Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyên lý duyên khởi »» Xem đối chiếu Anh Việt: Những ý nghĩa khác của duyên khởi »»

Nguyên lý duyên khởi
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Những ý nghĩa khác của duyên khởi

Donate

(Lượt xem: 9.942)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Những ý nghĩa khác của duyên khởi

Other Aspects of Dependent Arising



Có một cách hiểu khác nữa về duyên khởi, đó là sự sinh khởi phụ thuộc của [tiến trình] quy gán hay định danh [sự vật] trong ý nghĩa [luôn là sự kết hợp của] nhiều thành phần. Bất kỳ vật thể nào cũng được kết hợp từ những phần [nhỏ hơn] có tương quan về vị trí [trong không gian]. Các pháp phi vật thể như tâm thức thì [được kết hợp từ] nhiều niệm tưởng [nối tiếp nhau] của thức [có tương quan về thời gian]. Nếu có bất kỳ vật nào đó không cấu tạo bởi thành phần nào cả, thì ta không thể phân biệt được vị trí của vật ấy, chẳng hạn như bên trái hay bên phải, phía này hay phía kia. Nếu như có một vật nào đó mà quý vị không thể phân biệt phía bên này hay bên kia của nó, thì dù quý vị có kết hợp nhiều đến bao nhiêu vật như thế cũng không thể có được vật gì lớn hơn so với vật ban đầu. Nhưng sự thật là những vật thể lớn đều được tạo thành từ sự kết hợp những phân tử rất nhỏ. Vì thế, trong phạm vi khảo sát các vật thể thì bất kể một hạt dù nhỏ đến đâu cũng phải được kết hợp bởi những phần [nhỏ hơn], và chính trên nền tảng lập luận này mà người ta xác định rằng, không có vật thể nào không bao gồm trong nó những thành phần [nhỏ hơn]. Đối với trường hợp của một dòng tương tục [trong thời gian], nếu như các thành phần trong đó tự chúng không có các phần trước và sau chúng, hẳn sẽ không thể có khả năng chúng kết hợp lại để hình thành một dòng tương tục. Và trong trường hợp các pháp không thay đổi, chẳng hạn như hư không không được tạo tác, vẫn có những thành phần hay yếu tố [kết hợp] như là phần hướng đông, phần hướng tây, hoặc phần tương quan với vật thể này hay vật thể kia. Như vậy, bất kỳ đối tượng nào, dù là thường hay vô thường, thay đổi hay không thay đổi, cũng đều bao gồm các phần [hợp thành nó].
There is another type of dependent arising which is the dependent arising of imputation or designation in terms of parts. Any physical object has directional parts. Phenomena such as consciousnesses have moments of consciousness. If there were any such thing as a part less particle, one could not discriminate sides, such as left and right, or this side and that side. If you can't discriminate sides in something, no matter how many of these things you put together, you can't have anything bigger than the original one. However, it is the case that gross objects are produced through the coming together of tiny particles. Thus, in terms of investigating physical objects, no matter how small the particle is, it must have directional parts, and it is on the basis of this logic that it is established that there are no physical objects that are part less. With respect to a continuum, if the members did not have earlier and later parts themselves, there would be no possibility of their coming together to form a continuum. Then, with respect to unchanging phenomena such as unproduced space, there are parts or factors such as the eastern or the western quarter, or the part associated with this or that object. Thus any object, whether it is permanent or impermanent, changing or unchanging, has parts.
Khi bất kỳ một đối tượng cụ thể nào đó hiện ra [trong dạng thức] toàn vẹn trước tâm thức ta với các phần [tạo thành nó], phải chăng có một thực tế là [dạng thức] toàn vẹn của đối tượng ấy và các phần tạo thành nó đối với ta dường như có những thực thể riêng biệt? Đối với tư tưởng nhận thức của ta, chúng có vẻ như là thế, nhưng khi ta khảo xét thì rõ ràng là cái [dạng thức] toàn vẹn của đối tượng ấy và các phần [tạo thành nó] không hề có những thực thể riêng biệt. Khi chúng hiện ra trong tâm thức ta, [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] dường như có một thực thể tách biệt với các phần [đã tạo thành nó]. Nhưng nếu là như thế, thì hẳn là quý vị phải có khả năng tìm ra chúng qua sự phân tích. Nhưng khi phân tích thì quý vị lại không thể tìm thấy bất kỳ sự tách biệt nào như thế giữa [dạng thức] toàn vẹn và các phần [đã tạo thành nó].
When the whole and parts of any particular object appear to our mind, isn't it the case that the whole and parts appear to have their own separate entitities? They appear to conceptual thought in this manner, but when you investigate, it is clear that the whole and parts do not have separate entities. When they appear to our minds, the whole seems to have a separate entity from the parts. If it were so, you should be able to find them under analysis, but when you analyze you can't find any such separate whole and parts.
Như vậy là có một sự mâu thuẫn giữa cách thức mà [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] và các phần [đã tạo thành nó] hiện ra như là những thực thể riêng biệt, với cách thức mà chúng thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có các đối tượng, hay không có [dạng thức] toàn vẹn của chúng, bởi vì nếu không có các [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] thì ta không thể nói đến bất kỳ điều gì như là thành phần [hợp thành chúng]. Quả thật có các [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng], nhưng cách thức hiện hữu của chúng phải được thừa nhận trong sự phụ thuộc vào các thành phần đã hợp thành chúng, và không có bất kỳ cách thức nào khác hơn để chúng hiện hữu. Vì thực tế là như vậy, nên điều này không chỉ đúng với các pháp thay đổi hay vô thường, mà cũng đúng với cả các pháp thường hằng, không thay đổi.
So there is a discrepancy between the way whole and part appear as separate entities, and the way they actually exist. However, this doesn't mean that there are no objects, or no wholes, because if there were no wholes you couldn't speak of anything as being a part. There are wholes, but their mode of existence is to be posited in dependence upon their parts, and there is no other way for them to exist. Since this is the case, it applies not only to changing or impermanent phenomena, but also to unchanging, permanent phenomena.
Nhưng duyên khởi còn được hiểu theo một ý nghĩa thâm diệu, sâu xa hơn nữa. Khi truy tìm đối tượng đã được định danh, quý vị không tìm thấy bất cứ điều gì bên trong hay tách biệt với cái nền tảng của sự định danh đối tượng, vốn là khác biệt với đối tượng ấy. Hãy thử xem xét bản ngã hay “cái tôi”. Có một “cái tôi” là chủ thể kiểm soát hay sử dụng thân tâm này. “Tôi” là một cái gì đó giống như chủ nhân, còn thân và tâm thì giống như vật sở hữu. Quý vị có thể nói: “Đây là thân thể của tôi, hôm nay thân thể của tôi có điều bất ổn, vì thế tôi mỏi mệt.” Hoặc là: “Hôm nay thân thể của tôi khỏe mạnh nên tôi rất sảng khoái.” Không ai nói rằng một phần nào đó trong thân thể là “cái tôi”. Nhưng đồng thời nếu bị đau ở một phần nào đó trong thân thể thì quý vị lại có thể nói: “Tôi bị đau.”, “Tôi không được khỏe.” Tương tự, quý vị có thể nói về tâm của tôi hay ý thức của tôi. Đôi khi, quý vị gần như phải vật lộn với chính tâm thức hay trí nhớ của mình. Chẳng phải vậy sao? Quý vị có thể nói: “Tôi muốn hoàn thiện tính nhạy bén của tâm thức mình, tôi muốn rèn luyện tâm thức mình.” Có vẻ như quý vị là người thầy, người huấn luyện, còn tâm thức thì có vẻ như là cậu học trò ngỗ nghịch cần phải dạy dỗ. Quý vị sẽ rèn luyện tâm thức đôi chút để nó trở nên tốt đẹp hơn.
There is a yet more profound meaning of dependent arising. When you seek the object designated, you don't come up with anything among or separate from the basis of designation of the object that is different from that object. Take the self or the 'I'. There is the I that is the controller or user of mind and body I is something like the owner, the mind and body are something like belongings. You can say, "This is my body, today there is something wrong with my body, therefore I'm tired. Today my body is fit so I'm very fresh". Nobody says this, some part of the body, is I. But if in the meantime there is pain in some part of your body, you can say "I have pain", 'Tm not well". Similarly, you say my mind or consciousness. Sometimes you almost fight with your own consciousness, your own memory. Isn't that so? You can say, "I want to improve the sharpness of my mind, I want to train my mind." You appear as the teacher or the trainer of the mind and the mind appears as the unruly student that is going to be trained. You're going to give it some training in order to make it better.
Vậy thì, cả thân và tâm đều là vật sở hữu, còn “cái tôi” là chủ nhân. Nhưng ngoài thân và tâm ra thì không có một thực thể độc lập và tách biệt nào của “cái tôi” cả. Có đủ mọi dấu hiệu cho thấy là có một “cái tôi”, nhưng nếu quý vị khảo sát kỹ thì lại không thể tìm thấy nó. Nếu có một “cái tôi” độc lập, một thực thể tách biệt - hãy lấy [trường hợp] “cái tôi” của Đạt-lai Lạt-ma, “cái tôi” ấy nhất thiết phải ở đây, trong phạm vi giới hạn này, quý vị không thể tìm thấy “cái tôi” ấy ở bất kỳ một nơi nào khác. Bây giờ, nếu quý vị khảo sát xem cái gì thực sự là Đạt-lai Lạt-ma, thực sự là Tenzin Gyatso, thì ngoài thân tâm này ra, không còn bất kỳ thực thể nào khác. Thế nhưng, Đạt-lai Lạt-ma là một thực tế, một người đàn ông, một tăng sĩ, một người Tây Tạng, là người biết nói năng, biết ăn uống, biết ngủ nghỉ, biết vui thích. Điều đó quá đủ để chứng minh là có một cái gì đó, thế nhưng “cái gì đó” lại không thể tìm ra được. Trong những nền tảng định danh của “cái tôi”, không thể tìm ra một điều gì có thể biểu trưng cho “cái tôi” hoặc tự nó là “cái tôi”. Phải chăng như vậy có nghĩa là “cái tôi” không hề hiện hữu? Không, không có nghĩa là như thế, vì cái tôi quả thật có hiện hữu. Nhưng vì “cái tôi” ấy không thể tìm thấy trong những nền tảng định danh của nó, nên ta buộc phải nói rằng “cái tôi” ấy không tồn tại dựa vào năng lực của chính nó, mà chỉ hoàn toàn thông qua lực tác động của những điều kiện khác.
So both body and mind are belongings, I is the owner. But besides mind and body, there is no separate independent entity of I. There is every indication that there is an I, but if you investigate it can't be found. If there is an independent I, a separate entity-take the Dalai Lama's I, it must be here within this boundary, there's no other place you can find it. Now, if you investigate which is the true Dalai Lama, the true Ten-zin Gyatso, besides this body and mind there is no substance. Yet, the Dalai Lama is a fact, a man, a monk, a Tibetan, who can speak, who can drink, who can sleep, who can enjoy himself. That is quite enough to prove there is something, yet it can't be found. Among the bases of designation of the I there is nothing to be found that is an illustration of the I or that is the I. But does this mean that the I doesn't exist? No it doesn't mean that, the I does exist. But since it cannot be found among its bases of designation one has to say that it exists not under its own power but merely through the force of other conditions.
Trong số các duyên mà “cái tôi” phụ thuộc vào để hiện hữu, có một duyên được xem là quan trọng hơn, đó là khái niệm thừa nhận “cái tôi”. Vì thế, “cái tôi” và vạn pháp được cho là hiện hữu thông qua năng lực của khái niệm. Trong trường hợp này, [nguyên lý] duyên khởi có nghĩa là sự thừa nhận [đối tượng] phụ thuộc vào nền tảng của sự định danh, hay dựa vào thức khái niệm đã định danh đối tượng.
One of the more important conditions in dependence upon which the I exists, is the conceptuality that posits the I. Thus it is said that the I and other phenomena exist through the power of conceptuality. Dependent arising here comes to mean: posited in dependence upon a basis of designation; or upon a conceptual consciousness that designates the object; or arising in dependence upon a basis of designation, or upon a conceptual consciousness that designates it.
Như thế, trong thuật ngữ duyên khởi thì duyên có nghĩa là tùy thuộc hay dựa vào một yếu tố khác nào đó. Một khi đối tượng phải phụ thuộc vào một điều gì khác thì tự nó không có sự hiện hữu dựa vào năng lực tự thân, hay hiện hữu độc lập. Dù vậy, nó vẫn sinh khởi trong sự phụ thuộc vào các nhân duyên. Bất kể đối tượng đó là thiện hay ác, nhân hay quả, tự thân hay ngoại vật, nó cũng đều sinh khởi một cách phụ thuộc. Từ quan điểm được sinh khởi một cách phụ thuộc thì đối tượng không hề có sự hiện hữu tuyệt đối dựa vào khả năng tự thân. Và vì trong bối cảnh phụ thuộc này thì nhân và quả là [những yếu tố] đúng đắn nên ta có thể thừa nhận [sự hiện hữu của] chúng, [biết rằng] chúng không phải là không hiện hữu. Khi hiểu được điều này, ta thoát ra khỏi cực đoan [của sự] chấp không, của chủ nghĩa hư vô. Đó là ý nghĩa uyên áo nhất của duyên khởi.
Thus, in the term dependent arising, dependent means depending or relying on some other factor. Once the object depends on something else, it is devoid of being under its own power, of being independent. Nevertheless it arises in dependence upon conditions. Good and bad, cause and effect, oneself and others, whatever the object is, it arises dependently. From the point of view of being dependently arisen, the object is devoid of the extreme of being under its own power. And because in this context of dependence, cause and effect are proper, one can posit them, they are not non-existent when one understands this, one is released from the extreme of non-existence, nihilism. That is the most subtle meaning of dependent arising.
Ngày nay, các nhà vật lý học giải thích rằng các vật thể không chỉ tồn tại khách quan trong tự thân và riêng thuộc về chúng, mà luôn tồn tại trong bối cảnh tương quan với người quan sát chúng. Tôi thấy rằng mối quan hệ giữa vật chất và tâm thức như thế này có thể chính là điểm gặp nhau thực sự giữa triết học phương Đông, cụ thể là triết học Phật giáo, và nền khoa học phương Tây. Tôi nghĩ, đây hẳn là một sự gặp gỡ mang lại nhiều hạnh phúc. Rất có thể bước sang thế kỷ tới, nếu chúng ta có nhiều hoạt động hơn nữa theo các hướng này, thông qua sự nỗ lực hợp tác giữa các học giả Phật giáo với một số các nhà khoa học, vật lý học có kinh nghiệm, thuần túy và không định kiến, để cùng nhau khảo sát, học hỏi và thực hiện sự nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa vật chất và tâm thức, tôi nghĩ chúng ta có thể sẽ tìm ra một số điều hay ho và hữu ích, tốt đẹp. Ngay cả khi những điều như thế không được xem là thực hành giáo pháp mà chỉ đơn thuần là để phát triển mở rộng tri thức nhân loại.
Nowadays physicists are explaining that objects don't exist just objectively in and of themselves, but that they exist in the context of involvement with a perceiver. I feel that this relation between matter and consciousness is the real place where Eastern philosophy, particularly Buddhist philosophy, and Western science could meet. I think it would be a very happy meeting. Perhaps by the next century, if we carry out more work along these lines, through a joint effort by Buddhist scholars, and also those who have some experience, and pure, unbiased scientists, physicists, working together, investigating, studying and carrying out deeper research into the relations between matter and consciousness, I think we may find some beautiful things, that may be helpful-good. Even if they are not considered a practice of Dharma, but purely an extension of human knowledge.
Vì triết học Phật giáo có mối quan hệ với khoa học theo một cách nào đó, nên những giảng giải của đạo Phật về tâm thức cũng như cách thức mà tâm thức vận hành, biến đổi, dao động, có thể đóng góp vào công cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học về não bộ và trí óc con người. Thỉnh thoảng, khi tôi hỏi các nhà thần kinh học về chức năng và cách thức vận hành của trí nhớ, họ trả lời là vẫn chưa tìm ra được sự giải thích cụ thể. Cả trong lãnh vực này, tôi nghĩ Phật giáo và khoa học cũng có thể hợp tác cùng làm việc. Một số nhà y học phương Tây tỏ ra quan tâm đến việc thông qua thiền quán để chữa trị những bệnh tật nhất định. Điều đó cũng có hiệu quả. Đây có thể là một dự án hợp tác nữa.
Since Buddhist philosophy is somehow connected with science, the Buddhist explanation of consciousness, how it functions, its changes and fluctuations, could make a contribution to the work of scientists studying the human brain and human mind. Sometimes when I ask neurologists, what is the function of memory? How does it function? They say they still haven't found the concrete explanation. In that field too, I think we could work together. Some Western medical people are showing interest in curing certain illnesses through meditation. That also works. This could be another joint project.
Phật giáo nhấn mạnh vào sự tạo tác tự thân, không [thừa nhận] có đấng [thần linh] tạo hóa nào, vì thế nói cho thật chính xác thì Phật giáo không phải một tôn giáo mà gần gũi với khoa học hơn. Nhìn từ quan điểm thuần túy khoa học thì Phật giáo đương nhiên là một kiểu hệ thống tâm linh. Như vậy, Phật giáo chẳng phải thuộc về tín ngưỡng hay tôn giáo, cũng không thuần túy khoa học. Điều này tạo ra cơ hội để hình thành một sự liên kết hay nối liền giữa tín ngưỡng và khoa học. Tôi tin rằng trong tương lai có thể chúng ta sẽ phải cùng nhau nỗ lực để tạo ra một sự tiếp xúc gần gũi hơn giữa những người đi theo con đường tín ngưỡng và giá trị kinh nghiệm tâm linh (riêng đối với phần lớn những ai chỉ đơn thuần không quan tâm đến [tín ngưỡng] thì đó lại là một vấn đề khác) với những người cố tình phủ nhận mọi giá trị thuộc về tôn giáo. Có một sự xung đột thường xuyên giữa hai nhóm người này. Nếu có thể giúp họ đến gần nhau hơn, hẳn đó sẽ là điều đáng quý.
In Buddhism the emphasis is on self-creation, there is no Creator, so strictly speaking it is not a religion, it is closer to science. From the pure scientist's viewpoint naturally, Buddhism is a kind of spiritual system. So Buddhism belongs to neither faith nor religion or to pure science. This provides an opportunity to make a link or bridge between faith and science. I believe that in future we may have to work to make closer contact between those who are following faith and experience of spiritual value, (most people, who simply neglect it, are a different matter) and people who deliberately deny any value to religion. There is constant conflict between these two. If they can be helped to come closer together, it might be worthwhile.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.95.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...