Từ bỏ khát vọng! Dứt sạch tham ái!
Turn your back on longing! Root out attachment!
Jamgon Kongtrul
Liễu nghĩa cự
(The Torch of Certainty)
Judith Hanson dịch sang Anh ngữ
- JAMGON KONGTRUL Tire Torch of Certainty, translated by Judith Hanson
Xưa thật là xưa, ở Ấn Độ có một người gần suốt đời làm việc chăn bò cho một ông chủ. Cuối cùng, khoảng năm 60 tuổi, ông tự xét: “Công việc này thật đáng chán. Ngày nào cũng vậy không thay đổi: lùa bò ra đồng, canh cho chúng ăn cỏ, rồi lùa chúng về nhà. Ta học được gì từ công việc này?” Sau một thời gian suy nghĩ về vấn đề, ông quyết định nghỉ việc và học thiền quán để ít nhất cũng tự giải thoát mình ra khỏi vòng luân hồi đơn điệu này.
Long ago in India, there was a cowherd who’d spent most of his life looking after his master’s cows. Finally, at the age of sixty or so, he realized, “This is a boring job. Every day it’s the same thing. Bring the cows out to pasture, watch them graze, and bring them back home. What am I supposed to learn from this?” After thinking about the matter for a while, he decided he would give up his job and learn how to meditate, so he could at least free himself from the monotony of samsara.
Nghỉ việc rồi, ông tìm lên núi. Ngày nọ, ông gặp một vị Đại thành tựu giả ngồi trong hang động. Nhìn thấy ngài, người chăn bò rất vui mừng và đến gần hỏi ngài nên làm thế nào để học thiền. Vị Đại thành tựu giả nhận lời dạy cho ông những giáo pháp căn bản để thiền quán niệm tư tưởng. Lãnh nhận giáo pháp này xong, người chăn bò đến một hang động gần đó và bắt đầu tu tập.
After giving up his job, he traveled to the mountains. One day he saw a cave, in which sat a mahasiddha. Upon seeing the mahasiddha, the cowherd felt very happy, and approached him for advice on how to meditate. The master agreed and gave the cowherd basic instructions on how to meditate using thoughts as a support. After receiving the instructions, the cowherd settled in a nearby cave and set himself to practice.
Cũng như hầu hết chúng ta, ngay từ đầu ông đã gặp khó khăn. Trong suốt bao nhiêu năm chăn bò, ông đã rất yêu mến đàn bò của mình, và khi ông bắt đầu thực hành thiền quán theo lời dạy của vị Đại thành tựu giả, những ý nghĩ và hình ảnh duy nhất xuất hiện trong tâm trí ông chính là đàn bò mà ông đã chăm sóc. Tuy ông cố gắng ngăn chặn những tư tưởng ấy, nhưng đàn bò vẫn tiếp tục hiện ra; và ông càng nỗ lực thì hình ảnh chúng lại càng rõ rệt hơn.
Like most of us, he ran into problems right away. During all his years as a cowherd, he’d become very fond of his cows, and when he tried to practice what the mahasiddha had taught him, the only thoughts and images that appeared in his mind were of the cows he’d taken care of. Though he tried hard to block the thoughts, the cows kept appearing; and the harder he tried, the more clearly they appeared.
Cuối cùng, kiệt lực, ông tìm đến thầy và nói về việc ông gặp quá nhiều khó khăn khi tu tập theo lời ngài dạy. Khi vị Đại thành tựu giả hỏi ông xem những khó khăn đó là gì, ông liền trình bày.
Finally, exhausted, he went to the master and told him he was having terrible trouble carrying out his instructions. When the mahasiddha asked him what the problem was, the cowherd explained his difficulty.
Vị thầy nói: Điều đó không thực sự khó đâu. Ta có thể dạy ông một phương pháp khác. Đó là phương pháp thiền quán bò.
“That’s not really a problem,” the master told him. “I can teach you another method. It’s called cow meditation.”
Người chăn bò vô cùng ngạc nhiên, hỏi lại:
- Thế là sao ạ?
“What?” the cowherd asked, very surprised.
Vị Đại Thành tựu giả đáp lại:
- Ta nói nghiêm túc đấy. Ông không phải làm gì khác hơn là quan sát hình ảnh những con bò mà ông thấy. Quan sát chúng khi ông lùa chúng ra đồng, khi chúng gặm cỏ và khi ông lùa chúng về nông trại. Bất kỳ những tư tưởng nào về đàn bò hiện ra, ông chỉ việc quan sát chúng.
“I’m serious,” the mahasiddha replied. “All you need to do is watch the images of the cows you see. Watch them as you lead them out to the pasture, as they graze, as you lead them back home to the farm. Whatever thoughts about cows appear to you, just watch them.”
Thế là người chăn bò trở về hang động và ngồi xuống thiền tập theo những chỉ dẫn mới. Vì không còn cố gắng ngăn chặn các tư tưởng [về đàn bò] nên lần này ông thực hành thiền quán rất dễ dàng. Ông bắt đầu cảm thấy rất an bình và hạnh phúc. Ông không còn nhớ nhung đàn bò nữa. Tâm ông trở nên tĩnh lặng hơn, quân bình hơn và nhu nhuyễn hơn.
So the cowherd returned to his cave and sat down to practice with this new set of instructions. Because he wasn’t trying to block his thoughts, this time his meditation proceeded very easily He began to feel very peaceful and happy. He didn’t miss his cows. And his mind grew calmer, more balanced, and more pliable.
Sau một thời gian, ông trở lại gặp vị Đại thành tựu giả:
- Bạch thầy, con đã học xong phương pháp thiền quán bò. Bây giờ con phải làm gì tiếp theo?
After a while he went back to the mahasiddha and said, “Okay, now I’ve completed cow meditation. What do I do next?”
Vị thầy đáp:
- Tốt lắm. Bây giờ ông đã học được cách tĩnh tâm, ta sẽ dạy ông cấp độ thứ hai của phương pháp thiền quán bò. Ông phải làm thế này: quán chính thân ông là con bò.
The master replied, “Very good. Now that you’ve learned to calm your mind, I’ll teach you the second level of cow meditation. Here are the instructions: Meditate on your own body as a cow.”
Thế là người chăn bò trở về hang động và bắt đầu hành trì theo lời thầy dạy, quán niệm rằng:
- À! Bây giờ ta là con bò. Ta có sừng và móng, ta kêu lên như bò, ta gặm cỏ...
Ông tiếp tục tu tập và thấy tâm càng an tĩnh và hạnh phúc hơn trước. Khi thấy mình đã nắm vững phương pháp này, ông trở lại gặp thầy và hỏi có cấp thứ ba cho pháp tu này không.
So the cowherd went back to his cave and began practicing as instructed, thinking, Okay, now I’m a cow. I have horns and hooves, I make the sound moo, I eat grass... As he kept on with this practice, he found that his mind became even more peaceful and happy than before. When he felt he’d mastered this practice, he returned to the master and asked if there was a third level of instruction.
Vị Đại thành tựu giả chậm rãi đáp:
- Có đấy. Cấp thứ ba của pháp thiền quán bò là phải tập trung vào tư tưởng mình có sừng.
“Yes,” the mahasiddha replied slowly. “For the third level of cow meditation, you have to focus on having horns.”
Vậy là, một lần nữa, người chăn bò trở về hang động để thực hành lời thầy dạy, chỉ tập trung vào tư tưởng là đầu mình có sừng. Ông tập trung vào kích thước của cặp sừng, vị trí và màu sắc, và cả cảm giác về sức nặng của chúng ở hai bên đầu của mình. Sau một vài tháng tu tập theo cách này, một sáng nọ ông thức dậy và ra ngoài đi vệ sinh. Nhưng lúc muốn ra khỏi hang, ông cảm giác có cái gì húc vào tường ở hai bên cửa động khiến ông bị vướng và không thể bước ra. Ông đưa tay lên xem vật chướng ngại ấy là gì và ngạc nhiên phát hiện rằng có một cặp sừng dài đã mọc ở hai bên đầu của mình.
So, once again, the cowherd returned to his cave to carry out his teacher’s instructions, focusing only on the thought of having horns. He concentrated on the size of the horns, their placement, their color, the feeling of their weight on either side of his head. After a few months of practicing this way, he got up one morning and started to go outside to relieve himself. But as he tried to leave his cave, he felt something butting up against the sides of the cave’s walls, making it impossible for him to get out. He reached up to figure out what the obstacle was, and found to his surprise that two very long horns had sprouted from the sides of his head.
Ông phải xoay nghiêng người mới ra được khỏi động và sợ hãi chạy đến gặp thầy. Đến nơi, ông hét lên:
Turning his body sideways, he finally managed to get out of the cave, and ran, terrified, to his teacher.
- Thầy nhìn xem này! Thầy dạy con pháp thiền quán bò, và bây giờ con đã mọc sừng! Kinh khủng quá! Thật là một cơn ác mộng!
“Look what happened!” he shouted. “You gave me this cow meditation, and now I’ve grown horns! This is horrible! It’s like a nightmare!”
Vị Đại thành tựu giả vui vẻ cười lớn và kêu lên:
- Không, trái lại đó là một điều tuyệt vời! Ông đã thông thạo cấp thứ ba của pháp thiền quán bò rồi! Bây giờ ông phải tu tập cấp thứ tư. Ông phải nghĩ rằng ông không phải là bò và ông không có sừng.
The mahasiddha laughed happily. “No, it’s wonderful!” he exclaimed. “You’ve mastered the third level of cow meditation! Now you have to practice the fourth level. You have to think, ‘Now I’m not a cow and I don’t have horns.’”
Người chăn bò vâng lời trở về hang động để hành trì cấp độ thứ tư của pháp thiền quán bò. Ông quán niệm: “Bây giờ ta không có sừng, bây giờ ta không có sừng, bây giờ ta không có sừng...”
Sau một vài ngày tu tập như thế, một sáng thức dậy ông phát hiện mình có thể ra khỏi hang động không chút khó khăn. Cặp sừng đã biến mất!
Dutifully, the cowherd went back to his cave and practiced the fourth level of cow meditation, thinking, Now I don’t have horns, now I don’t have horns, now I don’t have horns... After a few days of practicing in this way, he woke up one morning and discovered that he could walk outside his cave without any difficulty at all. The horns had disappeared.
Ngạc nhiên, ông chạy đến gặp thầy báo rằng:
- Thầy nhìn đây này, con không còn sừng nữa. Làm sao có thể xảy ra việc như thế này? Khi con nghĩ mình có sừng thì sừng mọc ra, khi con nghĩ mình không có sừng thì chúng biến mất. Tại sao thế?
Surprised, he ran to the master, announcing, “Look, I don’t have horns anymore! How does this happen? When I thought I had horns, they appeared. When I thought I didn’t have horns, they disappeared. Why?”
Vị Đại thành tựu giả trả lời:
- Cặp sừng hiện ra và biến mất là do cách ông tập trung tâm ý. Tâm có uy lực vô cùng. Nó có thể làm cho mọi kinh nghiệm có vẻ như rất thật, và cũng có thể làm cho chúng có vẻ như không thật.
The mahasiddha replied, “The horns came and went because of the way you focused your mind. The mind is very powerful. It can make experiences seem very real, and it can make them appear unreal.”
- Thế à? Người chăn bò ngạc nhiên.
Vị thầy tiếp tục giảng giải:
- Cặp sừng không phải là vật duy nhất có thể xuất hiện và biến mất tùy theo cách tập trung tâm ý. Tất cả mọi sự cũng đều như vậy: thân thể ông, người khác, toàn bộ thế giới... Bản chất của những thứ ấy đều là không tịch. Không có gì thực sự tồn tại ngoài sự nhận biết của tâm ông. Thấy biết được như vậy là chánh kiến. Trước hết ông phải an định tâm, sau đó học cách để thấy biết sự vật một cách sáng rõ. Đây là cấp độ thứ năm của pháp thiền quán bò: học cách quân bình cả sự an định tâm và chánh kiến.
The master went on to explain, “Horns aren’t the only things that appear and disappear according to the focus of your mind. Everything is like that. Your body, other people - the whole world. Their nature is emptiness. Nothing truly exists except in your mind’s perception. Recognizing that is true vision. First you need to calm your mind, and then you learn how to see things clearly. This is the fifth level of cow meditation, learning to balance both tranquillity and true vision.”
Người chăn bò lại một lần nữa trở về hang và thiền tập với sự an định và chánh kiến. Vài năm sau, chính ông đã trở thành một vị Đại thành tựu giả, tâm thức ông đạt được sự an tĩnh và giải thoát khỏi sự đau khổ của luân hồi.
The cowherd returned once more to his cave, meditating with tranquillity and true vision. After a few years he became a mahasiddha himself, his mind having become calm and free from the circle of samsaric suffering.
Thế giới ngày nay chẳng còn được bao nhiêu người chăn bò nữa, có lẽ nếu còn thì thế giới sẽ an bình hơn. Tuy nhiên, nếu dám thì bạn cũng có thể tu tập như lão chăn bò kia, nhưng dùng một đối tượng khác, như một chiếc xe hơi chẳng hạn. Sau một vài năm thiền quán xe hơi, bạn có thể trở thành một vị đại sư như lão chăn bò. Tất nhiên là bạn phải bằng lòng tu tập một vài năm để mọc ra đèn xe, cửa xe, dây an toàn và có lẽ cả thùng xe nữa, rồi học làm cho chúng biến mất. Và trong thời gian tu tập, bạn có thể gặp khó khăn lúc vào và ra khỏi thang máy của công ty, và những đồng nghiệp của bạn sẽ thấy hơi lạ lùng khi bạn trả lời những câu hỏi của họ bằng tiếng còi xe thay vì lời nói.
There aren’t many cowherds in the world anymore, though maybe it would be a more peaceful place if there were. Still, if you dare, you could practice like the old cowherd, but using a different object - like a car. After a few years of car meditation, you could end up a great master like the old cowherd. Of course, you’d have to be willing to spend a few years growing headlights, doors, seat belts, and maybe a trunk - and then learning how to make them disappear. And while you’re practicing, you might find it hard to get in and out of your office elevator, and your coworkers might think it a little strange if you answered their questions with a honk instead of words.
Tất nhiên, tôi chỉ nói đùa thôi. Có nhiều cách tu tập với tư tưởng, dễ dàng hơn là học mọc sừng bò hay mọc bóng đèn sau xe.
I’m joking, of course. There are much easier ways of working with your thoughts than learning how to sprout cow horns or taillights.
DÙNG TƯ TƯỞNG LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
Khi tư tưởng phát sinh, thay vì thấy chúng là vọng tưởng, hãy nhận biết chúng vốn không tịch và để yên chúng trong
trạng thái tự nhiên của chúng.
When thoughts arise, instead of regarding them as faults, recognize them, to be empty and leave them just as they are.
Ngài Gotsangpa
Vô thượng tục
(The Highest Continuum)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- GOTSANGPA, The Highest Continuum, translated by Elizabeth M. Callahan
Ngay cả sau khi đã làm hòa với 5 giác quan và học cách vận dụng những thông tin nhận được từ giác quan để làm đối tượng thiền quán, có thể bạn vẫn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc đối phó với “con khỉ điên”, cái ý thức thích nhảy nhót lung tung, gây lẫn lộn, nghi ngờ và hoang mang. Cho dù bạn đã biết cách trụ tâm trong sự tỉnh giác đơn thuần qua các giác quan, cái ý thức khỉ điên vẫn sẽ luôn tìm những phương cách mới để quấy rối sự an tĩnh, trong sáng và rộng mở mà bạn đã đạt được, bằng cách đưa ra một lối suy diễn khác biệt và rắc rối hơn về các sự việc - một loại hoạt động tâm lý như một con khỉ liệng gối lung tung và chụp trái cây trên bàn thờ ăn. Dầu khó trị như thế, sự quấy rối của con khỉ điên ý thức không phải là một điều “xấu xa”. Đó chỉ là những mô thức thần kinh được xác lập lâu đời đang tìm cách củng cố bản thân chúng. Về bản chất, con khỉ điên ý thức vốn chỉ là một phản ứng thần kinh được lập trình sẵn khi sự sống còn của ta bị đe dọa. Thay vì nổi giận, hãy cộng tác với nó. Và tại sao không khởi lòng biết ơn đối với những hoạt động của nó vì đã giúp ta sống còn? Tuy nhiên, một khi đã học biết cách tận dụng các giác quan, bạn cần phải đối mặt với chính “con khỉ điên ý thức”, sử dụng những tư tưởng và cảm xúc do nó tạo ra như những trợ duyên để an định tâm thức. Và một khi bạn bắt đầu giải quyết được với những tư tưởng và cảm xúc ấy, bạn sẽ bắt đầu phát hiện toàn bộ một chiều kích mới của sự giải thoát ra khỏi những mô thức cố cựu đặt nền tảng trên sự sống còn. Bạn sẽ bắt đầu tiến trình bằng cách đặt nghi vấn: liệu hết thảy những tư tưởng mà ta suy nghĩ, hết thảy những cảm giác mà ta cảm nhận, có phải là sự thật hay chỉ là một thói quen?
Even after you make friends with your five senses and learn to use sensory input as a support for meditation, you may find some difficulty in dealing with the “crazy monkey,” the mental consciousness that enjoys leaping around, creating confusion, doubt, and uncertainty. Even if you learn to rest in simple sensory awareness, the crazy monkey mind will always be looking for new ways to interrupt whatever calmness, clarity, and openness you’ve achieved by offering a different and disturbing interpretation of events - a kind of psychological equivalent of throwing cushions around and gobbling up altar offerings. Difficult as it might be to deal with, the crazy monkey’s interference is not a “bad” thing; it’s simply a matter of entrenched neuronal patterns seeking to reassert themselves. The crazy monkey is essentially a neurologically programmed response to threats to human survival. Instead of getting angry, work with it. Why not generate a sense of gratitude toward its activity in helping us to survive? Once you’ve learned to work with your senses, however, you need to deal with the crazy monkey itself, using the thoughts and emotions it generates as supports for calming the mind. And once you begin to work with these thoughts and emotions, you’ll begin to discover a whole new dimension of freedom from ancient, survival-based patterns. You begin the process by questioning whether every thought you think, every feeling you feel, is a fact or a habit.
Thông thường thì những bài học đầu tiên của chúng ta trong cuộc đời thường là những bài học quan trọng nhất. “Nhìn hai bên trước khi băng qua đường.” “Đừng nhận bánh kẹo từ người lạ.” “Đừng chơi với que diêm.”... Cha mẹ thường lặp đi lặp lại không ngừng những câu như thế, và điều này là hoàn toàn hợp lý. Ấy thế mà, cho dù những bài học thời thơ ấu ấy thực sự quan trọng, nhưng dường như ta vẫn luôn quên chúng đi. Bản chất tự nhiên của con người là chấp nhận mạo hiểm. Và đó là phương cách để chúng ta học hỏi. Nhưng một số bài học có thể nguy hiểm chết người, một số khác có thể gây khổ đau triền miên. Vì vậy, dầu đã trưởng thành ta vẫn phải lặp lại những bài học lúc còn bé, và trao truyền chúng cho con cháu ta. Có những bài học rất đáng được nhắc lại.
It’s often the case that the first lessons we learn in life are the most important ones. “Look both ways before crossing the street.” “Don’t take candy from a stranger.” “Don’t play with matches.” Children hear these things from their parents again and again, for good reason; and yet, as important as these childhood lessons are, we always seem to forget them. Human beings, by nature, take risks. That’s how we learn. But some lessons can be deadly, while others can cause lasting pain. That’s why, even as adults, we have to repeat the lessons we learned as children, and pass them on to our own children. Certain lessons just bear repeating.
Vì thế, xin quý vị hãy tha thứ cho tôi nếu tôi nhắc lại một số điều tôi đã học từ những buổi đầu tu tập chính thức. Suy nghĩ là một hoạt động tự nhiên của tâm thức. Thiền quán không có mục đích ngăn chặn tư tưởng. Thiền quán chỉ là một quá trình an trụ tâm trong trạng thái tự nhiên của nó, vốn là rộng mở đón nhận và tự nhiên nhận biết tất cả những niệm tưởng, cảm xúc và cảm thọ khi chúng sinh khởi. Tâm thức giống như một dòng sông, và cũng như đối với một dòng sông, chẳng lý do gì mà ta phải cố tìm cách ngăn chặn dòng chảy của nó. Điều này cũng vô ích như thể bạn cố ngăn không cho trái tim mình đập hay không cho buồng phổi mình thở.
So please forgive me if I reiterate something I learned early on in my formal training. Thinking is the natural activity of the mind. Meditation is not about stopping your thoughts. Meditation is simply a process of resting the mind in its natural state, which is open to and naturally aware of thoughts, emotions, and sensations as they occur. The mind is like a river, and, as with a river, there’s no point in trying to stop its flow. You may as well try to stop your heart from beating or your lungs from breathing. What purpose would that serve?
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải làm nô lệ cho bất cứ những gì do tâm thức bạn tạo ra. Khi bạn chưa hiểu được bản chất và nguồn gốc những niệm tưởng của mình, chúng sẽ luôn sai sử bạn. Khi đức Phật nhận biết được bản thể của tâm, Ngài đã đảo ngược tiến trình này. Ngài đã dạy cho chúng ta cách làm chủ những tư tưởng của mình thay vì để chúng sai sử.
But that doesn’t mean you have to be a slave to whatever your mind produces. When you don’t understand the nature and origin of your thoughts, your thoughts use you. When the Buddha recognized the nature of his mind, he reversed the process. He showed us how we can use our thoughts instead of being used by them.
Lần đầu tiên khi bắt đầu được chính thức theo học với cha tôi, tôi đã rất căng thẳng. Tôi đoán chắc rằng ngài đã thấy tâm thức tôi náo động như thế nào và có biết bao niệm tưởng điên cuồng cứ nhảy vụt vào đấy trong từng giây một, và chắc ngài sẽ đuổi tôi ra khỏi lớp vì tôi không xứng đáng theo học. Những điều tôi nghĩ chỉ đúng về một mặt. Ngài quả thật đã thấy được tâm thức tôi cuồng động như thế nào. Nhưng tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng tôi không xứng đáng để học thiền.
When I first started training formally with my father, I was very nervous. I thought for sure he’d see how active my mind was and how many crazy thoughts leaped through it every second, and that he’d send me away because I wasn’t a good candidate for learning. In one way, I was right. He did see how crazy my mind was. But I was wrong in thinking I was a bad candidate for meditation.
Ngài đã dạy tôi và những đệ tử khác rằng, bất luận có bao nhiêu niệm tưởng đi qua đầu ta trong khi thiền tập cũng đều tốt cả. Nếu bạn có 100 tư tưởng đi qua đầu trong một phút, thì bạn có 100 trợ duyên cho buổi thiền tập. Ngài thường nói:
- Các con thật may mắn. Nếu con khỉ điên trong đầu các con đang nhảy nhót lung tung thì đó là một điều tuyệt vời. Chỉ cần quan sát con khỉ đang nhảy nhót mà thôi. Mỗi cú nhảy của nó, hay mỗi tư tưởng, mỗi vọng niệm, cũng như mọi đối tượng của các giác quan, đều là trợ duyên cho việc thiền tập. Nếu các con thấy mình đang vật lộn với vọng tưởng, các con có thể dùng mọi vọng tưởng làm đối tượng cho thiền quán. Như vậy, chúng sẽ thôi không còn là vọng tưởng và sẽ trở thành những trợ duyên cho sự thiền tập của các con.
What he told me, along with his other students, was that no matter how many thoughts pass through your mind while you’re meditating, it’s okay. If a hundred thoughts pass through your mind in the space of a minute, you have a hundred supports for meditation. “How lucky you are!” he used to say. “If the crazy monkey inside your head is jumping all over the place, that’s wonderful! Just watch the crazy monkey jumping around. Every jump, every thought, every distraction, like every sensory object, is a support for meditation. If you find yourself struggling with a lot of distractions, you can use every distraction as an object of meditation. Then they cease to be distractions and become supports for your meditation practice.”
Nhưng ngài cũng cảnh giác chúng ta không được bám lấy mỗi niệm tưởng khi chúng sinh khởi. Bất cứ niệm tưởng nào đi ngang qua tâm thức, chúng ta chỉ nên theo dõi nó đến rồi đi một cách nhẹ nhàng, không chấp thủ, theo cách chúng ta đã thực tập nhẹ nhàng đặt sự chú ý của mình lên các hình tướng, âm thanh và hương vị.
But he also warned us not to try to hold on to each thought as it arises. Whatever passes through the mind, we should just watch it come and go, lightly and without attachment, the way we’d practiced gently resting our attention on forms, sounds, or smells.
Việc quán tư tưởng có phần giống như chạy vội đến đón xe buýt. Ngay khi bạn vừa chạy đến trạm thì xe vừa chạy mất, thế là bạn phải đợi chuyến sau. Cũng vậy, thường luôn có một khoảng trống giữa các niệm tưởng, có thể là chỉ một thoáng ngắn ngủi thôi, nhưng thật có đó. Khoảng trống đó là kinh nghiệm sự rộng mở hoàn toàn của tâm bản nhiên. Thế rồi một niệm tưởng khác vụt hiện ra, và khi nó mất đi lại có một khoảng trống khác. Lại một niệm tưởng khác đến và đi, theo sau bởi một khoảng trống khác nữa...
Watching thoughts is a bit like running to catch a bus. Just as you reach the bus stop, the bus is pulling away, so you have to wait for the next bus to come. In the same way, there’s often a gap between thoughts - maybe it lasts for just a split second, but still, there’s a gap. That gap is the experience of the complete openness of natural mind. Then another thought pops up, and when it disappears, there’s another gap. Then another thought comes and goes, followed by another gap.
Quá trình quán tư tưởng cứ như thế mà tiếp tục: một niệm tưởng, rồi một khoảng trống, rồi một niệm tưởng, rồi lại một khoảng trống... Nếu bạn kiên trì thực tập như thế, dần dần các khoảng trống sẽ kéo dài ra, và kinh nghiệm an trụ tâm trong trạng thái tự nhiên của nó sẽ trở nên trực tiếp hơn. Do đó, có hai trạng thái tâm thức cơ bản, một là có niệm tưởng và hai là không có niệm tưởng. Cả hai đều là đối tượng cho việc thiền quán.
The process of observing your thoughts goes on and on in this way: thoughts followed by gaps, followed by thoughts, followed by gaps. If you continue this practice, very gradually the gaps become longer and longer, and your experience of resting the mind as it is becomes more direct. So there are two basic states of mind - with thought and without thought - and both are supports for meditation.
Ban đầu, sự chú tâm vào niệm tưởng luôn luôn dao động. Không hề gì. Nếu bắt gặp tâm đang tản mạn, chỉ cần nhận biết là tâm đang tản mạn. Ngay cả những mơ mộng cũng có thể là trợ duyên cho thiền quán, nếu bạn để cho sự nhận biết của mình nhẹ nhàng bao trùm chúng.
In the beginning, attention to thoughts always wavers. That’s fine. If you find your mind wandering, just allow yourself to be aware of your mind wandering. Even daydreams can become the support for meditation if you allow your awareness to gently permeate them.
Và khi bạn đột nhiên nhớ lại “Ủa, mình đang phải quan sát tư tưởng kia mà, mình đang phải tập trung trên hình dáng, mình đang phải lắng nghe âm thanh, mình đang phải quán niệm tưởng mà... ”, chỉ cần hướng sự chú tâm của bạn về đối tượng đang thực tập. Có một bí mật rất lớn về những cái “ủa” của sự “giật mình” như thế: Chúng thực sự chính là những kinh nghiệm chớp nhoáng thuộc bản thể tự nhiên của bạn.
And when you suddenly remember, Oops, I was supposed to be watching my thoughts, I was supposed to be focusing on form, I was supposed to be listening to sounds, I was supposed to be watching my thoughts, just bring your attention back to whatever it was you were supposed to attend to. The great secret about these “Oops” moments is that they’re actually split-second experiences of your fundamental nature.
Giá như nắm giữ được mỗi cái “ủa” mà bạn trải qua thì hay biết mấy. Nhưng bạn không thể làm như thế. Nếu bạn vẫn cố làm thì chúng sẽ cứng nhắc thành những khái niệm: ý niệm về cái “ủa” đó phải có nghĩa là gì. Tin vui ở đây là, bạn càng thực tập thì càng có khả năng trải nghiệm nhiều hơn những cái “ủa” như thế. Và dần dần những tiếng “ủa” đó sẽ bắt đầu tích lũy, cho đến một ngày kia chúng sẽ trở thành một trạng thái tự nhiên của tâm thức, một sự giải thoát ra khỏi các mô thức theo thói quen của những chuyện gẫu giữa các nơ-ron, giúp bạn có thể nhìn vào bất kỳ niệm tưởng, bất kỳ cảm giác và bất kỳ hoàn cảnh nào, một cách hoàn toàn tự do, hoàn toàn khai mở.
It would be nice to hang on to every “Oops” you experience. But you can’t. If you try, they harden into concepts - ideas about what “Oops” is supposed to mean. The good news is that the more you practice, the more “Oopses” you’re likely to experience. And gradually these “Oopses” start to accumulate, until one day “Oops” becomes a natural state of mind, a release from habitual patterns of neuronal gossip that allows you to look at any thought, any feeling, and any situation with total freedom and openness.
Những cái “ủa” thật là tuyệt vời!
“Oops” is a wonderful thing.
Vậy thì bây giờ hãy cố gắng thực tập “ủa” bằng cách hướng sự chú ý của mình vào các tư tưởng như là những trợ duyên cho thiền tập. Giống như mọi pháp thiền khác, điều quan trọng là hãy bắt đầu bằng cách để tâm buông thư một lát trong sự tỉnh giác không đối tượng, rồi bắt đầu quan sát các tư tưởng. Đừng cố thực tập quá lâu. Hãy dành cho mình khoảng vài ba phút thôi.
So now, try to practice “Oopsing” by bringing attention to your thoughts as supports for meditation. Just as in every other practice, it’s important to start by just allowing your mind to rest in objectless awareness for a few moments, and then start watching your thoughts. Don’t try to practice for very long. Give yourself a few minutes.
Trước tiên, buông thư tâm trong một phút…
First, just rest your mind for a minute. . . .
Rồi để tâm nhận biết các tư tưởng trong chừng hai phút…
Then let your mind become aware of your thoughts for maybe two minutes. . . .
Và sau đó lại buông thư tâm trong khoảng một phút…
And rest your mind again for a minute. . . .
Khi đã thực hành xong, hãy tự hỏi bạn đã trải qua những gì. Bạn có nhiều cái “ủa” như đã nói không? Bạn có thấy rõ ràng những tư tưởng của mình không? Hay là chúng mờ mờ ảo ảo, không rõ nét? Hay chúng hoàn toàn biến mất ngay khi bạn cố quan sát chúng?
When you’re done, ask yourself what the experience was like for you. Did you have a lot of “Oopses”? Were you able to see your thoughts very clearly? Or were they hazy and indistinct? Or did they just vanish into thin air as soon as you tried to look at them?
Khi tôi dạy phương pháp thiền quán này cho công chúng và sau đó đặt câu hỏi về kinh nghiệm của họ, tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Một số người bảo rằng khi họ cố quan sát các tư tưởng của mình, các tư tưởng này bỗng trở nên rất khó nhận biết. Chúng lập tức lặn mất và không trồi lên một cách rõ rệt. Một số người khác lại nói rằng các tư tưởng của họ trở nên rõ rệt và kiên cố, hiện ra trong đầu như những dòng chữ và họ có thể nhìn ngắm chúng đến và đi mà không nắm bắt, cũng không bị phiền nhiễu.
When I teach this practice in public lectures, and afterward ask people about their experience, I get a lot of different answers. Some people say that when they try to watch their thoughts, the thoughts themselves become kind of sneaky. They vanish instantly or don’t arise very clearly. Others say that their thoughts become very solid and clear, appearing in their minds as words, and they’re able to watch thoughts come and go without much attachment or disturbance.
Bây giờ, tôi sẽ hé mở cho các bạn một bí mật lớn: Không có bí mật nào cả! Cả hai đối cực mà những người nói trên mô tả - và bất cứ điều gì ở giữa hai đối cực đó - đều là những kinh nghiệm thiền quán. Nếu bạn e sợ các tư tưởng, đó là bạn đã cho chúng quyền kiểm soát bạn, vì [bạn sẽ thấy như] chúng có vẻ kiên cố quá, thật có quá. Bạn càng e sợ, chúng càng có vẻ như mạnh mẽ hơn. Nhưng khi bạn bắt đầu quan sát chúng, sức mạnh mà bạn đã trao cho chúng sẽ yếu ớt đi. Điều này có thể xảy ra theo hai cách.
Now I’m going to let you in on a big secret: There is no secret! Both extremes that people describe - and anything in between - are experiences of meditation. If you’re afraid of your thoughts, you’re giving them power over you, because they seem so solid and real, so true. And the more afraid of them you are, the more powerful they appear to be. But when you start to observe your thoughts, the power you give to them begins to fade. This can happen in one of two ways.
Đôi khi, như đã nói ở trước, nếu bạn quan sát kỹ các tư tưởng, bạn sẽ bắt đầu nhận ra là chúng sinh khởi và mất đi rất nhanh chóng, với một khoảng trống giữa hai tư tưởng nối tiếp nhau. Ban đầu, khoảng trống đó có thể không dài lắm, nhưng với sự tu tập, chúng sẽ ngày càng kéo dài hơn và tâm thức bạn bắt đầu trụ một cách an bình hơn, rộng mở hơn trong thiền quán không đối tượng.
Sometimes, as mentioned earlier, if you watch your thoughts closely, you’ll start to notice that they appear and disappear quite quickly, leaving little gaps between them. At first the gap between one thought and the next may not be very long; but with practice the gaps grow longer and your mind begins to rest more peacefully and openly in objectless meditation.
Có những lúc khác, việc thực tập quán tư tưởng đơn giản trở nên giống như xem TV hay xem chiếu bóng. Trên màn ảnh có rất nhiều điều đang diễn ra, nhưng thực sự bạn không ở trên màn ảnh đó, phải không? Có một khoảng cách nhỏ giữa bản thân bạn và những gì bạn đang xem. Khi bạn thực tập quan sát tư tưởng, bạn có thể trải nghiệm cùng một khoảng cách giống như thế giữa bản thân bạn và các tư tưởng của bạn. Bạn không thực sự tạo ra khoảng cách ấy, vì nó vốn luôn luôn hiện diện; bạn chỉ để mình nhận biết nó, thế thôi. Và thông qua sự tỉnh giác về khoảng cách ấy, bạn có thể thực sự bắt đầu việc quán tư tưởng của mình một cách thích thú, ngay cả khi chúng là đáng sợ, mà không chìm đắm trong ấy hoặc bị chúng chế ngự. Cứ để những tư tưởng dàn ra theo cách của chúng, giống như người lớn nhìn trẻ con chơi đùa - xây lâu đài cát, đánh trận giả bằng lính nhựa hay chơi những trò khác. Trẻ con đặt hết tâm ý vào những trò chơi của mình, nhưng người lớn chỉ quan sát và bật cười một một cách trìu mến trước vẻ nghiêm túc của chúng.
At other times, the simple practice of observing thoughts becomes something like watching TV or a movie. On the TV or movie screen, lots of things may be going on, but you are not actually in the movie or on the TV screen, are you? There’s a little bit of space between yourself and whatever you’re watching. When you practice observing your thoughts, you can actually experience that same sort of little bit of space between yourself and your thoughts. You’re not really creating this space, because it was always there; you’re merely allowing yourself to notice it. And through becoming aware of this space you can actually begin to enjoy watching your thoughts - even if they’re scary - without being immersed in or controlled by them. Just let the thoughts spin out in their own way, the way adults watch children at play - building sand castles, fighting mock battles with plastic soldiers, or engaged in other games. The children are intensely involved in their activities, but adults simply watch and laugh affectionately at their seriousness.
Bất kỳ kinh nghiệm nào xảy đến cho bạn cũng tốt cả, và chắc chắn là những kinh nghiệm này sẽ thay đổi qua thời gian thiền tập của bạn. Có khi bạn sẽ quan sát tư tưởng rất chặt chẽ, nhìn thấy chúng đến và đi, nhận ra những khoảng trống giữa chúng. Nhưng cũng có khi bạn chỉ quan sát chúng với khoảng cách nhỏ như đã đề cập ở trên. Thiền quán thực sự dễ dàng hơn nhiều so với phần đông chúng ta vẫn tưởng: Bất kỳ kinh nghiệm nào bạn trải qua, miễn là bạn tỉnh giác nhận biết những gì đang xảy ra, đó chính là thiền !
Whichever of these experiences comes up for you is great, and no doubt the experiences will vary as you practice. Sometimes you’ll observe your thoughts quite closely, seeing them come and go, noticing the gaps between them. Sometimes you’ll simply watch them with that little bit of distance. Meditation is so much easier than most people think: Whatever you experience, as long as you are aware of what’s going on, is meditation!
Chỉ có một điểm khiến kinh nghiệm của bạn chuyển đổi từ thiền sang một cái gì khác, đó là lúc bạn cố gắng kiểm soát hay làm thay đổi bất kỳ điều gì bạn đang trải nghiệm. Nhưng nếu bạn có phần nào tỉnh giác về sự cố gắng kiểm soát kinh nghiệm như thế, thì đó cũng vẫn là thiền.
The only point at which your experience shifts from meditation into something else occurs when you try to control or change whatever you might be experiencing. But if you bring some awareness to your attempt to control your experience, that’s meditation, too.
Tất nhiên, cũng có một số người không thấy được một tư tưởng nào cả. Đầu óc họ như hoàn toàn trống rỗng. Điều này cũng tốt. Bạn đang vận dụng tâm thức của chính bạn, nên không ai có thể phê phán bạn, không ai có quyền đánh giá bạn về kinh nghiệm của bạn. Thiền quán là một tiến trình độc đáo cá biệt, và không bao giờ có kinh nghiệm hoàn toàn giống nhau ở hai người.
Khi bạn tiếp tục tu tập thiền, chắc chắn bạn sẽ thấy kinh nghiệm của mình thay đổi, có khi là trong từng ngày, hoặc từ giai đoạn này đến giai đoạn sau. Có lúc bạn có thể thấy các niệm tưởng của mình rất rõ ràng và dễ quan sát, nhưng cũng có khi chúng dường như mơ hồ và khó nắm bắt. Có khi bạn thấy trong đầu trở nên u tối và mơ hồ khi ngồi xuống thiền. Tất cả những điều này đều tốt cả. Cảm giác u tối ấy không gì hơn là một chuỗi nơ-ron đang chuyện trò với nhau để đối phó với ý định ngồi thiền của bạn, và bạn chỉ cần quan sát sự u tối đó hay bất kỳ điều gì bạn cảm thấy. Thiền chính là quan sát và hướng sự chú ý đơn thuần của mình vào bất kỳ điều gì bạn đang trải nghiệm trong từng thời điểm cụ thể. Ngay cả những câu chuyện gẫu giữa các nơ-ron, hiển thị dưới dạng một niệm tưởng như “tôi không biết thiền như thế nào” cũng có thể là một đối tượng thiền quán khi bạn quan sát nó.
Of course, some people don’t see any thoughts at all; their minds just go blank. That’s fine, too. It’s your mind you’re working with, so no one can judge you; no one can grade you on your experience. Meditation is a uniquely personal process, and no two people’s experiences are alike. As you continue practicing, you’ll undoubtedly find that your own experience shifts sometimes from day to day, from practice period to practice period. Sometimes you may find your thoughts are very clear and easy to observe; sometimes they may seem quite vague and slipper)’. Sometimes you may find that your mind becomes dull or foggy when you sit down to practice. That’s okay, too. The sense of dullness is little more than a chain of neurons chattering with one another in response to your intention to meditate, and you can simply observe the dullness or whatever else you may feel. Observation, giving bare attention to whatever you happen to be experiencing at a particular moment, is meditation. Even the neuronal gossip that manifests as a thought like “I don’t know how to meditate” can be a support for meditation as long as you observe it.
Chỉ cần bạn duy trì sự tỉnh giác hay chánh niệm, thì bất luận điều gì xảy ra khi bạn đang thực tập, bạn vẫn đang thiền tập. Nếu bạn quan sát niệm tưởng của mình, đó là thiền. Nếu bạn không thể quan sát được niệm tưởng của mình, đó cũng là thiền. Bất kỳ trong số những kinh nghiệm này đều có thể là trợ duyên cho thiền quán. Điều thiết yếu là duy trì sự tỉnh giác, cho dù có bất kỳ niệm tưởng, cảm xúc hay cảm giác nào sinh khởi. Nếu bạn nhớ rằng sự tỉnh giác về bất kỳ điều gì đang xảy ra chính là thiền quán, thì thiền quán sẽ trở nên dễ dàng hơn bạn tưởng rất nhiều.
As long as you maintain awareness or mindfulness, no matter what happens when you practice, your practice is meditation. If you watch your thoughts, that is meditation. If you can’t watch your thoughts, that is meditation, too. Any of these experiences can be supports for meditation. The essential thing is to maintain awareness, no matter what thoughts, emotions, or sensations occur. If you remember that awareness of whatever occurs is meditation, then meditation becomes much easier than you may think.
TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA NHỮNG NIỆM TƯỞNG KHÓ CHỊU
THE SPECIAL CASE OF UNPLEASANT THOUGHTS
Bất luận niệm tưởng nào sinh khởi,
đừng cố gắng ngăn chặn nó.
No matter what thought occurs, don’t try to stop it.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải
(Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Đặc biệt với những ai mới tập thiền thì việc quan sát đơn thuần những niệm tưởng liên quan đến những kinh nghiệm khó chịu là điều rất khó khăn, nhất là những niệm tưởng tương ứng với cảm xúc mạnh như đố kỵ, giận dữ, sợ hãi hay tham muốn. Những niệm tưởng khó chịu ấy có thể quá mãnh liệt và dai dẳng đến mức độ ta dễ dàng bị cuốn hút phải chạy theo chúng. Những người đã trao đổi khó khăn này với tôi nhiều đến nỗi không thể đếm hết trên đầu ngón tay và ngón chân, đặc biệt là khi những niệm tưởng của họ có liên quan đến những xung đột với người nhà, ở nơi làm việc hay một nơi nào đó khiến họ không thể quên đi. Ngày qua ngày, họ không ngừng trở lại với những ý tưởng mà họ liên kết với những câu nói hay hành động trước đây, và họ tự thấy mình bị vướng mắc trong những suy nghĩ về việc người kia tồi tệ như thế nào, về những gì mà họ có thể hay lẽ ra phải nói vào lúc ấy, và những gì họ muốn làm để trả đũa.
Especially if you’re new to meditation, it can be very difficult to observe thoughts related to unpleasant experiences - particularly those aligned with strong emotions such as jealousy, anger, fear, or envy - with bare attention. Such unpleasant thoughts can be so strong and persistent that it’s easy to get caught up in following after them. I don’t have enough fingers and toes to count the number of people I’ve met who’ve discussed this problem with me, especially if the thoughts they’re experiencing relate to fights they’ve had with someone at home, in the office, or some other place that they can’t forget. Day after day, their minds keep going back to the ideas they attach to what was said and done, and they find themselves caught up in thinking about how terrible the other person was, what they could or should have said at the time, and what they’d like to do to get revenge.
Cách tốt nhất để đối phó với những loại niệm tưởng này là dừng lại một chút và buông thư tâm trong thiền chỉ không đối tượng chừng một phút, rồi hướng sự chú ý đến từng niệm tưởng và những ý nghĩ xoay quanh nó, trực tiếp quan sát tất cả trong một vài phút, giống như khi bạn quan sát hình dạng hay màu sắc của một hình thể. Hãy để mình luân phiên thay đổi giữa sự buông thư tâm trong thiền không đối tượng rồi trở lại chú tâm đến cùng những niệm tưởng trước đó, và cứ tiếp tục lặp lại như vậy...
The best way to work with these kinds of thoughts is to step back and rest your mind in objectless shinay for a minute, and then bring your attention to each thought and the ideas that revolve around it, observing both directly for a few minutes, just as you would observe the shape or color of a form. Allow yourself to alternate between resting your mind in objectless meditation and bringing your attention back to the same thoughts.
Khi bạn đối phó với những niệm tưởng xấu theo phương cách này, sẽ có hai điều xảy ra. (Đừng lo, cả hai cách đó đều không liên quan đến việc mọc sừng!) Trước hết, khi bạn buông thư tâm trong sự tỉnh giác, tâm thức của bạn sẽ bắt đầu an định. Thứ hai, bạn sẽ thấy sự chú ý của bạn đối với những niệm tưởng hay tình tiết đến rồi đi, giống như khi bạn quán sắc tướng, âm thanh hay những đối tượng khác của năm căn. Bởi vì niệm tưởng hay tình tiết ấy bị gián đoạn bởi những vấn đề khác, như xếp quần áo đã giặt và sấy khô, đi chợ mua thức ăn, hay chuẩn bị một cuộc họp... - nên bạn sẽ mất dần sự chú ý đến những ý tưởng khó chịu. Bạn bắt đầu nhận ra rằng chúng không kiên cố hay mạnh mẽ như lúc mới xuất hiện ban đầu. Chúng gần giống như tín hiệu điện thoại khi đường dây đang bận, có thể là bực mình thật đấy, nhưng không có gì mà bạn không thể giải quyết được.
When you work with negative thoughts in this way, two things happen. (Don’t worry - neither one of them involves growing horns!) First, as you rest in awareness, your mind begins to settle. Second, you’ll find that your attention to particular thoughts or stories comes and goes, just the way it does when working with forms, sounds, and other sensory supports. And as that thought or story is interrupted by other issues - like folding the laundry, buying groceries, or preparing for a meeting - the unpleasant ideas gradually lose their grip on your mind. You begin to realize that they’re not as solid or powerful as they first appeared. It’s more like a busy signal on the telephone - annoying, perhaps, but nothing you can’t deal with.
Khi bạn giải quyết những niệm tưởng khó chịu theo phương cách này, chúng sẽ trở nên hữu ích thay vì ngăn trở sự ổn định tinh thần của bạn - cũng giống như việc tăng thêm trọng lượng những quả tạ khi bạn tập cử tạ. Bạn đang phát triển sức mạnh tâm lý để đương đầu với những cấp độ căng thẳng ngày càng cao hơn.
When you work with unpleasant thoughts in this way, they become assets to mental stability rather than liabilities - like adding weight to the bar when you’re exercising in a gym. You’re developing psychological muscles to cope with greater and greater levels of stress.
DÙNG CẢM XÚC
LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
Chúng ta không nhất thiết phải cảm thấy
mình hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc.
One does not have to feel totally at the mercy of one’s emotion.
Ngài Kalu Rinpoche
Ôn ngôn tế ngữ
(Gently Whispered)
Elizabeth Selanda biên tập bản Anh ngữ
- KALU RINPOCHE, Gently Whispered, edited by Elizabeth Selanda
Bởi vì cảm xúc thường sống động và dai dẳng, chúng có thể hữu ích cho thiền quán còn hơn cả những niệm tưởng. Cha tôi và các bậc thầy khác đã giúp tôi thấy rõ rằng có ba loại cảm xúc căn bản: thiện, bất thiện và trung tính. Những cảm xúc thiện - như tình thương, lòng từ, tình bạn hay tính trung trực... - làm tăng sức mạnh cho tâm hồn chúng ta, cho chúng ta thêm niềm tin và năng lực để giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Khi dịch sang Anh ngữ các bản văn Phật giáo, một số người gọi những cảm xúc như thế và những hành vi liên quan đến chúng là “virtuous” (hay đức hạnh). Cách dịch này, ít nhất là theo như tôi đã quan sát từ những người Âu Tây đến nghe thuyết giảng, được hiểu như là có phần nào đó thuộc về luân lý đạo đức. Thật ra, không có mối liên kết đạo đức hay luân lý nào với những cảm xúc hay hành vi này cả. Một đệ tử thông thạo ngôn ngữ học Âu Tây đã giải thích với tôi rằng, khi dùng chữ “virtue” (đức hạnh) để dịch chữ “gewa” trong tiếng Tây Tạng thì sẽ gần gũi hơn với ý nghĩa cổ xưa của “virtue” là “hữu hiệu, có hiệu quả” khi nói về năng lực trị liệu.
Because emotions tend to be vivid and enduring, they can be even more useful than thoughts as supports for meditation. My father and my other teachers impressed on me that there are three basic categories of emotion: positive, negative, and neutral. Positive emotions - such as love, compassion, friendship, and loyalty - strengthen the mind, build our confidence, and enhance our ability to assist those in need of help. Some translations of Buddhist texts refer to such emotions, and the actions connected with them, as virtuous” - a translation that, at least as I’ve observed among Western audiences, seems to have some sort of moral association. In fact, there is no moral or ethical association connected with such actions and emotions. As explained to me by a student who has some knowledge of the meanings of Western words, the word virtue, as applied to the translation of the Tibetan term gewa, is more closely related to the ancient meaning of “virtue” as potency or effectiveness in terms of healing power.
Những cảm xúc bất thiện như sợ hãi, giận dữ, buồn bã, đố kỵ, bi thương hay tham cầu... thường được dịch sang Anh ngữ là “nonvirtuous”, hay tiếng Tây Tạng là “mi-gewa”, là những cảm xúc có khuynh hướng làm cho tâm suy nhược, mất tự tin và tăng thêm sợ hãi.
Negative emotions, such as fear, anger, sadness, jealousy, grief, or envy - often translated as ‘‘nonvirtuous” (or, in Tibetan, mi-gewa) feelings - are emotions that tend to weaken the mind, undermine confidence, and increase fear.
Trong khi đó, những tình cảm ít nhiều trung tính, căn bản là những phản ứng mơ hồ lẫn lộn, giống như kiểu cảm xúc của ta đối với một cây bút chì, một mảnh giấy hay dụng cụ gỡ đinh kẹp. Bạn có thể thử xem, thật khó mà có một cảm xúc thiện hay ác đối với một cây bút chì!
More or less neutral feelings, meanwhile, basically consist of ambivalent responses - the kinds of feelings we might have toward a pencil, a piece of paper, or a staple remover. Try as you might, it’s hard to feel positively or negatively toward a pencil!
Phương thức quán niệm cảm xúc có sự khác biệt tùy theo loại cảm xúc mà bạn đang trải nghiệm. Khi bạn có một cảm xúc thiện, loại cảm xúc làm tăng sức mạnh cho tâm trí bạn, bạn có thể chú ý vào cả cảm xúc lẫn đối tượng của cảm xúc đó. Thí dụ, nếu bạn cảm thấy thương yêu một em bé, bạn có thể hướng sự chú tâm của mình vào em bé và cả cảm xúc thương yêu đối với em. Nếu bạn khởi lòng bi mẫn đối với một người đang gặp khó khăn, bạn có thể hướng tâm vào người đang cần giúp đỡ đó và cả cảm xúc bi mẫn của mình. Theo cách này thì đối tượng của cảm xúc trở thành trợ duyên cho chính cảm xúc ấy, trong khi cảm xúc ấy lại trở thành trợ duyên giúp bạn chú tâm vào đối tượng đã khơi dậy nó.
The method of using emotions as supports differs depending on the type of emotion you’re experiencing. If you’re feeling a positive emotion, the type that strengthens your mind, you can focus on both the feeling and the object of the feeling. For example, if you’re feeling love for a child, you can rest your attention on both the child and the love you feel for him or her. If you’re feeling compassion for someone in trouble, you can focus on the person needing help and your feeling of compassion. In this way, the object of your emotion becomes a support for the emotion itself, while the emotion becomes a support for focusing on the object that inspires the emotion.
Ngược lại, chú tâm vào một cảm xúc bất thiện thường có khuynh hướng củng cố thêm trong tâm trí hình ảnh về con người, hoàn cảnh hay sự vật [liên quan đến cảm xúc] ấy như thể tự nó vốn là một điều xấu xa. Cho dù bạn có cố gắng thế nào đi chăng nữa để nuôi dưỡng tâm từ bi, sự tự tin hay bất cứ cảm xúc hiền thiện nào khác, trong đầu bạn hầu như sẽ luôn tự động liên kết đối tượng với một cảm xúc xấu: “Hừm, cái đó thật xấu xa. Phải chống lại thôi! Hãy xô đuổi nó đi chỗ khác! Hãy tránh đi thôi!”
Conversely, holding an object of negative emotion in attention tends to reinforce a mental image of that person, situation, or thing as something bad in itself. No matter how much you try to cultivate compassion, confidence, or any other positive feeling, your mind will almost automatically associate the object with the negative emotion: “Whoa, that one is bad. Fight it. Make it go away. Or run away.”
Có một phương cách hữu hiệu hơn với những cảm xúc xấu, cũng tương tự như với các niệm tưởng tiêu cực, là chỉ đơn thuần hướng sự chú tâm lên chính cảm xúc đó thay vì là đối tượng của nó. Chỉ quan sát cảm xúc đó mà không dùng lý trí phân tích nó. Đừng cố nắm giữ nó, cũng đừng cố ngăn chặn nó. Chỉ quan sát nó thôi. Khi bạn làm như thế, cảm xúc sẽ không còn có vẻ lớn lao hay mạnh mẽ như lúc nó vừa mới sinh khởi.
A more constructive approach to negative emotions, similar to working with negative thoughts, is simply to rest your attention on the emotion itself rather than on its object. Just look at the emotion without analyzing it intellectually. Don’t try to hold on to it and don’t try to block it. Just observe it. When you do this, the emotion won’t seem as big or powerful as it initially did.
Đây cũng chính là phương pháp mà tôi đã luyện tập trong những năm nhập thất đầu tiên, khi nỗi sợ hãi bất an mà tôi cảm thấy khi có đông người xung quanh khiến tôi phải bỏ chạy về phòng riêng ngồi một mình. Khi tôi bắt đầu đơn thuần quan sát những nỗi sợ hãi của mình, tôi thấy chúng không phải là những quái vật kiên cố, không thể chia tách mà tôi không bao giờ có thể chế ngự; thay vì vậy, chúng là một chuỗi những cảm xúc và hình ảnh vụn vặt thoáng qua, chợt hiện chợt biến trong tâm thức một cách quá mau chóng đến nỗi tạo ra cảm giác sai lệch rằng chúng là một thực thể nguyên khối (như về sau tôi được biết, điều này cũng tương tự như một khối xoay tròn của các phân tử hạ nguyên tử lại có vẻ ngoài giống như một vật rắn chắc không thể chia tách). Và sau khi quan sát nỗi sợ của mình theo cách ấy, tôi bắt đầu nghĩ thầm: Thú vị quá! Nỗi sợ này không hề quá mức lớn mạnh. Thật ra nó hầu như vô hại. Nó chỉ là một nhóm cảm xúc thoáng hiện ra, tồn tại chừng một hai giây rồi biến mất, vậy thôi!
This is the same sort of process I practiced during my first year of retreat, when the fear and anxiety I felt around other people forced me to run back to sit alone in my own room. Once I began to simply observe my fears, I began to see that they weren’t solid, indivisible monsters that I could never overcome, but instead a series of small, fleeting sensations and images that popped in and out of awareness so rapidly that they only gave the semblance of being solid and whole (similar, as I would later discover, to the way a whirling mass of subatomic particles produces the appearance of something indivisible and solid). And after observing my fear this way, I started to think, Hmm, that’s interesting. This fear isn’t so big and powerful at all. In fact, it’s pretty harmless. It’s just a bunch of transitory sensations that appear, hang around for a second or two, and then simply disappear.
Đương nhiên là điều này không phải nhất thời đạt được. Tôi đã phải trải qua mấy tuần lễ hoàn toàn đắm chìm vào tiến trình quán chiếu, giống như một nhà khoa học cuồng nhiệt bị cuốn hút vào một cuộc thí nghiệm. Tôi cũng có được lợi thế nhờ vào nhiều năm tu tập trước đó.
This didn’t happen overnight, of course. I had to spend a few weeks completely immersed in the process, like some sort of mad scientist utterly absorbed in an experiment. I also had the benefit of several years of training to support me.
Nhưng rồi tôi cũng vượt ra khỏi kinh nghiệm này và khởi tâm tri ân về tất cả những phương pháp mà đức Phật đã chỉ dạy từ bao thế kỷ trước để làm lợi ích cho những người mà bản thân Ngài không bao giờ gặp, giúp họ có thể vượt qua những khó khăn như thế. Về sau, khi tôi bắt đầu học thêm về cấu trúc và công năng của não bộ và về bản chất của thực tại như các nhà vật lý học hiện đại đã mô tả, tôi lại càng có ấn tượng mạnh hơn bởi những tương đồng giữa các phương pháp mà đức Phật đã đạt được qua sự quán chiếu nội tâm và những giải thích [mà khoa học] đạt được qua những nghiên cứu khách quan cho thấy vì sao các phương pháp ấy lại thực sự hữu hiệu.
But I emerged from the experience with a new appreciation for all the different methods the Buddha had provided so many centuries ago to assist people he would never personally know in overcoming such difficulties. Later, when I began to learn more about the structure and function of the brain and the insights into the nature of reality described by modern physicists, I was even more impressed by the parallels between the techniques the Buddha had arrived at through introspection and the explanations achieved through objective observation as to why they worked.
Tuy nhiên, có đôi khi đối tượng liên kết với một cảm xúc xấu - dù đó là một người, một địa điểm hay một sự kiện - có thể quá rõ rệt, quá sâu sắc khiến ta không thể phớt lờ được. Trong trường hợp đó, dù sao cũng không nên tìm cách đè nén mà hãy vận dụng cảm xúc ấy. Hãy đặt sự chú ý của bạn vào hình dáng, mùi hương, vị nếm hoặc những cảm nhận khác [về đối tượng đó theo cách] mà bạn đã học trước kia. Bằng cách này, đối tượng của cảm xúc ấy có thể tự nó trở thành một trợ duyên rất mạnh mẽ cho thiền quán.
Sometimes, though, the object associated with a negative emotion - whether it’s a person, a place, or an event - is just too clear or present to ignore. If that’s the case, by all means don’t try to block it. Use it. Rest your attention on the form, smell, taste, or any of the other sensory perceptions you learned to work with earlier on. In this way, the object of the emotion can become, in itself, a very powerful support for meditation.
Phương pháp này rất hữu ích khi bạn bắt đầu quán chiếu trực tiếp những phiền não căn bản đã được mô tả trong chương đầu của sách này. Khi mới học về đề tài phiền não, tôi đã nghĩ: “Thôi chết! Tôi đầy khuyết điểm, tôi vô minh, tôi nhiều tham ái và sân hận. Tôi sẽ phải chịu khổ đau đến suốt đời!” Nhưng rồi tôi nghe một câu ngạn ngữ cổ xưa. Tôi không biết câu này có dựa trên thực tiễn hay không, nhưng đại khái nó có ý nghĩa thế này: “Loài công ăn chất độc và biến chất độc ấy thành những bộ lông tuyệt đẹp.”
This approach is useful when you begin to work directly with the basic mental afflictions described in Part One of this book. When I was introduced to the subject of mental afflictions, I thought, Oh no, I’m flawed. I’m ignorant. I have a lot of attachments and aversions. I’m stuck with unhappiness for the rest of my life. But then I heard an old proverb. I don’t know if it’s based on fact, but it goes something like this: “Peacocks eat poison, and the poison they eat is transformed into beautiful feathers.”
Hầu hết thời gian ấu thời, tôi đã thu mình khép chặt trong một khối nhỏ toàn sự khủng hoảng và âu lo, nên tôi biết rõ những cảm xúc phiền não có thể mạnh mẽ đến như thế nào. Trong 13 năm trời, tôi luôn nghĩ hẳn là mình sẽ chết, và có khi tôi mong được chết, chỉ để giải thoát khỏi những cơn khủng hoảng ấy. Chỉ khi nhập thất và bắt buộc phải đối diện trực tiếp với những phiền não ấy, tôi mới học được rằng tham, sân và si chính là những chất liệu mà tôi phải sử dụng để tu tập, cũng giống như chất độc mà con công ăn vào, hóa ra lại là cội nguồn của phúc lạc vô biên!
Having spent most of my early life crushed into a little ball of fear and anxiety, I know how strong mental afflictions can be. I spent thirteen years thinking I would die - and sometimes hoping I would, just to be free of the fear I felt. It wasn’t until I entered retreat and had to face these afflictions head-on that I learned that ignorance, attachment, and aversion were the material I was given to work with, which, like the poison peacocks eat, turned out to be the source of great blessing.
Mỗi loại phiền não thật ra đều là nền tảng của trí tuệ. Nếu chúng ta vướng mắc trong phiền não hay cố đè nén chúng, rốt cùng rồi ta chỉ gây thêm bất ổn cho chính mình mà thôi. Nếu thay vào đó ta đối diện trực tiếp với chúng, những điều mà ta sợ là sẽ giết chết ta, dần dần sẽ được chuyển hóa thành những trợ duyên mạnh mẽ nhất cho thiền quán như ta có thể kỳ vọng.
Every mental affliction is actually the basis of wisdom. If we get caught up in our afflictions or try to repress them, we just end up creating more problems for ourselves. If, instead, we look at them directly, the things we fear will kill us are gradually transformed into the strongest supports for meditation we could ever hope for.
Các tâm hành phiền não không phải kẻ thù, mà là bạn của chúng ta.
Mental afflictions are not enemies. They’re our friends.
Đây là một sự thật khó chấp nhận. Nhưng mỗi lần bạn từ chối sự thật này, hãy nghĩ đến loài công. Chất độc không ngon lành chút nào, nhưng nếu bạn nuốt được vào, nó sẽ hóa thành vẻ đẹp.
That’s a hard truth to accept. But every time you recoil from it, think of the peacock. Poison doesn’t taste very good. But if you swallow it, it turns into beauty.
Vì thế, trong bài thực tập cuối cùng này, chúng ta sẽ quan sát những phép tu đối trị trong thiền quán mà chúng ta có thể sử dụng khi phải đương đầu với những kinh nghiệm đáng sợ và khó chịu nhất. Khi nghiền ngẫm những phép tu này, bạn sẽ phát hiện ra rằng bất kỳ kinh nghiệm nào, càng đáng sợ và có vẻ như sẽ làm ta suy yếu đến một mức độ nào đó, thì cũng chính kinh nghiệm ấy sẽ càng có khả năng giúp ta mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, cởi mở hơn và tăng thêm khả năng chấp nhận những tiềm năng vô tận của tánh Phật trong ta, với mức độ tương đương như thế.
So, in our final lesson in practice, we’re going to look at meditative antidotes we can apply when facing our most fearsome and unpleasant experiences. As we examine these practices, we’ll come to recognize that the degree to which any experience repels, frightens, or seems to weaken us is equal to the degree to which such experiences can make us stronger, more confident, more open, and more able to accept the infinite possibilities of our Buddha nature.