Trong ý nghĩa vị tha thì Lục ba-la-mật là các pháp tu tập nhằm trưởng dưỡng tâm thức của chính mình, và Tứ nhiếp pháp là các pháp tu tập nhằm trưởng dưỡng tâm thức của mọi chúng sinh khác. Trong sáu pháp ba-la-mật, mỗi pháp về sau lại càng khó thành tựu hơn và quan trọng hơn pháp trước đó. Hai pháp ba-la-mật cuối cùng là thiền định và trí tuệ. Trong phạm vi ý nghĩa của Kinh thừa thì có 37 pháp trợ đạo để giúp ta đạt đến sự giải thoát, và như trong Hiện quán Trang nghiêm luận của ngài Di-lặc thì có rất nhiều con đường tu tập khác nhau để đạt đến quả Phật. Căn bản của tất cả những điều này là thiền định, tức là sự hợp nhất giữa một tâm thức an định với tuệ giác nội quán. Mật thừa (hay Mật chú thừa) là một phương tiện để nhanh chóng đạt đến trạng thái thiền định đó theo một cách thức mãnh liệt. Theo [kinh văn] Đại thừa thì căn bản của sự tu tập là tâm Bồ-đề và chánh kiến thấy rằng tất cả các pháp không hề tự chúng tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có. Sự vĩ đại của Mật chú thừa là nhờ vào phương thức [đạt đến] thiền định. Vì thế, thậm chí đã có người nói rằng các bản văn của Mật chú thừa được bao gồm trong Kinh tạng.
In the context of altruism, the practices for maturing one's own continuum are the six perfections, and the practices for maturing others are the four ways of gathering students. Among the six perfections, each one is more difficult to achieve and is more important than the previous ones. The last two are concentration and wisdom. In terms of the Sutra Vehicle, there are the thirty-seven harmonies of enlightenment for the sake of achieving liberation, and as in Maitreya' s Ornament of Clear Realization, there are many variations of paths for the sake of achieving Buddhahood. The root of all these is the meditative stabilization which is a union of the calm abiding of the mind and special insight. As a means for achieving this stabilization quickly and in a powerful way there is the Mantric or Tantric vehicle. In the Perfection Vehicle the root of one's practice is the altruistic intention to become enlightened and the view of the emptiness of inherent self-existence. The greatness of Secret Mantra comes by way of meditative stabilization. Thus, it is even said that the scriptures of Secret Mantra are included in the sets of Discourses.
Vậy thì, làm thế nào mà Mật chú thừa lại có được một phương thức đặc thù và thâm diệu để thúc đẩy nhanh [tiến trình đạt đến] thiền định, vốn là sự hợp nhất giữa định và tuệ?
How is it then that the Secret Mantra vehicle has a distinctive and more profound way of enhancing the meditative stabilization which is a union of meditative stabilization and special insight?
Với tâm Bồ-đề, hành giả hướng đến một quả vị Phật bao gồm Pháp thân chân thật, là sự thành tựu viên mãn an lạc tự thân, và Sắc thân, là sự thành tựu viên mãn an lạc cho tất cả chúng sinh. Trong 2 thân Phật ấy, hành giả đặc biệt hướng đến Sắc thân nhiều hơn để làm lợi lạc cho chúng sinh. Các Sắc thân của một vị Phật luôn có đủ những tướng hảo của thân Phật, và trong hệ thống [tu tập theo] Kinh thừa thì hành giả phát triển sắc thân Phật bằng cách thực hành sáu pháp ba-la-mật do sự thôi thúc của lòng đại bi và tâm Bồ-đề. Nét đặc thù của Mật chú thừa là ngoài các pháp tu tập đó, hành giả còn vận dụng thêm một pháp môn có phẩm tính tương tự như Sắc thân mà hành giả đang nỗ lực đạt đến. Những gì mà hành giả đang tu tập là phù hợp về phẩm tính với kết quả mà hành giả đang nỗ lực để đạt được. Trong phạm vi ý nghĩa này thì một trong những đặc điểm của Mật chú thừa là sự hợp nhất bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ.
With the altruistic intention to become enlightened one is aiming at a Buddhahood that has a Truth Body that is the fulfillment of one's own welfare and a Form Body which is the fulfillment of others' welfare. Of the two, one is more specifically aiming at the Form Bodies in order to be of assistance to others. A Buddha's Form Bodies have the major marks and beauties of a Buddha's body, and one seeks to develop this type of body in the Sutra system by practising the six perfections under the influence of great compassion and the altruistic intention to become enlightened. The distinctive feature of Mantra is that, in addition one engages in a technique that is similar in aspect to the type of Form Body one is trying to achieve. What one is practising is concordant in aspect with the fruit one is trying to achieve. In this context, one of the distinctive features of the Secret Mantra vehicle is an indivisibility' of entity of method and wisdom.
Trong hệ thống kinh điển Đại thừa, trí tuệ được kết hợp với phương tiện, hoặc chịu ảnh hưởng bởi phương tiện, và phương tiện cũng được kết hợp hoặc chịu ảnh hưởng bởi trí tuệ. Tuy thế, 2 yếu tố này không được trình bày như [cùng] hiện hữu trong một niệm tưởng duy nhất của tâm thức.
In the Perfection Vehicle, the Sutra system wisdom is conjoined with or influenced by method, and method is influenced by or conjoined with wisdom. However, the two are not presented as existing in the entity of one consciousness.
Làm thế nào mà trong Mật chú thừa lại có sự [hợp nhất] bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ? Trong Mật chú thừa có pháp tu tập Du-già Bổn tôn, trong đó hành giả quán tưởng hay hình dung một sắc tướng thiêng liêng [của vị bổn tôn], thuộc về những hiển tướng của tâm đại bi vô lượng, và thông qua [sự quán tưởng] sắc tướng thiêng liêng này mà có sự tích lũy phước đức. Cũng chính niệm tưởng đó [đồng thời] nhận biết rõ rằng sắc tướng của vị bổn tôn kia không hề tự nó tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có, và do [sự nhận biết] đó mà hành giả được tăng trưởng trí tuệ. Đây là cách thức mà trong một niệm tưởng [của hành giả] có sự [hợp nhất] bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ. Mặc dù phương tiện và trí tuệ vẫn là khác biệt về mặt khái niệm, nhưng cả hai [đồng thời] hiện hữu trong một niệm tưởng duy nhất của tâm thức [hành giả].
How is it that in Mantra there comes to be an indivisibility of method and wisdom? In Mantra there is the practice of deity yoga in which one observes or imagines a divine body, this being in the class of compassionate vast appearances, and through this the collection of merit is accumulated. The very same consciousness ascertains the emptiness of inherent self-existence of that deity's body and thereby one accomplishes the collection of wisdom. This is how in one consciousness there is the indivisible factor of method and wisdom. Although method and wisdom are still separate conceptually, they are present in the entity of one consciousness.
Loại sắc tướng thiêng liêng mà tôi vừa nói đến không phải là kiểu thánh thể thiêng liêng [theo nghĩa] thông thường của một đấng [thần linh] nào đó, mà đúng hơn thì ở đây là hình ảnh của chính bản thân vị hành giả du-già trong sắc tướng thiêng liêng, vừa mới bắt đầu được [vị ấy] nuôi dưỡng trong thiền quán. Hình ảnh này hiện ra trong chính tâm thức của hành giả. Vì thế, khi một hành giả du-già quán tưởng tự thân mình như một vị bổn tôn, và quán xét hay nhận biết được tánh Không của sắc tướng thiêng liêng [của vị bổn tôn] ấy, vốn không hề tự nó tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có, tôi nghĩ chắc chắn phải có sự khác biệt nhỏ nào đó trong lực tác động của tâm thức hành giả, do nơi đối tượng [quán tưởng] đặc biệt [là sắc tướng thiêng liêng của vị bổn tôn được chọn], vốn là cơ sở [để vị ấy chứng ngộ] tánh Không.
The type of divine body that I am referring to is not the usual divine body of some being, but rather a case of the yogi newly cultivating in meditation an appearance of himself or herself in a divine body. This is what appears to one's own mental consciousness. Thus, when a yogi imagines himself or herself as a deity, and reflects on or realizes the emptiness of inherent existence of that divine body, I think there must be some small difference in the force of the consciousness, due to the special object that is the substratum of the emptiness.
Trong hệ thống kinh điển Đại thừa, không có bất kỳ pháp môn đặc biệt nào mà khi tu tập hành giả có dụng tâm cố gắng duy trì sự hiển hiện của đối tượng, tức là cơ sở mà hành giả đang sử dụng để quán xét tánh Không [của nó]. Trong khi đó, với Mật thừa thì hành giả được rèn luyện đặc biệt để duy trì sự hiển hiện của sắc tướng thiêng liêng ngay trong lúc đang nhận biết rõ ràng về sự không tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có của sắc tướng thiêng liêng ấy.
In the Perfection Vehicle of the Sutra system there are no special techniques through which one purposely engages in trying to cause the substratum or subject, the emptiness of which you are meditating on, to keep appearing. Whereas in the Mantra system one specifically trains in maintaining the appearance of the divine body in the midst of ascertaining its absence of self existence.
Có một điểm rất quan trọng ở đây là việc quán tưởng sắc tướng thiêng liêng và nhận biết rõ ràng tánh Không của sắc tướng ấy, vốn không hề tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có, [diễn ra đồng thời] trong [cùng] một [niệm tưởng của] tâm thức. Tâm thức được mô tả như khía cạnh được nhận hiểu: chính cái [tâm thức] có khía cạnh được nhận hiểu đó lại đang hiển lộ như một vị bổn tôn, ngay trong lúc đang nhận biết tánh Không của bổn tôn ấy.
There is a very important point here, imagining the divine body and ascertaining its emptiness of self-existence within one consciousness. The consciousness is described as the apprehended aspect: that which has the aspect of the apprehended is appearing as a deity, in the midst of realizing its emptiness.
Còn một dạng [hợp nhất] bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ thậm chí còn thâm diệu hơn nữa. Những sự hợp nhất này là [kết quả của] các [pháp môn] hành trì với nhiều nỗ lực, và có một dạng đặc biệt của sự [hợp nhất] bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ là kết quả sự chú tâm nhấn mạnh mà một hành giả du-già hướng vào những vị trí quan trọng [trên cơ thể]. Tùy theo dạng thể chất vị hành giả du-già hướng sự tập trung vào mà có sự khác biệt về dạng [hợp nhất] bất khả phân giữa phương tiện và trí tuệ. Trong Tối thượng Du-già Mật thừa, [dạng] thể chất [được chú tâm vào] là khí cực vi tế và tâm thức cực vi tế. Tự thân dạng thể chất [cực vi tế] này vốn đã là một sự hợp nhất bất khả phân. Để thực hành ở cấp độ này thì điều thiết yếu là phải mạnh mẽ ức chế các mức độ thô trược hơn của khí và tâm thức. Có nhiều phương pháp khác nhau được giảng dạy để giúp hướng sự chú tâm nhấn mạnh vào các vị trí khác nhau trong cơ thể... Đây là pháp tu tập về các kinh mạch, khí và các giọt tinh chất của thể dịch.
There is an even more profound mode of the undifferent iability of entity of method and wisdom. These are practices involving exertion, and there is a special mode of undifferentiability of method and wisdom that comes about by way of the concentrated emphasis that a yogi puts on important places. Due to the substance on which the yogi concentrates, there is a difference in the mode of undifferentiability of method and wisdom. In highest yoga tantra the substance is the very subtle wind and the very subtle mind. This basis itself is an undifferen-tiable entity. To practise this level it is necessary forcefully to stop the coarser levels of wind and consciousness. Many different techniques are explained for putting concentrated emphasis on different places in the body and so forth. This is the practice of the channels, the winds and the essential drops of fluid.
Thông thường thì khi nuôi dưỡng tuệ giác nội quán, cách thiền quán xét phân tích (quán - 觀) được nhấn mạnh. Nhưng trong Tối thượng Du-già Mật thừa, do những phương pháp đặc thù như trên nên cách thiền an định (chỉ -止) lại chính là điều được nhấn mạnh khi nuôi dưỡng tuệ giác nội quán. Ở những mức độ thô trược của tâm thức, khi muốn nhận hiểu rõ ràng một điều gì thì việc phân tích và khảo xét là cần thiết. Nhưng khi hành giả có dụng tâm làm hiển lộ các mức độ vi tế hơn của tâm thức (khác với khi những mức độ tâm thức này được hiển lộ một cách tự nhiên do nghiệp lực, [chẳng hạn như vào thời điểm lâm chung]), thì những mức độ tâm thức vi tế này (tức là những trạng thái mà các tâm thức thô trược đã bị ngăn dứt) là rất mạnh mẽ, có khả năng nhận hiểu rõ ràng mọi ý nghĩa và đối tượng. Nếu vào lúc đó hành giả tiến hành việc quán xét phân tích, điều đó sẽ ngăn trở [tâm thức ở] mức độ vi tế và hành giả sẽ rơi trở lại một mức độ [tâm thức] thô trược hơn. Vì thế, vào lúc đó hành giả [Tối thượng Du-già Mật thừa] sẽ không quán xét phân tích mà nhấn mạnh vào cách thiền an định [tâm thức].
In general, when cultivating special insight, analytical meditation is what is emphasized. In Highest Yoga Tantra, because of these special techniques, stabilizing meditation is what is emphasized when cultivating special insight. At coarser levels of consciousness, in order to ascertain something, it is necessary to analyze and investigate. When one includes the subtler levels of consciousness purposely (not when they happen naturally due to the power of karma), these subtler levels of consciousness (which are states in which the lower states of consciousness have ceased) are very powerful and capable with respect to ascertaining meanings and objects. If at that time you engaged in analysis, this would cause the subtler level to cease and you would return to a coarser level. So one does not analyze at that time and stabilizing meditation is emphasized.
Xét theo dạng thức thiền tập thì Mật Tông Tối Thượng Du Già có 2 phương pháp. Một phương pháp nhấn mạnh vào khí cực vi tế, trong khi phương pháp còn lại nhấn mạnh vào cả khí cực vi tế và tâm cực vi tế, nhưng đều là để thành tựu thân Phật. Trong hầu hết các tantra của những trường phái Tân dịch, như tantra Bí mật tập hội (Guhyasamaja), tantra Thắng nhạc (Chakrasamvara)... đều nhấn mạnh vào cả 2 yếu tố khí cực vi tế và tâm cực vi tế nhằm đạt đến sự thành tựu thân Phật, còn phương pháp trong tantra Thời Luân (Kalachakra) lại chỉ nhấn mạnh duy nhất vào tâm cực vi tế. Có vẻ như trong hành trì của các trường phái Mahamudra (Đại Thủ Ấn) và Dzog-chen (Đại Viên Mãn) cũng chỉ nhấn mạnh chủ yếu vào tâm [cực vi tế].
With regard to the mode of meditation in Highest Yoga Tantra, there are two systems. One emphasizes the extremely subtle wind and the other the extremely subtle mind in order to achieve the Buddha body. In most of the Tantras of the new translation schools, such as Guhyasamaja, Chakrasamvara and so forth, the emphasis is on both the extremely subtle wind and the extremely subtle mind in order to bring about the achievement of a Buddha body, whereas in the Kalachakra system the emphasis is put only on the extremely subtle mind. It seems that in Mahamudra, the Great Seal practice, and in Dzog-chen, the Great Completeness, the emphasis is mainly on the mind.
[Nếu phân chia theo một cách khác thì] nói chung trong Mật Tông Tối Thượng Du Già có sự hành trì nhấn mạnh vào các kinh mạch, khí và giọt [tinh chất]. Trong sự hành trì đó [được phân ra] có nhóm [hành giả] nhấn mạnh vào pháp khí du-già, có nhóm khác lại tập trung phát triển [pháp du-già] tứ hỷ lạc. Lại có nhóm khác nữa không nhấn mạnh vào kinh mạch, khí và giọt [tinh chất], mà nhấn mạnh vào sự duy trì một trạng thái [hoàn toàn] vô niệm, như các hành giả của Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Đại Viên Mãn (Dzog-chen).
In general, in Highest Yoga Tantra there is the practice of putting emphasis on the channels, winds and drops. Within that, one group emphasizes the yoga of the winds, another concentrates on developing the four joys. There is another group that doesn't emphasize channels, winds and drops, but puts its emphasis just on sustaining a nonconceptual state, this latter includes Mahamudra and Dzog-chen.
Trước khi [một hành giả] bắt đầu tu tập theo Mật tông, điều thiết yếu là [người ấy] phải được thọ nhận lễ quán đảnh. Ý nghĩa của lễ quán đảnh là sự trao truyền [trực tiếp] lực gia trì của dòng truyền thừa [không gián đoạn] từ một người (vị thầy) sang một người khác (đệ tử). Cho dù ta cũng có thể có được lực gia trì ngay cả qua việc đọc [kinh] sách hay những việc khác, nhưng vẫn có một sự khác biệt so với trường hợp một con người đang sống (vị thầy) [trực tiếp] trao truyền lực gia trì cho một người khác (đệ tử). Vì thế, trong Mật chú thừa thì vị Lạt-ma là cực kỳ quan trọng. Hành giả nhất thiết phải cẩn trọng trong việc chọn lựa một vị Lạt-ma [làm thầy mình]. Vị Lạt-ma phải cẩn trọng [khi nhận đệ tử] và người đệ tử cũng phải cẩn trọng [khi chọn thầy]. [Vì thế,] có câu nói rằng: “Khi các hành giả không hành trì theo đúng các pháp thức chân thật, hay đúng đắn, thì đó là dấu hiệu của thời Mạt pháp.”
Prior to engaging in the practice of Mantra it is necessary to receive an initiation. Initiation is a matter of one person passing the transmission of a blessing to another person. Although one can gain blessings even from reading books and so forth, there is a difference when one living person transmits a blessing to another, so in Secret Mantra, the Lama comes to be valued very highly. One has to take care with respect to a Lama; the Lama has to take care and the student has to take care. It is said: 'When practitioners do not bear the true or proper form of the practice that is an indication of the degeneration of the Dharma'.
Trong các lễ quán đảnh, có nhiều khác biệt đa dạng. [Trong Phật giáo,] chúng ta vẫn nghe rằng không có thánh thần tạo tác, nhưng giờ đây [khi nói đến] lễ quán đảnh thì lại có rất nhiều vị hộ thần. Vậy những hộ thần này là ai?
Within initiations there are many different variations. It is said that there is no god-creator, but now with initiation there are a lot of gods. What are these gods?
Trước đây đã nói rằng, ngay từ khi bắt đầu con đường thực hành Bồ Tát hạnh, hành giả đã phát nguyện và hướng đến một trạng thái [thành tựu Phật quả] để có thể cứu độ cho tất cả chúng sinh hữu tình một cách lớn lao và hiệu quả. Do khuynh hướng, tâm nguyện, mong muốn này, nên khi thành tựu quả Phật, hành giả sẽ tự nhiên mang đến sự cứu độ cho tất cả chúng sinh mà không cần có sự dụng công nỗ lực. Như [trong trường hợp] sự phản chiếu của mặt trăng, cần phải có một nơi nào đó để ánh trăng soi vào thì sự phản chiếu mới xuất hiện, tương tự như vậy, sự hiển lộ tự nhiên các Sắc thân của một vị Phật cũng cần có chúng sinh để ứng hiện. Và hình phản chiếu của mặt trăng có sáng rõ hay không, hoặc lớn hay nhỏ, là tùy thuộc vào [bề mặt của] vật thể mà ánh trăng soi vào. Cũng vậy, các Sắc thân của một vị Phật ứng hiện tự nhiên không cần nỗ lực đối với hành giả, phù hợp theo những mối quan tâm, ý nguyện, lòng tin, nhu cầu... của hành giả ấy.
It was said earlier that from the beginning of one's Bodhisattva practice one is wishing and aiming for a state where one can bring vast, effective help to sentient beings. Due to this wishing, this attitude, this aspiration, when one is a Buddha, one spontaneously and without exertion brings about help to other beings. Like the reflection of the moon, which requires some place for the moon to shine on for it to appear, in a similar way, the spontaneous appearance of Form Bodies of a Buddha need beings to whom they appear. Now, whether that reflection appears clearly, or unclearly, big or small depends upon the vessel on which the moon is shining. Likewise the Form Bodies of a Buddha appear spontaneously and without exertion to trainees, in keeping with their interests, dispositions, beliefs, needs and so forth.
Với hành giả của 3 lớp tantra thấp hơn, các Sắc thân Phật hiển lộ trong những phương diện vận dụng ngũ dục của Dục giới như âm thanh... [vào sự tu tập], nhưng không phải trong ý nghĩa khoái lạc sinh khởi từ sự giao hợp nam nữ. Với những hành giả không có khả năng vận dụng ngũ dục vào sự tu tập thì Sắc thân [Phật] sẽ hiển lộ như là một Đại Hóa Thân [Phật], trong hình tướng như một vị tỳ-kheo đã thọ Cụ túc giới. Với một người có căn cơ [thích hợp], có khả năng và các điều kiện khác để hành trì theo Tối thượng Du-già Mật thừa, khi những khả năng đó được khơi dậy và biểu hiện, các Sắc thân Phật sẽ hiển lộ trong dạng thức các vị bổn tôn nam và nữ ở dạng hợp nhất.
For trainees of the three Lower Tantras, the Form Bodies of the Buddhas appear in aspects making use of the five pleasurable attributes of the Desire Realm-forms, sounds, etc., but not in the context of using the bliss arising from the joining of the male and female organs. For those trainees who cannot make use of the path of the pleasurable attributes of the Desire Realm, the Form Body appears as a Supreme Emanation Body, in the aspect of a fully-ordained monk. For a person who has the disposition, capability and so forth to practise Highest Yoga Tantra, and whose abilities are activated and manifest, the Form Bodies appear in the aspect of male and female deities in union.
Với những ai có khả năng vận dụng yếu tố sân hận vào sự tu tập, các vị bổn tôn hiện ra trong dạng thức hung nộ, còn với những ai có khả năng vận dụng yếu tố tham dục là chủ yếu, các vị sẽ hiện ra trong dạng thức từ hòa. Chính trong ý nghĩa này mà có 3 cấp độ tu tập hay hành trì được nêu ra: (1) tu tập [dứt sạch] không [còn] tham dục, (2) hành trì mở rộng, và (3) tu tập hay hành trì Đại Thủ Ấn. Giống như đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng là một con người và đã thị hiện như một con người, có những vị bổn tôn trong các phái Mật tông với sự hiển lộ chỉ như một bổn tôn duy nhất. Một vị bổn tôn như là Guhyasamaja (Bí Mật Tập Hội), trong một mạn-đà-la có 32 bổn tôn, là trường hợp của một bổn tôn hiển lộ trong 32 tướng trạng khác nhau. Thật không phải là có 32 vị. Chỉ có một vị duy nhất, và những bổn tôn khác còn lại [trong mạn-đà-la] là những tướng trạng khác của một vị bổn tôn duy nhất đó.
For those who are capable of using the factor of hatred in the path, the deities appear in a wrathful aspect, for those who are mainly capable of using desire, they appear in a peaceful aspect. It is in this context that three levels of practices or activities are described, practices devoid of desire, vast activities and the practice or activities of the Great Seal. Just as Shakyamuni Buddha was one person and appeared as one person, there are deities in the Tantra sets which appear as one single deity. A deity such as Guhyasamaja, in a mandala of thirty-two deities, is a case of one deity appearing in thirty-two different aspects. There are not thirty-two persons. There is only one and the rest of the deities are aspects of that one person.
Nếu vận dụng những gì tôi vừa giảng giải trên như một chiếc chìa khóa, quý vị sẽ có thể làm tăng thêm sự nhận hiểu của mình.
Sau khi đã thọ nhận lễ quán đảnh thì điều quan trọng là phải vâng làm và giữ theo các giới nguyện [đã được trao truyền].
If you use what I've been explaining as a key, you can increase your understanding. After one has received initiation it is important to keep the pledges and vows.