Tôi sẽ giảng giải về sự tu tập rèn luyện tâm vị tha của Bồ Tát. Trong ý nghĩa giảng giải này, chúng ta đang bước vào cuộc chiến [với phiền não và những chủng tử của nó đã gieo cấy vào tâm thức]. Thông qua sự tu tập Tam học: Giới - Định - Tuệ, các cảm xúc phiền não đã bị dứt trừ. Vì thế, giờ đây đã đến lúc ta phải dứt trừ cả những chủng tử do phiền não đã gieo cấy vào tâm thức. Việc dứt trừ những chủng tử này là cực kỳ khó khăn. Nhưng vì sao phải dứt trừ hết thảy những chủng tử đó? Bởi vì chúng ngăn cản không cho ta đồng thời nhận biết tất cả các đối tượng của tri kiến. Vì thế, cho dù là người đã đạt đến thánh quả A-la-hán, là một vị Sát Tặc và đã vượt thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, cũng vẫn chưa phát triển được trọn vẹn tiềm năng của tâm thức con người [vì chưa dứt trừ hết các chủng tử phiền não].
I will explain about training in the Bodhisattva's altruistic attitude. In terms of this explanation we are at the point of offensive engagement. Through the practice of the three trainings of ethics, meditative stabilization and wisdom, the afflictive emotions have been destroyed. So now one has arrived at the point where one has to get rid of the predispositions established by the afflictive emotions. To get rid of them is extremely difficult. What is the reason for getting rid of those predispositions? It is because they prevent one from simultaneously knowing all possible objects of knowledge. Therefore, even a person who has achieved the rank of an Arhat, a Foe-destroyer, and has got out of cyclic existence, has not fully developed the potential of human consciousness.
Vấn đề là phải làm thế nào để dứt trừ được các chủng tử phiền não. Ở đây, vũ khí thực sự được dùng vẫn không thay đổi, chính là trí tuệ nhận hiểu tánh Không. Tuy nhiên, quý vị cũng cần thêm một sự hỗ trợ mạnh mẽ của công đức lớn lao, và phương cách để thường xuyên tích lũy công đức lớn lao chính là thông qua tâm Bồ-đề vị tha. Những ai tích lũy công đức với động cơ mong cầu giải thoát và không gây hại người khác thì chỉ quan tâm chủ yếu đến cái tự ngã lẻ loi của chính mình mà thôi. Trong sự tu tập tâm Bồ-đề, chúng ta quan tâm đến tất cả chúng sinh. Và vì chúng sinh là vô số lượng, nên khi tâm thức ta quan tâm đến vô số chúng sinh đó thì năng lực công đức được tích lũy cũng là không giới hạn. Khi ta quy y Tam bảo, Phật, Pháp và Tăng-già, chỉ vì quan tâm đến chính bản thân mình, thì đó là một vấn đề, nhưng nếu ta quy y Tam bảo vì sự quan tâm đến tất cả chúng sinh thì đó lại là một vấn đề khác. Hai trường hợp này cực kỳ khác biệt nhau về năng lực, bởi vì đối tượng nhận thức quá khác nhau. Với những ai chỉ nhằm mục đích giải thoát luân hồi cho riêng bản thân mình, thì sự giải thoát đó chỉ đơn thuần là dứt trừ các cảm xúc phiền não. Với một động cơ vị tha hơn, chúng ta sẽ hướng đến quả vị Phật với sự dứt trừ cả những cảm xúc phiền não và những chướng ngại [không cho ta đạt đến] nhất thiết trí. Vì thế, sự tu tập trong trường hợp thứ hai này sẽ dũng mãnh hơn và thậm chí cũng tích lũy nhiều công đức mạnh mẽ hơn.
The question is how to destroy the predispositions. Here, the actual weapon is the same; it is the wisdom which understands emptiness. However, you also need some powerful backing, great merit, and the way to accumulate great merit constantly is through Bodhichitta, altruism. The person accumulating merit, whose motivation is aimed at liberation and not harming others, is concerned mainly with this single being. In the practice of Bodhichitta, one is concerned with all sentient beings. So because sentient beings are limitless in number, when the consciousness is concerned with them, the meritorious power accumulated is limitless. It is one thing to go for refuge to the Buddha, Dharma and Spiritual Community out of concern for oneself, but it is another to go for refuge to them out of concern for all sentient beings. These are extremely different in their force because the objects of observation are so different. For the person whose aim is to achieve liberation from cyclic existence for himself, that liberation will be a mere extinguishment of the afflictive emotions. With a more altruistic motivation, one aims for a Buddhahood which is an extinction of both the afflictive emotions and the obstructions to omniscience. Thus the practices of the second person will be more powerful and will accrue even more powerful merit.
Bản chất của tâm [Bồ-đề] vị tha là quý giá và mầu nhiệm. Đôi khi ta có thể ngạc nhiên tự hỏi, làm sao mà tâm thức con người lại có thể phát triển những điều [nhiệm mầu] đến như thế. Thật tuyệt vời và kỳ diệu khi [người ta có thể] quên đi bản thân mình và trân trọng, quan tâm đến mọi chúng sinh khác, yêu quý mỗi chúng sinh như chính bản thân mình. Tất cả mọi người đều phải cảm kích trước một thiện cảm nhiệt thành đến như thế. Nếu có ai đó bày tỏ những thiện cảm nồng nhiệt với ta, ta sẽ thấy hạnh phúc biết bao. Nếu chúng ta có thể bày tỏ những thiện cảm nồng nhiệt đối với mọi chúng sinh khác, đây sẽ là điều tốt đẹp nhất trong cõi luân hồi cũng như trong cảnh giới Niết-bàn.
The very nature of the altruistic mind is really precious, marvelous; sometimes we may wonder how the human mind can develop such things. It is fantastic, amazing, to forget oneself, and respect or be concerned with every other being, considering them as dear as oneself. Everybody appreciates such a warm feeling. If someone shows warm feelings to us, how happy we feel. If we can show warm feelings for other people, this is one of the best things in samsara as well as in nirvana.
Đây là nguồn hạnh phúc chân thật. Nếu quý vị phát triển dù chỉ một chút kinh nghiệm nhỏ nhoi [về tâm Bồ-đề vị tha] này, điều đó sẽ hữu ích cho quý vị, sẽ mang lại cho quý vị sự an ổn trong tâm thức và nội lực mạnh mẽ. Đây sẽ là cách phòng vệ [bản thân] tốt nhất, là nền tảng tốt nhất để chiến đấu [với những cảm xúc phiền não và những chủng tử của chúng]. Tâm Bồ-đề này cũng có công năng như người thầy dẫn dắt ta, như người bạn và là người bảo hộ tốt nhất cho ta. Vì thế, tâm Bồ-đề quả thật là điều rất tốt đẹp.
This is the real source of happiness. If you develop even a small experience it will help you, it will give you peace of mind and inner strength. It will give you the best kind of defence and the best ground for an offensive. It also acts like a teacher, like your best friend, and like your best protector. So it is really something good.
Chúng ta đã đề cập qua về cấu trúc giáo lý căn bản mà từ đó quý vị có thể rút ra kết luận rằng: việc phát triển một tâm thức tốt đẹp [như tâm Bồ-đề vị tha] là điều có thể làm được. Các vị học giả [Phật giáo] vĩ đại ở Ấn Độ đã đề ra 2 phương cách để thực hiện điều đó. Phương pháp thứ nhất là nhờ thực hành theo 7 chỉ dẫn tinh yếu về nhân quả, và phương pháp thứ hai là nhờ quán chiếu bình đẳng [và hoán đổi giữa] bản thân ta với mọi người khác.
We have already discussed the basic philosophical structure, from which you can draw a conclusion: it is possible to develop such a beautiful mind. The great Indian pandits set out two ways to do this. One is by way of the seven cause and effect quintessential instructions, the other is by way of equalizing self and others. In order to generate such a strong altruistic thought, it is necessary to generate the unusual attitude or high resolve of taking upon oneself the burden of helping others.
Để làm sinh khởi một ý niệm vị tha mạnh mẽ như tâm Bồ-đề, điều cần thiết là phải khởi sinh một tâm nguyện phi thường, hay một quyết tâm cao độ, nhận lấy về mình trọng trách cứu giúp mọi chúng sinh khác. Và muốn khơi dậy tâm nguyện phi thường này, chúng ta cần phải có lòng bi mẫn, thôi thúc ta không thể nào khoanh tay đứng nhìn mà không làm một điều gì đó để cứu giúp những chúng sinh đang chịu đựng khổ đau. Cho dù những chúng sinh [mà ta nhìn thấy đó] đang hiển nhiên chìm trong khổ đau, hoặc là đã hội đủ các nhân duyên để rồi chắc chắn sẽ phải rơi vào khổ đau, nhưng nếu ta không có một lòng bi mẫn với sự rung động tận đáy lòng về sự khổ đau đó, thì sẽ không thể phát khởi quyết tâm vĩ đại [để cứu giúp tất cả chúng sinh] như vừa nói trên. Bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình, [ta thấy] rõ ràng là việc khởi sinh lòng bi mẫn sẽ dễ dàng hơn đối với những ai tương hợp cùng ta, tức là những người mà ta thấy yêu thích hay hợp ý. Vì thế, trước khi phát khởi được tâm đại bi thì điều thiết yếu là phải có một phương cách để đưa tất cả chúng sinh [trong cách nhìn của ta] vào cùng một nhóm tương hợp [với ta].
In order to induce this unusual attitude it is necessary to have a compassion in which one cannot bear to see the suffering of others without doing something about it. Whether those persons are manifestly suffering or have all the causes and conditions to undergo manifest' suffering, if one does not have a compassion which is a stirring from the depths about that suffering, it will be impossible to induce that great resolve. It is clear from our own experience that it is easier to generate compassion for people who fit in with us, whom we find congenial or pleasant. So prior to generating great compassion, it is necessary to have a technique to place all beings within this class of suitable beings.
Theo đó thì phương cách này chính là sự rèn luyện để có thể nhìn tất cả chúng sinh theo như cách mà quý vị vẫn dành cho người thân thiết nhất của mình, cho dù chúng sinh đó là cha mẹ, là người trong thân tộc hay là bất kỳ một người [xa lạ] nào khác. Và để có thể nhìn tất cả chúng sinh theo cách [bình đẳng] như thế, điều thiết yếu là ta phải nhìn tất cả theo một khuynh hướng tâm thức bình đẳng như nhau. Ở đây, việc sử dụng trí tưởng tượng hình dung sẽ hữu ích. Hãy hình dung ngay trước mặt quý vị là một người rất thân thiết, cùng với một người nào đó mà quý vị không ưa thích, và ở giữa là một người mà quý vị không ghét cũng không yêu, và rồi hãy khảo sát từng loại cảm xúc mà quý vị khởi sinh tương ứng với 3 người này.
Thus, the technique is to train in viewing all sentient beings in the way in which you view the being to whom you feel the closest, whether this be your mother or father, a relative or some other person. In order to recognize beings in this way, it is necessary to view them in an even-minded way. It's helpful here to use your imagination. In front of yourself imagine a person to whom you are very friendly, someone you don't like, and in the middle some neutral person; then examine the type of feeling that you have with respect to these three.
Khuynh hướng tự nhiên là khi hình dung như vậy, quý vị sẽ cảm thấy gần gũi với người thân thiết, cảm thấy xa cách hoặc thậm chí đôi khi là sân hận hoặc bực tức với kẻ thù nghịch, và đối với người mà quý vị không yêu cũng không ghét thì không có cảm xúc gì khởi lên cả. Chúng ta nhất thiết phải khảo sát điều này. Theo quan điểm đạo Phật thì có vô số kiếp tái sinh. Rất có thể trong quá khứ người bạn hiện nay đã từng là kẻ thù nghịch tồi tệ nhất của ta. Và hiện nay, con người đang là thù nghịch với ta đó rất có thể là trong quá khứ đã từng là một trong những người thân yêu nhất của ta. Và trong tương lai cũng vậy, không có lý do gì để một kẻ thù nghịch sẽ mãi mãi là thù nghịch, hay một người thân thiết sẽ mãi mãi là thân thiết. Không có một sự đảm bảo nào như thế cả, dù là ngay trong kiếp sống này. Một người thân thiết hôm nay cũng có thể sẽ thay đổi trong một thời gian ngắn. Điều này là rất rõ ràng, từ kinh nghiệm trong gia đình, và đặc biệt là trong môi trường chính trị: hôm nay là một người bạn tốt, đồng minh tốt, nhưng ngày mai [có thể] là đối thủ tệ hại nhất.
Naturally, when you imagine this your mind feels close towards your friend, distant from, and sometimes angry with, or irritated by your enemy, and towards the neutral person, nothing. We have to investigate this. From the Buddhist viewpoint, there are endless rebirths. Maybe in the past this friend was our worst enemy. Today the other is acting like an enemy, but maybe in the past was one of the people dearest to us. In the future too, there is no reason for the enemy always to remain an enemy, or the friend always to remain a friend. There is no such guarantee, even within this life. Today's friend may change within a short time. This is very clear, from our family experience, and especially among politicians: today a good friend, a good ally, tomorrow the best enemy.
Về căn bản thì cấu trúc cuộc đời chúng ta vốn đã là không ổn định, đôi khi ta thành công, đôi khi ta thất bại, và mọi sự việc không ngừng biến đổi. Vì thế, những cảm xúc đối với người thân thiết và kẻ thù nghịch [như ta đang khảo sát], có vẻ như hết sức chắc thật và ổn định, nhưng thật ra là hoàn toàn sai lầm. Không có lý do gì để thừa nhận một sự chắc thật và ổn định như thế, vì điều đó thực sự là ngốc nghếch. Sự suy xét như vậy sẽ dần dần giúp cho khuynh hướng [nhận thức] của quý vị đối với tất cả mọi người trở nên bình đẳng.
Basically the structure of our lives is not stable, sometimes we're successful, sometimes unsuccessful, things are always changing. Therefore, this feeling towards friends and enemies that is so solid, stable is absolutely wrong. There is no reason for such firmness that is really foolish. Thinking like this will gradually help you to equalize your attitudes to people.
Tiếp theo, hãy suy ngẫm rằng dù sớm hay muộn thì kẻ thù nghịch của quý vị cũng sẽ trở thành một người bạn tốt. Vì thế, nếu [ngay bây giờ] quý vị [có thể] nhìn cả ba người [đang được hình dung] đó như những người bạn thân thiết thì sẽ tốt hơn. Chúng ta cũng có thể khảo xét về kết quả [tai hại] nếu như ta bộc lộ sự thù ghét. Điều đó rất rõ ràng. [Ngược lại,] nếu ta cố gắng khởi lòng bi mẫn đối với cả 3 người này thì chắc chắn là kết quả sẽ tốt đẹp. Như vậy, nếu ta nuôi dưỡng một khuynh hướng bi mẫn, bình đẳng [với mọi người] thì sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
The next step is to think that sooner to later your enemy will be a good friend. So it is better to think of all three persons as being your best friends. We can also investigate the result if we show hatred. It's quite obvious. If we try to develop compassion towards these persons, the result will be good, without doubt. So it is much better to develop an equal; compassionate attitude.
Sau đó, hãy thử [vận dụng điều này] hướng đến người láng giềng sống bên trái nhà bạn, rồi tiếp đến là người ở nhà bên phải, và cứ vậy mà tiếp tục. Như thế, rồi quý vị sẽ mở rộng dần ra đến tất cả mọi người trong thành phố, trong cả địa hạt, và rồi cả đất nước, cho đến cả châu lục rồi đến tất cả mọi người trên thế giới, và cuối cùng là hướng đến vô số chúng sinh hữu tình. Đó là cách thức để thực hành theo phương pháp thứ nhất, [tức là 7 chỉ dẫn tinh yếu về nhân quả].
Then experiment, turn towards your neighbour on the left, your neighbour on the right, go on down the row. Then extend it to the whole city, the county, then the country, the European continent, then the entire humanity of this world; finally, to the infinite sentient beings. That is the way to practise this technique.
Phương pháp thứ hai là [quán chiếu] bình đẳng và hoán đổi giữa bản thân ta với mọi người khác. Hãy khảo xét xem giữa bản thân ta và tất cả những người khác thì bên nào quan trọng hơn? Ta chỉ có một, trong khi có đến vô số người khác. Cả ta và người khác đều mong cầu hạnh phúc và không muốn chịu khổ đau. Cả ta và người khác đều hoàn toàn có quyền mưu cầu hạnh phúc, khắc phục khổ đau, vì tất cả đều là chúng sinh hữu tình, là những thành viên trong cộng đồng các chúng sinh hữu tình. Nếu ta hỏi rằng: “Vì sao tôi có quyền được hưởng hạnh phúc?” Lý do chính yếu là vì ta mong muốn hạnh phúc, và không còn bất kỳ lý do nào khác nữa. Có một cảm nhận tự nhiên về “cái tôi”, dựa trên nền tảng đó mà chúng ta mong cầu hạnh phúc, đó là một nhận thức đúng đắn. Và cũng trên nền tảng đó, ta nói rằng ta hoàn toàn có quyền được hạnh phúc. Đó là điều mà ta gọi là nhân quyền, hay quyền con người, và cũng là quyền của tất cả chúng sinh hữu tình. Về khả năng khắc phục khổ đau, [ta và tất cả mọi người khác] cũng đều như nhau, điều khác biệt duy nhất là, ta chỉ là một chúng sinh riêng lẻ, trong khi những người khác chiếm đa số [tuyệt đối]. Kết luận ở đây thật rõ ràng, trong bối cảnh xem xét là tất cả chúng sinh thì chỉ một chúng sinh riêng lẻ không phải là quan trọng.
Another technique is equalizing and exchanging self and others. Investigate which side is more important, oneself or others? You are one, the other is infinite. Both want happiness and do not want suffering. And both have every right to achieve happiness, to overcome suffering, because both are sentient beings, members of the community of sentient beings. If we ask, 'Why do I have the right to be happy?' The ultimate reason is because I want happiness, no other reason. There is a natural feeling of T and on that basis we want happiness, which is a correct view. And on that basis we say we have every right to be happy, that is what we call human rights; it is sentient beings' right. The possibility of overcoming suffering is the same, the only difference is, one is a single being, the others are the majority. The conclusion is quite clear, in the context of all sentient beings, just one is nothing important.
Sau đây là những gì chính bản thân tôi đang thực hành và thỉnh thoảng vẫn chia sẻ với những người khác: Hãy hình dung bên cạnh quý vị là một “cái tôi” ích kỷ quen thuộc, và bên khác là một nhóm những người nghèo khổ cần giúp đỡ. Bản thân quý vị hãy giữ vai trò đứng giữa, hay một người thứ ba. Và hãy phán xét xem bên nào là quan trọng hơn để quý vị hướng về, liệu đó sẽ là “cái tôi” ngốc nghếch, ích kỷ chỉ biết đến riêng mình, hay là những người nghèo khổ, tuyệt vọng đang cần cứu giúp? Với một trái tim nhân đạo thì điều tự nhiên là quý vị sẽ hướng về những người nghèo khổ. Suy nghĩ như vậy sẽ giúp quý vị nuôi lớn khuynh hướng vị tha, và khi ấy quý vị sẽ nhận ra rằng cách ứng xử ích kỷ là xấu xa như thế nào. Thật ra thì cho đến giờ này, chính bản thân quý vị vẫn đang ứng xử theo cách [ích kỷ] như thế. Nhưng nếu có ai đó bảo rằng quý vị là người xấu, thì quý vị sẽ đùng đùng nổi giận. Vì sao vậy? Bởi lý do chính là quý vị không hề muốn làm người xấu. Mọi việc đều do chính quý vị quyết định. Nếu ứng xử như một người tốt thì quý vị sẽ trở thành người tốt. Và nếu quý vị là người tốt, thì không ai có thể đặt quý vị vào cùng nhóm với những người xấu. Suy ngẫm về điều này sẽ cực kỳ hữu ích trong việc phát triển tâm vị tha.
Here is something I myself practise and occasionally express to others: imagine on one side the old selfish T, and on the other side a group of poor needy people. You yourself remain as a neutral or third person. Then judge, which is more important: whether to join this selfish, self-centered, stupid person or these poor, needy, helpless people. If you have a human heart, naturally you will go to their side. Think like this, it will help the altruistic attitude to grow, and then you will realize how bad selfish behaviour is. Actually, up to now you have been behaving like that yourself. But if someone says to you, 'You are a bad person: then you feel very angry. Why? The main reason is that you do not want to be a bad person. It is in your own hands, if you behave like a good person, then you become a good person. If you are a good person, nobody can put you in the category of bad people. Think about this, it helps tremendously to develop altruism.
Đó là một cách để tu tập. Nhiều người trong quý vị rất có thể đã từng nghe tôi nói chuyện về hòa bình thế giới, hay về gia đình hòa thuận, đất nước an bình. Nguồn gốc chính yếu của những điều đó là tâm vị tha, bi mẫn và từ ái. Trong tất cả các tôn giáo lớn, điều cốt yếu vẫn là tình thương và lòng nhân ái. Và việc suy ngẫm càng nhiều càng tốt những lý do khác nhau [như đã trình bày trên] sẽ giúp quý vị phát triển một sự tin chắc, hay quyết tâm kiên định. Với quyết tâm đó và sự nỗ lực trong từng ngày, từng tháng, từng năm, quý vị sẽ có thể hoàn thiện chính mình. Và với động cơ [vị tha] như thế thì mọi hành vi [của quý vị] đều sẽ tích lũy vô lượng công đức tốt đẹp, cho dù chỉ là việc đi lại, nói năng, ăn uống... hay là bất kỳ việc gì.
That is one way of practice. Many of you have probably heard me talk about world peace, or family peace or national peace; the ultimate source of them is altruism, compassion and love. In all major religions, the essential thing is love and kindness. Now, thinking over these different reasons as much as you can will help to develop conviction or determination. With that determination, trying day by day, month by month, year by year, you can improve yourself. With that motivation, every action, whether it is walking, eating, talking, or whatever, accumulates good virtues, limitless virtues.