Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 10. Dừng tâm an trụ - bước khởi đầu »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 10. Dừng tâm an trụ - bước khởi đầu

Donate

(Lượt xem: 10.952)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

10. Dừng tâm an trụ - bước khởi đầu

10. Simply resting: The first step





Hãy quan sát một cách tự nhiên bản chất của những gì đang sinh khởi.
Look naturally at the essence of whatever occurs.
KARMA CHAGMEY RINPOCHE
Sự kết hợp Đại thủ ấn và Đại viên mãn (The Union of Mahamudra and Dzogchen)
Erik Pema Kunsang dịch sang Anh ngữ
- KARMA CHAGMEY RINPOCHE, The Union of Mahamudra and Dzogchen, translated by Erik Pema Kunsang
Đức Phật đã nhận biết rằng không thể có hai người hoàn toàn giống nhau, rằng mỗi người sinh ra với một sự kết hợp độc đáo những khả năng, phẩm chất và tính cách. Tuệ giác vĩ đại và lòng từ bi vô lượng của Ngài đã thể hiện qua việc thuyết dạy một số lượng giáo pháp khổng lồ để nhờ đó mà đủ mọi hạng người đều có thể tu tập đạt đến sự trực nghiệm bản chất chân thật của chính mình và hoàn toàn thoát khỏi khổ đau.
The Buddha recognized that no two people are exactly alike, that everyone is born with a unique combination of abilities, qualities, and temperaments. It is a measure of his great insight and compassion that he was able to develop an enormous variety of methods through which all sorts of people might arrive at a direct experience of their true nature and become completely free from suffering.
Hầu hết giáo pháp của đức Phật đều được Ngài ứng cơ thuyết giảng tùy theo nhu cầu của những người có duyên may kề cận bên Ngài vào một thời điểm nhất định nào đó. Khả năng ứng đối một cách tự nhiên, chính xác và đúng đắn là một trong những biểu lộ của một bậc thầy giác ngộ, và khả năng ấy luôn được vận dụng hoàn hảo trong suốt thời gian vị thầy ấy còn tại thế. Tuy nhiên, sau khi đức Phật nhập diệt thì những vị đệ tử đầu tiên của Ngài đã phải tìm cách sắp xếp lại những giáo pháp được ứng cơ thuyết giảng như thế, theo cách sao cho có thể đem lại lợi ích cho những thế hệ về sau. May mắn thay, những vị đệ tử ban đầu của đức Phật rất giỏi trong việc sắp xếp phân loại, và các ngài đã phân chia các giáo pháp đa dạng về thiền tập của đức Phật ra làm hai phạm trù cơ bản: các phương pháp thiền có phân tích tư duy (thiền quán) và các phương pháp thiền không phân tích tư duy (thiền chỉ).
Most of what the Buddha taught was delivered spontaneously according to the needs of the people who happened to be around him at any given moment. The ability to respond spontaneously in precisely the right way is one of the marks of an enlightened master - which works quite nicely as long as the enlightened master happens to be alive. After the Buddha died, however, his earliest students had to figure out a way to organize these spontaneous teachings in a way that would be useful to the generations that would follow. Fortunately, the Buddha’s early followers were very good at creating classifications and categories, and came up with a way to organize the various meditation practices the Buddha taught into two basic categories: analytical methods and nonanalytical methods.
Thông thường thì các phương pháp thiền chỉ được dạy trước, vì đây là những phương tiện giúp tĩnh tâm. Khi tâm đã an tĩnh rồi, ta sẽ dễ dàng hơn trong việc đơn thuần nhận biết những loại tư tưởng, cảm giác và cảm thọ khác nhau mà không bị chúng lôi cuốn.
The nonanalytical methods are usually taught first, because they provide the means for calming the mind. When the mind is calm, it’s much easier to simply be aware of various thoughts, feelings, and sensations without getting caught up in them.
Phương pháp thiền quán yêu cầu trực tiếp quán chiếu tâm ngay trong quá trình kinh nghiệm [đối tượng], và thường chỉ được dạy khi thiền sinh đã biết cách an trụ tâm đơn thuần trong trạng thái tự nhiên của nó. Hơn nữa, vì kinh nghiệm trực tiếp quán chiếu tâm thức là một kinh nghiệm có thể làm sinh khởi nhiều nghi vấn, nên phương pháp này tốt nhất nên được thực tập dưới sự giám sát của một vị minh sư có đủ kinh nghiệm và tuệ giác để hiểu được những nghi vấn đó và đưa ra những giải pháp thích ứng riêng cho từng đệ tử. Vì lý do đó, ở đây tôi muốn tập trung vào những phương pháp thực hành thiền chỉ, giúp an trụ và tĩnh tâm.
The analytical practices involve looking directly at the mind in the midst of experience, and are usually taught after someone has had some practice in learning how to rest the mind simply as it is. Also, because the experience of looking directly at the mind can provoke a lot of questions, the analytical practices are best undertaken under the supervision of a teacher who has the insight and experience to understand these questions and provide answers that are uniquely suited to each student. For this reason, the meditation practices I want to focus on here are the ones related to resting and calming the mind.
Trong tiếng Phạn, phương pháp thiền không phân tích tư duy được gọi là shamata. Tiếng Tây tạng gọi là shinay, được ghép bởi hai âm tiết: shi có nghĩa là “an bình” hay “yên tĩnh”, và nay có nghĩa là “trụ” hay “ở”. Trong tiếng Hán Việt thường dịch là “thiền chỉ”, nghĩa là đơn thuần để cho tâm dừng lại an trụ trong trạng thái tự nhiên của nó. Đây là một pháp thực hành cơ bản giúp chúng ta an trụ tâm trong một trạng thái tỉnh giác thư giãn, để bản chất của tâm có thể tự hiển lộ.
In Sanskrit, the nonanalytical approach is known as shamata. In Tibetan, it is called shinay, a word made up of two syllables: shi, which means “peace” or “tranquillity,” and nay, which means “to abide” or “stay.” Translated into English, then, this approach is known as calm abiding - simply allowing the mind to rest calmly as it is. It’s a basic kind of practice through which we rest the mind naturally in a state of relaxed awareness in order to allow the nature of mind to reveal itself.
THIỀN KHÔNG ĐỐI TƯỢNG
OBJECTLESS MEDITATION
Cắt đứt gốc rễ của tự tâm: an trụ trong giác tính đơn thuần.
Cut through the root of your own mind: Rest within naked awareness.
Ngài TILOPA
Hằng hà Đại thủ ấn (Ganges Mahamudra)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- TILOPA, Ganges Mahamudra, translated by Elizabeth M. Callahan
Lần đầu tiên khi cha tôi dạy tôi an trụ tâm một cách tự nhiên “trong giác tính đơn thuần”, tôi đã không hiểu ngài muốn nói gì. Làm sao tôi có thể chỉ “an trụ” tâm mà không có gì để trụ vào?
When my father first taught me about resting the mind naturally, “within naked awareness,” I had no idea what he was talking about. How was I supposed to just “rest” my mind without something to rest it on?
May quá, cha tôi đã từng đi qua nhiều nơi trên thế giới, ngài đã gặp khá nhiều người và đã có dịp trò chuyện với họ về cuộc đời, về những khó khăn và những thành tựu của họ. Thật ra, đó là một trong những lợi điểm lớn khi mặc chiếc áo tu sĩ Phật giáo. Người ta có khuynh hướng nghĩ bạn là một người thông tuệ và quan trọng nên thường sẵn lòng cởi mở hơn và dễ dàng thổ lộ với bạn những chi tiết về cuộc đời họ.
Fortunately, my father had already traveled a bit around the world and had met quite a few people and was able to strike up some conversations with them about their lives, their problems, and their successes. This is actually one of the great advantages of wearing Buddhist robes. People are more inclined to think you’re wise or important, and willingly just open up and start telling you details about their lives.
Để minh họa việc an trụ tâm, cha tôi hay dùng một thí dụ mà ông đã học được từ một nhân viên trong khách sạn. Người này luôn cảm thấy vui mừng khi đến giờ tan việc, vì công việc của ông là phải đứng suốt 8 tiếng đồng hồ sau quầy tiếp khách, làm thủ tục cho khách nhận phòng và trả phòng, nghe họ than phiền về phòng ốc và không ngừng tranh cãi về số tiền ghi trên hóa đơn. Sau ca làm việc của mình, người nhân viên ấy hoàn toàn kiệt sức và không muốn làm gì khác hơn là về nhà ngâm mình trong bồn tắm thật lâu, thật thư thích. Tắm xong, ông sẽ lên giường nằm nghỉ, thở ra một hơi dài và chỉ thư giãn mà thôi. Mấy tiếng đồng hồ sau đó là của ông: không phải mặc đồng phục đứng sau quầy, không phải nghe những lời phàn nàn, và không phải dán mắt vào màn hình máy vi tính để xác nhận phòng đã được đặt trước hay tìm phòng còn trống.
The example my father used about resting the mind came from something he’d heard from a hotel clerk, who was always happy to end his day, which entailed standing behind a desk for eight hours, checking people in, checking them out, listening to their complaints about their rooms, and endlessly arguing about charges on their bills. At the end of his shift, the clerk was so physically exhausted that all he looked forward to was going home and sitting in a nice, long bath. And after his bath, he’d go to his bedroom, rest on his bed, let out a sigh, and just relax. The next few hours were his alone: no standing on his feet in a uniform, no listening to complaints, and no staring at the computer to confirm reservations and look up room availabilities.
Đó là phương pháp an trụ tâm trong thiền shinay không đối tượng: như thể bạn vừa mới kết thúc một ngày dài làm việc. Chỉ việc buông xả và thư giãn. Bạn không cần phải ngăn chặn bất cứ tư tưởng, cảm xúc hay cảm thọ nào khi chúng sinh khởi, mà cũng không cần chạy theo chúng. Chỉ an trú trong hiện tại rộng mở, đơn giản để cho bất cứ điều gì đang xảy ra cứ xảy ra. Thiền không đối tượng không có nghĩa là buông thả tâm phiêu lãng không mục đích trong ảo tưởng, kỷ niệm hay mơ mộng. Vẫn có sự hiện diện của ý thức ở một mức độ có thể miêu tả một cách không chính xác lắm như là một trung tâm tỉnh giác. Bạn có thể là không chú tâm đến bất kỳ sự việc cụ thể nào, nhưng bạn vẫn tỉnh giác, vẫn hiện diện cùng với những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây.
That’s how to rest the mind in objectless shinay meditation: as though you’ve just finished a long day of work. Just let go and relax. You don’t have to block whatever thoughts, emotions, or sensations arise, but neither do you have to follow them. Just rest in the open present, simply allowing whatever happens to occur. If thoughts or emotions come up, just allow yourself to be aware of them. Objectless shinay meditation doesn’t mean just letting your mind wander aimlessly among fantasies, memories, or daydreams. There’s still some presence of mind that may be loosely described as a center of awareness. You may not be fixating on anything in particular, but you’re still aware, still present to what’s happening in the here and now.
Khi chúng ta thiền trong trạng thái không đối tượng này, thật ra là chúng ta đang an trụ tâm trong sự trong sáng tự nhiên của nó, hoàn toàn không lưu tâm đến sự đi qua của những tư tưởng và cảm xúc. Trạng thái trong sáng tự nhiên này - hoàn toàn vượt ngoài sự nắm bắt nhị nguyên [vốn phân biệt] chủ thể và đối tượng - luôn có mặt cho ta, cũng như hư không luôn có mặt. Trong một ý nghĩa nào đó, thiền không đối tượng cũng giống như chấp nhận rằng cho dù có bao nhiêu mây và sương mù che phủ bầu trời, mình vẫn nhận biết rằng bầu trời tự thân nó không hề thay đổi, ngay cả lúc bị che phủ. Nếu bạn đã từng đi máy bay, bạn hẳn đã chứng kiến là ở bên trên những tầng mây, màn sương hay mưa bão, bầu trời vẫn luôn luôn rộng mở và trong sáng. Quang cảnh ấy trông rất bình thường. Cũng tương tự như thế, tánh Phật luôn rộng mở và trong sáng ngay cả khi bị những tư tưởng và cảm xúc ngăn che. Cho dù có vẻ như rất bình thường, nhưng tất cả các phẩm tính như sự trong sáng, tánh Không và tâm từ bi đều được hàm chứa trong trạng thái ấy.
When we meditate in this objectless state, we’re actually resting the mind in its natural clarity, entirely indifferent to the passage of thoughts and emotions. This natural clarity - which is beyond any dualistic grasping of subject and object - is always present for us in the same way that space is always present. In a sense, objectless meditation is like accepting whatever clouds and mist might obscure the sky while recognizing that the sky itself remains unchanged even when it is obscured. If you’ve ever flown in an airplane, you’ve probably witnessed that above any clouds, mist, or rain, the sky is always open and clear. It looks so ordinary. In the same way, Buddha nature is always open and clear even when thoughts and emotions obscure it. Though it may seem very ordinary, all the qualities of clarity, emptiness, and compassion are contained within that state.
Tu tập thiền không đối tượng là phương pháp căn bản nhất để an trụ tâm thức. Bạn không cần phải theo dõi những tư tưởng hay cảm xúc - tôi sẽ đề cập đến những pháp thực tập này sau - và bạn cũng không cần ngăn chặn chúng. Bạn không cần làm gì khác hơn là an trụ tâm trong sự tỉnh giác về những hoạt động bình thường của tâm một cách hồn nhiên trẻ thơ: “Ồ, nhìn xem có bao nhiêu tư tưởng, cảm thọ và cảm xúc đang đi ngang qua sự nhận biết của tôi ngay bây giờ đây này!”
Objectless shinay practice is the most basic approach to resting the mind. You don’t have to watch your thoughts or emotions - practices that I will discuss later on - nor do you have to try to block them. All you need to do is rest within the awareness of your mind going about its business with a kind of childlike innocence, a sense of “Wow! Look how many thoughts, sensations, and emotions are passing through my awareness right now!”
Trong một ý nghĩa nào đó, thực hành thiền không đối tượng cũng giống như nhìn vào không gian bao la thay vì chú ý vào những thiên hà, sao trời hay hành tinh đang vận chuyển trong không gian ấy. Tư tưởng, cảm xúc và cảm giác đến và đi trong sự ý thức của chúng ta, giống như thiên hà, tinh tú và hành tinh đến và đi trong không gian. Giống như không gian không hề được xác định bởi những thiên thể di chuyển trong ấy, tâm tỉnh giác cũng không hề được xác định hay giới hạn bởi các tư tưởng, cảm xúc và cảm giác v.v… mà tâm ấy nhận biết. Sự tỉnh giác chỉ đơn thuần hiện hữu, thế thôi. Và thực hành thiền không đối tượng chỉ là an trụ trong sự có mặt như thật của tâm tỉnh giác. Có người thấy phương pháp thiền tập này rất dễ dàng, nhưng cũng có người thấy tập thiền như thế rất khó khăn. Điều này tùy thuộc vào tính khí của mỗi người hơn là năng lực hay tài nghệ.
In a sense, objectless shinay practice is similar to looking at the vast expanse of space rather than focusing on the galaxies, stars, and planets that move through it. Thoughts, emotions, and sensations come and go in awareness, the way galaxies, stars, and planets move through space. Just as space isn’t defined by the objects that move through it, awareness isn’t defined or limited by the thoughts, emotions, perceptions, and so on that it apprehends. Awareness simply is. And objectless shinay practice involves simply resting in the “is-ness” of awareness. Some people find the practice quite easy; others find it very difficult. It’s more a matter of individual temperament than of competence or skill.
Những chỉ dẫn hành thiền như trên rất đơn giản. Trong những buổi thiền tập theo thời khóa thì tốt nhất là cố hết khả năng mình để áp dụng đúng theo thế ngồi 7 điểm. Nếu bạn không thể áp dụng một tư thế theo đúng nghi thức - chẳng hạn khi đang lái xe hay đang đi trên đường phố - thì chỉ cần giữ cột sống thật thẳng và các phần còn lại của thân thể thật thư giãn, thăng bằng. Sau đó để cho tâm thức buông thư trong trạng thái ý thức đơn thuần về hiện tại.
The instructions are simple. If you’re practicing formally, it’s best to assume the seven-point posture to the best of your ability. If you can’t assume a formal posture - if you’re driving, for example, or walking down the street - then simply straighten your spine while keeping the rest of your body relaxed and balanced. Then allow your mind to relax in a state of bare awareness of the present.
Điều không thể tránh được là đủ loại tư tưởng, cảm thọ và cảm giác sẽ đi qua tâm thức của bạn. Điều này là rất bình thường, vì bạn chưa từng tu tập an trụ tâm. Giống như khi tập tạ, ban đầu bạn chỉ có thể nhấc vài ký lô vài lần thì cơ bắp đã rã rời. Nhưng nếu kiên trì, dần dần bạn sẽ thấy mình có thể nhấc những quả tạ nặng hơn và có thể nhấc như thế nhiều lần hơn.
Inevitably, all sorts of thoughts, sensations, and feelings will pass through your mind. This is to be expected, since you haven’t trained in resting the mind. It’s just like starting a weight-training program at the gym. At first you can lift only a few pounds for a few repetitions before your muscles get tired. But if you keep at it, gradually you’ll find that you can lift heavier weights and perform more repetitions.
Tương tự, học tập thiền là một tiến trình tuần tự. Khởi đầu, mỗi lần thiền tập bạn chỉ có thể ngồi yên một vài giây là các tư tưởng, cảm xúc và cảm thọ đã đua nhau nổi lên trên bề mặt tâm thức. Chỉ dẫn căn bản vào lúc này là không chạy theo những tư tưởng và cảm xúc, mà chỉ đơn thuần nhận biết tất cả những gì đang đi ngang qua sự nhận biết của mình, không thêm không bớt. Bất luận điều gì đi ngang qua tâm thức, đừng chú tâm vào đó và cũng đừng tìm cách ngăn chặn. Chỉ quan sát chúng, khi chúng đến và đi.
Similarly, learning to meditate is a gradual process. At first you might be able to remain still for only a few seconds at a time before thoughts, emotions, and sensations bubble up to the surface. The basic instruction is simply not to follow after these thoughts and emotions, but merely to be aware of everything that passes through your awareness as it is. Whatever passes through your mind, don’t focus on it and don’t try to suppress it. Just observe it as it comes and goes.
Một khi bạn bắt đầu chạy theo một tư tưởng là bạn đã bị cắt đứt với những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây, và bạn sẽ bắt đầu nghĩ đến đủ loại ảo cảnh, phán đoán, kỷ niệm hoặc những câu chuyện không liên quan gì đến thực tế trong hiện tại. Càng để cho mình bị cuốn hút bởi những tư tưởng tản mạn, bạn càng dễ đi lạc xa cái không gian khoảng khoát của giây phút này.
Once you begin following after a thought, you lose touch with what’s happening in the here and now, and you begin imagining all sorts of fantasies, judgments, memories, and other scenarios that may have nothing to do with the reality of the present moment. And the more you allow yourself to get caught up in this type of mental wandering, the easier it becomes to drift away from the openness of the present moment.
Mục đích của thiền quán không đối tượng là chậm rãi và tuần tự buông bỏ thói quen này để an trụ trong trạng thái ý thức về hiện tại - rộng mở đón nhận tất cả những điều có thể xảy ra ngay bây giờ. Đừng tự chỉ trích hay phê phán khi thấy mình đang bị cuốn theo các tư tưởng. Chính sự phát hiện mình đang sống lại một sự việc xảy ra trong quá khứ hay đang phóng chiếu về tương lai đã đủ để đưa bạn về hiện tại và tăng cường chủ ý thực hành thiền quán. Khi bạn dấn thân vào sự thực tập thiền, chính cái chủ ý muốn thực tập thiền mới là yếu tố quyết định.
The purpose of shinay meditation is to slowly and gradually break this habit and remain in a state of present awareness - open to all the possibilities of the present moment. Don’t criticize or condemn yourself when you find yourself following after thoughts. The fact that you’ve caught yourself reliving a past event or projecting into the future is enough to bring you back to the present moment and strengthens your intention to meditate. Your intention to meditate as you engage in practice is the crucial factor.
Việc tiến dần từng bước một cũng quan trọng không kém. Cha tôi đã cẩn thận căn dặn tất cả các học viên mới của ngài, kể cả tôi, rằng cách tiếp cận hữu hiệu nhất ban đầu là an trụ tâm trong một khoảng thời gian rất ngắn và làm như thế nhiều lần mỗi ngày. Ngài nói, nếu không làm thế thì sẽ có nguy cơ cảm thấy nhàm chán hay thất vọng với sự tiến triển của mình, và cuối cùng sẽ từ bỏ mọi nỗ lực. Kinh văn xưa dạy rằng: “Từng giọt, từng giọt nhỏ, rồi bát nước sẽ đầy.”
It’s also important to proceed slowly. My father was very careful to tell all his new students, including me, that the most effective approach in the beginning is to rest the mind for very short periods many times a day. Otherwise, he said, you run the risk of growing bored or becoming disappointed with your progress and eventually give up trying altogether. “Drip by drip,” the old texts say, “a cup gets filled.”
Vì vậy, khi mới bắt đầu đừng đặt cho mình một mục tiêu quá cao như ngồi thiền một mạch 20 phút. Thay vào đó, hãy nhắm đến chừng một phút, thậm chí nửa phút - tận dụng những giây phút ngắn ngủi khi bạn đã sẵn sàng hoặc ngay cả mong muốn [thực hành] chỉ để nghỉ xả hơi giữa công việc quay cuồng hằng ngày và quan sát tâm thức thay vì nghĩ ngợi mông lung. Thực hành như thế, “từng giọt, từng giọt nhỏ”, bạn sẽ dần dần thoát khỏi những giới hạn tâm thần và cảm xúc vốn là căn nguyên của sự mệt mỏi, thất vọng, giận dữ và tuyệt vọng; để rồi khám phá ngay trong bản thân mình một suối nguồn vô hạn của sự trong sáng, trí tuệ, tinh tấn, an bình và từ bi.
So, when you first start out, don’t set yourself a lofty goal of sitting down to meditate for twenty minutes. Aim instead for a minute or even half a minute - utilizing those few seconds when you find yourself willing or even desiring just to take a break from the daily grind to observe your mind rather than drifting off into daydreams. Practicing like this, “one drip at a time,” you’ll find yourself gradually becoming free of the mental and emotional limitations that are the source of fatigue, disappointment, anger, and despair, and discover within yourself an unlimited source of clarity, wisdom, diligence, peace, and compassion.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Gió Bấc


Đừng đánh mất tình yêu


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.69.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...