Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 7. Tâm bi mẫn: Sinh tồn của sự cực thiện »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 7. Tâm bi mẫn: Sinh tồn của sự cực thiện

Donate

(Lượt xem: 12.887)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

7. Tâm bi mẫn: Sinh tồn của sự cực thiện

7. Compassion: Survival of the kindest





Tâm đại bi sinh khởi một cách tự nhiên trước những chúng sinh khổ đau trong ngục tù ảo tưởng của họ.
Immense compassion springs forth spontaneously toward all sentient beings who suffer as prisoners of their illusions.
Kalu Rinpoche
Tâm quang minh: Con đường của Đức Phật (Luminous Mind: The Way of the Buddha)
Maria Montenegro dịch sang Anh ngữ
- KALU RINPOCHE, Luminous Mind: The Way of the Buddha, translated by Maria Montenegro
Hãy tưởng tượng bạn sống suốt đời trong một gian phòng nhỏ với một cửa sổ duy nhất khóa chặt và bám đầy bụi bẩn đến nỗi không một chút ánh sáng nào có thể lọt vào. Rất có thể bạn sẽ nghĩ rằng thế giới thật là tối tăm, ảm đạm, và bên ngoài đầy những sinh linh hình thù kỳ quái, thường phóng lên khung cửa sổ những bóng đen ghê rợn khi chúng đi ngang qua căn phòng của bạn. Nhưng giả sử có một ngày, bạn hắt một chút nước lên cửa sổ, hay sau một cơn mưa bão, một ít nước mưa chảy xuống mặt kính, và bạn dùng một miếng giẻ lau hay một góc tay áo của bạn để chùi cho khô. Khi bạn làm như thế, một ít bụi bẩn trên mặt kính bị lau đi. Đột nhiên, một tia sáng nhỏ chiếu vào phòng qua chỗ tấm kính được lau. Tò mò, bạn chùi mạnh tay thêm chút nữa, và khi nhiều bụi bẩn bị chùi đi, càng có thêm nhiều ánh sáng tràn vào. Có lẽ khi ấy bạn sẽ nghĩ, thế giới này xét cho cùng cũng không quá tối tăm, ảm đạm. Có lẽ vấn đề nằm ở tấm kính cửa sổ.
Imagine spending your life in a little room with only one locked window so dirty it barely admits any light. You’d probably think the world was a pretty dim and dreary place, full of strangely shaped creatures that cast terrifying shadows against the dirty glass as they passed your room. But suppose one day you spill some water on the window, or a bit of rain dribbles in after a storm, and you use a rag or a corner of your shirtsleeve to dry it off. And as you do that, a little of the dirt that had accumulated on the glass comes away. Suddenly a small patch of light comes through the glass. Curious, you might rub a little harder, and as more dirt comes away, more light streams in. Maybe, you think, the world isn’t so dark and dreary after all. Maybe it’s the window.
Bạn đến bồn nước lấy thêm nước (và có lẽ vài miếng giẻ khác) rồi chà mãi cho đến khi nguyên tấm cửa kính không còn một chút bụi bẩn nào. Ánh sáng dễ dàng tràn vào, và có lẽ lần đầu tiên trong đời bạn nhận ra rằng tất cả những bóng dáng hình thù quái dị vẫn làm cho bạn sợ hãi mỗi khi chúng đi ngang qua đều là những con người - hoàn toàn giống như bạn! Và từ vùng sâu thẳm của sự nhận biết ấy khởi sinh một bản năng thôi thúc bạn hình thành quan hệ xã hội - thôi thúc bạn đi ra đường phố ngoài kia chỉ để tiếp xúc với mọi người.
You go to the sink and get more water (and maybe a few more rags), and rub and rub until the whole surface of the window is free of dirt and grime. The light simply pours in, and you recognize, perhaps for the first time, that all those strangely shaped shadows that used to scare you every time they passed are people - just like you! And from the depths of your awareness arises an instinctive urge to form a social bond - to go out there on the street and just be with them.
Thật ra, bạn đã không làm thay đổi gì cả. Thế giới này cũng như ánh sáng và mọi con người vẫn luôn có đó. Bạn chỉ không thấy được tất cả vì tầm nhìn của bạn bị che chắn. Nhưng bây giờ bạn đã nhìn thấy được tất cả, và điều đó tạo ra một sự thay đổi lớn biết bao!
In truth, you haven’t changed anything at all. The world, the light, and the people were always there. You just couldn’t see them because your vision was obscured. But now you see it all, and what a difference it makes!
Theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi gọi đó là sự khởi đầu của tâm từ bi, sự thức tỉnh của một năng lực bẩm sinh giúp ta đặt mình vào vị trí người khác và hiểu được những gì họ trải nghiệm.
This is what, in the Buddhist tradition, we call the dawning of compassion, the awakening of an inborn capacity to identify with and understand the experience of others.
LÒNG BI MẪN THEO QUAN ĐIỂM SINH VẬT HỌC
THE BIOLOGY OF COMPASSION
Người có tâm đại bi là người nắm được tất cả giáo pháp của đức Phật.
Those with great compassion possess all the Buddha’s teaching.
Kinh Tập luận (The Sutra That Completely Encapsulates the Dharma)
Nhóm phiên dịch Padmakara dịch sang Anh ngữ
- The Sutra That Completely Encapsulates the Dharma, translated by the Padmakara Translation Group
Trên một vài phương diện, người Phật tử hiểu về tâm bi mẫn hơi khác với ý nghĩa thông thường của từ ngữ này. Đối với người Phật tử, lòng bi mẫn không chỉ đơn giản là cảm thấy tội nghiệp người khác. Tiếng Tây Tạng là nying-jay hàm nghĩa một sự hoàn toàn rộng mở tâm hồn. Có lẽ trong Anh ngữ thì từ ngữ gần nghĩa nhất để dịch chữ nying-jay là “love”, hay thương yêu - nhưng phải là một tình thương yêu không có sự tham luyến hay mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Người Tây Tạng hiểu tâm bi mẫn là một tình cảm tự nhiên của sự kết nối với tất cả mọi sinh thể. Những gì bạn cảm thấy, tôi cũng cảm thấy. Những gì tôi cảm thấy, bạn cũng cảm thấy. Không có gì khác biệt giữa chúng ta.
The Buddhist understanding of compassion is, in some ways, a bit different from the ordinary sense of the word. For Buddhists, compassion doesn’t simply mean feeling sorry for other people. The Tibetan term - nying-jay - implies an utterly direct expansion of the heart. Probably the closest English translation of nying-jay is “love” - but a type of love without attachment or any expectation of getting anything in return. Compassion, in Tibetan terms, is a spontaneous feeling of connection with all living things. What you feel, I feel; what I feel, you feel. There’s no difference between us.
Về mặt sinh học, chúng ta được “lập trình” để ứng xử với môi trường một cách khá đơn giản, né tránh mọi đe dọa đến sự sinh tồn và nắm lấy mọi cơ hội để làm cho cuộc sống của riêng ta được hoàn thiện hơn. Lướt nhìn qua lịch sử, ta sẽ thấy ngay rằng con đường phát triển của loài người rất thường là những câu chuyện bạo tàn được viết bằng máu của những kẻ yếu kém hơn.
Biologically, we’re programmed to respond to our environment in fairly simple terms of avoiding threats to our survival and grasping for opportunities to enhance our well-being. We only need to flip through the pages of a history book to see that the story of human development is very frequently a tale of violence written in the blood of weaker beings.
Nhưng dường như cũng chính kiểu lập trình sinh học đã thúc đẩy ta hướng về sự thô bạo và tàn nhẫn như thế, lại cũng mang đến cho ta những cảm xúc không những kềm chế được khuynh hướng gây hấn, mà còn thúc đẩy ta gạt sang một bên bản năng sinh tồn của mình để chăm sóc người khác.
Trong bài thuyết trình tại Hội thảo của Viện Tâm thức và Đời sống năm 2003, Giáo sư Jerome Kagan đã làm tôi bất ngờ khi ông đưa ra nhận xét lưu ý rằng, song song với khuynh hướng bạo động thì bản năng sinh tồn cũng mang lại cho chúng ta một “thiên hướng sinh lý thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong việc hướng đến tâm từ ái, bi mẫn, thương yêu và nuôi dưỡng”.
Yet it seems that the same biological programming that drives us toward violence and cruelty also provides us with emotions that not only inhibit aggression but also move us to act in ways that override the impulse for personal survival in the service of others. I was struck by a remark made by Harvard professor Jerome Kagan during his presentation at the 2003 Mind and Life Institute conference, when he noted that along with our tendency toward aggression, our survival instinct has provided us with “an even stronger biological bias for kindness, compassion, love, and nurture.”
Tôi đã được nghe nhiều câu chuyện kể về những người đã liều cả mạng sống trong Thế chiến thứ hai để che giấu những người Do Thái châu Âu đang bị Đức quốc xã săn lùng, về những anh hùng vô danh ngày nay đang hy sinh sự an nhàn bản thân để giúp đỡ những nạn nhân của chiến tranh, của đói nghèo và của sự độc tài ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Thêm vào đó, rất nhiều đệ tử người phương Tây của tôi là những bậc cha mẹ hy sinh rất nhiều thì giờ và công sức để cho con cái được chơi thể thao, học nhạc và tham gia nhiều hoạt động khác, đồng thời cũng nhẫn nại dành dụm tiền bạc cho việc học hành của con cái.
I have been told many stories about the number of people who risked their lives during the Second World War to give refuge to European Jews hunted by the Nazis, and of the unnamed heroes of the present day who sacrifice their own welfare to help the victims of war, famine, and tyranny in countries around the world. In addition, many of my Western students are parents who sacrifice an enormous amount of time and energy shuttling their children between sports competitions, musical activities, and other events, while patiently putting money aside for their children’s education.
Những hy sinh ấy, trên bình diện cá nhân, dường như cho thấy một loạt nhân tố sinh lý vượt qua những sợ hãi và tham vọng cá nhân. Con người có khả năng kiến lập những xã hội và nền văn minh trong đó ít nhất cũng thừa nhận nhu cầu bảo vệ người nghèo, người yếu đuối và người cô thế. Chỉ một sự kiện đơn giản này cũng đã hỗ trợ cho kết luận của Giáo sư Kagan rằng “ý thức về đạo đức là một đặc điểm sinh lý của loài người”.
Such sacrifices do seem, on an individual level, to indicate a set of biological factors that transcend personal fears and desires. The simple fact that we’ve been able to build societies and civilizations that at least acknowledge the need to protect and care for the poor, the weak, and the defenseless supports Professor Kagan’s conclusion that “an ethical sense is a biological feature of our species.”
Nhận xét của Giáo sư hầu như lặp lại hoàn toàn điểm tinh yếu trong lời Phật dạy. Càng thấy biết rõ ràng đúng thật về sự vật, chúng ta càng sẵn lòng và càng có khả năng rộng mở tâm hồn hướng đến mọi chúng sinh. Khi chúng ta nhận hiểu rằng người khác đau khổ và không hạnh phúc vì họ không nhận thức được bản chất chân thật của chính mình, ta sẽ tự nhiên cảm thấy thôi thúc bởi một ý nguyện sâu sắc muốn cho họ cũng nếm được sự an bình và trong sáng mà ta vừa bắt đầu biết đến.
His remarks resonate almost completely with the essence of the Buddha’s teachings: The more clearly we see things as they are, the more willing and able we become to open our hearts toward other beings. When we recognize that others experience pain and unhappiness because they don’t recognize their real nature, we’re spontaneously moved by a profound wish for them to experience the same sense of peace and clarity that we’ve begun to know.
ĐỒNG THUẬN VỚI SỰ BẤT ĐỒNG
THE AGREEMENT TO DISAGREE
Hạt cay sinh quả cay, hạt ngọt sinh quả ngọt.
Hot seeds will produce hot fruits.
Sweet seeds will produce sweet fruits.
Kinh Surata thỉnh vấn (The Questions of Surata Sutra)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- The Questions of Surata Sutra, translated by Elizabeth M. Callahan
Theo như tôi đã được học, hầu hết những xung đột giữa người và người có nguyên nhân từ sự hiểu lầm động cơ của nhau. Chúng ta ai cũng có lý do của mình khi nói ra hay làm một điều gì. Vì vậy, càng để cho tâm bi mẫn dẫn dắt - nghĩa là ngừng lại một lúc và cố gắng nhìn xem người khác đến từ đâu - thì ta càng ít có nguy cơ rơi vào xung đột. Và dầu cho có nảy sinh xung đột, nếu chúng ta thở một hơi thật sâu và lắng nghe với một tấm lòng rộng mở, ta sẽ thấy mình có khả năng giải quyết xung đột đó hiệu quả hơn - chẳng hạn như, có thể làm cho gió yên sóng lặng và giải quyết những bất đồng theo cách mà ai cũng hài lòng, để cuối cùng sẽ không có ai là “người thắng” hay “kẻ bại”.
From what I’ve learned, most conflicts between people stem from a misunderstanding of one another’s motives. We all have our reasons for doing what we do and saying what we say. The more we allow ourselves to be guided by compassion - to pause for a moment and try to see where another person is coming from - the less likely we are to engage in conflict. And even when problems do arise, if we take a deep breath and listen with an open heart, we’ll find ourselves able to handle the conflict more effectively - to calm the waters, so to speak, and resolve our differences in such a manner that everyone is satisfied, and no one ends up as the “winner” or the “loser.”
Lấy thí dụ, tôi có một người bạn Tây Tạng sống ở Ấn Độ, bên cạnh một người hàng xóm có nuôi con chó rất dữ. Nhà ở Ấn Độ có đặc điểm là sân trước có tường rất cao bao bọc, với cửa ra vào thay vì những cánh cổng. Cửa vào nhà bạn tôi rất gần cửa nhà hàng xóm, và mỗi khi bạn tôi bước ra khỏi nhà là con chó hàng xóm cứ nhảy xổ ra khỏi cửa nhà nó, vừa sủa vừa gầm gừ, xù lông, khiến cho bạn tôi rất sợ. Làm như thế dường như chưa đủ, con chó còn có thói quen đẩy cửa vào trong sân nhà bạn tôi, rồi lại sủa, lại gầm gừ, gây rắc rối kinh khủng.
For example, I have a Tibetan friend in India who lived next door to a man who had a bad-tempered dog. In India, unlike in other countries, the walls surrounding the front yard of a house are very tall, with doors instead of gates. The entrances to my friend’s yard and his neighbor’s yard were very close, and every time my friend came out of his door, the dog would tear out of his neighbor’s door, barking, growling, fur bristling - an altogether scary experience for my friend. As if that weren’t bad enough, the dog had also developed a habit of pushing through the door into my friend’s yard, again barking and snarling, making a terrible disturbance.
Bạn tôi suy nghĩ thật lâu tìm cách trừng phạt con chó xấu tính này. Cuối cùng ông nghĩ ra một cách, mở hé cánh cửa và kê một vài món vật nặng phía trên cửa. Khi nào con chó đẩy cửa vào, các món vật nặng ấy hẳn sẽ rơi xuống và dạy cho nó một bài học đau đớn nhớ đời.
My friend spent a long time considering how to punish the dog for its bad behavior. At last he hit on the idea of propping open the door to his front yard just a bit, and loosely piling a few small, heavy objects on top of it. The next time the dog pushed open the door, the objects would fall, teaching him a painful lesson he would never forget.
Một buổi sáng thứ bảy, sau khi dàn xong cái bẫy, bạn tôi ngồi bên cửa sổ phía trước quan sát và chờ đợi con chó vào. Đợi một lúc lâu nhưng con chó không hề vào sân nhà. Sau một hồi, bạn tôi mang kinh nhật tụng ra và bắt đầu tụng kinh, thỉnh thoảng lại rời mắt khỏi trang kinh để liếc nhìn ra sân qua khung cửa sổ. Vẫn không thấy con chó xuất hiện. Sau một lúc, bạn tôi tụng đến một đoạn văn phát nguyện rất cổ xưa, đó là đoạn về Tứ vô lượng tâm, bắt đầu bằng câu:
After setting his trap one Saturday morning, my friend sat by his front window, watching and waiting for the dog to enter the yard. Time passed and the dog never came. After a while my friend set out his daily prayer texts and started chanting, glancing up from his texts every once in a while to look out the window into the yard. Still, the dog failed to appear. At a certain point in his chanting, my friend came to a very ancient prayer of aspiration known as “The Four Immeasurables,” which begins with the following lines:
Nguyện cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc và gieo nhân hạnh phúc,
May all sentient beings have happiness and the causes of happiness.
Nguyện cho tất cả chúng sinh đều thoát khổ đau và không tạo nhân khổ đau.
May all sentient beings be free from suffering and the causes of suffering.
Trong khi tụng câu này, ông chợt nhớ rằng con chó cũng là một chúng sinh, và khi cố ý đặt bẫy, ông sẽ làm cho nó đau đớn, khổ sở. Ông ta nghĩ: “Nếu tụng lời kinh này là ta đang dối trá. Có lẽ ta nên ngừng tụng kinh.”
In the middle of chanting this prayer, it suddenly occurred to him that the dog was a sentient being and that in having deliberately set a trap, he would cause the dog pain and suffering. If I chant this, he thought, I’ll be lying. Maybe I should stop chanting.
Nhưng ông cảm thấy bất ổn vì Tứ vô lượng tâm là đoạn kinh ông vốn tụng hằng ngày. Ông bắt đầu tụng trở lại, hết sức cố gắng phát khởi từ tâm với con chó, nhưng nửa chừng ông lại nghĩ:
But that didn’t feel right, since the Four Immeasurables prayer was part of his daily practice. He started the prayer again, making an earnest effort to develop compassion toward dogs, but halfway through he stopped himself, thinking,
“Không, con chó này dữ quá! Nó làm hại ta nhiều rồi. Ta không muốn cho nó thoát khổ và được hạnh phúc.”
No! That dog is very bad. He causes me a lot of harm. I don’t want him to be free of suffering or to achieve happiness.
Suy nghĩ một lúc về vấn đề này, sau cùng ông cũng tìm được một giải pháp. Ông có thể đổi một vài chữ trong lời kinh, thế là ông tụng tiếp:
He thought about this problem for a while, until a solution finally came to him. He could change one small word of the prayer. And he began to chant:
Nguyện cho một số chúng sinh được hạnh phúc và gieo nhân hạnh phúc,
May SOME sentient beings have happiness and the causes of happiness.
Nguyện cho một số chúng sinh được thoát khổ đau và không tạo nhân khổ đau.
May SOME sentient beings be free from suffering and the causes of suffering.
Ông rất hài lòng với giải pháp của mình. Sau thời kinh và dùng bữa trưa xong, ông quên hẳn chuyện con chó, và quyết định ra ngoài đi một vòng trước khi trời tối. Trong lúc vội vàng, ông quên bẵng việc đã cài bẫy con chó và ngay khi vừa kéo cửa sân, tất cả những món vật nặng trên cánh cửa đều rơi cả xuống đầu ông.
He felt quite happy with his solution. After he’d finished his prayers, eaten his lunch, and forgotten about the dog, he decided to go out for a walk before the day was over. In his haste, he forgot about the trap he’d set, and as soon as he pulled open the door to his yard, all the heavy things he’d piled up on its edge fell on his head.
Có thể nói, đó là một sự đánh thức thô bạo!
It was, to say the least, a rude awakening.
Thế nhưng, sự đau đớn đã làm cho bạn tôi nhận ra được một điều rất quan trọng. Khi loại trừ bất kỳ chúng sinh nào ra khỏi tiềm năng thoát khổ được vui là đồng thời ông cũng đã loại trừ chính mình. Nhận thức rằng mình đã là nạn nhân từ sự thiếu bi mẫn của chính mình, ông quyết định thay đổi chiến lược.
Yet, as a result of his pain, my friend realized something of great importance. By excluding any beings from the possibility of achieving happiness and freedom from suffering, he had also excluded himself. Recognizing that he himself was the victim of his own lack of compassion, he decided to change his tactics.
Hôm sau, trước khi ra ngoài đi dạo buổi sáng, bạn tôi mang theo một mẩu bánh tsampa nhỏ. Đó là một loại bánh làm bằng bột lúa mạch, muối, trà và bơ, mà người Tây Tạng thường dùng để điểm tâm. Khi ông vừa bước ra khỏi cửa, như thường lệ con chó nhảy xổ ra, vừa sủa vừa gầm gừ như mọi khi. Nhưng thay vì nguyền rủa con chó, bạn tôi chỉ vứt cho nó miếng bánh tsampa đã mang theo. Ngạc nhiên tột độ, đang sủa con chó vội ngừng để đớp lấy miếng bánh, và bắt đầu nhai, vừa tiếp tục xù lông và gầm gừ, nhưng không còn hăng hái tấn công vì đã được cho ăn.
The next day, when he went out for his morning walk, my friend carried with him a small piece of tsampa - a kind of dough made of ground barley, salt, tea, and lumps of butter - that Tibetans usually eat for breakfast. As soon as he stepped out his door, the neighbor’s dog came rushing out, barking and snarling as usual; but instead of cursing the dog, my friend simply threw him the piece of the tsampa he was carrying. Completely surprised in mid-bark, the dog caught the tsampa in his mouth and began to chew - still bristling and growling, but distracted from his attack by the offering of food.
Trò chơi nhỏ này lặp lại như thế trong nhiều ngày sau đó. Bạn tôi bước ra khỏi sân nhà, rồi con chó nhảy xổ ra, rồi ngừng sủa nửa chừng để đớp lấy miếng bánh mà bạn tôi ném cho. Sau một vài ngày, bạn tôi để ý rằng tuy vẫn gầm gừ trong lúc ăn miếng bánh tsampa, nhưng con chó đã bắt đầu vẫy đuôi. Sau một tuần lễ thì con chó không còn chồm lên sẵn sàng tấn công bạn tôi nữa, mà chạy ra mừng bạn tôi, sung sướng chờ được ăn bánh. Cuối cùng, người và vật đã thân thiết với nhau đến nỗi con chó thường lon ton lặng im chạy qua sân nhà bạn tôi và ngồi bên cạnh ông phơi nắng trong lúc ông tụng kinh hằng ngày. Bây giờ ông đã hài lòng vì có thể cầu nguyện cho hạnh phúc và sự giải thoát của tất cả chúng sinh.
This little game continued over the next several days. My friend would step out of his yard, the dog would come running out, and in mid-bark would catch the bit of tsampa my friend threw him. After a few days my friend noticed that even though it kept growling while chewing on the tsampa, the dog had started to wag its tail. By the end of a week, the dog was no longer bounding out ready to attack, but instead ran out to greet my friend, happily expecting a treat. Eventually the relationship between the two developed to the point where the dog would come trotting quietly into my friend’s yard to sit with him in the sun, while he recited his daily prayers - quite contentedly now able to pray for the happiness and freedom of all sentient beings.
Một khi ta nhận thức rằng tất cả chúng sinh - con người, thú vật, thậm chí cả côn trùng - cũng đều giống như ta, với động lực cơ bản là muốn được an ổn và tránh khỏi khổ đau, thì khi có ai làm hay nói điều gì trái ý, ta sẽ có một hiểu biết nền tảng để suy nghĩ rằng: “À, người này (hay con vật này... ) đã làm như thế bởi vì họ cũng giống như ta, cũng muốn được hạnh phúc, không muốn khổ đau. Đó là mục đích chính của họ. Họ không chủ ý muốn làm hại ta, họ chỉ làm điều mà họ nghĩ là cần thiết phải làm [để được hạnh phúc].”
Once we recognize that other sentient beings - people, animals, and even insects - are just like us, that their basic motivation is to experience peace and to avoid suffering, then, when someone acts in some way or says something that is against our wishes, we’re able to have some basis for understanding: “Oh, well, this person (or whatever) is coming from this position because, just like me, they want to be happy and they want to avoid suffering. That’s their basic purpose. They’re not out to get me; they’re only doing what they think they need to do.”
Lòng bi mẫn là trí tuệ tự nhiên của trái tim. Lòng bi mẫn luôn sẵn có trong ta, đã từng như thế và cũng sẽ mãi mãi như thế. Khi lòng bi mẫn bừng dậy trong ta, ta sẽ hoàn toàn nhận hiểu được mình thực sự mạnh mẽ và an ổn biết bao!
Compassion is the spontaneous wisdom of the heart. It’s always with us. It always has been, and always will be. When it arises in us, we’ve simply learned to see how strong and safe we really are.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.140.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...