Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 18. Tiến lên! »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 18. Tiến lên!

Donate

(Lượt xem: 11.739)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

18. Tiến lên!

18. Moving on





Hãy quán chiếu những lợi lạc của kiếp người quý hiếm này.
Consider the advantages of this rare human existence.
Jamgon Kongtrul
Liễu nghĩa cự (The Torch of Certainty)
Judith Hanson dịch sang Anh ngữ
- JAMGON KONGTRUL,The Torch of Certainty, translated by Judith Hanson
Trong số tất cả các giống loài được các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu cho đến nay, người ta có thể nói chắc là chỉ có loài người mới có sẵn khả năng chủ ý chọn lựa hướng đi của đời mình, và biết phân biệt để thấy rằng những chọn lựa này sẽ đưa họ đến thung lũng của một hạnh phúc tạm bợ hay đến cảnh giới của một sự an lạc vĩnh cửu. Mặc dù chúng ta có thể được “lắp đặt” về mặt di truyền hướng đến những hạnh phúc tạm bợ, nhưng chúng ta cũng sẵn có khả năng để nhận biết trong nội tâm của chính mình một cảm giác tự tin hơn, an bình hơn và sảng khoái sâu xa hơn, lâu dài hơn. Giữa các chúng sinh hữu tình, loài người dường như là loài duy nhất có khả năng nhận biết sự thiết yếu của việc liên kết lý trí, cảm xúc và bản năng sinh tồn, và trong tiến trình này, con người thiết lập một vũ trụ - không chỉ riêng cho chính họ và cho những thế hệ loài người kế tiếp, mà còn cho tất cả những sinh vật nào cảm nhận được sự đau đớn sợ hãi và khổ đau - trong đó tất cả muôn loài đều có thể sống chung mãn nguyện và an bình.
Among all living creatures studied thus far by modern scientists, only human beings can be said with absolute certainty to have been endowed with the ability to make deliberate choices about the direction of their lives, and to discern whether those choices will lead them through the valley of transitory happiness or into a realm of a lasting peace and well-being. Though we may be genetically wired for temporary happiness, we’ve also been gifted with the ability to recognize within ourselves a more profound and lasting sense of confidence, peace, and well-being. Among sentient beings, human beings appear to stand alone in their ability to recognize the necessity to forge a bond between reason, emotion, and the instinct to survive, and in so doing create a universe - not only for themselves and the human generations that follow, but also for all creatures who feel pain, fear, and suffering - in which we all are able to coexist contentedly and peaceably.
Một vũ trụ như thế vốn đã tồn tại, cho dù hiện nay chúng ta chưa nhận biết được. Mục đích của giáo pháp đạo Phật là giúp phát triển khả năng nhận biết rằng vũ trụ ấy - vốn thực sự chính là khả năng tính vô hạn hiện hữu trong chính bản thể của ta, không hơn không kém - đang tồn tại ngay bây giờ và ở đây. Tuy nhiên, để nhận biết nó ta nhất thiết phải học biết cách an trụ tâm thức. Chỉ bằng cách an trụ tâm thức trong sự tỉnh giác tự nhiên của nó, chúng ta mới bắt đầu nhận thức được rằng ta không phải là các niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ của mình. Niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ là những chức năng của thân thể. Và tất cả những gì tôi đã học được trong Phật pháp cũng như trong khoa học hiện đại đều chỉ ra cho tôi biết rằng: con người là những gì rộng lớn hơn nữa chứ không chỉ là cái thân thể này của mình mà thôi.
This universe already exists, even if we don’t realize it at present. The aim of Buddhist teachings is to develop the capacity to recognize that this universe - which is really nothing more or less than the infinite possibility inherent within our own being - exists in the here and now. In order to recognize it, however, it is necessary to learn how to rest the mind. Only through resting the mind in its natural awareness can we begin to recognize that we are not our thoughts, not our feelings, and not our perceptions. Thoughts, feelings, and perceptions are functions of the body. And everything I’ve learned as a Buddhist and everything I’ve learned about modern science tells me that human beings are more than just their bodies.
Những bài tập tôi trình bày trong sách này chỉ là giai đoạn đầu của con đường hướng đến sự giác ngộ viên mãn, tức là nhận hiểu hoàn toàn tánh Phật của mình. Các bài tập này, như là cách ổn định tâm thức, giúp thuần thục với tâm thức và phát triển tâm từ bi, tự thân chúng có thể đem lại những thay đổi vượt ngoài sức tưởng tượng trong cuộc đời bạn. Ai lại không muốn có được sự tự tin và an tĩnh khi đối mặt với khó khăn, giảm nhẹ hoặc loại trừ được cảm giác cô đơn, cách biệt, hay góp phần - dầu chỉ là gián tiếp - mang đến hạnh phúc và an lạc cho người khác, và nhờ thế tạo được một môi trường trong đó chính mình và những người mình thương yêu chăm sóc cũng như những thế hệ còn chưa ra đời đều có thể phát triển thịnh vượng? Để thành tựu những kỳ tích này, tất cả những gì cần làm lại chỉ là một chút kiên nhẫn, một chút siêng năng, một chút ý chí để buông bỏ những định kiến về chính bản thân bạn và thế giới chung quanh. Tất cả những gì cần làm chỉ là một chút công phu tu tập để thức tỉnh giữa giấc mơ cuộc đời và nhận ra được rằng không có gì khác biệt giữa kinh nghiệm về giấc mơ và tâm thức của người nằm mơ.
The exercises I’ve presented in this book represent only the first stage of the path toward realization of your full potential, your Buddha nature. On their own, these exercises about learning to calm your mind, becoming familiar with it, and developing a sense of loving-kindness and compassion can effect undreamed-of changes in your life. Who wouldn’t want to feel confident and calm in the face of difficulties, reduce or eliminate their sense of isolation, or contribute, however indirectly, to the happiness and well-being of others, providing thereby an environment in which we ourselves, those we love and care for, and generations as yet unborn can flourish? All it takes to accomplish these marvels is a little patience, a little diligence, a little willingness to let go of conditioned ideas about yourself and the world around you. All it takes is a bit of practice in waking up in the middle of the dreamscape of your life and recognizing that there is no difference between the experience of the dream and the mind of the dreamer.
Cũng giống như phong cảnh trong giấc mơ có phạm vi không giới hạn, tánh Phật của bạn cũng thế. Chuyện kể về các bậc thầy Phật giáo trong quá khứ có rất nhiều giai thoại kỳ diệu về những con người đã bước đi trên mặt nước, hoặc đi xuyên qua lửa mà không cháy, và liên hệ với các đồ đệ bằng thần giao cách cảm qua những khoảng cách rất xa. Chính cha tôi đã có khả năng chịu đựng việc bác sĩ phẫu thuật cắt vào những lớp da thịt rất nhạy cảm xung quanh mắt [mà không được gây mê] nhưng không cảm thấy đau đớn.
Just as the landscape of a dream is infinite in scope, so is your Buddha nature. The stories surrounding Buddhist masters of the past are full of wonderful tales of men and women who walked on water, passed through fire unharmed, and communicated telepathically with their followers across great distances. My own father was able to undergo the experience of a surgeon slicing through the sensitive layers of skin and muscle around his eye without feeling pain.
Tôi cũng có thể chia sẻ với bạn một vài câu chuyện rất thú vị về một người ở thế kỷ 20 đã thành tựu tiềm năng trọn vẹn của mình, một chúng sinh hữu tình. Người ấy là đức Karmapa thứ 16, vị lãnh đạo tiền nhiệm dòng Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Ngay sau hàng loạt những khó khăn làm chấn động đất nước Tây Tạng vào cuối thập niên 1950, ngài và một số đông đồ đệ đã phải đến sinh sống ở Sikkim, miền bắc Ấn độ. Nơi đây ngài đã xây dựng một tu viện lớn, nhiều trường học và thành lập nhiều tổ chức khác nhau để giúp đỡ cộng đồng di dân Tây Tạng không ngừng phát triển. Khi cộng đồng ở Sikkim đã được thiết lập an ổn rồi, ngài Karmapa bắt đầu đi khắp thế giới, thuyết giảng cho những người chỉ vừa mới biết đến tính chất đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng, lúc ấy đang phát triển ngày càng đông hơn. Trong những chuyến hoằng hóa của Ngài ở châu Âu và Bắc Mỹ, ngài đã thi triển những điều có thể gọi là thần thông, như để lại dấu chân trên một tảng đá cứng, làm mưa xuống những nơi bị hạn hán ở vùng Tây Nam nước Mỹ, và có một lần Ngài làm cho một dòng suối tự nhiên xuất hiện trong vùng sa mạc nơi những người da đỏ Hopi cư ngụ.
I can also share with you a few interesting stories about a man who lived in the twentieth century who achieved his full potential as a sentient being. That man was the Sixteenth Karmapa, the previous head of the Kagyu lineage of Tibetan Buddhism. In the wake of the difficulties that shook Tibet in the late 1950s, he and a large group of followers resettled in Sikkim, in northern India, where he founded a large monastery, several schools, and a variety of institutions to support a thriving community for exiled Tibetans. Once the community in Sikkim was securely established, the Karmapa began traveling the world, teaching the growing number of people who at that time were just beginning to become aware of the special nature of Tibetan Buddhism. In the course of his travels through Europe and North America, he performed what might be described as miracles, such as leaving his footprints in solid rock, and bringing rain to drought-stricken areas of the American Southwest - on one occasion causing a spring to appear spontaneously in a desert region occupied by Hopi Indians.
Nhưng chính phương cách nhập diệt của đức Karmapa đời thứ 16 mới cống hiến cho những ai được chứng kiến một sự thể hiện rất sinh động phẩm tính của bản tâm. Năm 1981, ngài điều trị bệnh ung thư trong một bệnh viện ở ngoại ô thành phố Chicago. Tiến trình bệnh lý của ngài làm cho tất cả các bác sĩ điều trị đều hoang mang. Những triệu chứng của ngài cứ đến rồi đi mà không có lý do rõ rệt nào cả, thỉnh thoảng chúng biến mất hoàn toàn, rồi lại chỉ xuất hiện sau đó trong một vùng mà trước kia chưa bị ảnh hưởng của bệnh trên thân ngài. Theo một lời kể lại thì điều này như thể là “thân thể ngài đang đùa cợt với các thiết bị máy móc”. Trong suốt cuộc thử thách ấy, ngài Karmapa chưa từng một lần than đau. Ngài lưu tâm đến sự an vui của các nhân viên trong bệnh viện nhiều hơn. Nhiều người trong số ấy thường dừng lại trong phòng ngài đơn giản chỉ để nếm trải cái cảm giác vô cùng an tĩnh và từ mẫn tỏa ra từ ngài, bất chấp sự hoành hành của cơn bệnh.
But it was the manner of the Sixteenth Karmapa’s death that offered those who witnessed it the most vivid demonstration of the qualities of natural mind. In 1981 he was treated for cancer at a hospital outside of Chicago. The course of his illness bewildered his medical team, as his symptoms seemed to come and go for no apparent reason, disappearing altogether at times, only to reappear later in some previously unaffected area of his body - as though, according to one description, “his body were joking with the machines”. Throughout the ordeal, the Karmapa never complained of pain. He was much more interested in the well-being of the hospital staff, many of whom stopped by regularly simply to experience the enormous sense of tranquillity and compassion that radiated from him despite the ravages of disease.
Khi ngài nhập diệt, các vị Lạt-ma và những người Tây Tạng khác từng ở cạnh ngài trong suốt thời gian trị liệu đã xin cho di thể của ngài được giữ yên không khuấy động trong 3 ngày, theo truyền thống Tây Tạng sau khi một bậc đại sư nhập diệt. Vì ngài Karmapa đã để lại một ấn tượng quá sâu đậm trong lòng các nhân viên bệnh viện, ban quản trị đã chấp thuận lời yêu cầu của chư tăng: Thay vì lập tức chuyển di thể của ngài đến nhà xác của bệnh viện, họ đã đồng ý để ngài ở lại trong phòng bệnh, giữ nguyên trong tư thế thiền tọa lúc viên tịch.
When he died, the lamas and other Tibetans who’d stayed with him throughout his treatment asked that his body remain undisturbed for three days, as is the Tibetan custom after the passage of a great master. Because the Karmapa had made such a profound impression on the hospital staff, the administration granted their request, and, rather than immediately removing his remains to the hospital morgue, they allowed his body to remain in his room, seated in the meditation posture in which he’d died.
Theo như tài liệu để lại bởi các vị bác sĩ đã theo dõi ngài trong suốt 3 ngày ấy, di thể ngài Karmapa không bao giờ cứng đờ [như trạng thái xác chết] và ở vùng quanh trái tim của ngài vẫn ấm áp gần giống như người sống. Hơn 20 năm sau, tình trạng di thể ngài sau khi chết vẫn thách thức sự giải thích của y khoa, và vẫn còn để lại một tác động sâu sắc đối với những người được chứng kiến.
As documented by the doctors who examined him over the course of those three days, the Karmapa’s body never underwent rigor mortis, and the area around his heart remained nearly as warm as that of a living person. More than twenty years later, the condition of his body after death defies medical explanation, and still leaves a profound impact on those who witnessed it.
Tôi nghĩ rằng, quyết định đến điều trị và để lại di thể trong một bệnh viện phương Tây của đức Karmapa thứ 16 hẳn phải là món quà cuối cùng và có lẽ là lớn nhất ngài ban cho nhân loại: Chứng minh cho giới khoa học phương Tây thấy rằng chúng ta quả thật sẵn có những khả năng không thể dùng ngôn ngữ bình thường mà giải thích được.
I suspect that his decision to be treated and to leave his body in a Western hospital was the Sixteenth Karmapa’s last, and perhaps greatest, gift to humanity: a demonstration to the Western scientific community that we do indeed possess capacities that cannot be explained in ordinary terms.
TÌM THẦY HỌC ĐẠO
FINDING A TEACHER
Bạn nhất thiết phải được dẫn dắt bởi một vị thầy tâm linh chân chính.
You must be guided by an authentic spiritual mentor.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA, Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Điều thú vị về các bậc thầy [Phật giáo] từ xưa nay là các ngài đều có cùng một tiến trình tu tập tương tự như nhau. Các ngài bắt đầu bằng cách tu tập nhiều pháp môn an định tâm thức và trưởng dưỡng tâm từ bi như đã được trình bày trong sách này, và rồi các ngài phát huy trọn vẹn tiềm năng của [tâm thức] mình bằng cách tu tập theo sự dẫn dắt của một bậc thầy thông tuệ hơn và có kinh nghiệm tu tập hơn bản thân các ngài.
The interesting aspect regarding the masters of the past and present is that they shared a similar process of training. They began by practicing many of the exercises in calming the mind and developing compassion presented in this book, and then reached their full potential by following the lead of a teacher wiser and more experienced than themselves.
Nếu bạn muốn tiến xa hơn [trên đường tu tập], muốn khám phá và thể nghiệm trọn vẹn tiềm năng của mình, bạn cần một người dẫn dắt. Bạn cần một vị thầy.
If you want to go further, if you want to explore and experience your full potential, you need a guide. You need a teacher.
Những phẩm tính của một bậc thầy lý tưởng là gì? Trước hết, vị thầy ấy nhất thiết phải được đào luyện đúng theo một dòng truyền thừa nào đó - nếu không, vị ấy có thể vì kiêu mạn mà đặt ra các quy luật hay đường lối tu hành theo ý mình, hay duy trì sự hiểu lầm về một điều mà vị ấy đã học trong sách vở. Việc tu tập theo sự dẫn dắt của một vị thầy được đào luyện trong một dòng truyền thừa đã có từ xưa còn có một năng lực cực kỳ lớn lao nhưng tinh tế, đó là năng lực tương thuộc (hay duyên khởi) như đã đề cập trong Phần 1. Khi bạn học với một vị thầy được đào luyện trong một dòng truyền thừa, bạn trở thành một phần trong “đại gia đình” dòng truyền thừa ấy. Cũng giống như bạn đã học những bài học vô giá không nói ra thành lời từ gia đình mà bạn được sinh ra hay nuôi dưỡng, bạn cũng sẽ học được những bài học vô giá chỉ qua việc quan sát và giao tiếp với bậc thầy chân chính của một dòng truyền thừa.
What are the qualities of a good teacher? First of all, the teacher must have been trained according to a lineage - otherwise, he or she may just be making up the rules or guidelines of practice out of his or her own pride, or perpetuating a misunderstanding of what he or she has read in books. There is also a great but subtle power in receiving guidance from a teacher trained in an established lineage tradition: the power of interdependence discussed in Part One. When you work with a teacher trained in a lineage, you become part of the “family” of that lineage. Just as you learned unspoken yet invaluable lessons from your birth family or the family in which you were raised, you will gain priceless lessons just through observing and interacting with a true lineage teacher.
Ngoài việc được đào luyện theo đúng luật tắc của một dòng truyền thừa cụ thể, vị thầy đủ phẩm tính còn phải biểu lộ tâm từ mẫn và đồng thời, hành vi của ngài thể hiện rõ một cách tinh tế sự chứng ngộ của chính ngài nhưng không bao giờ trực tiếp nói ra. Nên tránh các vị thầy tự nói về những thành tựu của riêng họ, vì những cách nói ra hay khoe khoang như thế là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy rằng họ chẳng có chứng ngộ gì cả. Các bậc thầy đã có một phần kinh nghiệm [chứng ngộ] nào đó thì không bao giờ nói về những thành tựu của chính mình, thay vì thế, các ngài thường có khuynh hướng nói về những phẩm hạnh của các bậc thầy mà các ngài đã theo học. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể cảm nhận được phẩm hạnh của các ngài qua vầng hào quang uy nghi bao quanh, giống như ánh sáng được phản chiếu từ một khối vàng. Bạn không nhìn thấy tự thân khối vàng, mà chỉ thấy sự chói sáng của ánh hoàng kim.
In addition to having been trained in the disciplines of a particular lineage, a qualified teacher must also demonstrate compassion and, through his or her actions, subtly make clear his or her own realization without ever mentioning it. Avoid teachers who talk about their own accomplishments - because that kind of talk or boasting is a sure sign that they have not achieved realization at all. Teachers who have had some experience never speak about their own accomplishments, but tend, instead, to speak about the qualities of their own teachers. And yet you can sense their own qualities through the aura of authority that envelops them, like the light reflecting from a nugget of gold. You don’t see the gold itself, but only the brilliance of golden light.
CHỌN SỐNG HẠNH PHÚC
CHOOSING HAPPINESS
Tác ý là nghiệp của tâm thức.
Intention is the karma of the mind
Gunaprabha
A-tì-đạt-ma tạng (The Treasury of Abhidharma)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- GUNAPRABHA, The Treasury of Abhidharma, translated by Elizabeth M. Callahan
Chỉ cần quan sát một đứa trẻ đang chơi một trò chơi điện tử, mải mê trong việc bấm nút để giết quân địch và thắng điểm, bạn sẽ thấy ngay những trò chơi ấy có thể gây nghiện đến mức như thế nào. Và rồi hãy tĩnh tâm một chút để nhìn lại những “trò chơi” tài chánh, “trò chơi” tình ái hay những “trò chơi” khác mà bạn, một người lớn đã và đang chơi, để thấy chúng cũng gây nghiện cho ta không khác. Khác biệt chính giữa người lớn và trẻ con là người lớn có đủ kinh nghiệm và hiểu biết để tránh xa trò chơi. Một người lớn có thể quyết định việc nhìn một cách khách quan hơn vào tâm thức của mình, và khi làm như vậy họ sinh khởi tâm từ mẫn đối với những người khác không có khả năng quyết định làm như thế.
Just watch a child playing a video game, obsessed with pushing buttons to kill enemies and win points, and you’ll see how addictive such games can be. Then take a step back and see how the financial, romantic, or other “games” you’ve been playing as an adult are just as addictive. The main difference between an adult and a child is that an adult has the experience and understanding to step away from the game. An adult can choose to look more objectively at his or her mind, and in doing so develop a sense of compassion for others who haven’t been able to make that choice.
Như đã trình bày từ đầu sách đến đây, một khi bạn tự mình quyết tâm phát triển một sự nhận biết về tánh Phật của mình, thì điều tất yếu là bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong kinh nghiệm hằng ngày. Những chuyện trước đây thường làm bạn phiền muộn sẽ mất dần khả năng “làm khó” cho bạn. Về mặt trực giác, bạn trở nên khôn ngoan hơn, thanh thản hơn và chân thành, cởi mở hơn. Bạn sẽ bắt đầu xem các chướng ngại là những cơ hội để bạn trưởng thành hơn. Và vì cái ảo giác về sự giới hạn và dễ thương tổn của bạn đã dần dần mất đi, bạn sẽ khám phá từ sâu thẳm trong nội tâm mình sự vĩ đại chân chính của tự thể: Bạn là ai và là những gì?
As described throughout the preceding pages, once you commit yourself to developing an awareness of your Buddha nature, you’ll inevitably start to see changes in your day-to-day experience. Things that used to trouble you gradually lose their power to upset you. You’ll become intuitively wiser, more relaxed, and more openhearted. You’ll begin to recognize obstacles as opportunities for further growth. And as your illusory sense of limitation and vulnerability gradually fades away, you’ll discover deep within yourself the true grandeur of who and what you are.
Và tuyệt vời nhất là, khi bạn bắt đầu thấy được tiềm năng của chính mình, bạn cũng sẽ bắt đầu nhận thấy tiềm năng ấy ở tất cả mọi người quanh bạn. Tánh Phật không là một phẩm tính đặc biệt chỉ dành riêng cho một số ít người được ưu tiên. Dấu hiệu chân thật của việc nhận biết tánh Phật nơi mình là nhận ra rằng tánh Phật ấy thực sự bình thường đến mức nào - đó là khả năng nhận biết được tánh Phật ở tất cả mọi hữu tình, cho dù không phải mọi hữu tình đều nhận biết được tánh Phật nơi chính họ. Vì thế, thay vì khép kín lòng mình trước những người quát tháo bạn hay có hành vi nào đó khác hơn gây hại cho bạn, bạn sẽ thấy mình trở nên cởi mở hơn. Bạn nhận biết rằng họ không phải là những kẻ điên khùng, mà cũng là những người giống như bạn thôi, cũng mong muốn được hạnh phúc và an bình; họ xử sự như những kẻ điên khùng là vì họ chưa nhận biết được bản thể chân thật của họ và đang bị chế ngự bởi những cảm giác yếu đuối và sợ hãi.
Best of all, as you start to see your own potential, you’ll also begin to recognize it in everyone around you. Buddha nature is not a special quality available to a privileged few. The true mark of recognizing your Buddha nature is to realize how ordinary it really is - the ability to see that every living creature shares it, though not everyone recognizes it in themselves. So instead of closing your heart to people who yell at you or act in some other harmful way, you find yourself becoming more open. You recognize that they aren’t just jerks, but are people who, like you, want to be happy and peaceful; they’re only acting like jerks because they haven’t recognized their true nature and are overwhelmed by sensations of vulnerability and fear.
Bạn có thể bắt đầu tu tập với niềm hứng khởi đơn giản là để hoàn thiện chính mình, để làm tất cả mọi việc một cách tỉnh thức hơn và để rộng mở cõi lòng với người khác một cách sâu sắc hơn. Động cơ thúc đẩy là yếu tố riêng lẻ quan trọng nhất quyết định kinh nghiệm của bạn là an lành hay đau khổ. Chánh niệm và từ bi thật ra luôn phát triển song hành. Càng có chánh niệm, bạn càng thấy dễ khởi tâm từ mẫn. Và càng mở rộng cõi lòng đối với người khác, bạn càng trở nên tỉnh thức hơn trong tất cả những việc bạn làm.
Your practice can begin with the simple aspiration to do better, to approach all of your activities with a greater sense of mindfulness, and to open your heart more deeply toward others. Motivation is the single most important factor in determining whether your experience is conditioned by suffering or by peace. Mindfulness and compassion actually develop at the same pace. The more mindful you become, the easier you’ll find it to be compassionate. And the more you open your heart to others, the more mindful you become in all your activities.
Bất cứ khi nào bạn cũng có thể chọn lựa, hoặc là theo đuổi chuỗi tư tưởng, cảm xúc và cảm giác vốn củng cố nhận thức về bản thân mình như là yếu đuối và giới hạn, hoặc là luôn ghi nhớ rằng bản thể chân thật của mình vốn là thanh tịnh, không do tạo tác và không thể bị tổn hại. Bạn có thể tiếp tục chìm trong giấc ngủ vô minh, hoặc nhớ lại rằng bạn vẫn đang và vốn thường tỉnh giác. Dù chọn cách nào thì bạn cũng đang thể hiện bản chất vô giới hạn trong thực thể của mình. Vô minh, yếu đuối, sợ hãi, oán giận và tham muốn đều là những biểu hiện từ tiềm năng vô hạn của tánh Phật. Không có gì vốn sẵn mang tính chất đúng sai trong những chọn lựa như thế. Kết quả tu tập theo Phật giáo chỉ đơn giản là sự nhận biết được rằng những phiền não nói trên hay khác nữa đều chỉ là những chọn lựa sẵn có với ta không hơn không kém, bởi vì bản chất chân thật của ta vốn là vô hạn.
At any given moment, you can choose to follow the chain of thoughts, emotions, and sensations that reinforce a perception of yourself as vulnerable and limited, or to remember that your true nature is pure, unconditioned, and incapable of being harmed. You can remain in the sleep of ignorance, or remember that you are and always have been awake. Either way, you’re still expressing the unlimited nature of your true being. Ignorance, vulnerability, fear, anger, and desire are expressions of the infinite potential of your Buddha nature. There’s nothing inherently wrong or right with making such choices. The fruit of Buddhist practice is simply the recognition that these and other mental afflictions are nothing more or less than choices available to us because our real nature is infinite in scope.
Chúng ta chọn sự vô minh vì chúng ta sẵn có khả năng [chọn lựa] đó. Chúng ta chọn sự tỉnh giác, cũng vì chúng ta sẵn có khả năng [chọn lựa] đó. Luân hồi hay Niết-bàn cũng chỉ đơn thuần là những cách nhìn khác nhau dựa trên sự chọn lựa của ta về cách quan sát và nhận hiểu kinh nghiệm của mình. Niết-bàn không có gì mầu nhiệm và luân hồi cũng không có chi xấu xa hay sai trái. Nếu bạn cứ khăng khăng tự nghĩ về mình như là hạn hẹp kém cỏi, sợ sệt, dễ tổn thương, hay bị khủng hoảng bởi kinh nghiệm quá khứ, hãy biết rằng đó chỉ là do sự chọn lựa của bạn, và rằng cơ hội để bạn trải nghiệm khác hơn về chính mình vẫn luôn luôn sẵn có.
We choose ignorance because we can. We choose awareness because we can. Samsara and nirvana are simply different points of view based on the choices we make in how to examine and understand our experience. There’s nothing magical about nirvana and nothing bad or wrong about samsara. If you’re determined to think of yourself as limited, fearful, vulnerable, or scarred by past experience, know only that you have chosen to do so, and that the opportunity to experience yourself differently is always available.
Về cơ bản, con đường tu tập theo đạo Phật đưa đến một chọn lựa giữa sự quen thuộc và thực tiễn. Việc duy trì những mô thức quen thuộc trong tư tưởng và hành vi chắc chắn là cho ta một cảm giác thoải mái và ổn định nào đó. Việc ra khỏi phạm vi thoải mái và quen thuộc ấy tất yếu đòi hỏi ta phải bước vào một phạm trù kinh nghiệm xa lạ có vẻ như là thực sự đáng khiếp sợ, một phạm trù khó chịu nửa vời như tôi đã trải nghiệm lúc nhập thất. Bạn không biết là nên quay về với những [kinh nghiệm] quen thuộc nhưng đáng sợ, hay là nên tiếp tục tiến lên về phía những [kinh nghiệm] có vẻ như đáng sợ chỉ vì chúng không quen thuộc.
In essence, the Buddhist path offers a choice between familiarity and practicality. There is, without question, a certain comfort and stability in maintaining familiar patterns of thought and behavior. Stepping outside that zone of comfort and familiarity necessarily involves moving into a realm of unfamiliar experience that may seem really scary - an uncomfortable in-between realm like the one I experienced in retreat. You don’t know whether to go back to what was familiar but frightening or to forge ahead toward what may be frightening simply because it’s unfamiliar.
Trong một ý nghĩa nào đó, sự phân vân không xác quyết khi đứng trước chọn lựa thừa nhận tiềm năng trọn vẹn của mình rất tương tự với những gì mà nhiều đệ tử của tôi kể lại về sự chấm dứt một cuộc tình khổ sở: có một cái gì bất đắc dĩ, một cảm giác thất bại đi kèm theo sự chia tay ấy. Có một khác biệt chính yếu giữa việc cắt đứt một cuộc tình khổ sở với việc bước vào con đường tu tập theo Phật giáo. Đó là, khi bước vào con đường tu tập theo Phật giáo, bạn chấm dứt một cuộc tình khổ sở với chính bản thân mình. Khi bạn chọn sự thừa nhận tiềm năng chân thật của mình, bạn dần dần thấy mình giảm bớt việc thường xuyên hạ thấp mình, quan niệm về chính mình trở nên tốt đẹp và lành mạnh hơn, sự tự tin và niềm vui thuần khiết chỉ vì mình đang được sống sẽ tăng thêm. Đồng thời bạn sẽ bắt đầu nhận thức rằng tất cả mọi người xung quanh bạn đều có cùng một tiềm năng ấy, cho dù họ có biết điều đó hay không. Thay vì ứng xử với họ như với những mối đe dọa hay như những đối thủ, bạn sẽ thấy mình có khả năng nhận biết và cảm thông với những nỗi sợ hãi, khổ đau của họ, và một cách tự nhiên, bạn sẽ ứng xử với họ theo cách chú trọng vào những giải pháp [cho vấn đề] chứ không phải gây thêm bất ổn.
In a sense, the uncertainty surrounding the choice to recognize your full potential is similar to what several of my students have told me about ending an abusive relationship: There’s a certain reluctance or sense of failure associated with letting go of the relationship. The primary difference between severing an abusive relationship and entering the path of Buddhist practice is that when you enter the path of Buddhist practice you’re ending an abusive relationship with yourself. When you choose to recognize your true potential, you gradually begin to find yourself belittling yourself less frequently, your opinion of yourself becomes more positive and wholesome, and your sense of confidence and the sheer joy of being alive increases. At the same time, you begin to recognize that everyone around you has the same potential, whether they know it or not. Instead of dealing with them as threats or adversaries, you’ll find yourself able to recognize and empathize with their fear and unhappiness and spontaneously respond to them in ways that emphasize solutions rather than problems.
Xét cho cùng, vấn đề hạnh phúc trở thành sự chọn lựa giữa sự không thoải mái khi trở nên tỉnh giác nhận biết về những phiền não của mình với sự không thoải mái khi bị phiền não chi phối, sai sử. Tôi không thể nói chắc với bạn rằng việc đơn thuần trụ tâm trong sự tỉnh giác nhận biết những tư tưởng, cảm giác và cảm thọ, đồng thời nhận biết chúng như là sự hỗ tương tạo tác của chính thân tâm bạn, bao giờ cũng sẽ là một kinh nghiệm dễ chịu. Trong thực tế, tôi lại có thể bảo đảm khá chắc chắn rằng sự quán chiếu bản thân theo cách này, có đôi khi sẽ là một kinh nghiệm cực kỳ khó chịu. Nhưng điều đó cũng đúng khi ta bắt đầu bất kỳ một kinh nghiệm mới nào, dầu đó là đi tập thể thao, bắt đầu một việc làm mới hay khi bắt đầu một chế độ ăn kiêng.
Ultimately, happiness comes down to choosing between the discomfort of becoming aware of your mental afflictions and the discomfort of being ruled by them. I can’t promise you that it will always be pleasant to simply rest in the awareness of your thoughts, feelings, and perceptions, and to recognize them as interactive creations between your own mind and body. In fact, I can pretty much guarantee that looking at yourself this way will be, at times, extremely unpleasant. But the same can be said about beginning anything new, whether it’s going to the gym, starting a job, or beginning a diet.
Những tháng đầu tiên bao giờ cũng khó khăn. Việc học hết tất cả các kỹ năng cần thiết để thành thạo một công việc không phải dễ dàng; động viên chính mình đi tập thể thao không phải là dễ dàng; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày không phải là dễ dàng. Nhưng sau một thời gian, những khó khăn sẽ giảm bớt, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác vui thích hay thành tựu, và toàn bộ nhận thức của bạn về chính mình sẽ bắt đầu thay đổi.
The first few months are always difficult. It’s hard to learn all the skills you need to master a job; it’s hard to motivate yourself to exercise; it’s hard to eat healthfully every day. But after a while the difficulties subside, you start to feel a sense of pleasure or accomplishment, and your entire sense of self begins to change.
Sự tu tập thiền quán cũng vận hành giống như thế. Trong những ngày đầu, bạn có thể cảm thấy hài lòng, nhưng sau khoảng một tuần, sự tu tập trở thành một thử thách. Bạn không thể sắp xếp được thì giờ, ngồi thiền không thoải mái, không thể tập trung, hay chỉ là bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn đã chạm phải một bức tường, điều mà những vận động viên điền kinh cũng gặp phải khi họ cố chạy thêm một nửa dặm nữa sau khi hoàn tất chặng đường tập luyện thông thường. Cơ thể lên tiếng: “mình không thể chạy nữa”, nhưng tâm trí lại bảo “mình nên chạy thêm”. Cả hai tiếng nói đều không dễ chịu cho lắm; trong thực tế, cả hai đều có sự đòi hỏi.
Meditation works the same way. For the first few days you might feel very good, but after a week or so, practice becomes a trial. You can’t find the time, sitting is uncomfortable, you can’t focus, or you just get tired. You hit a wall, as runners do when they try to add an extra half mile to their exercise. The body says, “I can’t,” while the mind says, “I should.” Neither voice is particularly pleasant; in fact, they’re both a bit demanding.
Phật giáo cũng thường được gọi là “trung đạo”, vì còn đưa ra sự chọn lựa thứ ba. Nếu bạn thực sự không thể tập trung vào một âm thanh hay một ngọn nến thêm một giây nào nữa, thì chắc chắn là nên dừng lại ngay. Nếu không, thiền tập sẽ trở nên một cực hình. Đến một lúc, bạn sẽ nghĩ rằng: “Khổ chưa, đã 7 giờ 15 rồi! Ta phải ngồi xuống để vun trồng hạnh phúc!” Chưa ai đã từng tiến bộ theo cách đó. Mặt khác, nếu bạn nghĩ là mình có thể tiếp tục thêm một, hai phút nữa, tất nhiên là hãy tiếp tục. Bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì mình học được. Bạn có thể phát hiện một tư tưởng hay một cảm giác nào đó ở đằng sau sự kháng cự mà bạn không muốn thừa nhận. Hay bạn có thể đơn thuần thấy rằng thật ra bạn có khả năng an trụ tâm lâu hơn mình tưởng, và chỉ riêng sự phát hiện này đã có thể tăng thêm niềm tự tin nơi chính bạn, và đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ cortisol, tăng tỷ lệ dopamine và kích hoạt nhiều hoạt động hơn nơi thùy trước trán bên trái của não bộ. Và những thay đổi sinh lý này có thể đem lại một sự thay đổi lớn lao trong một ngày của bạn, cung cấp một tiêu chuẩn tham chiếu của cơ thể để có được sự an tĩnh, ổn định và tự tin.
Buddhism is often referred to as the “middle way” because it offers a third option. If you just can’t focus on a sound or a candle flame for one second longer, then by all means stop. Otherwise, meditation becomes a chore. You’ll end up thinking, Oh no, it’s 7:15. I have to sit down and cultivate happiness. No one ever progresses that way. On the other hand, if you think you could go on for another minute or two, by all means do so. You may be surprised by what you learn. You might discover a particular thought or feeling behind your resistance that you didn’t want to acknowledge. Or you may simply find that you can actually rest your mind longer than you thought you could - and that discovery alone can give you greater confidence in yourself, while at the same time reducing your level of Cortisol, increasing your level of dopamine, and generating more activity in the left prefrontal lobe of your brain. And these biological changes can make a huge difference in your day, providing a physical reference point for calmness, steadiness, and confidence.
Nhưng điều kỳ diệu nhất là bất chấp bạn ngồi thiền trong bao lâu hay bất kể bạn dùng phương thức nào, tất cả các phương thức thiền quán Phật giáo cuối cùng cũng đều làm sinh khởi tâm từ bi, cho dầu bạn có nhận biết điều đó hay không. Mỗi khi quan sát tâm thức, bạn không thể nào không nhận biết sự tương đồng của bạn với những người khác xung quanh. Khi bạn cảm nhận sự khát vọng hạnh phúc, bạn không thể không thấy biết cùng một khát vọng ấy nơi người khác, và khi bạn quan sát rõ ràng sự sợ hãi, oán giận hay ác cảm nơi chính mình, chắc chắn bạn sẽ thấy rằng mọi người xung quanh bạn cũng đều cảm giác cùng một sự sợ hãi, oán giận và ác cảm như thế.
But the best part of all is that no matter how long you meditate, or what technique you use, every technique of Buddhist meditation ultimately generates compassion, whether we’re aware of it or not. Whenever you look at your mind, you can’t help but recognize your similarity to those around you. When you see your own desire to be happy, you can’t avoid seeing the same desire in others, and when you look clearly at your own fear, anger, or aversion, you can’t help but see that everyone around you feels the same fear, anger, and aversion.
Khi bạn quan sát tâm thức của mình, tất cả những sự khác biệt tưởng tượng giữa chính bạn và người khác sẽ tự nhiên biến mất, và lời nguyện xưa về “Bốn tâm vô lượng” (từ, bi, hỷ, xả) sẽ trở nên tự nhiên và liên tục như nhịp tim của bạn:
When you look at your own mind, all the imaginary differences between yourself and others automatically dissolve and the ancient prayer of the Four Immeasurables becomes as natural and persistent as your own heart beat:
Nguyện cho tất cả chúng sinh hữu tình đều đạt được hạnh phúc và gieo nhân hạnh phúc.
May all sentient beings have happiness and the causes of happiness.
Nguyện cho tất cả chúng sinh hữu tình đều được giải thoát khổ đau và không còn tạo nhân khổ đau.
May all sentient beings be free from suffering and the causes of suffering.
Nguyện cho tất cả chúng sinh hữu tình đều được hỷ lạc và gieo nhân hỷ lạc.
May all sentient beings have joy and the causes of joy.
Nguyện cho tất cả chúng sinh hữu tình đều được vô lượng an ổn và không còn tham ái, sân hận.
May all sentient beings remain in great equanimity, free from attachment and aversion.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Người chết đi về đâu


Tổng quan về Nghiệp


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.41.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...