Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Khủng hoảng ở Kosambi »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Khủng hoảng ở Kosambi

Donate

(Lượt xem: 4.301)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Khủng hoảng ở Kosambi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kosambi từng là một thành phố lớn nằm bên bờ sông Yamuna (Á-Mặc-Nạp), được bao bọc bởi tường thành đồ sộ. Vì là nơi giao nhau của nhiều trục đường chính, nên nó đã trở thành một trung tâm trao đổi và buôn bán. Ba thương nhân giàu có bậc nhất của thành phố là Ghosita, Kukkuta và Pavarika, lúc bấy giờ là bạn thân của nhau. Họ cùng nhau làm ăn buôn bán và có chung mối quan tâm về tôn giáo. Trưởng giả Ghosita đã vươn lên từ xuất thân khiêm tốn, để trở thành vị quan trông coi ngân khố cho Vua Udena của Kosambi. Lúc ông vừa chào đời thì mẹ ông, một người gái điếm đã bỏ ông lại tại một bãi rác bên đường. Khi ấy, một người qua đường đã cứu lấy đứa bé, và sau cùng ông được viên quan tri khố của hoàng gia nhận nuôi, vì vị này cũng đang mong có một cậu con trai. Được đặt tên là Ghosita, cậu bé lớn lên và được xem như một thành viên của gia đình. Nhưng chỉ sau một vài năm, vợ của vị quan đó hạ sinh một đứa con trai và lập tức vị thế của ông bị thay đổi. Viên quan tri khố đã âm mưu cho một người thợ gốm giết cậu và vứt xác phi tang. Theo kế hoạch đó, Ghosita được cha sai mang một phong thơ đến cho người thợ gốm, với nội dung chỉ điểm cho hắn biết rằng, cậu bé đưa thơ là người cần phải giết.

Trên đường đi, cậu gặp người em trai nuôi của mình và cho rằng việc đưa thơ chỉ là việc vặt nên không cần vội, cậu rủ em cùng chơi bi với lời cá cược, ai thua sẽ phải mang bức thơ đến cho người thợ gốm. Kết quả Ghosita chiến thắng và người em đã phải đi giao bức thơ và bị giết. Một thời gian sau, trong một âm mưu khác để giết cậu, Ghosita được gửi đến một trong những người chịu trách nhiệm thu thuế cho vị quan tri khố, ở một vùng xa xôi hẻo lánh, vẫn là cùng với một một lá thơ bảo rằng phải giết cậu bé. Trên đường đi, Ghosita dừng lại dùng bữa tại nhà một triệu phú, và khi con gái của vị triệu phú nọ vừa trông thấy cậu, thì liền đem lòng yêu mến. Trong lúc nói chuyện, cô gái ngỏ ý muốn được xem bức thư mà Ghosita đang mang theo bên mình, sau khi cô ấy đọc và giải thích nội dung của nó cho cậu, Ghosita đã bị sốc. Họ quyết định viết một lá thư khác nói rằng viên thu thuế nên tác thành cho họ, xây cho họ một ngôi nhà để ở và chăm sóc cho họ. Hai người lên đường cùng với lá thư mới. Khi họ đến, viên thu thuế đã đọc lá thư và thực hiện y theo những lời dặn đó.

Ghosita cùng người vợ trẻ của mình sống hạnh phúc trong vài năm cho đến một ngày nọ, họ nghe tin rằng vị quan tri khố bị ốm nặng và có khả năng không qua khỏi. Đôi vợ chồng trẻ lên đường về lại Kosambi để thăm ông lần cuối. Khi họ bước vào phòng, viên tri khố nhìn thấy họ và với hơi thở hấp hối ông nói, “Ta sẽ không để các ngươi thừa kế gia sản của ta.” Tuy nhiên, vì lời nói của ông ta khi đó đã không còn được rõ ràng khiến cho mọi người nghĩ rằng ông đã nói: “Ta sẽ để cho các ngươi thừa kế gia sản của ta”, và vì vậy Ghosita nhận được một phần thừa kế. Với số tiền nhận được, anh ta bắt tay vào kinh doanh và trở nên rất đỗi giàu có, và nhờ vào khả năng quản lý tiền bạc của mình nên cuối cùng ông được bổ nhiệm vào vị trí quan tri khố.

Ghosita với những người bạn của ông đã nghe nói về Đức Phật và một ngày nọ nhân lúc có việc cần làm ở Savatthi, ông đã đến gặp Đức Phật và thỉnh Ngài đến Kosambi. Ông cùng hai người bạn đã cúng dường cho Đức Phật ba khu vườn thật khả ý, và những nơi này phát triển dần thành các tu viện. Trong số đó, khu vườn của Ghosita tọa lạc ngay tại cổng phía Đông của Kosambi, thường được gọi là Ghositarama, đã trở thành một trung tâm lớn cho việc học tập Giáo Pháp.

Kosambi là nơi Đức Phật thường lưu lại và thuyết giảng nhiều bài Pháp. Người học trò nổi tiếng nhất của Ngài ở đó là người phụ nữ, tên Khujjuttara (Khố-Trúc-Đáp-Lạp). Cô là một nữ tỳ phục vụ trong hậu cung của Vua Udena, và vì Hoàng hậu Samavati cùng những nữ nhân khác không được phép rời khỏi hậu cung, cho nên một trong những công việc của cô là ra ngoài để lo những việc vặt cho họ. Một ngày nọ, cũng như mọi lần, Khujjuttara đi đến khu vườn để mua hoa cho hoàng hậu, và trong khi ở đó, cô ấy đã nghe được Đức Phật thuyết Pháp. Với căn tánh đặc biệt, cô đã thông hiểu rõ bài pháp và chứng được Thánh quả Nhập Lưu. Trở về lại hậu cung, cô kể cho hoàng hậu nghe về Giáo Pháp và niềm hân hoan của cô khi được nghe chúng. Hoàng hậu sau đó đã thường xuyên dặn cô đến diện kiến và lắng nghe những lời Đức Phật dạy, để cô có thể về lặp lại cho họ. Theo cách này, Khujjuttara đã trở nên vô cùng thông thạo về Pháp. Sự thật thì Đức Phật đã gọi cô là người học sâu hiểu rộng nhất trong tất cả các nữ đệ tử tại gia của Ngài. Tất cả các bài giảng trong Itivuttaka (Phật-Tự-Thuyết), một trong những quyển quan trọng nhất trong Tipitaka, là nhờ bà Khujjuttara ghi nhớ và thuật lại cho các Thầy Tỳ Khưu.

Chính tại Kosambi, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đầu tiên đã xảy ra cho Tăng đoàn. Chuyện là có hai Thầy Tỳ Khưu sống với nhau trong cùng một am thất, và trong hai Thầy có một vị hết lòng chuyên trì giới luật một cách cẩn trọng. Ngày nọ, vị thầy ấy đi vệ sinh và sau khi xong, Thầy đã không lấy đầy lại nước trong chậu. Vị Thầy bạn lúc đó đã trách mắng và buộc tội Thầy ấy đã vi phạm một điều luật. Một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra và ngày một lớn, vị Thầy thứ hai khăng khăng rằng Thầy đầu tiên đã phá vỡ một điều luật; còn Thầy đầu tiên thì khẳng định rằng không.1 Cuối cùng tất cả các Thầy ở Kosambi đều bị cuốn theo và về phe của một trong hai vị Thầy ấy, khiến cho cả hội chúng nơi đó trở nên “sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi.”2 Đức Phật đã nhiều lần nỗ lực để hòa giải cho các vị ấy, nhưng khi các Thầy ấy nói với Đức Phật một cách vô lễ rằng “Ngài hãy lo chuyện của mình đi”, thì đức Thế Tôn đã tỏ thái độ chê trách sự bất kính của họ bằng cách đứng dậy và rời đi. Ngài trở về dọn dẹp tinh thất của mình, cầm lấy y bát và đi đến vùng thích hợp hơn. Khi rời đi, Ngài đã thuyết lên bài kệ rằng:

“Hắn mắng tôi, đánh tôi,
Hắn hạ tôi, cướp tôi,
Ai ôm niềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Hắn mắng tôi, đánh tôi,
Hắn hạ tôi, cướp tôi,
Ai xả niềm hận ấy,
Hận thù tự nhiên nguôi.

Hận thù diệt hận thù,
Đời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật nghìn thu.” 3*

Cách Kosambi không xa, có một khu vườn tên là Đông Trúc Lâm, đấy là nơi một nhóm các Thầy Tỳ Khưu mà đứng đầu là Tôn giả Anuruddha cư ngụ, và Đức Phật quyết định đi đến đó. Khi Ngài đến, người giữ vườn vì không biết Ngài là ai nên đã ngăn Ngài lại và nói: “Các Thầy ở đây thích sự tịch tịnh. Xin đừng làm phiền đến họ.” Tôn giả Anuruddha trông thấy vậy liền đi tới bảo người giữ vườn hãy yên tâm và nghênh đón Đức Phật. Cố nhiên ngay lập tức Đức Phật thấy rằng, trái ngược hoàn toàn với các Thầy ở Kosambi, những Thầy Tỳ Khưu ở đây chung sống hòa thuận với nhau và tu tập rất đỗi tinh tấn. Khi Đức Phật hỏi rằng họ đã làm được điều đó như thế nào thì Tôn giả Anuruddha trả lời:

“Bạch Thế Tôn, ở đây con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật tốt cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy.” Con thực tập thân hành, khẩu hành và ý hành đối với các vị ấy bằng sự từ ái dù ở nơi đông người hay vắng người. Con nghĩ như sau: “Tại sao ta không từ bỏ mong muốn của mình và sống thuận theo mong muốn của những Tôn giả này.”

Và con đã thực tập như vậy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng chúng con đồng một tâm. Đó là cách chúng con chung sống hoan hỷ và hòa hợp như nước với sữa, sống nhìn nhau bằng ánh mắt thiện cảm. Tôn giả Anuruddha tiếp tục với sự mô tả cách, mà các Thầy ấy quan tâm lẫn nhau trong đời sống hàng ngày.

“Ở đây chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy với các thức ăn còn lại, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh, hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ làm đầy chúng. Nếu làm không nổi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu gọi người giúp đỡ. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy gây ra tiếng động. Và cứ mỗi năm hôm, chúng con suốt cả một đêm ngồi đàm luận về Giáo Pháp.”4

Sau khi ở lại Đông Trúc Lâm ít hôm, Đức Phật thấy cần một khoảng thời gian một mình, do đó Ngài đã đi đến khu rừng gần làng Parileyya. Khu rừng này có tiếng là nơi trú ngụ của các loài động vật hoang dã, rất ít người lui tới nơi này, và Đức Phật đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc không tiêu thụ thực phẩm để có thể sống độc cư một thời gian. Ngài ngồi xuống dưới gốc một cây Sala khả ái, và bắt đầu thiền quán. Một lúc sau, một con voi đực to lớn xuất hiện và trút nước từ trong vòi vào bình bát của Đức Phật. Một con khỉ cũng hái trái cây và mỗi ngày nó mang đến cho Ngài. Với sự yểm trợ của những con vật này, Ngài đã có một khoảng thời gian không cần tiếp xúc với bất kỳ người nào. Giống như nhiều người khác, Đức Phật cảm thấy rằng vẻ đẹp của rừng cùng sự đồng hành của các con vật, có thể giúp ta thoát khỏi sự ồn ào và náo nhiệt của xã hội.5

Đức Phật quyết định rời đi sau khi trú ở Parileyya được một thời gian, và vì không muốn trở lại Kosambi, Ngài đã đi về Savatthi. Trong khi đó, quay lại tình hình ở Kosambi, các cư sĩ ở đó quyết định ngưng mọi sự hỗ trợ mà họ dành cho Tăng đoàn, các Thầy Tỳ Khưu bắt đầu trở về sau những buổi khất thực với bình bát trống rỗng. Họ dần tự thấy mỗi ngày một ít lý do hơn để tiếp tục tranh chấp, và khi cơn sân được lắng dịu họ bắt đầu cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Cuối cùng, một nhóm các Thầy Tỳ Khưu đã được cử đi đến Savatthi để gặp Đức Phật và cầu xin được sám hối, sau khi được Đức Phật hứa khả, cuộc tranh chấp ở Kosambi chấm dứt. 


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Giải thích Kinh Địa Tạng


Em Là Vì Sao Sáng


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.0.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...