Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyên lý duyên khởi »» Xem đối chiếu Anh Việt: Mười hai nhân duyên »»

Nguyên lý duyên khởi
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Mười hai nhân duyên

Donate

(Lượt xem: 10.811)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Mười hai nhân duyên

The Twelve Links of Dependent Arising





Mười hai nhân duyên được biểu thị bằng 12 hình vẽ ở vòng tròn ngoài cùng. Hình vẽ thứ nhất nằm trên cùng là một cụ già mù chống gậy, biểu thị vô minh hay si mê. Vô minh (avidyā - 無明) chính là sự che chướng [không cho ta thấy được] phương thức hiện hữu đúng thật của các pháp. Trong các trường phái triết học Phật giáo có 4 học phái chính, và trong đó có nhiều chi phái khác nhau, vì thế có nhiều cách diễn giải về vô minh. Nói chung, [trong tâm thức] quả thật có một yếu tố hoàn toàn không nhận biết về cách thức sự vật thực sự hiện hữu như thế nào, một yếu tố của sự che chướng hoàn toàn. Ở đây, yếu tố đó được mô tả như là một ý thức sai lầm, nhận hiểu trái ngược với cách thức mà sự vật thực sự hiện hữu. Trong kinh điển mô tả về 19 loại vô minh khác nhau, vốn là những tà kiến đa dạng liên quan đến một sự khởi đầu, hay một sự kết thúc - tức là những cực đoan. Tuy nhiên, những cảm xúc phiền não mà chúng ta đang cố trừ bỏ được xếp vào 2 loại: phiền não sẵn có ngay từ khi sinh ra (hay câu sinh khởi phiền não) và phiền não do [chính ta] hiện nay tự tạo (hay phân biệt khởi phiền não).
The twelve links are symbolized by the twelve pictures on the outside ring. The first, at the top, shows an old person, blind, using a cane-that indicates ignorance. It is an ignorance which is an obscuration as to the actual mode of being of phenomena. Among the Buddhist philosophical schools there are four main schools of tenets, and among them there are many different divisions, so there are many interpretations of what ignorance is. In general, there is indeed a factor which is a mere non-knowing of how things actually exist, a factor of mere obscuration. Here it is described as a wrong consciousness which conceives the opposite of how things actually do exist. In Sutra, nineteen different types of ignorance are described, which are the various wrong views related with a beginning, or with an end-extremes. Any way, the afflictive emotions that we are seeking to be rid of are of two types, innate and artificial.
Phân biệt khởi phiền não là phiền não có nguyên nhân từ những quan điểm triết học, hệ thống giáo điều hay những lời dạy [sai lầm]... do tâm thức vừa mới quy gán hay tạo thành từ khái niệm phức tạp [ngay trong đời sống này]. Những phiền não ấy không phải mọi chúng sinh đều có, và không thể là những phiền não căn bản nhất [vẫn còn lại] sau khi chúng sinh hữu tình thân hoại mạng chung. Như ngài Long Thụ có nói trong Thất thập Không tính luận: “Đức Phật dạy rằng, tâm thức nhận hiểu về sự vật - vốn sinh khởi phụ thuộc vào nhân duyên - như là hiện hữu một cách chân thật và rốt ráo, đó là vô minh; từ vô minh mà có 12 chi phần của duyên khởi.” Đây là tâm thức nhận hiểu sai lầm, cho rằng các pháp hiện khởi do năng lực tự thân của chúng, không có sự phụ thuộc.
Artificial afflictions are ones that have philosophical ideas, systems of tenets or teachings behind them-the mind newly imputes or makes them up through conceptuality. These are not possessed by all sentient beings, and cannot be the ones at the root of the ruination of sentient beings. As Nagarjuna says in his Seventy Stanzas on Emptiness: 'The consciousness which conceives things produced in dependence upon causes and conditions to ultimately, truly exist, was said by the teacher Buddha to be ignorance; from it, the twelve branches of dependent arising occur.' This is a consciousness that misapprehends or misconceives phenomena to appear under their own power, not as dependent.
Nhìn từ góc độ các loại đối tượng khác nhau của tâm thức vô minh này, có những khái niệm về sự hiện hữu theo tự tính sẵn có của các pháp và của con người, được gọi là pháp chấp và ngã chấp. Lại có 2 loại ngã chấp, một là nhận biết về một người khác nào đó và cho rằng người ấy hiện hữu dựa vào tự tính sẵn có (tha ngã chấp), hai là nhận biết về con người của chính mình, tự xưng đó là “tôi”, và cho rằng cái “tôi” của mình tự nó hiện hữu theo tự tính sẵn có (tự ngã chấp). Loại ngã chấp thứ hai được gọi là thân kiến, là một [trong 5] kiến chấp sai lầm.
From the point of view of the different types of objects of this consciousness, there is a conception of the inherent existence of phenomena and of persons, called a conception of a self of phenomena and a conception of the self of persons. There are two types of conception of a self of persons: one is to take cognizance of some other person and consider that person to be inherently existent, and the second type is to take cognizance of one's own person, 'I', and consider one's own self to be inherently existent. The latter is called the false view of the transitory collection.
Theo quan điểm của ngài Long Thụ, quan niệm cho rằng tự ngã tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có vốn sinh khởi trong sự phụ thuộc vào quan niệm cho rằng những nền tảng - vốn là cơ sở cho sự định danh của tự thân con người và thân, tâm... của chính người đó - là tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có. Như vậy, cả hai đều là những quan niệm về sự tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có. Quan niệm cho rằng các pháp, thân, tâm... là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có, có tác dụng như một nguyên nhân của sự nhận thức cho rằng con người - vốn được định danh trong sự phụ thuộc vào các pháp, thân, tâm... - là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có.
Nagarjuna's point was that the conception of one's own self as inherently existent arises in dependence upon the conception of those bases which are the basis of designation of one's own person, the mind, body and so forth, as inherently existent. Thus, both are conceptions of inherent existence. The conception of phenomena, mind, body and so forth, as inherently existent, acts as a cause of conceiving the person that is designated in dependence upon them to be inherently existent.
Một kiểu ngã chấp khác nữa là quan niệm cho rằng bản ngã vốn tự nó có đủ điều kiện, hoặc về căn bản là [sẵn có đủ các điều kiện] để tồn tại.
Another type of conception of a self of persons is the conception that the person is self-sufficient, or substantially existent.
Nếu xem xét những tham dục và sân hận của chính mình, ta sẽ thấy chúng được khởi sinh trên nền tảng cơ bản là quan niệm về tự ngã, về “cái tôi”. Do quan niệm cho rằng tự ngã của mình là chắc thật, là thật có, chúng ta mới phát triển một ý niệm về những gì của riêng ta và những gì thuộc về người khác, phân vạch thành đôi bên, rồi dựa vào đó mà tham dục và sân hận mới sinh khởi. Đây chẳng phải là cách thức sự việc diễn ra đó sao?
If we consider our own desire and hatred, we see that they are generated with a conception of ourselves, 'me' as their basis. Due to the conception of ourselves as so solid, we develop a sense of our own faction and the other's faction, and taking sides; upon which desire and hatred occur. This is the way it happens isn't it?
Quả thật có một “cái tôi” được thừa nhận trong phạm trù chân lý quy ước (Tục đế), đó là một tự ngã, một con người đứng ra thực hiện các hành vi, tích lũy nghiệp, và cũng là người lãnh thọ các kết quả [của nghiệp], chắc chắn có một “cái tôi” như thế. Tuy nhiên, khi cảm nhận về “cái tôi” đó quá mạnh mẽ đến mức gây ra bất ổn, thì lúc đó [trong ta] đã hình thành ý niệm về một “cái tôi” [do tâm thức] tự tạo ra, vốn là một sự phóng đại vượt xa những gì thực sự đang hiện hữu. Khi đó đã nảy sinh một thức nhận biết về kiểu “cái tôi” [do tâm thức] tự tạo ra này. Và khi “cái tôi” loại này xuất hiện trong tâm thức, nó không hề xuất hiện chỉ đơn thuần như được định danh trong sự phụ thuộc vào các uẩn hợp thành thân tâm, phải không? Vậy phải chăng là nó sẽ xuất hiện hoàn toàn như thể tự nó có một thực thể của riêng mình?
There is indeed a conventionally posited 'I', a self, a person that is the doer of actions, the accumulator of karma, the one who experiences the results, definitely there is such a thing. However, when the feeling of 'I' is so strong that it makes trouble, then a sense of a self-instituting 'I' has formed, which is an exaggeration beyond what actually exists. A consciousness which conceives of this sort of self-instituting 'I' has come about. When this 'I' appears to the mind, it doesn't appear as merely designated in dependence on the aggregates of mind and body, does it? Doesn't it appear almost as if it had its own separate entity?
Nếu “cái tôi” loại này quả thật hiện hữu đúng như vẻ ngoài của nó, thì khi được khảo xét với lý luận Trung Quán (Madhyamika) nó phải hiện ra ngày càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi quý vị dùng lý luận Trung Quán để truy tìm “cái tôi” loại này thì không thể tìm thấy; nhưng nó vẫn hiện ra trong tâm thức ta như thể một cái gì thật cụ thể, có thể chỉ ra được; một cái gì rất rõ rệt, dễ xác định. Như vậy là có sự mâu thuẫn giữa việc “cái tôi” ấy hiện ra như một cái gì thật cụ thể, nhưng khi phân tích [bằng lý luận] thì lại không thể tìm thấy được. Mâu thuẫn này chỉ ra một sự trái ngược giữa cách thức mà “cái tôi” ấy hiện ra [trong tâm thức] với cách thức mà nó thực sự tồn tại. Điều này cũng tương tự như sự khác biệt mà các nhà vật lý học nhận biết được giữa những gì hiện ra [trước mắt người quan sát] với những gì thực sự hiện hữu [trong thực tại].
If it did exist the way it appears, then when investigated with the Middle Way of reasoning (Madhyamika) it would get clearer and clearer. However, the fact is that when you search for this 'I' using the Middle Way reasoning, it can't be found; but it still appears to our mind as if it were something concrete we could point at, something very definite. Thus, the conflict between the fact that it appears as something very concrete, but if analyzed cannot be found, indicates a conflict between how it appears and how it actually subsists. This is similar to the distinction physicists make between what appears and what actually exists.
Ngay trong kinh nghiệm của chính mình, chúng ta có thể nhận biết những mức độ khác nhau của tham dục. Chẳng hạn, khi quý vị bước vào một cửa hàng, nhìn thấy và ham muốn một món đồ nào đó, đó là một [trong các] dạng thức tham dục. Rồi sau khi quý vị mua món đồ ấy và cảm thấy “nó là của tôi”, “dù gì nó cũng là của tôi”, thì ở đây đã có những mức độ khác nhau của sự trình hiện và nhận hiểu. Ở mức độ đầu tiên, trước khi quý vị khởi sinh sự ham muốn [món đồ], chỉ có sự trình hiện đơn thuần, sự nhận biết đơn thuần về đối tượng [là món đồ ấy]. Ở mức độ thứ hai, khi quý vị cảm thấy “ồ, món hàng này tốt thật”, thì đã có một sự nhận hiểu, nắm bắt khác hơn về đối tượng. Rồi sau khi quý vị mua món hàng và xem nó là sở hữu của riêng mình, lại có một mức độ thứ ba của sự nhận hiểu, nắm bắt đối tượng.
Even in our own experience we can identify different levels of desire. For instance, if you go into a store, see some article and have desire for it, there's one type of desire. Then after you have bought it and you feel 'it's mine', 'it's my whatever', then there's different levels of appearance and apprehension here. At the first level, before you have generated desire, there is the mere appearance, the mere recognition of the object. At the second level, when you are feeling 'Oh, this is really good,' there's another apprehension of the object. Then after you've bought it and have made it your own, there is a third level of apprehension of the object.
Ở mức độ đầu tiên, khi đối tượng chỉ đơn thuần trình hiện, quả thật là nó có vẻ như tự nó tồn tại, có vẻ như tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Tuy nhiên, tâm thức [của quý vị lúc đó] không có sự liên kết mạnh mẽ với sự nhận hiểu đối tượng như là tự nó tồn tại, hay tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Nhưng ở mức độ thứ hai, [thức] vô minh - vốn nhận biết và nắm hiểu về đối tượng như là tự nó tồn tại - bắt đầu sinh khởi, (đây là mức độ mà quý vị sinh khởi sự ham muốn đối tượng), quý vị quả thật đã có một khái niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có của đối tượng và bám chấp vào nó như thể là nó đang tự tồn tại. Có một mức độ tham dục vi tế có thể đồng thời hiện hữu khi thức [vô minh] này nhận hiểu về đối tượng ấy như là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Nhưng khi tham dục vi tế này trở nên mạnh mẽ hơn, khái niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có chỉ còn tác động thuần túy như là nguyên nhân [đã] làm khởi sinh nó, và không có sự kết hợp hay đồng thời hiện hữu với tâm tham dục [mạnh mẽ] đó nữa.
On the first level, when the object merely appears, it does appear to exist from its own side, to exist inherently. However, the mind is not strongly involved with apprehending the object as existing from its own side, or as existing inherently. But at the second level, the ignorance which conceives of and apprehends the object as existing from its own side, (this being the level at which you generate desire towards the object), you do have a concept of the inherent existence of the object and adherence to it as existing from its own side. There is a subtle level of desire which can exist at the same time as this consciousness conceiving the object to exist inherently. But when that desire becomes stronger, the conception of inherent existence merely acts as its cause, and is not in association with, or existing at the same time as the desire.
Trong kinh nghiệm của chính mình, điều quan trọng là chúng ta phải nhận biết được rằng, ở mức độ đầu tiên có sự trình hiện của đối tượng như là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Ở mức độ thứ hai, có một thức [vô minh] đồng thuận với [nhận thức về] sự trình hiện như thế, do đó làm khởi sinh tham dục. Và ở mức độ thứ ba, khi quý vị biến đối tượng thành sở hữu của riêng mình, khái niệm về quyền sở hữu bắt đầu hiện hành, và [vào lúc này thì] như thể là đã có hai dòng tham dục rất mạnh mẽ kết hợp lại với nhau. Thứ nhất là sự bám chấp vào đối tượng như là tự nó sẵn có tính chất đáng để tham muốn, thứ hai là ý niệm mạnh mẽ cho rằng nó là sở hữu của riêng ta. Khi cả hai điều này kết hợp lại cùng nhau, tâm tham dục của quý vị sẽ cực kỳ mạnh mẽ. Nếu quý vị suy xét kỹ, chẳng phải đây là cách thức [mà tâm tham dục đã] diễn tiến [trong tâm thức] đó sao?
It is important to identify in terms of our own experience that on the first level there is the appearance of the object as inherently existent. On the second level there is a consciousness that agrees with that appearance, which gives rise to desire. Then at the third level, when you've made the object your own, the concept of ownership becomes involved, and it is as if two very powerful streams of desire have come together. One is an adherence to the object as being inherently pleasant and the other is the strong conception of it being your own. When these two come together, your desire is extremely strong. If you think about it, is this the way it is?
Và cách thức diễn tiến này cũng không khác đối với tâm sân hận: có một mức độ đầu tiên vốn là đúng thật trên bình diện chân lý quy ước (Tục đế). Chẳng hạn, [khi ta] chỉ nhìn một đối tượng nào đó và nhận biết rằng nó xấu. Nhưng khi cảm nhận ấy gia tăng đến mức suy nghĩ: “ồ, cái này quả thật xấu quá” thì điều đó tạo ra sự không ưa thích, ghét bỏ, và đây là mức độ thứ hai. Ở mức độ thứ ba, nếu đối tượng gây hại cho ta, thì sự căm ghét có thể phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Sự căm ghét [phát sinh] ở 2 mức độ [thứ hai và thứ ba] như thế.
It is the same for hatred: there is a first level which is conventionally true. For instance, just seeing some object and identifying it as bad. But when it increases to thinking, 'Oh this is really bad', then it produces hatred, and that is the second level. On the third level, if it's bringing harm to oneself, then extremely strong hatred can develop; there are these two levels of hatred.
Như vậy, đối với cả tham dục và sân hận thì vô minh, tức là ý niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính, có tác dụng như một sự hỗ trợ. Vì thế, kẻ gây ra mọi bất ổn chính là con lợn [trong hình vẽ trên, biểu thị cho vô minh]. Sự che chướng của vô minh là cội nguồn của các cảm xúc phiền não khác. Thức vô minh này bị che chướng không nhận biết được phương thức hiện hữu [thực sự] của các pháp. Để biểu thị điều này, con người được vẽ trong tranh là người mù. Vô minh không dựa trên bất kỳ nền tảng nhận thức hợp lý nào, nó không vững chắc.
Thus, for both desire and hatred, the ignorance which is the conception of an inherent existence acts as an assistant. So, the one that makes all this trouble is this pig. The obscuration of ignorance serves as the root of the other afflictive emotions. This ignorant consciousness is obscured with respect to the way of being of phenomena. To symbolize that, the person in the picture is blind. Ignorance has no valid cognition as its foundation, it is weak.
Yếu tố thứ hai được gọi là hành (saṃskāra - 行), hay hành uẩn (行蘊), vì các hành vi có công năng tích tập hay kết hợp lại với nhau, chúng mang lại sự khoái lạc và đau đớn. Yếu tố này được biểu thị bằng [hình vẽ] một người thợ làm đồ gốm.
The second member is called compositional action because actions serve to compose or bring together, they bring about pleasure and pain. This is symbolized by a potter.
Và người thợ gốm là người dùng đất sét để tạo thành một món đồ vật mới. Trong hình biểu trưng này, người thợ gốm xoay cái bàn quay chỉ một lần và nó tiếp tục quay theo nhu cầu mà không cần thêm một lực nào khác. Cũng vậy, khi một hành vi đã được chúng sinh hữu tình thực hiện thì nó tạo ra một chủng tử tiềm tàng hay một khuynh hướng [tạo quả] trong tâm thức, hoặc nói theo phái Trung Quán Cụ Duyên là nó đi vào trạng thái dứt mất. Dù trong trường hợp nào đi chăng nữa, thì [cái được tạo ra đó] luôn có khuynh hướng tiếp tục tiến triển không ngăn ngại để cuối cùng tạo thành một kết quả [tương ứng với nó]. Trong suốt thời gian đó, không cần thiết phải có thêm bất kỳ điều kiện gì để chủng tử ấy được duy trì. Và nếu chủng tử ấy không gặp được điều kiện thích hợp để hiện hành, nó sẽ tiếp tục tiềm tàng [trong tâm thức].
Now a maker of clay pots is someone who takes clay and forms it into some new object. In this example the potter spins the wheel once and it will keep turning as long as it is needed, without further exertion. Just so, when an action has been done by a sentient being, that action establishes potency or a predisposition in the mind, or as it is said in the Prasangika system, it produces a state of destructedness. In any case it has the potential to go on without obstruction to produce its effect eventually. In the meantime, no further condition need be encountered for that potency to remain. If it does not meet with a condition that would actualize it, it will remain potential.
Nhìn vào nghiệp quả khác nhau của các loại hành vi tạo nghiệp khác nhau, chẳng hạn như sự tái sinh trong các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, ta thấy có [hai loại nghiệp] là thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Trong số các thiện nghiệp lại có các phước nghiệp và bất động nghiệp. Xét về cửa ngõ giao tiếp [giữa chủ thể và môi trường], hay những phương cách mà thông qua đó các hành vi tạo nghiệp [của chủ thể] được thực hiện, thì có [3 loại nghiệp là] thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Xét về bản chất của tự thân hành vi thì có [2 loại nghiệp là] tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Xét về yếu tố hành vi đó có chắc chắn phải nhận lãnh quả báo hay không thì có [2 loại nghiệp là] định nghiệp và bất định nghiệp.
Looking at the effects of the various types of actions, such as rebirth in the desire, form and formless realms, there are virtuous and non-virtuous actions and among the virtuous actions there are meritorious and non-fluctuating actions. In terms of the door, or the approach through which the action is done, there are actions of body, speech and mind. In terms of the actual entity of the actions themselves, there are actions of intention and intended actions. In terms of whether the effect of the action is definitely to be experienced or not, there are definite and indefinite actions.
Trong số các định nghiệp lại có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo ngay trong đời sống này (hiện báo) và có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo trong một đời khác (sinh báo hoặc hậu báo).
Among definite actions there are actions the effect of which is definitely to be experienced in this lifetime, and those definitely to be experienced in some other lifetime.
Lại có những nghiệp đưa đến việc tái sinh, chẳng hạn như làm người, tức là nghiệp hiện khởi thành điều kiện chung cho một kiếp sống trong thân người (dẫn nghiệp), và có những loại nghiệp khác bổ sung đầy đủ [các chi tiết] vào toàn cảnh đó, gọi là mãn nghiệp. Mãn nghiệp này tạo ra [các điều kiện chi tiết như] hình thể tốt đẹp hay xấu xí v.v... Lấy ví dụ như có một người sinh ra chịu nhiều bệnh tật: dẫn nghiệp của người ấy là một thiện nghiệp, vì đã được sinh ra làm người. Nhưng mãn nghiệp [của người ấy] đưa đến việc phải chịu đựng nhiều bệnh tật, nên đó là bất thiện nghiệp. Cũng có những trường hợp mà dẫn nghiệp là bất thiện nhưng mãn nghiệp là thiện. Và có những trường hợp khác thì cả dẫn nghiệp và mãn nghiệp đều là thiện, hoặc đều là bất thiện.
Then there are actions which will lead for instance to a lifetime as a human, that project the general condition of a lifetime in a human body, and there are other types of actions that fill in the picture, that are called completing actions. They cause the body to be beautiful or ugly, and so forth. Take the example of a human who undergoes many illnesses: the projecting karma was a virtuous action, since the person was born as a human. But the completing actions, which give rise to all the sickness, were nonvirtuous actions. There are also cases where the projecting action or karma was non-virtuous, and the completing actions were virtuous. In some cases both the projecting and completing causes are virtuous, and there are cases in which both were non-virtuous.
Ngoài ra còn có cách phân chia nghiệp theo các hành vi: (1) hành vi đã thực hiện hoàn tất và tạo thành nghiệp theo tác ý, (2) hành vi chưa thực hiện hoàn tất nhưng đã tạo thành nghiệp theo tác ý, và (3) hành vi chưa thực hiện hoàn tất cũng chưa tạo thành nghiệp theo tác ý.
There is also a division into actions that are done and accumulated according to intention; those that aren't done, but are accumulated according to intention, and those which are neither done nor accumulated according to intention.
Có những hành vi mà ý tưởng là hiền thiện nhưng cách thực hiện lại không hiền thiện; có những hành vi mà ý tưởng không hiền thiện nhưng cách thực hiện lại có vẻ như hiền thiện; có những hành vi mà cả ý tưởng cũng như cách thực hiện đều là bất thiện, và có những hành vi mà cả ý tưởng cũng như việc thực hiện đều là hiền thiện. Có những hành vi hay nghiệp dẫn đến quả báo chung cho một số chúng sinh (cộng nghiệp), và có những hành vi khác dẫn đến quả báo cá biệt cho riêng một cá nhân (biệt nghiệp).
There are actions in which the thought is wholesome but the carrying out of it is unwholesome; those in which the thought is unwholesome, but the carrying out seems to be wholesome; those in which both the thought and the carrying out are unwholesome and those in which the thought and the execution are wholesome. Then there are actions or karmas the effects of which are experienced by a number of beings, and other actions the effect of which are experienced only by one individual.
Nếu có người hỏi, một hành vi tích lũy thành nghiệp như thế nào? Nếu có một động cơ tốt đẹp, những lời nói tử tế, một hành vi hiền hòa nào đó được thực hiện, [những điều đó] sẽ tích lũy thiện nghiệp. Kết quả tức thời của một hành vi như thế là tạo ra một bầu không khí an lành. Trong khi đó, sự sân hận, những lời thô ác và những hành vi cùng loại như thế sẽ ngay lập tức tạo ra một bầu không khí khó chịu.
If one asks, how is an action accumulated? If there is a good motivation and some kind words, some gentle physical action comes, which accumulates good karma. The immediate result of such action is to create a peaceful atmosphere. Whereas anger, rude word, and bad actions like that immediately create an unpleasant atmosphere.
Trước hết là vô minh sinh khởi, và nó tạo ra chi phần tiếp theo là hành, [hay các hành vi]. Tiếp theo đó, tự thân hành vi sẽ chấm dứt. Vào lúc này, sự tiếp nối của thức sẽ hiện hành. Hành vi [trước đó] đã để lại một chủng tử, hay khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả], trong dòng tâm thức, và thức ấy tiếp tục [trôi chảy trong dòng thời gian] mang theo chủng tử đã được tạo ra đó cho đến thời điểm nghiệp ấy hiện hành thành quả. Đó chính là chi phần thứ 3 [trong 12 mắt xích duyên khởi], gọi là thức. Như vậy, hành vi trong giây phút hiện tại này tạo ra những kết quả tức thì, và đồng thời nó cũng sẽ tồn tại trong tâm thức như một tiềm năng [lâu dài] mà cuối cùng sẽ mang lại những kinh nghiệm hạnh phúc, khoái lạc hoặc là bất hạnh, đau đớn. Đó là cách thức mà nghiệp được tạo ra và mang lại quả báo.
At first ignorance happened, and it produced the next stage, action. In the next moment the action itself will cease. At that time, the continuation of consciousness is there. The action imprints a potency or predisposition on the consciousness and that consciousness that continues on, carrying that imprint up to the time of the fruition of that karma, is the third link, called consciousness. So this moment's action creates immediate results and in the meantime, it will remain as a potential which eventually brings either a happy, pleasant experience, or an unhappy, painful one. That is the way to create action and how action brings results.
Hình ảnh một con khỉ được dùng để biểu thị chi phần thứ ba [trong 12 chi phần của duyên khởi], tức là thức. Trong đạo Phật, có những giải thích khác nhau về số lượng các thức. Có một hệ phái xác định rằng chỉ có một thức, một số hệ phái xác định có 6 thức, một hệ phái khác xác định có 8 thức, và có một hệ phái xác định có 9 thức. Hầu hết các hệ phái Phật giáo xác định có 6 thức. Trong bức tranh chính, hình ảnh con khỉ có vẻ như đang nhảy ra từ ngôi nhà. Hình vẽ này có mối liên hệ nhất định với sự xác quyết của một hệ phái [trong Phật giáo] rằng chỉ có một thức duy nhất. Thức duy nhất đó, khi hiện hành ở mắt thì có vẻ như là nhãn thức, khi nhận hiểu nơi tai thì đó là nhĩ thức v.v... nhưng thực sự chỉ có một thức duy nhất. Dù sao đi nữa, khỉ là một loài vật rất tinh khôn và hiếu động [nên thật thích hợp khi dùng để biểu thị ý thức].
The picture symbolizing the third branch, consciousness, is a monkey. Within Buddhism there are different explanations of how many consciousnesses there are. There is one system that asserts only one, others that assert six, another that asserts eight and one that asserts nine. Most Buddhist systems assert six types of consciousness. The monkey in the main picture seems to be jumping from the house. It has some connection with the assertion of the system that sets forth only one consciousness. The one consciousness, when it appears at the eye, seems to be eye consciousness, when perceiving from the ear it is ear consciousness, and so forth, but it is really only one consciousness. Anyway, a monkey is a very clever and active sort of animal.
Vấn đề ở đây là, giữa hành vi tạo tác và quả báo của nó có một quãng thời gian khá lâu. Tuy nhiên, tất cả các tông phái trong đạo Phật đều xác quyết là nghiệp [đã tạo] không bao giờ [vô cớ] mất đi. Vậy thì, giữa nhân và quả phải có một cái gì đó để kết nối chúng lại. Và về “cái gì đó”, có nhiều xác quyết khác nhau đã được đưa ra. Tuy nhiên, [quả thật là] có một cá nhân hiện hữu từ thời điểm thực hiện hành vi [tạo nghiệp], trải qua thời gian cho đến lúc nghiệp ấy hiện hành thành quả. Theo phái Trung quán Cụ duyên thì cá nhân được định danh một cách phụ thuộc đó chính là nền tảng căn bản để một hành vi tạo tác [có thể] gieo cấy khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả] hay chủng tử nghiệp. Khi một hệ thống [lập luận] không thể đưa ra được nền tảng căn bản cho việc gieo cấy khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả], chẳng hạn như là [khái niệm] “cá nhân được định danh một cách phụ thuộc” của phái Trung quán Cụ duyên, thì họ buộc phải tìm kiếm một nền tảng hiện hữu độc lập làm căn bản cho việc gieo cấy các chủng tử [mang tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả]. Trường phái Duy thức đưa ra [thuyết về] a-lại-da thức (ālayavijñāna -阿賴耶識), hay thức nền tảng của tất cả [các thức], như là nền tảng căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả]. Theo phái Trung quán Cụ duyên thì nền tảng thường hằng hay tương tục làm căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả] chính là tự ngã đơn thuần, cái tôi đơn thuần, hay cá nhân đơn thuần. Nền tảng tạm thời làm căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả] chính là ý thức.
Now the problem is, between the action and the fructification of the action there is a good deal of time. However, all Buddhist systems assert that karmas are not wasted. So, between cause and effect there has to be something that connects the two. Many different assertions are presented regarding what connects the cause with the effect. However, there is a person that exists from the time of the performance of that action, through to time of the effect of that action. In the Prasangika system, that dependently designated person is the basis of the infusion of that predisposition or potency by that action. As long as a system is unable to present a basis of infusion of predispositions, such as the dependently designated person in the Prasangika system, they have to find an independently existent basis of infusion of the potencies. The Mind-only system presents an alayavijnana, or mind basis of all, as the basis of infusion of the predispositions. In the Prasangika system, the everlasting or continual basis of infusions of these predispositions is the mere self, the mere I, the mere person. A temporary basis of infusion of the predispositions is the consciousness.
Bây giờ, có một hành vi xảy ra. Hành vi được thực hiện hoàn tất. Ngay sau đó là một trạng thái dứt mất hay dừng lại của hành vi ấy và ngay lúc đó có sự gieo cấy một khuynh hướng [có tiềm năng hiện hành thành nghiệp quả] của hành vi ấy vào một thức. Từ thời điểm đó cho đến ngay trước thời điểm nhập thai vào một đời sống mới [tiếp theo], thức ấy được gọi là thức của giai đoạn nhân, hay nhân thức (因識). Tổng báo được tạo ra bởi nghiệp tích lũy trong một chu kỳ của hành uẩn chịu ảnh hưởng bởi vô minh là sự sinh ra [trong đời sống tiếp theo]. Thức hiện hành vào đúng thời điểm kết nối với đời sống tiếp theo đó được gọi là thức của giai đoạn thọ quả, hay quả thức (果識). Thức này tồn tại từ thời điểm đó cho đến thời điểm hiện hành của chi phần tiếp theo, tức là danh sắc, và đó là một quãng thời gian cực kỳ ngắn ngủi.
So, now, there's an action. The action is done. Right after that action there is a state of destructedness or cessation of that action and there's consciousness that infused right at that moment with the predisposition of that action. From that moment right up to just before the moment of conception of the new lifetime that consciousness is called the consciousness of the causal time. The projected effect caused by the karma accumulated in a single round by compositional factors influenced by ignorance is a birth. The consciousness of the very moment of connection to the next lifetime is called the effect consciousness. It lasts from that moment until the time of the next branch, name and form, which is an extremely short time.
Chi phần thứ tư là danh sắc (nāma-rūpa - 名色). Ở đây danh (nāma - 名) chỉ cho 4 uẩn là thọ uẩn (vedanā-skandha - 受蘊), tưởng uẩn (saṃjñā-skandha - 想蘊), hành uẩn (saṃskāra-skandha - 行蘊), thức uẩn (vijñāna-skandha - 識蘊), và sắc (rūpa - 色) chỉ cho sắc uẩn (rūpa-skandha - 色蘊). Danh sắc được miêu tả bằng [hình vẽ] những người đang chèo thuyền. Trong những bức tranh khác, danh sắc cũng còn được miêu tả bằng những cây xà gỗ chống đỡ lẫn nhau, như được mô tả trong kinh điển. Điều này có liên quan đến trường phái Duy thức vốn cho rằng có một ý thức, một a-lại-da thức hay là căn bản [của tất cả các] thức [và một mạt-na thức], tạo thành kết nối như 3 cây xà gỗ, như cái kiềng 3 chân chống đỡ cho nhau. Con thuyền biểu thị cho sắc và những người trong thuyền biểu thị cho các uẩn thuộc về danh.
The fourth branch is name and form. Here, name is the four mental aggregates: feeling, discrimination, compositional factors and consciousness, and form is the aggregate of form. Here it is depicted by people riding in a boat, in other pictures it is depicted by beams leaning against each other, as in sutra. This is in connection with the Mind-only system, in which there is a mental consciousness, an alayavijnana, or mind basis of all and there's form-three beams, like a tripod, supporting each other. The boat symbolizes form, and the people in the boat symbolize the mental aggregates.
Trong ý nghĩa của 12 duyên khởi thì danh sắc tồn tại bao lâu? Nó tồn tại [từ lúc quả thức (果識) chấm dứt và kéo dài] trong thời gian mà bào thai chưa bắt đầu phát triển 5 hay 6 giác quan, trong lúc bào thai còn ở dạng “giống như dịch nhầy” và “có những núm nhỏ” v.v... cho thấy những giai đoạn phát triển của bào thai.
How long does name and form last, in terms of the twelve? It lasts as long as the foetus or embryo has not yet begun to develop the five or six organs, through the 'jelly-like' state, and 'having little knobs', and so forth, which indicate stages of development of the embryo.
Chi phần thứ năm là lục xứ (salāyatana - 六處) hay lục nhập (六入), được miêu tả bằng [hình vẽ] một ngôi nhà trống, bởi vì đây là những nội xứ (内處) của thức - mắt, tai, mũi, lưỡi và thân xúc chạm - và cho dù các căn (giác quan) đang phát triển, nhưng vào thời điểm này chúng vẫn chưa hoạt động. Quãng thời gian [từ lúc này] cho đến khi có sự tiếp xúc - giữa đối tượng (lục trần), căn và thức - được gọi là các nhập.
The fifth is the six sources, depicted by an empty house, because these are the inner sources of consciousness-the ear, eye, nose, tongue and body sense-and although the organs are developing at this time they are not functioning. The time until there is contact between object, sense power and consciousness is called sources.
Tiếp theo là xúc, chi phần thứ sáu của 12 duyên khởi. Xúc hiện hành khi trần (đối tượng), căn (giác quan) và thức tiếp xúc cùng nhau. Một thức nhận biết (hay niệm) sẽ được khởi lên khi có đủ sự hiện hữu của (1) một đối tượng, (2) một giác quan [tương ứng] và (3) một thức (niệm) vừa khởi sinh ngay trước đó có thể làm điều kiện tiên khởi tức thời. Xúc là yếu tố phân biệt một đối tượng là khổ, vui hay không khổ không vui.
After this comes contact, the sixth branch of dependent arising. Contact is the point at which objects, sense powers and consciousness come together. When there is an object, a sense power and a former moment of consciousness that can act as an immediately preceding condition, a consciousness is generated. Contact is the factor that distinguishes an object as pleasurable, painful or neutral.
Thức được sinh khởi với 3 điều kiện, hay 3 duyên. Điều kiện thứ nhất được gọi là đối tượng nhận thức, hay sở duyên duyên, và đây chính là nguyên nhân làm cho thức sinh khởi trong phạm vi đặc tính của đối tượng. Thứ hai là duyên tổng quát, hay tăng thượng duyên, và đây chính là điều kiện để cho một thức cụ thể chỉ nhận hiểu duy nhất đối tượng thuộc chủng loại tương ứng của nó.
Consciousness is produced by way of three conditions. The first is called the observed object condition and it is what causes the consciousness to be generated in the aspect of that object. Then there is the dominant condition and that is what enables a particular consciousness to apprehend only its respective type of object.
Việc một thức nhận biết được khởi sinh như một thực thể kinh nghiệm do một thức nhận biết khác vừa khởi sinh [và diệt đi] ngay trước nó, chính là duyên thứ ba, được gọi là đẳng vô gián duyên.
The fact that consciousness is produced as an experiential entity is due to an immediately preceding consciousness, which is the third condition, called the immediately preceding condition.
Vì [xúc hiện hành khi] có sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa đối tượng với sự nhận biết phân biệt về nó, nên biểu tượng được dùng trong hình vẽ là một nụ hôn [giữa hai người]. Xúc có nghĩa là gặp gỡ, tiếp xúc nhau. Thức được xem như [hiện hành] trong giai đoạn có sự tiếp xúc giữa đối tượng (trần), giác quan (căn) và thức với một sự nhận biết phân biệt về đối tượng như là vui (lạc), khổ (khổ) hoặc không khổ không vui (bất khổ bất lạc), nhưng là trước khi khởi sinh cảm thọ [về đối tượng đó].
Because there is a meeting with an object and a distinguishing of it, the symbol used in the picture is a kiss. Contact means meeting. Contact is posited as that period during which there is the meeting of object, sense power and consciousness and a distinguishing of the object as pleasurable, painful or neutral, but prior to the production of feeling.
Chi phần thứ bảy trong 12 duyên khởi là thọ, hay cảm thọ, được xem là yếu tố trải nghiệm sự vui thích (lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hay không khổ không vui (xả thọ). Theo một hệ phái, giới hạn của chi phần thứ bảy này được xác định như là từ chỗ trải nghiệm những sự vui thích, đau khổ hay không khổ không vui cho đến sự trải nghiệm khoái lạc của việc giao hợp. Trong bức tranh, thọ được miêu tả bằng hình vẽ một người với mũi tên cắm sâu vào mắt, bởi vì mắt là nơi [nhạy cảm] đến mức độ một cảm xúc khó chịu rất nhỏ cũng sẽ nhanh chóng trở thành không sao chịu nổi. Bất kể quý vị đang trải nghiệm loại cảm thọ nào trong tâm thức, dù là vui thích hay đau đớn, thì điều đó cũng rất có ảnh hưởng: chúng ta phản ứng hết sức mạnh mẽ kèm theo sự tham muốn hay chán ghét, chúng ta không thể giữ tâm an tĩnh, cảm thọ ấy nó lôi kéo, thúc đẩy ta.
The seventh branch of dependent arising, feeling is posited as that factor which experiences pleasure, pain or neutral feeling. The boundaries of this seventh branch are posited in one system as going from the point of the experience of pleasure, pain or neutral feeling to the point of experiencing the pleasure of copulation. In the picture depicting feeling is someone with an eye pierced by an arrow, because the eye is such that even a very small unpleasant feeling soon feels unbearable. No matter what kind of feeling we experience in our mind, whether pleasurable or painful, it is very effective: we react very strongly with great craving or rejection, we can't stay still, and it drives us on.
Chi phần tiếp theo là ái, hay tham ái. Cả hai chi phần thứ tám và thứ chín, tức tham ái và chấp thủ, đều là những dạng thức của tham dục. Sự khác biệt giữa chúng với nhau là, tham ái thuộc về một giai đoạn tham dục yếu ớt hơn so với chấp thủ là một giai đoạn tham dục mạnh mẽ. Tham ái được phân chia thành nhiều loại, chẳng hạn như ái dục là một loại tham ái luôn có mặt ở Dục giới. Lại có tâm tham sống [sợ chết], là loại tham ái đi kèm theo với cả 2 cảnh giới cao hơn là Sắc giới và Vô sắc giới. Theo một cách giảng giải thì khát ái là sự khao khát, mong muốn [có được hoặc kéo dài] những cảm thọ dễ chịu, thích thú, và còn có một loại tham ái thứ hai là mong muốn hủy bỏ, tức là sự mong muốn được tránh xa, không phải chịu đựng những cảm thọ đau đớn, khó chịu. Rồi lại có loại tham luyến vào thế giới trần tục hay cõi luân hồi này, được giải thích như là sự tham luyến vào các uẩn, bao gồm cả danh và sắc, [mà mỗi chúng sinh] có được thông qua một tiến trình gieo nhân gặt quả. Hình vẽ miêu tả tham ái [trong bức tranh] cho thấy một người đàn ông đang uống bia. Điều này thật dễ hiểu, phải không? Cho dù quý vị đã uống nhiều đến đâu đi chăng nữa, dù đã uống đến mức [bụng] béo phì ra, quý vị vẫn cứ tiếp tục uống, không có sự thỏa mãn. Ái là yếu tố làm tăng thêm tham dục, không có bất kỳ sự thỏa mãn nào. Giới hạn của ái là bắt đầu từ thời điểm của chi phần thứ tư, danh sắc, kéo dài cho đến chi phần thứ chín, thủ hay chấp thủ.
The next is attachment. Both the eighth and the ninth members, attachment and grasping, are types of desire. The difference between them is that attachment is a weaker phase of desire and grasping is a strong phase. There are different divisions of attachment: for instance, desire is an attachment associated with the desire realm. There is desire for existence, which is desire associated with the upper form and formless, realms. In one interpretation, desirous attachment is desire for pleasurable feelings, then a second type of desire is destructive desire, which is a wish to be separated from unpleasant feelings. Then there is attachment to mundane or cyclic existence, which is explained as attachment to the mental and physical aggregates appropriated through a contaminated process of causation. The picture depicting attachment shows a man drinking beer. That is easy to understand isn't it? No matter how much beer you drink, although it makes you fat and you keep drinking it, there's no satisfaction. Attachment is something that increases desire, without any satisfaction. The boundaries are from the time of the fourth branch, name and form, until the ninth branch grasping.
Chấp thủ được miêu tả [trong bức tranh] như (một con khỉ) đang hái trái cây. Đó chính là hành vi nắm bắt lấy đối tượng tham muốn. Có 4 loại chấp thủ khác nhau. Loại thứ nhất là chấp thủ những gì tham muốn, loại thứ hai là chấp thủ quan điểm về bản ngã [thật có], tức là chấp ngã. Loại thứ ba là chấp thủ theo những hệ thống giới điều, đạo đức sai lầm, xấu ác, và loại thứ tư là chấp thủ các tà kiến khác. Những loại chấp thủ này có thể được mô tả trong phạm trù những người thế tục với cuộc sống gia đình, hay trong phạm trù các vị xuất gia từ bỏ đời sống gia đình, sống độc thân nhưng có quan điểm sai lầm, tà kiến. Lấy ví dụ đối với một người đã tạm thời dứt trừ được sự tham luyến vào cõi Dục giới, có chánh kiến mong cầu tái sinh ở các cảnh giới cao hơn như Sắc giới hay Vô sắc giới, thì một loại chấp thủ nào đó lại là cần thiết [để tái sinh theo mong muốn]. Vì có loại chấp thủ này không bao gồm [trong số được kể trên], ta có thể thấy rằng 4 loại chấp thủ như trên không bao gồm tất cả các trường hợp chấp thủ có thể có, việc nêu ra 4 loại như thế chỉ để trừ bỏ các tà kiến, không nhằm loại trừ khả năng [có những loại chấp thủ] khác nữa.
Grasping is depicted as (a monkey) taking fruit. It is the taking of an object that one desires. There are four different types of grasping. The first is grasping at desires, the second is grasping at views of self. The third is grasping at bad systems of ethics and conduct and the fourth is grasping at the remaining types of bad views. These graspings can be described in terms of ordinary householders, or in terms of those who have left the householder's life and are celibate, but have an erroneous view. For instance, if a person who has become temporarily free from desire for the desire realm and has the correct view seeks to be reborn in a higher realm, in a form or formless realm, some grasping is required. Since there is this type that isn't included, one can see that the four types of grasping don't include all possibilities, the four are set forth to overcome wrong ideas, not to exclude any other alternative.
Tùy thuộc vào danh sắc, lục nhập, xúc và thọ mà người ta khởi lên tham ái, tức là sự tham luyến đối với một đối tượng dễ chịu, thích thú hay sự mong muốn xa rời một đối tượng khó chịu, gây đau đớn. Khi loại tham ái này được khởi sinh mạnh mẽ và lặp lại nhiều lần, sự chấp thủ đối với đối tượng tham muốn sẽ xuất hiện, rồi tham ái và chấp thủ này lại có tác dụng kích hoạt một chủng tử nghiệp đã được tạo ra trong tâm thức bởi một hành vi [trước đó]. Trong bức tranh, hình vẽ miêu tả điều này - hữu - là một người đàn bà đang mang thai. Bởi vì vào thời điểm này thì nghiệp tạo ra đời sống sắp tới đã đầy đủ công năng nhưng vẫn chưa hiện hành, nên thai phụ [trong tranh] có một đứa trẻ chưa sinh trong bụng. Hữu, hay hiện hữu, là một trạng thái của nghiệp, hay một khuynh hướng [hiện hành] được thiết lập trong tâm thức [từ trước đây, nay] đã có đủ khả năng hiện hành [thành nghiệp quả].
In dependence upon name and form, sources, contact and feeling one generates attachment - the attachment to remaining with a pleasurable object or the attachment of seeking to be separate from a painful object. When this type of attachment is strongly produced over and over again, there is grasping of the desired object, and this attachment and grasping serve to activate a karmic potency established by an action in the consciousness. The picture depicting this is a pregnant woman. Just as at this point the karma that would produce the next lifetime is fully potentialized, but not yet manifest, so the pregnant woman has an unborn child inside her womb. Existence is a state of karma, or predisposition established in the consciousness that is fully potentialized.
Hữu là chi phần thứ 10 trong 12 duyên khởi, tồn tại kể từ thời điểm nghiệp có đầy đủ khả năng hiện hành cho đến khi bắt đầu đời sống mới. Quãng thời gian này chia làm 2 giai đoạn. Một giai đoạn có thể được gọi là “thú hướng”, bởi [lúc đó] tâm thức được hướng về đời sống tiếp theo, và giai đoạn còn lại là “thâm nhập”, hay là đang trong tiến trình thực sự đi vào [một đời sống mới]. Đây là giai đoạn nghiệp hiện hành trong trạng thái trung ấm giữa hai kiếp sống [cũ và mới].
This tenth member, existence, lasts from the time of the fully potentialized karma up to the beginning of the next lifetime. Within it are two divisions of time. One level might be called 'directional', as it is directed towards the next lifetime, and the other is 'the level of having entered', or being in the process of actually entering. This refers to the potentialized karma in the intermediate state between two lifetimes.
Chi phần thứ 11 trong 12 duyên khởi là sinh. Trong bức tranh miêu tả chi phần này bằng hình vẽ một phụ nữ thực sự đang sinh con. Rất có thể là để biểu thị ý nghĩa rằng người phụ nữ ấy đang trong trạng thái thay đổi.
The eleventh is the dependent arising of birth. Here the picture shows a woman actually giving birth. The meaning is probably that the woman is in a state of change.
Chi phần thứ 12 của duyên khởi là già và chết (lão tử). Già có 2 ý nghĩa. Thứ nhất là sự lão hóa, phân rã trong từng giây phút, khởi đầu ngay sau khi thụ thai và tiếp tục diễn ra trong từng giây phút kể từ đó cho đến lúc kết thúc đời sống. Thứ hai là sự hư hoại hoàn toàn mà chúng ta thường nghĩ đến như là tuổi già, sự già nua. Rồi tiếp theo là sự chết. Giữa các giai đoạn này là những giọt nước mắt của đớn đau, khổ não với đủ mọi hình thức, như phải nhận lãnh những điều không mong muốn, hay không có được những gì mình muốn...
Twelfth is the dependent arising of aging and death. There are two types of aging. One is the momentary disintegration which takes place immediately after the moment of conception and every moment from then on for the rest of the life. The other type is complete deterioration, which is what we usually think of as aging, becoming old. Then there is death. In between these, there are cries of sorrow, all sorts of suffering, getting what you don't want, not getting what you do want.
Đời sống chúng ta khởi đầu với nỗi khổ khi ta sinh ra. Cuối đời là cái chết, cũng là một loại khổ đau khác. Khoảng giữa là bệnh tật, tuổi già và đủ mọi điều bất hạnh. Đó là những gì mà trong Phạn ngữ (Sanskrit) gọi là dukkha, tức là khổ đau, Chân đế thứ nhất (Khổ đế). Đó là những gì chúng ta không hề mong muốn, là sự bất ổn mà ta muốn loại trừ. Điều quan trọng là phải khảo xét xem liệu có phương cách nào để vượt qua khổ đau đó hay không, và vì thế nên việc khảo xét những nguyên nhân của khổ đau là rất quan trọng. Theo như đã được giảng giải thì nguyên nhân của những khổ đau mà ta đang phải chịu đựng chính là vô minh.
Our life begins with suffering when we are born. The end is death, another type of suffering. In between there is illness, old age, and all kinds of unfortunate things. That is what is called dukkha in Sanskrit, suffering, the first Noble Truth. It is what we don't want, the problem we want to eliminate. It is important to investigate whether there is any way it can be overcome, so it is very important to investigate its cause. It is explained that the origin of the type of suffering that we are undergoing is ignorance.
Chừng nào mà vô minh, hạt giống của khổ đau, vẫn còn tồn tại, thì trong từng giây phút chúng ta đều có thể có một loại hành vi tạo tác nào đó, hoặc tạo nhân cho một lần tái sinh khác nữa. Trong mỗi một niệm tưởng có vô số những khuynh hướng [có khả năng hiện hành thành nghiệp] được tạo ra bởi những hành vi xuất phát từ động cơ vô minh.
As long as ignorance, which is the seed of suffering, is there, every minute, we may create a certain kind of action, or cause of another rebirth. On one consciousness, there is an infinite number of predispositions established by actions motivated by ignorance.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.161.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...