Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương II. Sự nhập thế theo tinh thần Đại thừa »»
Đức Phật vẫn thường dạy rằng: «Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.» Nghĩa là: “Phật pháp ở ngay trong thế gian, sự giác ngộ chân lý không thể lìa ngoài thế gian này mà có được.” Cuộc đời vốn khổ đau tục lụy và chính từ chỗ khổ đau này mà con người tự vươn lên, từ đó chứng nhập vào con đường Bồ Tát đạo. Con đường Bồ Tát là con đường cứu khổ độ mê, con đường quên mình vì người. Nếu người còn đau khổ thì mình không nỡ an vui nơi cảnh giới Niết Bàn. Điều ấy có nghĩa là các vị Bồ Tát sẽ không nhập Niết Bàn khi chúng sanh chưa thành tựu sự giác ngộ.
Như vậy có thể còn lâu hơn nữa, cũng có thể là một triệu năm sau hay nhiều triệu năm sau nữa, các vị Bồ Tát ấy vẫn còn ở lại đây để an ủi, vỗ về cũng như thay thế cái khổ của nhân sinh. Và khi nào con người hết khổ đau tục lụy thì Bồ Tát mới vào cảnh giới an nhàn tự tại.
Đọc những sách về Tây Tạng, được biết rằng ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma là ngôi vị tôn quý nhất, trong đời không gì bằng. Đây là một pháp bảo trong hàng các pháp bảo. Vì thế người dân Tây Tạng đã tôn trọng ngôi vị cao cả này theo truyền thống tái sanh. Vị Đạt-lai Lạt-ma là một người lo cho hơn 6 triệu dân Tây Tạng ngày nay. Ngài là một vị Thánh Tăng mà cũng vừa là một vị Quốc Vương của quốc gia Tây Tạng. Tại Tây Tạng ngày xưa cũng như cách tổ chức ngày nay tại Dharamsara ở Ấn Độ cũng giống nhau. Nghĩa là có 2 cơ quan đại diện cho Giáo Hội và cho dân chúng. Có Quốc Hội của cả hai và tại mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi quận, mỗi xã đều có đại diện của Phật Giáo và đại diện của người dân. Đây là một thể chế dân chủ mà ít có nước nào trên thế giới có được. Đứng đầu cơ sở Pháp quyền là các vị Tăng Sĩ và đứng đầu cơ sở Thế quyền là những cư sĩ tại gia. Tất cả đều đặt dưới sự chăm sóc trực tiếp của Đức Đạt-lai Lạt-ma.
So với Giáo Hội La Mã thì cách tổ chức này cũng khác. Vì cương vị của Giáo Hoàng do các vị Hồng Y bỏ phiếu kín tín nhiệm và chức vụ Giáo Hoàng có tính cách vĩnh viễn cho đến khi chết mới tổ chức bầu lại. Nhưng Đức Giáo Hoàng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đối với con chiên của Ngài, chứ không chi phối tình hình chính trị của Chính phủ Ý hay thế giới. Ở Tây Tạng thì ngược lại. Vị Đạt-lai Lạt-ma có khả năng vừa an bang tế thế vừa mang giáo lý giác ngộ giải thoát đến cho mọi người và mọi loài.
Ở Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt khi thi hành tinh thần Đại Thừa vào nếp sống của nhân sinh như Phật Giáo Tây Tạng đã và đang làm. Đối với Việt Nam, có 80% là Phật Tử. Trong quá khứ nhiều lần Phật Giáo đã là quốc giáo. Ví dụ như dưới thời triều Lý từ năm 1.010 đến 1.222. Triều Trần từ năm 1.222 đến năm 1.400. Trong 2 thời kỳ lịch sử này, Vua là Thiền Sư mà Thiền Sư cũng là Vua. Triều Trần có Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để đi tu và được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng nơi Trúc Lâm Yên Tử. Tất cả các vị Vua và cũng là những Thiền Sư này đều áp dụng tinh thần Đại Thừa Bồ Tát đạo vào việc an dân trị nước, cho nên Việt Nam mới có hơn 400 năm độc lập, thái bình và tự chủ. Sau này khi Nho Giáo phát triển, Phật Giáo trở về con đường hoằng pháp lợi sanh của mình. Có nghĩa là Phật Giáo vẫn nằm trong lòng dân tộc, nhưng rời xa thế quyền. Bằng chứng là vào đầu cũng như giữa thế kỷ 20 này, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã tổ chức thành một hệ thống khác. Đó là Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo.
Viện Tăng Thống đứng đầu là Đức Tăng Thống, do Hội Đồng Viện Tăng Thống suy tôn lên và ngôi vị này không thay đổi cho đến khi vị đó viên tịch, nhưng ngược lại vị Tăng Thống chỉ có tính cách đại diện tinh thần cho Tăng Ni cũng như Phật Tử trong cả nước, chứ không có quyền hạn trực tiếp như Đức Đạt-lai Lạt-ma hay Đức Giáo Hoàng. Ngôi vị Tăng Thống của Phật Giáo Việt Nam có thể so sánh với chỗ đứng của Thiên Hoàng Nhật Bản trong cơ chế dân chủ hiện tại.
Riêng Viện Hóa Đạo thì vị Viện Trưởng phải là một Tăng Sĩ do Đại diện các Miền và Tỉnh bầu lên. Ngôi vị này chấm dứt theo nhiệm kỳ chứ không có tính cách vĩnh viễn. Cách tổ chức này giống như Thủ Tướng chế của Đức Quốc ngày nay. Tuy vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đối với quần chúng Phật Tử, chứ không có ảnh hưởng với chính quyền, nhưng nếu chính quyền không đi đúng nguyện vọng của dân thì dân chúng sẽ nghe theo sự kêu gọi của vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo nhiều hơn là với chính quyền hiện tại.
Có nhiều người thấy tôn giáo quá phức tạp. Vì chính tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đường lối chính trị và ngoại giao của mỗi nước, nên đã có nhiều người nói rằng: «Không có Tôn Giáo vẫn tốt hơn.» Điều này có thể chứng minh trong quá khứ, vì các Giáo Hội Thiên Chúa hiện hữu trong các guồng máy chính quyền, nên đã gây ra không biết bao nhiêu vấn đề. Sau này Giáo Hội và Chính quyền tách rời nhau, hoạt động độc lập, nên tôn giáo không còn ảnh hưởng mạnh nơi thế quyền. Còn các xứ Cộng Sản cũ của Đông Âu, họ đã gạt phăng Tôn Giáo ra ngoài xã hội, những Tôn Giáo ấy tự tìm cách để tồn tại như tại Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc chẳng hạn và gần đây nhất là Việt Nam. Tại Việt Nam ngày nay vẫn còn Giáo Hội, nhưng đó chỉ là công cụ của chính quyền Cộng Sản mà thôi. Khi nào chính quyền còn cần, thì những vị lãnh đạo Tôn Giáo tại đây chỉ có bổn phận làm cánh tay nối dài cho Đảng và Nhà nước. Khi nào không cần nữa, họ sẽ xếp Giáo Hội này vào Viện Bảo Tàng.
So ra mỗi một tổ chức ở mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng tựu chung đó là tinh thần phân thân của chư vị Bồ Tát. Vì chúng sanh đa dạng, nên Bồ Tát đa hạnh. Dùng những hạnh nguyện này để cứu đời và giúp đời. Đức Đạt-lai Lạt-ma đi đâu và làm gì, nhiều khi được ca tụng hết lời, nhưng Ngài vẫn mỉm cười bảo rằng: Tôi chỉ đơn thuần là một Tăng sĩ chứ không có gì khác. Nhiều người cho rằng Ngài là Phật, là Bồ Tát tái sanh, nhưng Ngài cũng công nhận là những gì liên quan đến tiền kiếp, Ngài chỉ nhớ khi còn nhỏ, chứ bây giờ thì Ngài không còn nhớ gì nhiều về tiền kiếp nữa. Có nhiều ký giả Âu Mỹ hỏi Ngài rằng: Sau Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 này, truyền thống tái sanh của Tây Tạng có còn nữa không? Ngài cũng chỉ mỉm cười và trả lời rằng: «Bây giờ tôi đang sống, chưa chết, làm sao mà biết được.»
Tuy nhiên có một điều cũng cần lưu ý thêm là: Sau khi tìm cách thuyết phục thế giới ủng hộ để đi đến việc thương thuyết với Trung Cộng, ngài chỉ muốn vận động cho quốc gia Tây Tạng được hưởng quy chế là một quốc gia tự trị. Về quân sự, ngoại giao, Trung Quốc vẫn đóng vai trò chính, còn Ngài sẽ tùy thuận theo sự bầu cử tự do của dân tộc Tây Tạng, nếu xét thấy cần đến ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma thì Ngài ở lại, nếu không cần thì thôi. Dĩ nhiên việc ấy thời gian sẽ trả lời trong mai hậu, nhưng chắc chắn một điều là nhân dân Tây Tạng vẫn còn ủng hộ Ngài. Bằng chứng là đúng 40 năm ở ngoại quốc, nhưng tiếng nói của Ngài vẫn còn vọng lại nơi quê hương và mặc dầu người dân Tây Tạng bị Trung Cộng đàn áp một cách tàn nhẫn, nhưng lúc nào hình ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng vẫn là hình ảnh tối thượng nhất của dân tộc Tây Tạng vậy.
Người chăn dân trị nước phải biết đặt quyền lợi của nn dân lên trên hết như người xưa đã nói: Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Điều ấy có nghĩa là: Dân là quý nhất, kế đó là đất nước, còn Vua chỉ nên xem nhẹ. Nếu vị lãnh đạo tinh thần của một dân tộc, hay các chính khách thủ lãnh các quốc gia trên thế giới ngày nay, ai cũng ứng dụng cách hành xử như thế thì chắc chắn thế giới sẽ hòa bình và nhân sinh sẽ an lạc. Chiến tranh và hận thù không còn có cơ hội để tồn tại trên thế gian này nữa.
Đối với Phật Giáo có hai con đường. Đó là con đường nhập thế và con đường xuất thế. Mỗi con đường đều phải trải qua nhiều sự tu học và hành trì khác nhau. Con đường nhập thế là con đường thõng tay vào chợ đời để cứu vớt chúng sanh còn đau khổ trầm luân trong sanh tử này. Con đường này Phật Giáo Tây Tạng đã chọn, qua sự hóa thân của Đức Đạt-lai Lạt-ma hay các vị Rinpoche. Phật Giáo Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn có một ít khác biệt với Tây Tạng, nhưng tựu chung vẫn là cứu nhân độ thế mà thôi. Sau đây là một câu chuyện thật 100% được sử sách Việt Nam ghi lại để chứng minh rằng có sự tái sanh và nhà Sư cũng có thể trở thành vua, mà vua cũng có thể là nhà Sư.
Câu chuyện này các thư tịch cổ của Việt Nam như Lĩnh Nam Chích Quái, Công Dư Tiệp Ký, Đại Nam Nhất Thống Chí đều có ghi chép lại. Chuyện kể về chùa Quang Minh cũng còn gọi là Chùa Bóng được xây cất vào đời nhà Trần, cuối thế kỷ 14. Đến năm 1578 triều đình nhà Hậu Lê là vua Lê Thế Tông (1573-1599) và phủ chúa Trịnh Tùng (1570-1623) đã cấp kinh phí để xây cất lại Chùa Bóng gần như mới hoàn toàn. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19 Chùa Bóng vẫn là một chùa đẹp nhất nhì tại miền Bắc Việt Nam. Chùa đẹp không phải chỉ vì cảnh, như Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả: «Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là thắng cảnh của Thiền Lâm», mà chùa đẹp còn là do câu chuyện liên quan đến vị Sư trụ trì của chùa này là Thiền Sư Huyền Chân (tức Ma Ha Sa Môn). Người ta tìm được sách viết về chùa Quang Minh trong ấy có ghi rõ như sau: Thiền Sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương (nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), thế danh là Đức. Sinh và mất năm nào không ghi rõ. Sách Công Dư Tiệp Ký của Tiến sĩ Vũ Phương Đề (1698 -? ) còn cho biết thêm rằng: Thiền Sư Huyền Chân còn có pháp hiệu khác gọi là Thiền Sư Bật Sô.
Sau thời gian tu hành nghiêm túc cả hành thiền lẫn tu theo pháp môn Tịnh Độ, một hôm Ngài Huyền Chân nằm mơ thấy Đức Phật A Di Đà đến báo cho Ngài biết rằng: «Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu. Vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm đại đế ở phương Bắc». Sau đó Thiền Sư tỉnh dậy, kể lại những điều mình đã thấy cho các đệ tử xuất gia và tại gia nghe và căn dặn đệ tử rằng: «Nếu sau này Thầy viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai Thầy mấy chữ: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt tỳ khưu trước khi đem nhục thân của Thầy đi hỏa thiêu». Các vị đệ tử hiện diện lúc đó chăm chú lắng nghe và sau khi Thầy viên tịch đã thực hiện đúng như di chúc của Thầy dặn lúc còn sanh tiền.
Năm Hoằng Định thứ 6 (tức năm 1604) triều đình vua Lê Kỉnh Tông (1599-1629) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623) có mở khoa thi Hội, lấy đỗ bảy vị Tiến Sĩ. Trong số Tiến Sĩ này có Nguyễn Tự Cường, người làng Tiền Liệt, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Ông sinh năm 1570, khi đỗ Tiến Sĩ ông mới 34 tuổi. Sau đó ra làm quan đến chức Lễ Bộ Hữu Thị Lang, tước Xuân Quận Công. Ông từng được cử đi sứ sang nhà Minh ở Trung Quốc và chuyện tái sanh của Thiền Sư Huyền Chân liên hệ đến chuyện đi sứ của ông. Khi ông sang Trung Quốc, lúc bấy giờ nhằm đời vua Minh Thần Tông (tức Chu Hủ Quân, sinh năm 1563, lên ngôi năm 1572, mất năm 1620, hưởng dương 57 tuổi) nhà Vua đã nói với vị Tiến sĩ Việt Nam rằng:
- Ngươi ở nước Nam. Vậy nhà ngươi có biết chùa Quang Minh ở đâu không?
Nguyễn Tự Cường đáp là không biết. Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng:
Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền Sư ở chùa Quang Minh. Nay ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm thế nào.
Nguyễn Tự Cường thưa:
- Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu bệ hạ là tái sanh của Thiền Sư trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chùa Quang Minh rửa vết son ấy đi, mới có thể được.
Sau khi về nước, Tiến sĩ Nguyễn Tự Cường đã đem việc này tâu với triều đình. Triều đình đã lấy nước giếng của chùa Quang Minh tiến dâng cho vua Minh Thần Tông. Nhà vua dùng nước giếng ấy rửa, quả nhiên vết son ấy mất đi. Do vậy nhà vua đã tặng cho Nguyễn Tự Cường 300 lạng vàng, sau đó ông mang hết số vàng này về cúng để trùng tu chùa Quang Minh.
Điều này chứng tỏ Thiền Sư Huyền Chân trụ trì chùa Quang Minh ở Hải Dương đã tái sanh sang Trung Quốc làm vua đời nhà Minh, gọi là Minh Thần Tông.
Đứng về phương diện lịch sử điều này có thể tin được. Vì một vị đại khoa như Tiến sĩ Nguyễn Tự Cường không đơn thuần để phao vu một câu chuyện như thế. Có lẽ sau khi Nguyễn Tự Cường về lại nước Nam, ông ta tìm đến chùa Quang Minh để lấy nước giếng, chắc chắn rằng các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đã nhắc lại lời di chúc của Thầy mình và chính nhà vua cũng đã biết rằng mình kiếp trước là người nước An Nam. Do 3 nguồn tin này sát nhập lại, chúng ta có thể nói rằng: Chuyện này không phải chuyện giả tưởng, mà là một chuyện thật lịch sử đã chứng minh.
Đứng về phương diện sử học của Trung Quốc, họ đã ghi lại việc này như thế nào thì chúng ta chưa rõ, nhưng nếu có ghi, họ cũng chỉ ghi sơ lược mà thôi. Vì lẽ người Trung Quốc luôn luôn muốn chứng tỏ rằng họ là một dân tộc trên các dân tộc khác, có nền văn hóa lâu dài hơn, chưa chắc gì họ đã đưa câu chuyện này vào sử của họ, nhưng ở Việt Nam ngày nay, quyển Quang Minh Tự Sự Tích và các sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Lĩnh Nam Chích Quái và Công Dư Tiệp Ký đều có ghi lại rõ ràng. Chắc rằng không phải là việc mơ hồ vậy.
Đứng về phương diện luân hồi tái sanh trong giáo lý nhập thế của Đại Thừa, điều này chúng ta có thể tin tưởng được. Vì do sự thọ ký và sự bổ xứ của Phật như trong phẩm Thọ Ký của kinh Pháp Hoa, ở vào đời vị lai, ai sẽ thành Phật ở đâu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cũng đã cho biết một cách rõ ràng qua trí huệ thiên nhãn của Ngài. Con người ở trong vũ trụ này chỉ là một tinh thể rất nhỏ, không có gì đáng kể, nhưng chính tinh thể đó đã tạo nên tam thiên đại thiên thế giới này và chính trong một hạt bụi có vô số thế giới đó, đã là đề tài tái sinh trong kinh Hoa Nghiêm hay đi chốn này chốn khác của Thiện Tài Đồng Tử khi tham vấn đạo. Thế giới này đối với chư Phật hay chư vị Bồ Tát cũng giống như một tế bào trong sợi tóc. Do vậy Đức Phật thường dùng đến số cát của sông Hằng để ví dụ là vậy.
Sau khi đọc câu chuyện tái sanh của Việt Nam như trên chúng ta thấy cũng không khác những sự tái sinh khác ở các nước theo Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Phật Giáo Tây Tạng. Con đường tái sinh của các Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng nằm trong ý nghĩa tinh thần của Bồ Tát Đạo mà thôi. Tinh thần ấy là tinh thần vì chúng sanh chứ không vì tự ngã. Vì tha nhân, chứ không vì mục đích riêng tư của cá thể. Đây có thể nói là con đường nhập thế của Đạo Phật.
Còn con đường thứ hai là con đường xuất thế. Con đường ấy như thế nào? Con đường ấy đã trải dài trong các kinh tạng Pali, thiết tưởng ở đây không cần lặp lại nhiều. Tuy nhiên để hiểu rõ về tinh thần này, xin triển khai ở một vài phương diện. Các vị A La Hán thường sau khi chứng được quả vô sanh, không còn sợ hiểm nguy với luân hồi sanh tử nữa, nhưng các vị này nhìn thấy cuộc đời quá khổ đau tục lụy, các vị không muốn tiếp tục con đường gian nan ấy, nên đã an vui thị tịch với cảnh giới Niết Bàn, nên con đường này chúng ta có thể gọi là con đường xuất thế của Đạo Phật. Con đường này mới nhìn như ích kỷ, nhưng tựu chung sự tu học, mỗi người phải tự nỗ lực để thành tựu. Không thể có ai đó tu thế cho mình và chứng đắc thế cho mình được. Chỉ có một điều là các vị A La Hán cũng đã dùng tâm từ bi mà nhiếp hóa nhân sinh, nhưng vì nguyện lực cứu độ không quan trọng bằng thể nhập tự tánh chơn như để chứng thành Phật quả, nên chúng sanh vẫn còn lặn hụp trong biển khổ của sanh tử luân hồi. Do vì chưa tự giác ngộ được chính căn cơ của mình.
Như vậy đến với Đạo Phật, người Phật Tử có thể chọn một trong hai con đường để hành trì hay ngay cả đến việc tái sanh. Bình thường nếu tâm thức chúng ta còn mờ mịt với vô minh, thì chúng ta chẳng biết sanh vào đâu và từ nơi nào đến. Nhưng khi tâm đã tĩnh, trí huệ đã triển khai, thì sự đến đi, tới lui chỉ là phương tiện của một kiếp nhân sinh để hóa độ, chứ không còn là những chướng duyên, nghịch cảnh trong cuộc sống tu hành của mình nữa.
Đức Đạt-lai Lạt-ma ngày nay đã hiện diện khắp năm châu bốn bể. Trên đài truyền hình, radio, báo chí, hay nơi cung điện, dinh thự Tổng Thống, Thủ Tướng v.v... nhưng đến đâu Ngài cũng chỉ tỏ vẻ từ bi và đơn thuần của một người Tăng sĩ. Ngài quan niệm rằng cuộc sống của mỗi chúng sanh đều giống như một ly nước nghiệp đầy vẩn đục. Có người có màu đậm, có người có màu nhạt. Tu học theo giáo lý của Phật Giáo, dù cho là Nam Tông, Bắc Tông hay Mật Giáo đi chăng nữa, đều chỉ có một giá trị duy nhất là gạn lọc tâm mình để cho ly nước ấy ngày càng trong hơn. Mỗi một buổi tọa thiền, mỗi một lạy sám hối, mỗi một lời sám hối, mỗi một cành hoa cúng Phật v.v... là một công đức để gội nhuần tâm thức của mỗi chúng sanh. Điều ấy chúng ta có thể làm trong đời này hay đời kế tiếp. Miễn sao ly nước nghiệp ấy chỉ toàn một màu trắng trong, không còn một chút bợn nhơ, dầu cho đó là một vi tế nghiệp đi nữa cũng không còn. Lúc ấy chân như Phật tánh lại hiển hiện và trở lại Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Lúc ấy ở Ta Bà dầu cho có bao nhiêu chướng duyên triền phược đi chăng nữa, chính nơi đây là Tịnh Độ của chư Phật và Bồ Tát. Vì đối với các bậc đã giác ngộ rồi thì cảnh nào cũng là cảnh giải thoát. Chỉ có chúng sanh còn mang tâm chấp trước, phân biệt bỉ thử v.v... nên mới mãi mãi bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi mà thôi.
Cuộc sống nào rồi cũng phải kết thúc, chỉ có tâm niệm cứu độ của Bồ Tát là luôn luôn còn mãi với thời gian. Mong rằng tinh thần nhập thế cứu đời này của Phật Giáo vẫn luôn tồn tại với thế gian.
Buddha lehrte: “Die ideale Erleuchtung kann es außerhalb dieser Welt nicht geben”. Diese Samsarawelt ist die Welt des Leidens. Aus dieser leidvollen Welt versuchen die Menschen zu entkommen und sich auf den Bodhisattvaweg zu begeben. Der Weg des Bodhisattva ist der Weg der Erlösung. Diesem Weg zu folgen, bedeutet: anderen Menschen zu helfen. Solange es noch Leid unter den Menschen gibt, solange hat ein Bodhisattva gelobt, nicht ins Nirwana eingehen, um dort das Dasein der Befreiung zu genießen. Dies bedeutet, dass die Bodhisattvas solange nicht ins Nirwana eingehen werden, solange es Menschen gibt, die das Nirwana noch nicht erreicht haben. Man darf daraus schließen, dass die Bodhisattvas noch sehr lange auf dieser Welt verweilen werden, vielleicht sogar noch eine oder mehrere Millionen Jahre lang. Sie helfen den Menschen und unterstützen sie auf ihrem Erlösungsweg. Erst wenn alles Leid vernichtet worden ist, gehen auch sie ins Nirwana ein.
Aus den Büchern über den tibetischen Buddhismus erfährt man, dass der Status des Lamas (tib. bLa-ma) den Stand des Guru repräsentiert. Der Lama ist also der Kenner des Erlösungsweges und damit auch der höchste Schatz unter den Schätzen des Dharma. Die Tibeter verehren ihre Lamas auch wegen deren Wissen um die eigene Inkarnationsfolge. Der Dalai Lama XIV. ist außerdem auch noch das einzig legitime politische Oberhaupt der über 6 Millionen Tibeter. Seine Heiligkeit ist in Personalunion sowohl das religiöse als auch das legitime weltliche Oberhaupt der Tibeter. Das Land wurde sowohl vor seinem Exil als auch im indischen Exil von Dharamsala aus durch zwei organisatorisch getrennte Institutionen regiert. Die religiöse Institution vertritt die Interessen des Sangha und die politische die Belange der Bevölkerung. Beide haben ihre Versammlungen. In jeder Stadt, in jedem Dorf sind sie vertreten. Dieses System der Demokratie ist heute sehr selten auf der Welt. Die Vorsteher der Sangha-Institution sind Ordensleute; die säkulare Institution wird von Laien geführt. Über beide Institutionen steht der Dalai Lama, der in Personalunion geistliches und politisches Oberhaupt ist.
Dieses hierokratische Regierungssystem ähnelt dem der katholischen Kirche. Allerdings wird der Papst von den Kardinälen in geheimer Wahl gewählt, während der Dalai Lama eine wiederholte Inkarnation des Avalokiteshvara ist, d.h. das Selektionsverfahren beider Ämter differiert. Dem von dem Kardinalskollegium gewählten Papst wird sein Amt auf Lebenszeit übertragen, aber er kann es auch vorzeitig zurückgeben, eine Inkarnation des Avalokiteshvara bleibt sie dagegen zeitlebens. Als religiöses Oberhaupt ist der Papst zwar das religiöse Oberhaupt aller Katholiken auf der Erde, aber als politisches Oberhaupt regiert er nur den Vatikanstaat. Ähnlich verhält es sich mit der politischen Institution des Dalai Lama, der zwar das religiöse Oberhaupt der lamaistischen Kirche, d.h. ihrer Anhänger in der Mongolei, in China, in Nepal, Sikkim und Bhutan ist, aber als politischer Regent (bis zu seinem Exil) nur das sog. Innere Tibet regiert hat.
Auch in Vietnam gibt es einige Alternativen hinsichtlich der Ausbildung der Traditionen des Mahayana und ihrer jeweiligen Religionsausübung. Nach Schätzungen sind 80% der vietnamesischen Bevölkerung Buddhisten. In der vietnamesischen Geschichte gab es verschiedene Epochen, während derer der Buddhismus als Staatsreligion galt, so z.B. die Epoche der LY-Dynastie (1010-1222) oder die Zeit der TRAN-Dynastie (1222-1400). Während der Herrschaft dieser beiden Dynastien waren die Kaiser gleichzeitig auch Meditationsmeister. Kaiser LY HUE TONG hat seinen weltlichen Thron seiner Tochter LY CHIEU HOANG überlassen, um sich als Mönch ordinieren zu können. Später wurde er der Meditationsmeister HUE QUANG. Unter der TRAN-Dynastie war es der TRAN NHAN TONG-Kaiser, der seinen Thron seinem Sohn TRAN ANH TONG überließ und danach in die Hauslosigkeit ging. Er wurde ebenfalls ein Meditationsmeister. Diese Kaiser und Meditationsmeister hatten für sich den Bodhisattvaweg gewählt. Unter ihrer Ägide genoß das Land über 400 Jahre lang den Frieden und eine gerechte Herrschaft. Später kam der Einfluß des Taoismus hinzu und die buddhistischen Mönche zogen sich ganz von allen weltlichen Aufgaben zurück und widmeten sich nur noch dem religiösen Leben. Der Buddhismus existierte trotzdem weiter im vietnamesischen Volk, auch dann noch als er sich von der weltlichen Macht verabschiedet hatte. Erst im 20. Jahrhundert hat sich in Vietnam wieder eine neue landesweit wirksame buddhistische Kongregation gebildet. Diese Kongregation besteht ebenfalls aus zwei Institutionen: dem vietnamesischen Sangha einerseits und dem Institut für die Verbreitung der Buddhalehre andererseits.
Der Präsident der Sanghagemeinschaft wird vom Sangha-Rat gewählt. Er übernimmt sein Amt bis zu seinem Tod. Er vertritt die religiösen Interessen aller Ordensmitglieder und Laien im ganzen Land; jedoch hat er keine vergleichbaren politischen Vollmachten wie sie das Amt des Dalai Lama vorsieht. Das Amt des Sangha-Präsidenten gleicht etwa dem Amt des japanischen Kaisers in der heutigen Demokratie, ihm obliegen rein repräsentative Funktionen.
Der Präsident des Institutes für die Verbreitung des Dharma dagegen wird von den Vertretern der verschiedenen buddhistischen Sektionen und Gebiete gewählt. Dieses Amt gilt auf Zeit. Diese Funktion ähnelt der eines Vereinsvorsitzenden. Der Präsident des Instituts zur Verbreitung des Dharma nimmt direkten Einflüsse auf das Verhalten der Buddhisten, hat aber nur einen indirekten Einfluß auf die Politik. Denn falls die politische Regierung des Landes die Wünsche der Bevölkerung nicht respektiert, kann ein Aufruf dieses Präsidenten das Wahlvolk dazu bewegen, der Regierung entsprechende Forderungen zu stellen.
Viele Menschen meinen die Religion sei zu kompliziert. Da die Religion oft die Politik und die Beziehungen eines Landes nach außen beeinflussen, meinen viele Leute, dass man in der Politik ohne die Religion besser auskäme. Diese Meinung entstand z.B. im Verlaufe der Geschichte der katholischen Kirche. Diese Kirche hatte sich früher manifest in die Politik der Länder eingemischt und damit erhebliche Krisen hervorgerufen. Nach den verschiedenen Abspaltungen protestantischer Konfessionen und vor allem nach dem Dreißigjährigen Krieg war der einzige Ausweg aus dieser Krise eine weltanschauliche Neutralisierung der Politik. Seitdem hieß es in Europa und Nordamerika: „Jeder soll nach seiner Facon selig werden.“ Mit der Trennung von Kirche und Staat verlor die Kirche in Europa und Nordamerika ihren manifesten politischen Einfluß. Die Kirche hat seitdem an politischer Macht verloren. Nach der Oktoberrevolution von 1917 wurde in den ehemaligen Ostblockländern die Religion als Opium des Volkes geächtet. Den Religionsgemeinschaften in diesen kommunistisch regierten Ländern blieb gar nichts anderes übrig, als sich auf sich selbst zu besinnen und neue Wege des religiösen Lebens zu beschreiten. Das war zu beobachten in der UdSSR, in Polen, in der Tschechoslowakei und auch in Vietnam. In allen diesen Ländern mußten die Religionen versuchen, aus eigener Kraft zu überleben. Auch im kommunistisch regierten Vietnam gibt es heute eine buddhistische Kongregation. Aber dieser Verband arbeitet nur als Erfüllungsgehilfe der kommunistischen vietnamesischen Regierung. Solange die Regierung diese Kongregation braucht, solange müssen die Ordensleute dieser Kongregation auch der kommunistischen Partei und dem Staat dienen. Wenn die Regierung sie nicht mehr braucht, wird man sie im günstigen Falle in ein Museum stellen.
Nach buddhistischer Auffassung ist der Bodhisattva eine komplexe Erscheinung. Es gibt ihn in vielen Erscheinungen und Formen, die den Erfordernissen geschuldet sind, nämlich ganz unterschiedlichen Menschen zu helfen. Seine Heiligkeit, der Dalai Lama XIV wurde weltweit immer wieder geehrt und sein Handeln gelobt. Aber stets nahm er diese Ehrungen lächelnd entgegen und sagte ganz bescheiden: “Ich bin nur ein einfacher Mönch”. Viele Menschen halten ihn für einen Buddha oder einen Bodhisattva. Wenn man ihn über sein irdisches Vorleben befragt, so antwortet er stets, dass er sich nur noch wenig erinnert. Er hatte viel mehr Erinnerungen als er klein war. Viele westliche Journalisten wollten von ihm wissen, ob die Institution des Dalai Lama nach dem Ableben des Dalai Lama XIV. aufgehoben wird. Auf Fragen dieser Art antwortet er lächelnd, dass er das noch nicht wisse, da er ja noch lebe und das Amt innehabe. Aber eines läßt sich doch prognostizieren: der Lamaismus wird solange in Tibet weiter bestehen solange die Tibeter ihn haben wollen. Obwohl Tibet gegenwärtig noch unter der chinesischen Besatzung steht und die tibetische Exilregierung deswegen gezwungen ist, sich in Indien aufzuhalten, hat sich das Amt und die Funktion des Dalai Lama XIV. seit 40 Jahren im Prinzip nicht geändert. Obwohl das tibetische Volk von den Chinesen unterdrückt wird, sehen sie in dem Dalai Lama immer noch ihr Oberhaupt.
Ein Staatsoberhaupt muß seinen Staat regieren können. Er muß sich um das Wohlergehen des Volkes kümmern. Man sagt: “Das Volk steht an oberster Stelle, danach kommt das Land und zuletzt der Kaiser”. Wenn alle Staatsoberhäupte auf dieser Welt ihr Land nach diesem Grundsatz zu regieren wissen, wäre diese Welt friedlich und die Menschen würden in Harmonie miteinander leben. Es würden keine Kriege und keinen Haß mehr auf dieser Erde geben.
Für einen Buddhisten gibt es zwei Wege im Leben. Der erste Weg ist ein Weg aktiver Teilnahme und der zweite Weg ist der Weg der Askese. Jeder Weg folgt seinen eigenen Regeln und verlangt nach entsprechenden Erfahrungen und Handlungen. Auf dem ersten Weg engagiert man sich für das Wohlergehen alles Lebendigen, sucht es aus der Samsarawelt, aus dem Wiedergeburtenkreislauf zu retten. Diesen Weg hat der tibetische Buddhismus ausgebildet und dafür Institutionen geschaffen wie jene der Reinkarnation der Dalai Lamas oder Rimpoches. Der Buddhismus in China, Japan, Vietnam und Korea hat zwar andere Schwerpunkte als der tibetische Buddhismus gesetzt, aber allen Wegen ist doch gemein, dass ihre Anhänger “in die Welt Hineingehen”, um die Lebewesen zu retten.
Jetzt möchte ich eine wahre Geschichte aus Vietnam erzählen, welche die Erscheinung der Inkarnation beleuchtet.
Diese Geschichte wurde in verschiedenen alten vietnamesischen Geschichtsbüchern niedergeschrieben. Es handelt sich um die QUANG MINH Pagode, auch CHUA BONG genannt, die Ende des 14. Jahrhundert während der TRAN-Dynastie gebaut wurde. Im Jahre 1578, zur Zeit der Nach-LE-Dynastie, haben Kaiser LE THE TONG (1573-1599) und Fürst TRINH TUNG (1570-1623) Geld für die Renovierung der BONG-Pagode gestiftet. Bis ins 19. Jahrhundert war die BONG-Pagode eine der schönsten Pagoden in Nord-Vietnam. Diese BONG-Pagode ist nicht nur durch ihre ausgesuchte Schönheit bekannt, die von DAI NAM THONG NHAT CHI so beschrieben wurde: “Die QUANG MINH Pagode in HAU BONG, Provinz GIA LOC, ist von Tausenden von grünen Bäumen und von vier großen Seen mit klarem Wasser umgeben. Dieser Ort ist wirklich schön für eine Pagode. Doch die eigentliche Schönheit dieser Pagode ist durch die Verbindung zum Meditationsmeister und Abt HUYEN CHAN (auch Großer Novize) bekannt. Man hat Bücher über die QUANG MINH Pagode gefunden, in der die Biographie dieses Abtes beschrieben war. Der Meditationsmeister HUYEN CHAN kam aus dem Ort DANH HUONG im Kreise HAM NGHI, der heutigen Kreis KIEU XUONG in der Provinz THAI BINH. Sein weltlicher Name war DUC. Es ist nicht bekannt, wann er geboren wurde und wann er verstarb. In dem Buch von Dr. VU PHUONG DE heißt es, dass dem Meditationsmeister HUYEN CHAN auch das Attribut “übereifriger Meister” gegeben wurde.
Jener Meister praktizierte den Zen und den Weg der Schule des Reinen Landes. Eines Tages träumte er von Amitabha-Buddha, der im Traum zu ihm sprach: “Du hast in Deinem Leben viel für den Buddhismus getan. Die Buddhas haben Deine Barmherzigkeit sehr gewürdigt. Deshalb wirst du im nächsten Leben als König des nördlichen Landes wiedergeboren”. Der Meditationsmeister erwachte aus seinem Traum und erzählte die Geschichte seinen Ordens- und Laienschülern. Danach trug er ihnen folgendes auf: “Wenn ich sterbe, sollt ihr vor meiner Verbrennung mit roter Farbe folgende Wörter auf meinen Rücken schreiben “Land AN NAM, Pagode QUANG MINH, Bhikkhu SA VIET”. Seine Schüler versprachen, ihm diesen Wunsch zu erfüllen und bestatteten ihren Meister nach dessem Tode ganz nach seinem Wunsche.
Im Jahre 1604, während der Herrschaft der HOANG DINH VI, veranstalteten Kaiser LE KINH TONG (1599-1629) und Fürst TRINH TUNG (1570-1623) eine Staatsprüfung, in der sieben von allen Teilnehmern zum Schluß den Grad eines Doktor der Philosophie erwarben. Einer dieser Doktoren war NGUYEN TU CUONG, der aus dem TIEN LIET Dorf aus der Provinz VINH LAI stammte (dieses Dorf gehört heute zur VINH BAO, Stadt HAI PHONG). Er wurde 1570 geboren und erwarb seinen Doktortitel im Alter von 34 Jahren. Nach seiner Ernennung zum Doktor wurde er Hofbeamter. Er wurde oft vom Kaiser als Gesandter zu den MINH-Chinesen nach China geschickt. Seine häufigen Reisen brachten ihn auch in Verbindung mit der Inkarnation des Meditationsmeisters HUYEN CHAN. Zu der Zeit, als er öfter in China weilte, regierte der der Kaiser MINH THAN TONG, der 1565 geboren wurde, 1572 den Thron bestieg und 1620 im Alter von 57 Jahren starb. Dieser Kaiser MINH THAN TONG fragte einmal dem vietnamesischen Doktor der Philosophie NGUYEN TU CUONG: “Du stammst doch aus dem südlichen Land (d.h. Vietnam)? Weißt Du, wo die QUANG MINH Pagode steht? NGUYEN TU CUONG antwortete ihm, dass er es leider nicht wisse, woraufhin der Kaiser fortfuhr: “Als ich geboren wurde, stand auf meiner Schulter in roten Schriftzügen geschrieben, dass ich vor diesem Leben der Meditationsmeister der QUANG MINH Pagode gewesen sei. Nun möchte ich diese Schriftzeichen löschen, weiß aber nicht, wie ich es anstellen soll”.
NGUYEN TU CUONG antwortete: “Ich habe gehört, dass die Pagode QUANG MINH ein heiliges Wasser besitzt. Euer Ehren muß das Brunnenwasser aus der QUANG MINH Pagode kommen lassen und damit diese Schriftzüge abwaschen. Nach seiner Rückkehr nach Vietnam erzählte NGUYEN TU CUONG die Geschichte an dem vietnamesischen Königshof. Der vietnamesische König ließ daraufhin das Wasser aus der QUANG MINH Pagode holen und dem chinesischen Kaiser MINH THAN TONG bringen. Dieser wusch mit dem heiligen Wasser seine Schultern und tatsächlich verschwand daraufhin die rote Schrift auf seinem Rücken. NGUYEN TU CUONG wurde mit 3000 Goldstücken reich belohnt. Er hat dieses Gold für die Restaurierung der QUANG MINH Pagode gespendet. Diese Geschichte stellt heraus, dass der Meditationsmeister HUYEN CHAN aus der QUANG MINH Pagode tatsächlich als Kaiser MINH THAN TONG in China wiedergeboren wurde. Diese Geschichte verdient den Glauben, denn ein Doktor der Philosophie wie NGUYEN TU CUONG hätte so eine Geschichte nicht ohne Widerspruch erfinden können. Wahrscheinlich ist NGUYEN TU CUONG auch einmal zur Pagode QUANG MINH gepilgert, um für sich selbst von dort das heilige Brunnenwasser zu holen. Dort wird NGUYEN TU CUONG dann von den Ordens- und Laienschülern des Meditationsmeisters die Geschichte über dessen letzten Wunsch erfahren haben. Drei verschiedene Quellen berichten übereinstimmend diese Geschichte. Wir wissen aber nicht, ob diese Geschichte ebenfalls in China in den Geschichtsbüchern aufgezeichnet worden ist. Falls ja, dann wird sie bestimmt nur als kleiner Vermerk zu lesen sein. Der Grund dafür ist, dass die Chinesen ihr Volk über alle anderen Völker stellen; sie meinen irrtümlich, dass ihre Kultur länger existiere als andere Kulturen. Diese Geschichte von einer Reinkarnation, der sich der Reinkarnierte auch bewußt gewesen ist, ist heute noch in Vietnam in vielen Geschichtsbüchern nachzulesen.
Diese Geschichte liefert ein historisches Beispiel die Inkarnationslehre und die Buddhalehre. Im Lotus Sutra hat Buddha Shakyamuni durch seine Weisheitsaugen gepredigt wer, wo und wann als Buddha wiedergeboren wurde oder werden wird. Der Mensch ist nur ein kleines Atom in diesem Universum und an sich bedeutungslos. Doch eben dieses kleine Atom hat diese Welten erschaffen. Das war das Hauptthema in der HOA NGHIEM Sutra Sammlung, die der Buddha gesprochen hatte. Selbst in einem Sandkorn gibt es unendlich viele andere Welten. Um die Unendlichkeit zu verdeutlichen, hat sich der Buddha oft auf die Sandkörner des Ganges bezogen. In den Augen der Buddhas und Bodhisattvas ist diese Welt, in der wir leben, vergleichbar mit einem Zellgewebe in einem einzigen Haar.
Die eben erwähnte vietnamesische Inkarnationsgeschichte gleicht vielen ähnlichen Geschichten aus anderen Traditionen des Mahayana, sie gleicht besonders den vielen Geschichten, die man in Tibet erzählt. Die Inkarnationslinie des Dalai Lama erscheint ebenfalls als Ausdruck der Bodhisattva-Lehre. Der Bodhisattva-Weg gibt auf, für alle Menschen da zu sein und ihnen zu helfen. Die Allgemeinheit und nicht das Individuum wird betont. Das ist der Weg des Buddhismus, der sich in die Welt hinein begibt.
Der zweite Weg, von dem ich sprach, ist der Weg, aus dem Treiben der Welt herauszuhalten. Wie sieht dieser Weg aus? Dieser Weg wurde in den umfangreichen Pali-Schriften beschrieben. Ich brauche ihn daher auch hier an dieser Stelle nicht mehr zu wiederholen. Dennoch möchte ich einige Aspekte hervorheben, die dem Verständnis dieser Tradition dienlich sind. Die Arahat laufen nach ihrer Erleuchtung nicht mehr Gefahr, wieder in den Kreislauf der Wiedergeburten verwickelt zu werden. Sie sehen in diesem weltlichen Leben zu viel Leiden und möchten daher auch nicht mehr in ihn hineingeboren werden. Sie haben deshalb den Wunsch, für immer ins Nirwana zu gehen. Diesen Weg können wir daher auch als den buddhistischen Weg aus der Welt hinaus bezeichnen. Zunächst erscheint einem dieser Weg sogar egoistisch. Doch jeder Mensch hat das Recht, sein Können einzuschätzen. Jeder muß seine Kraft einschätzen können. Auch die Arahat haben große Barmherzigkeit gezeigt und den Menschen den Weg aus dem Wiedergeburtenkreislauf aufgezeigt. Doch sie erachten das Retten der anderen Lebewesen gegenüber der Aufgabe, selbst die Erlösung zu erlangen, für weniger wichtig. Schließlich kann auch das gute Beispiel für die anderen eine Lehre und eine Anregung sein. Da aber die meisten dieses Beispiel nicht erkennen, leben die Menschen immer noch im Meer des Leidens. Sie haben ihre eigene Erleuchtung noch nicht gefunden.
Jedem Buddhisten wie jeder Buddhistin stehen diese zwei Wegen offen. Normalerweise ist unser Geist so verblendet, so dass wir nicht wissen, von woher wir geboren wurden und wohin wir geboren werden. Doch wenn unser Geist erleuchtet wäre, würden wir erkennen, dass die Inkarnation nur ein Mittel ist, den Menschen auf dieser Welt zu helfen. Sie ist kein Hindernis oder Unglück in diesem Leben, sondern eine Chance.
Seine Heiligkeit, der Dalai Lama XIV., ist überall auf den fünf Kontinenten anwesend, im Fernsehen, im Radio, in den Zeitungen. Er hat viele Orte, Schlösser, Residenzen von Präsidenten, Wohnsitze von Kanzlern und anderen berühmte Persönlichkeiten besucht. Überall, wo er hingeht, tritt er immer als ein einfacher buddhistischer Mönch auf. Seiner Ansicht nach ist das Leben jedes Lebewesens vergleichbar mit einem Glas Schmutzwasser, das von vielem Karma getrübt ist. Es gibt Gläser, die stärker als andere verschmutzt sind. Die Buddhalehre praktizieren, egal in welcher Tradition, bedeutet einzig, den Geist zu reinigen; so wie wir es versuchen, das Wasser im Glas zu reinigen. Jede Meditationssitzung, jede Niederwerfung, jedes Reine Bekenntnis bedeutet eine Blume als Opfergabe an den Buddha. Jede dieser Taten ist ein Keim guten Karmas. Diese Verdienste können wir sowohl für dieses als auch für späteres Leben ansammeln. Es kommt also darauf an, das Glas Wasser unseres Gleichnisses sukzessive von dem Schmutz zu reinigen, der es verunreinigt. Ein Schritt dahin ist die Herstellung der Ruhe, in welcher der Schmutz im Glas sich setzen kann und der Geist auf der Ebene des klaren Wassers seine Transparenz zurückgewinnt, d.h. sein Vermögen zum Durchblick, das ihm hilft, auch den Rest des Schmutzes aus dem Wasser herauszufiltern. In diesem Stande ist er dann frei von jeglichem negativen Karma.
In diesem Stande der Reinheit wird die Buddhanatur zum Vorschein kommen und man erlangt dann auch die Kraft, sich in diese Welt hineingebären zu lassen, um allen noch unerlösten Lebewesen zu helfen, ihren Weg der Rettung zu finden. Für die Bodhisattvas ist die Samsarawelt das Buddha-Reich, das Reine Land, auch wenn es noch so leidvoll ist. Für die erleuchteten Wesen sind alle Welten rein. Nur wir Menschen, beurteilen die Dinge als positiv und negativ und sind deshalb immer noch in den sechs Daseinsbereichen des Samsara verwickelt.
Jedes Leben hat irgendwann ein Ende; nur das Gelübde der Bodhisattvas ist ewig und zeitlos. Möge dieses Gelübde für immer existieren.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.233.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập