisationen in der Bundesrepublik Deutschland während der 70er Jahre zusammengefaßt.
Theravada 16%
Mahayana 42%
Vajrayana 23%
Asiatische Buddhisten 3%
Traditionsungebundene Bunddhisten 16%
Im Jahre 1980 verschob sich die Verteilung folgendermaßen:
Theravada 12%
Mahayana 29%
Vajrayana 41%
Asiatische Buddhisten 7%
Traditionsungebundene B. 11%
Bis zum Jahre 1985 veränderten sich die Proportionen wiederum:
Theravada 10%
Mahayana 26%
Vajrayana 47%
Asiatische Buddhisten 6%
Traditionsungebunden 11%
Die letzte Statistik seines Buchs weist die folgende Verteilung für das Jahr 1991 aus:
Theravada 13%
Mahayana 30%
Vajrayana 40%
Asiatische Buddhisten 7%
Traditionsungebunden 10%
Anhand dieser Zahlen erkennt man, dass die Verteilung der verschiedenen Traditionen abhängig ist von der Bewunderung der Deutschen für bestimmte Buddhismustraditionen. Wenn man den Theravada mit dem Mahayana vergleicht, wobei der Vajrayana auch zum Mahayana gehört, wird man feststellen, dass der Mahayana immer doppelt oder dreifach so viele Anhänger hat als der Theravada. Die Entwicklung des Mahayana-Buddhismus ist im Westen erfolgreicher als die des Theravada.
Kürzlich (1999) erschien ein kleines Buch „Kompass Buddhismus“ im Lutherischen Verlagshaus in Hannover; sein Herausgeber war Herr Prof. Dr. Dr. Peter Antes, dessen Verfasser aber wiederum Herr Dr. Martin Baumann war. Das Buch hat nur 70 Seiten und ist zweisprachig: Deutsch und Englisch. Das kleine Buch stellt alle besondere Merkmale des Buddhismus in Deutschland vor, so z.B. einen geschichtlichen Überblick, die Ämter und Funktionen, den Alltag, das Familienleben, die Krankheit und Pflege, Feste, Wirtschaft und Politik.
In dieser Studie werden die letzten Forschungsergebnisse von Herrn Dr. Baumann zusammengefaßt. 1999 gibt es über 500 buddhistische Gruppen und Organisationen in Deutschland, die sich wie folgendermaßen auf die einzelnen Buddhismusrichtungen aufteilen:
Theravada 15,3%
Mahayana 35,6%
Vajrayana 42,1%
Schulübergreifend 7%
Dies bedeutet, dass zu Beginn der 90er Jahre der tibetische Buddhismus die meisten Deutschen anzusprechen vermochte. Man sagt zwar der Tibetische Buddhismus, jedoch sind die Anhänger hauptsächlich Deutsche. In Deutschland leben weniger als 100 Tibeter. In diesem Buch hat Herr Baumann die asiatischen Buddhisten nicht mehr getrennt aufgelistet sondern die Mahayana-Buddhisten insgesamt erfaßt.
Am 14. August 1999 traf ich den Autor, Herrn Dr. Martin Baumann, in der Pagode Phat Bao in Barntrup. Wir sprachen über einige Themen, die mit der Entwicklung des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland in den 80er Jahren zusammenhingen. Herr Baumann ist Religionswissenschaftler und hat daher eine sehr objektive Sicht. Es ist für einen Nicht-Buddhisten manchmal leichter, den Buddhismus zu beurteilen, als für einen Buddhist, da dieser einen Außenstandpunkt einnimmt, der für einen Buddhisten viel schwerer zu erreichen ist. Manche Meinungen sind oft parteiisch. Herr Baumann ist 11 Jahre jünger als ich und hat noch sehr viele Ideen. Er hat auch einige Male an der Athanga-Sila-Klausur in der Pagode Vien Giac teilgenommen, um mehr über das Leben der vietnamesischen Buddhisten zu erfahren.
Im Mai 1999 wurde die Magisterarbeit mit dem Titel „Vietnamesischer Buddhismus in Deutschland. Darstellung der Geschichte und Institutionalisierung“ des Buddhisten Loc Ho mit dem Dharmanamen Duc Thu, an der Universität Hannover, im Fachbereich Religionswissenschaft, eingereicht und angenommen. Er promoviert zur Zeit an der Universität Hannover mit dem Dissertationsthema „Leben in fremdkulturellem Kontext gestalten: Vietnamesische Buddhisten in Deutschland und den USA. Ein analytischer Vergleich von Kontinuität im Wandel“. Die Dissertation wird voraussichtlich erst in 3 bis 5 Jahren fertig sein. Im Oktober 1999 wird Duc Thu sich in der Kloster Pagode Vien Giac ordinieren lassen. Ich hoffe, dass er in der Zukunft alles über die Geschichte und Entwicklung des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland und den USA referieren und analysieren kann.
Neben den drei Hauptströmungen, in denen der Buddhismus nach Europa und Nordamerika kam, gibt es eine andere Strömung, nämlich den Strom der vietnamesischen Flüchtlinge und ider asiatischen Ehepartner in asiatisch- deutschen Mischehen, die den Buddhismus ebenfalls nach Westen bringen. Die Zahl der asiatisch- buddhistischen Ehepartner ist nicht klein und müßte sich gegen Ende dieses 20. Jahrhunderts auf 100.000 beziffern. Der vietnamesische Buddhismus hat seine eigenen Merkmale. Er ist viel ruhiger, friedlicher; trotzdem hat er die Herzen vieler Vietnamesen, aber auch vieler Europäer und Nordamerikaner gewonnen. Einige vietnamesische Meister wie z.B. der Hochehrwürdige Thich Thien An, der Hochehrwürdige Thich Huyen Vi, der Hochehrwürdige Thich Nhat Hanh haben den vietnamesischen Buddhismus den Menschen im Westen nahe gebracht. Sie tun alles zum Wohle der Lebewesen sowie es in der Lehre des Mahayana-Buddhismus gelehrt wird. Bücher über den vietnamesischen Buddhismus gibt es heute in einigen Sprachen wie z.B. Englisch, Deutsch, Japanisch, Französisch. Die amerikanische Ehrwürdige Nonne Karuna, Schüler des Hochehrwürdigen Thich Thien An in den USA, hat den Weg des vietnamesischen Zen ausgesucht und lebt zur Zeit im internationalen Meditationsinstitut in Los Angeles. Die deutsche Nonne mit dem vietnamesischen Namen Phap Dang ist Schülerin des Hochehrwürdigen Thich Man Giac in den USA. Auch viele Franzosen und Amerikaner haben über die Hochehrwürdigen Thich Huyen Vi und Thich Nhat Hanh die Zuflucht zu den Drei Juwelen genommen.
Ich habe auch zwei deutsche Ordensschüler mit dem Dharmanamen Thien Nam und Thien Binh. Beide sprechen sehr gut Vietnamesisch, verstehen und wissen viel über die Sitten und Gebräuche der Asiaten, insbesondere der Vietnamesen. Thien Nam hat aber nach einer kurzen Aufenthaltszeit im Kloster Vien Giac die Robe wieder abgelegt, weil er die vielen Niederwerfungen während der Klausurzeit nicht ausgehalten konnte.. Doch er kommt immer wieder gerne zurück in die Pagode, um seinen Meister und seine Freunde zu besuchen. Thien Binh wurde nach zwei Jahren im Kloster ordiniert und später zum Novizen mit dem Namen Hanh Hao. Bis heute lebt Hanh Hao seit 3 Jahren als Novize im Kloster Vien Giac. Insgesamt hat er also 5 Jahre im Kloster gelebt und praktiziert den vietnamesischen Buddhismus. Er spricht außer Vietnamesisch auch Englisch und fließend Hochchinesisch. Deshalb hat er keine Probleme, sich mit der asiatischen Kultur vertraut zu machen. Man muß eben einen starken Willen haben. Er hat an der Universität Hamburg Sprachwissenschaft studiert. Im vergangenen Jahr (1998) wurde seine Magisterarbeit mit dem Titel: „Die Zehn Büffelbilder“ auf Chinesisch von der Universität Hamburg angenommen. Er hat das Werk, das in der Zeit der Auseinandersetzung zwischen Trinh und dem Nguyen Fürsten entstand, vom Altchinesischen ins Deutsche übersetzt. Dieses Werk war versehen mit den Anmerkungen des vietnamesischen Hochehrwürdigen Thich Quang Tri, die er ebenfalls übersetzt hat. Das war eine schwere Arbeit, die er erfolgreich abschließen konnte. Nun bereitet er auf die Dharma-Expo 2000 vom Mai bis Oktober 2000 in der Kloster-Pagode Vien Giac vor.
Wenn ein Europäer oder Amerikaner die Buddhalehre studiert, muß er nicht unbedingt etwas über die Kultur und Sprache der entsprechenden Tradition lernen. Doch es ist für ihn nur vorteilhaft, wenn er auch über ein Wissen darüber verfügt. Viele große tibetische Meister sprechen keine Fremdsprachen. Wenn die Europäer sich intensiv mit der Buddhalehre beschäftigen wollen, müssen sie in der Regel die tibetische Sprache erwerben, so z.B. im tibetischen Zentrum in Hamburg. Die Ordensleute wie z.B. Oliver, die Nonne Carola oder der ehemalige Bhikkhu Christoph können fließend tibetisch sprechen und schreiben, und sind damit in der Lage, tibetische Texte zu studieren und zu übersetzen.
Wir Asiaten und speziell wir Vietnamesen in Deutschland sind nur kulturelle Brücken zwischen Asien, Europa und Nordamerika. Die Einheimischen müssen für sich selber die Saat ausstreuen, um einen eigenen Buddhismus auf diesem westlichen Boden zu entwickeln, der seit vielen Jahren von ansässigen Religionen beeinflußt wurde. Möge die neue Saat des Buddhismus auf diesem Boden gedeihen und eines Tages Blüten tragen, so dass der geistige Garten sich noch mehr entwickelt und schöner wird. Wenn die Saat, also die Ursache gut ist, wird auch die Frucht, also die Wirkung, gut sein. In Deutschland wurde bereits die Saat ausgesät. Der Sämann dieser geistigen Saat wird in der Zukunft gute Ernte einbringen. Es kann sein, dass der Baum der Erleuchtung erst in 100 oder 200 Jahren voll entwickelt sein wird. Menschen, die gegen Ende der 70er Jahre nach Deutschland kamen, so wie der Hochehrwürdige Thubten Ngawang und ich, dürfen diese Hoffnung in uns tragen, so dass der Buddhismus den Menschen in der Zukunft viel Nutzen bringen wird. Es gibt Menschen, die vor Freude weinen, wenn sie Seiner Heiligkeit begegnen. Andere lachen vor Freude. Andere wiederum bewundern die Erscheinung Seiner Heiligkeit. Es gibt Leute, die sich danach sehnen, das fröhliche Lachen Seiner Heiligkeit zu sehen, um ihre Sorgen zu vergessen. Aber es gibt auch Leute, die ihn nicht gerne auf Reisen sehen. Das sind die Chinesen. Eines muß man sagen, dass es auf dieser Welt wenige Menschen gibt, die eine so große Nächstenliebe wie Seine Heiligkeit haben. Seine Heiligkeit ist ein religiöses und weltliches Oberhaupt der Tibeter. Er ist die Verkörperung des Avalokiteshvara-Bodhisattva. Doch Er ist so einfach natürlich, nett und höflich zu allen. Er hat schon viele Prominente und Staatsmänner getroffen wie z.B. Bill Clinton, Mitterrand, Chirac, die britische Queen oder den taiwanesischen Präsidenten. Er lächelt alle an. Auch wenn er mit den vietnamesischen Flüchtlingen spricht, oder einem kranken Kind, das seinen Segen braucht, begegnet, lacht Er immer. Er fragt nach dem Wohl der Menschen und sorgt sich um sie wie eine liebe Mutter.
An dieser Stelle erinnere ich mich an einer Stelle im Vinaya-Pitaka. Es geht um eine Geschichte mit Buddha und seinem Schüler. Der Buddha war auch den ganzen Tag beschäftigt mit der Praxis, mit Meditation, Unterweisung in die Buddhalehre, Almosengang etc. Eines Tages besuchte Buddha einen kranken Bhikkhu. Dieser war verletzt und hat in Übereinstimmung mit den Geboten, die Buddha aufgestellt hat, die Wunde mit zerfetzten Leichentüchern bandagiert. Da der Stoffetzen giftig war, machte er die Verletzung noch schlimmer. Aus diesem Grund hat Buddha den Mönch die Erlaubnis gegeben, die offene Wunde mit sauberem Stoff zu bandagieren, um sie vor Infektion zu schützen. Der kranke Bhikkhu gehorchte Buddha und tat was Buddha ihm erzählte. Tatsächlich wurde die Wunde sehr schnell geheilt und er war bald wieder gesund. Das ist nur eine kleine Tat des Buddha, doch viele Menschen waren von der Barmherzigkeit des Buddha beeindruckt. Viele Leute haben wohl gedacht, dass Buddha sich nicht um solche Kleinigkeiten zu kümmern braucht. Doch das sind die Bilder der Barmherzigkeit, denn Buddha vergißt niemanden. Seine Heiligkeit, der Dalai Lama XIV., ist der auf Erde der inkarnierte Avalokiteshvara-Bodhisattva und auch Er besitzt die Tugend der Barmherzigkeit.
Am 18. Juni 1995 empfing ich Seine Heiligkeit am Drei-Flügel-Tor des Klosters Vien Giac. Seine Heiligkeit berührte seinen Kopf mit dem meinen. Das ist eine sehr höfliche Begrüßungsart der tibetischen Ordensleute. Eigentlich bin ich es nicht wert; doch Seine Heiligkeit tat es trotzdem aus Liebe. Ich habe auch zwei Mal die Hände Seiner Heiligkeit halten dürfen, in Hamburg und in Schneverdingen, und das gab mir neue Kraft. Ich weine und lache auch nicht vor Freude, sondern speichere die schönen Eindrücke in meinem tiefen Inneren, um sie als Gepäck mit auf den langen Erleuchtungspfad zu nehmen.
Alle, die in dieser Welt geboren wurden, müssen eines Tages sterben. Die jungen Leute glauben, dass sie noch eine lange Zukunft vor sich haben, während Leute über 50 wie ich z.B. wissen, dass der Weg bald zu Ende ist und der Tod bald kommt. Deshalb bereiten wir uns sehr gut auf die Reise ins Reine Land vor. Die Zeit vergeht sehr schnell. Ich lebe schon seit mehr als 20 Jahren in Deutschland. Ich habe in den letzten 20 Jahren mein Bestes gegeben und mit den Ordensschülern und Laienbuddhisten meine Pflicht getan. Nun hat die geistige Saat Früchte getragen. Ich darf aber trotzdem sagen: „Das Saatgut, das ich vor zwanzig Jahren ausgesät habe, hat mich kein bißchen enttäuscht“.
Im August 1999 fand in Troisdorf bei Bonn die 20jährige Jubiläumsfeier des Cap Anamur Komitees für die Rettung der Vietnamesischen Bootsflüchtlinge statt. Die Feier wurde von Herrn Dr. Neudeck organisiert. Wenn es ihn damals nicht gegeben hätte, hätten die Deutschen die Rettungsaktion auch nicht unterstützt und die 10.000 Vietnamesen hätten nicht gewußt, wo sie gelandet wären. Vielleicht wären sie im Ozean ertrunken. Vielleicht hätten sie auch Asyl in einem anderen Land erhalten. Doch die 10.000 Vietnamesen, die von der Cap Anamur gerettet wurden, hatten ein großes Glück und durften nach Deutschland. Die Zahl der Teilnehmer war sehr groß. Von deutscher Seite wurden der neue Bundespräsident Johannes Rau, der ehemalige Ministerpräsidenten von Niedersachsen, Dr. Albrecht, die ehemalige Bundestagspräsidentin Frau Süßmuth, der ehemalige Außenminister Klaus Kinkel und einige weitere Politiker und Vertreter karitativer Organisationen eingeladen. Dr. Albrecht hat die alten Erinnerung geweckt und erzählte über das Schiff Hai Hong, das die ersten Vietnamesen rettete und sie am 10.12.1978 nach Deutschland brachte. Er war der erste Ministerpräsident, der die Flüchtling in sein Bundesland Niedersachen aufnehmen wollte. Später folgten ihm die anderen Bundesländer. Die Zahl der zur Zeit in Deutschland lebenden Vietnamesen beträgt ca. 100.000. Von diesen haben ihm viele Menschen ihren Aufenthalt hier zu verdanken. Ich nenne Dr. Albrecht oft einen Bodhisattva, der den Menschen in ihrer Not hilft. In seiner Rede erwähnte Dr. Albrecht oft das Kloster Vien Giac in Hannover, das geistige Zentrum der Buddhisten, das sich in seinem Bundesland befindet, wo er über zwei Perioden das Amt des Ministerpräsidenten von Niedersachsen bekleidet hatte. Er erwähnte auch die ersten schweren Schritte, die ich hatte, das geistige Leben der in Deutschland lebenden vietnamesischen Buddhisten zu betreuen. Heute, 20 Jahre später, dienen viele Vietnamesen in diesem Land. Das ist die Pflicht und die Aufgabe der Vietnamesen. Niemand von uns dürfte die folgende Redewendung vergessen: „ Wenn man die Frucht ißt, soll man an den, der den Baum gepflanzt hat, denken“. Die vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland sollten immer dankbar an Deutschland, an die deutsche Regierung und das deutsche Volk denken. Obwohl die Zahl der Buddhisten in Deutschland sehr gering ist, sind die Buddhisten ihren Bodhisattva-Weg tapfer gegangen.
Von 1979 an bis heute sind es genau 20 Jahre. Während dieser Zeit hat die deutsche Bundesregierung das Kloster Vien Giac unterstützt, damit es z.B. die Zeitschrift Vien Giac herausgeben konnte und meine Bücher, damit es die religiösen und traditionellen Feste ausrichten konnte, und so seinen Beitrag zu leisten in der Lage war für eine schnelle Integration der Vietnamesen in die deutsche Gesellschaft. Wir haben in den letzten 20 Jahren eng mit der Bundesregierung zusammengearbeitet. Ohne die Unterstützung durch die deutsche Bundesregierung würden die Vietnamesen womöglich noch mehr Schwierigkeiten haben. Ich bin auch nur ein kleines Sandkorn auf dem unendlichen Meer. Ich hoffe, dass dieses Sandkorn etwas Gutes im Gefüge des Universums beitragen wird. Im Avatamsaka-Sutra steht geschrieben: „In einem kleinen Sandkorn existieren unendliche viele kleine Welten und in diesen unendlich kleinen Welten gibt es unendlich viele kleine Sandkörner. Das ist die unendliche Existenz der Welten nach der buddhistischen Lehre.
Ich begann dieses 27. Buch am 9. Juni 1999 und schließe es ab, heute am 19. August 1999. Es ist auch der 14. Totengedenktag meines Vaters. Ich habe also 2 Monate und 10 Tage für dieses Buch gebraucht. Während dieser Zeit habe ich aber wirklich nur an 45 Tagen etwas geschrieben. Jeden Tag schrieb ich höchsten drei Stunden und wenigsten für eine halbe Stunde. Ich schreibe oft in den Morgenstunden und sehr selten am Nachmittag. Den Wert meiner Bücher wird man erst später richtig würdigen können. In 100 Jahren, wenn man sich über die Geschichte und Aktivitäten des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland informieren will, dann sind sie wichtige historische Quellen.
In diesem Jahr, am 19. Juli 1999, habe ich eine kleine Feier anläßlich der Familienzusammenführung nach 31 Jahren Trennung veranstaltet. Meine beiden Schwestern aus Vietnam und mein Bruder aus Australien waren bei dieser Feier anwesend. Meine älteste Schwester ist heute 74 Jahre alt, meine fünfte Schwester ist 66 Jahre alt. Sicherlich werden wir noch mehr Gelegenheiten haben, uns wieder zu sehen. Meine Heimat liegt immer noch in der Ferne. Ich bin auch meiner Familie zu Dank verpflichtet, denn ohne sie würde ich auch nicht existieren. Das gehört auch zu der Dankespflicht eines Ordinierten. Buddha besuchte damals seinen kranken Vater und kümmerte sich um ihn. Ich dagegen habe nach 30 Jahren immer noch nicht die Möglichkeit, in meine Heimat zurück zu kehren und meine Familie zu besuchen. Diese kleine Familienfeier sollte diesen Verlust kompensieren.
Heute, am 19. Juli 1999, beende ich also dieses Werk und begebe mich in die Gebetshalle, um für meinen verstorbenen Vater zu beten. Meine beiden Schwestern werden mich vertreten und für mich die Niederwerfungen von dem Altar meines Vaters machen. In den letzten Jahren haben das meine Laienschüler das für mich getan, denn ich darf als vollordinierter Mönch nur das machen, was die Silas mir erlauben.
Ich möchte mich bei allen bedanken, die mir ihre Zeit beim Erstellen dieses Buches erübrigt haben. Wenn ich nicht die Gelegenheit genutzt hätte, jedes Jahr ein Buch zu schreiben, dann hätten die 20 Jahre sehr schnell verstrichen sein können, ohne etwas für die Nachfolger zu hinterlassen. Und alles würde möglicherweise in Vergessenheit geraten.
Ich bin mir sicher, dass Seine Heiligkeit, der Dalai Lama XIV., auch ein Lächeln für dieses Buch übrig hat. Es ist ein Buch, das über die Person Seiner Heiligkeit schreibt, und sie ehrt. Ob gut oder schlecht, wird man sehen. Für Seine Heiligkeit ist alles so wie es ist. Ich möchte mich an dieser Stelle vor Seiner Heiligkeit tief verbeugen und Ihr meine Verdienste geloben. Eure Heiligkeit, Ihr habt mir die Gelegenheit gegeben, die Eindrücke eines Menschen aufzuschreiben, der die große Ehre hatte, Euch in diesem Leben zu begegnen. Ich hoffe, unabhängig davon, welche Welt es auch sein mag, dass ich immer den Bodhisattvas wie Euch begegnen werde.
Ich bete zu den Drei Juwelen, dass diese Wünsche aller Menschen und auch meine in Erfüllung gehen werden.
Beendet am 19. August 1999
Der 9. Tag des siebten Monats im Jahre der Katze (Mondkalender), in der Kloster-Pagode Vien Giac.
Der Autor: Thich Nhu Dien
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.29.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập