Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 11. Bước thứ hai: Trụ tâm vào đối tượng »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 11. Bước thứ hai: Trụ tâm vào đối tượng

Donate

(Lượt xem: 13.201)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

11. Bước thứ hai: Trụ tâm vào đối tượng

11. Next steps: Resting on objects





Trụ tâm bằng cách nhất tâm chú ý đến một đối tượng nhất định.
Rest the mind by directing one-pointed attention on a specific object.
Đức Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Khi tôi bắt đầu tu tập thiền theo thời khóa, tôi cảm thấy thiền quán không đối tượng thật khó thực hành vì nó quá dễ dàng. Sự tỉnh giác đơn thuần vốn là tinh yếu của tâm bản nhiên lại quá gần gũi đến mức khó nhận biết. Nó hiện diện khi ta thức giấc vào buổi sáng, khi ta đi bất cứ nơi đâu trong ngày, khi ta dùng cơm và khi ta sửa soạn đi ngủ... Nó là sự tỉnh giác đơn thuần. Nó là chính nó như đang hiện hữu. Và vì nó luôn luôn có mặt với ta nên ta không nhận biết được là nó quý giá biết bao! Và thật quá dễ vướng mắc vào tất cả những tư tưởng, cảm giác và cảm thọ, vốn chỉ là những phụ phẩm tự nhiên của tâm bản nhiên.
When I first started meditating formally, I found that objectless meditation was too hard because it was too easy. The simple awareness that is the essence of natural mind is too close to recognize. It’s there when we wake up in the morning, wherever we go throughout the day, when we eat, and when we get ready to go to bed. It’s simply awareness. It is what it is. But because it’s with us all the time, we don’t recognize how precious it is. And it’s just too easy to get caught up in all the thoughts, feelings, and sensations that are the natural by-products of the mind in its natural state.
Nếu bạn thấy mình đối mặt với những vấn đề như vậy, bạn không phải là người duy nhất.
If you find yourself facing this problem, you’re not alone.
May mắn thay, cha tôi và những bậc thầy khác của tôi thấu hiểu quá rõ những khó khăn của việc an trụ tâm ngay lập tức, và các ngài có khả năng truyền dạy những phương pháp khác, tuần tự hơn. Những phương pháp đơn giản nhất là trực tiếp dùng các giác quan như phương tiện để an định và thư giãn tâm thức.
Fortunately, my father and my other teachers were well acquainted with the problem of resting the mind directly and were able to teach other, more gradual techniques. The simplest methods involved directly using the senses as a means of calming and relaxing the mind.
NHỮNG CÁNH CỬA NHẬN THỨC
THE DOORS OF PERCEPTION
Toàn thế giới này là thế giới của tâm, là sản phẩm của tâm.
This whole world is mind’s world, the product of mind.
Ngài CHOGYAM TRUNGPA
Tâm Phật (The Heart of the Buddha)
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
- CHOGYAM TRUNGPA, The Heart of the Buddha
Giống như các nhà khoa học, Phật giáo cũng nhận biết năm giác quan là: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm và thân xúc chạm. Trong thuật ngữ Phật học, 5 giác quan này được gọi là căn môn (những cánh cửa của nhận thức), một hình tượng dựa theo những cánh cửa ra vào của một căn nhà. Hầu hết những cảm giác hay nhận thức đi vào kinh nghiệm của chúng ta thông qua một hoặc nhiều hơn trong số 5 cửa này. Nhưng vì 5 giác quan - hay 5 thức của giác quan, như cách gọi của đa số kinh văn Phật giáo - chỉ có thể ghi nhận những nhận thức của các giác quan này, Phật học đã thêm vào một thức thứ sáu là ý thức. Thức thứ sáu này chẳng có gì là bí ẩn hay huyền hoặc. Nó cũng chẳng liên hệ gì đến ngoại cảm hay khả năng trò chuyện với các linh hồn. Đó chỉ là khả năng của tâm thức nhận biết và phân biệt được những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm.
Like scientists, Buddhists recognize the five senses of sight, hearing, smell, taste, and touch. In Buddhist terms, the five sense faculties are known as the doors of perception, an image based on the openings of a house. Most of our feelings and perceptions enter our experience through one or more of these five doors. But since the five sense faculties - or sense consciousnesses, as most Buddhist texts refer to them - can only register sensory perceptions, Buddhist science adds a sixth sense, the mental consciousness. There’s nothing mysterious or occult about this sixth consciousness. It has nothing to do with extrasensory perception or being able to talk to spirits. It’s simply the capacity of mind to know and discern what we see, smell, hear, taste, or touch.
Biểu dụ của 6 thức theo truyền thống là một căn nhà với 5 cửa sổ, bốn cửa sổ ở bốn hướng và một trên nóc nhà. Năm cửa sổ này biểu thị 5 thức của giác quan. Bây giờ, ví như có ai đó thả một con khỉ vào trong ngôi nhà. Con khỉ này tượng trưng cho ý thức. Đột nhiên được thả tự do trong một ngôi nhà lớn, tất nhiên con khỉ sẽ điên cuồng nhảy lung tung từ cửa sổ này sang cửa sổ khác để xem việc gì đang xảy ra bên ngoài và tìm kiếm một cái gì mới mẻ, khác lạ hay thú vị. Tùy theo những gì nó tìm thấy, con khỉ điên này sẽ quyết định xem đối tượng ấy là dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu, hay đôi khi chỉ là chán ngắt. Bất kỳ ai đi ngang qua căn nhà và nhìn thấy một con khỉ ở mỗi cửa sổ, có thể nghĩ rằng có 5 con khỉ được thả tự do trong nhà. Nhưng sự thật chỉ có một con mà thôi: đó là cái ý thức không dừng nghỉ, chưa được thuần phục.
The traditional metaphor for the six consciousnesses is a house with five openings, one in each of the four directions and one in the roof. These five openings represent the five sense consciousnesses. Now suppose someone sets a monkey loose in this building. The monkey represents the mental consciousness. Suddenly set free in a big house, the monkey would naturally go crazy jumping around from opening to opening to check things out, looking for something new, something different, something interesting. Depending on what it finds, this crazy monkey decides whether an object it perceives is pleasurable or painful, good or bad, or in some cases simply boring. Anybody passing by the house and seeing a monkey at every opening might think there are five monkeys loose in the house. Really, though, there’s only one: the restless, untrained mental consciousness.
Nhưng cũng giống như mọi chúng sinh khác, những gì con khỉ điên thực sự mong muốn không gì khác hơn là được hạnh phúc và né tránh khổ đau. Vì thế, bạn có thể dạy cho con khỉ điên trong tâm thức của chính bạn biết cách an tĩnh lại, bằng sự cố ý chú tâm vào một trong các giác quan.
But like every other sentient being, all a crazy monkey really wants is to be happy and to avoid pain. So it’s possible to teach the crazy monkey in your own mind to calm down by deliberately focusing its attention on one or another of the senses.
THIỀN QUÁN CÓ ĐỐI TƯỢNG
OBJECT MEDITATION
Để đối trị khuynh hướng không ngừng tạo tác của chúng ta, đức Phật dạy ta nương tựa vào một trợ duyên. Khi đã quen thuộc với đối tượng trợ duyên, sự chú tâm của ta sẽ trở nên an định.
To counteract our tendency to constantly fabricate, the Buddhas taught us to rely on a support. By getting accustomed to this support, our attention becomes stabilized.
Ngài Tulku Urgyen Rinpoche
Như thị - Quyển 1 (As It Is, Volume 1)
Erik Pema Kunsang dịch sang Anh ngữ
- TULKU URGYEN RINPOCHE, As It Is, Volume 1, translated by Erik Pema Kunsang
Trong tiến trình kinh nghiệm thông thường, những thông tin nhận được qua các giác quan hầu như luôn là nguyên nhân tất yếu sẽ làm ta phân tán tâm ý, vì tâm thức có khuynh hướng bám chấp vào những thông tin từ các giác quan. Đồng thời, vì chúng ta là những chúng sinh mang thân thể, nên ta sẽ thấy việc cố gắng tách rời hoàn toàn khỏi các giác quan hay ngăn chặn những thông tin từ đó là điều không thể nào thực hiện. Phương pháp thực tiễn hơn là làm hòa với các giác quan của mình và dùng những thông tin từ chúng như một phương tiện để an định tâm thức. Kinh văn Phật giáo gọi tiến trình này là “lấy độc trị độc”, sử dụng chính căn nguyên của sự tán loạn như phương tiện để đạt đến sự thoát khỏi mọi tán loạn. Ẩn dụ này rút ra từ một tập quán rất thông thường thời xưa là sử dụng cùng một chất liệu để tác động đến những vật làm bằng chất liệu đó. Thí dụ, bạn phải dùng vật bằng kính để cắt kính, dùng dao bằng sắt để cắt sắt... Cũng theo cách như thế, bạn có thể dùng các giác quan của mình để dứt trừ sự tán loạn từ các giác quan ấy.
In the course of ordinary experience, the information we receive from our senses is almost inevitably a source of distraction, since the mind tends to fixate on sensory information. At the same time, because we’re embodied beings, we would inevitably experience a sense of futility if we attempted to disengage completely from our senses or block the information we receive through them. The more practical approach is to make friends with our senses, and to utilize the information we receive through our sensory organs as a means of calming the mind. Buddhist texts refer to this process as “self-antidote,” using the source of distraction itself as the means to attaining freedom from distraction. The metaphor derives from the practice common in ancient times of using the same material to work with a particular substance. If you wanted to cut glass, for example, you had to use glass; if you wanted to cut through iron, you had to use a tool made of iron. In the same way, you can use your senses to cut through the distractions of the senses.
Trong sự tu tập thiền quán có đối tượng trợ duyên, chúng ta dùng các giác quan như một phương tiện để an định tâm thức. Ta có thể dùng thị giác để quán chiếu hình sắc; dùng thính giác để quán chiếu âm thanh; dùng khứu giác để quán chiếu mùi hương; dùng vị giác để quán chiếu vị nếm và dùng xúc giác để quán chiếu những cảm xúc của thân thể. Thay vì gây tán loạn, những thông tin nhận được từ các giác quan có thể trở thành những lợi khí lớn lao cho sự tu tập của ta.
In object meditation practice, we use our senses as a means of stabilizing the mind. We can use the faculty of sight to meditate on form and color; the faculty of hearing to meditate on sound; the faculty of smell to meditate on odors; the faculty of taste to meditate on flavors; and the faculty of touch to meditate on physical sensations. Instead of distractions, the information we receive through our senses can become great assets to our practice.
Khi tôi biết quan sát những nhận thức của mình một cách an tĩnh và trầm lắng thì sự tu tập trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Về mặt cảm xúc, tôi thấy mình giảm đi rất nhiều sự phụ thuộc vào những cảm nhận của mình. Thay vì nghĩ rằng “ồ, người này đang quát tháo mình”, tôi đã có thể nghĩ “hừm, giọng anh này to quá lại còn hơi gay gắt, và những gì anh ta nói ra rất có thể là cố ý gây tổn thương hay nhục mạ người khác”.
Once I learned how to observe my perceptions in a calm, meditative way, practice became a whole lot easier. I found myself getting far less emotionally involved in what I perceived. Instead of thinking, Oh, this guy is yelling at me, I was able to think, Hmm, this guy’s voice is pretty loud, his tone’s a bit sharp, and the sounds he’s making are probably intended to be insulting or hurtful.
Nói cách khác, chỉ cần tôi biết đặt sự chú ý của mình hết sức nhẹ nhàng lên những thông tin nhận được từ giác quan, và tự tách mình ra khỏi mọi nội dung cảm xúc hay tri thức vốn thường gắn liền với những âm thanh mà người kia phát ra, thì người ấy không thể làm tôi tổn thương. Và vì có khả năng lắng nghe mà không giữ thái độ phòng thủ, tôi thấy mình có đủ sự cởi mở để phản ứng theo cách làm dịu đi cơn giận mà người ấy đang biểu lộ và không đánh mất sự trung thực của chính mình.
In other words, just through learning how to rest my attention very lightly on the sensory information I was receiving, and disengaging from the emotional or intellectual content normally associated with the sounds he was making, he couldn’t hurt me. And by being able to listen to him nondefensively, I found myself open enough to respond in a way that defused his apparent anger without diminishing my own integrity.
QUÁN CHIẾU CẢM THỌ SINH LÝ
MEDITATING ON PHYSICAL SENSATIONS
Một trong những phương thức dễ dàng nhất để bắt đầu tu tập thiền chỉ (shinay) với đối tượng là nhẹ nhàng đặt sự chú ý của mình lên những cảm thọ sinh lý đơn giản. Hãy chú tâm đến một vùng nhất định trên cơ thể - thí dụ lên vùng trán của bạn.
One of the easiest ways to begin object-based shinay practice is to rest your attention gently on simple, physical sensations. Just focus your attention on a particular area - for example, your forehead.
Hãy bắt đầu bằng cách ngồi thẳng lưng và thư giãn thân thể. Trong các buổi thiền tập chính thức theo thời khóa, bạn có thể áp dụng thế ngồi 7 điểm đã được mô tả ở trên. Nhưng nếu đang ở một nơi nào đó không tiện áp dụng thế ngồi ấy, bạn chỉ cần ngồi thẳng lưng và hoàn toàn buông thư toàn thân một cách thoải mái. Trong lúc hành thiền, việc mở mắt hay nhắm mắt không quan trọng. Thật ra, một số người cảm thấy nhắm mắt giúp ích cho họ nhiều hơn. (Tất nhiên, nếu bạn đang lái xe hay đi trên đường phố, tôi thành thật khuyên bạn nên mở mắt!)
Start by straightening your spine and relaxing your body. If you’re practicing formally, you can assume the seven-point posture described earlier. If you’re someplace where it’s not convenient to assume the posture, just straighten your spine and allow the rest of your body to relax comfortably. It doesn’t matter whether you keep your eyes open or closed as you practice. In fact, some people find it more helpful to keep their eyes closed. (Of course, if you’re driving or walking down the street, I would strongly suggest you keep your eyes open!)
Hãy để tâm buông thư trong chốc lát, trong trạng thái tự nhiên của nó...
Let your mind rest for a few moments, just as it is. . .
Bây giờ, chầm chậm đưa sự chú ý nhận biết của bạn đến vùng trán…
Now slowly bring your awareness to your forehead.
Có thể bạn sẽ có một cảm giác nhoi nhói hay âm ấm ở trán. Thậm chí bạn có thể cảm thấy hơi ngứa hay căng thẳng nhẹ. Bất luận bạn cảm giác như thế nào, hãy để mình nhận biết cảm giác ấy trong một vài phút…
You might feel a sort of tingling there, or maybe a sensation of warmth. You might even feel some sort of itchiness or pressure. Whatever you feel, just allow yourself to be aware of it for a minute or two. . . .
Chỉ cần nhận biết nó…
Just notice it. . . .
Hãy nhẹ nhàng đưa sự chú ý đến cảm thọ…
Just gently rest your attention on the sensation. . . .
Rồi hãy buông xả sự chú ý và để cho tâm thức an tĩnh trong trạng thái tự nhiên. Nếu bạn đang nhắm mắt, hãy mở mắt ra.
Then let go of your attention and let your mind rest as it is. If you’ve had your eyes closed, you can open them.
Bạn thấy thế nào?
How was that?
Sau một thời gian ngắn đặt sự chú ý nhận biết vào những cảm thọ trên một vùng của thân thể, bạn có thể mở rộng phương pháp này bằng cách nhẹ nhàng đưa sự chú ý nhận thức đi khắp toàn thân. Đôi khi tôi gọi phương pháp mở rộng đến các cảm thọ của toàn thân này là lối “thực tập máy quét”, vì nó gợi cho tôi nhớ lại lúc phải nằm bên trong những cỗ máy có thể rà quét toàn thân.
After you’ve spent a little time resting your awareness on the sensations in one part of the body, you can extend the technique by gently drawing your attention throughout your entire body. I sometimes refer to this extended approach to physical sensations as “scanning practice,” because it reminds me of lying in one of those machines that can scan your entire body.
Xin nhắc lại, nếu bạn thiền tập theo thời khóa, hãy áp dụng thế ngồi 7 điểm. Nếu là những lần thiền tập ngoài thời khóa, chỉ cần giữ thẳng lưng và thư giãn toàn thân một cách thoải mái và tự nhiên. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể nhắm hay mở mắt, miễn là bạn thấy thoải mái nhất.
Again, if you’re practicing formally, start by adopting the seven-point posture. If you’re practicing informally, just straighten your spine and let the rest of your body relax comfortably and naturally. In either case, you can keep your eyes open or closed, whichever is most comfortable for you.
Hãy bắt đầu bằng cách để tâm an trụ với thiền shinay không đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó nhẹ nhàng đưa nhận thức của mình đến bất kỳ cảm thọ nào mà bạn cảm nhận nơi vùng trán. Hãy để tâm bạn chỉ đơn giản quan sát những cảm thọ này, thuần túy nhận biết chúng thôi, không cần gì khác. Dần dần đưa sự chú ý của bạn xuống thấp hơn, quan sát những cảm thọ đang phát sinh nơi khuôn mặt, cổ, vai, cánh tay v.v... Chỉ quan sát mà thôi. Không cần thiết phải ngăn chặn bất kỳ điều gì trong tâm hay thay đổi những gì bạn đang quan sát. Chỉ giữ thân tâm thư giãn và yên tĩnh trong khi đơn thuần nhận biết các cảm thọ đang khởi lên. Sau một vài phút, hãy buông thư tâm thức. Rồi trở lại quan sát các cảm thọ... Luân phiên thay đổi quan sát rồi buông thư, rồi quan sát... trong suốt buổi thiền tập.
Begin by just allowing your mind to rest in objectless shinay for a few moments. Then gently bring your awareness to whatever sensations you feel in your forehead region. Allow your mind to simply observe these sensations, to be simply aware, nothing more. Gradually lower your focus, observing whatever sensations are occurring in your face, your neck, your shoulders, your arms, and so on. Just observe. There’s no need to block anything else from your mind, or to change what you observe. Just keep your mind and body relaxed and quiet while simply recognizing sensations as they arise. After a few minutes, allow your mind simply to rest. Then return to observing your sensations, alternating between observing and resting the mind for as long as your practice session lasts.
Hầu hết các cảm thọ đều liên quan đến một nguyên nhân nào đó từ thân thể, khi thân thể ta xúc chạm một vật nào đó: chiếc ghế ta đang ngồi, sàn nhà, một cây bút, quần áo đang mặc, một con vật, hay một người... Và sự xúc chạm ấy làm sinh khởi một cảm thọ cá biệt của cơ thể. Trong thuật ngữ Phật giáo, những loại cảm thọ trực tiếp đến từ một sự xúc chạm vật chất được gọi là “cảm thọ vật chất thô”. Nhưng khi chúng ta chú tâm một cách sâu sắc hơn vào những gì mình cảm nhận, chúng ta sẽ bắt đầu nhận biết những cảm giác không nhất thiết đến từ xúc giác, những cảm giác được gọi là “cảm thọ vật chất vi tế”.
Most sensations involve some sort of physical basis. Our bodies come into contact with something: the chair we’re sitting on, the floor, a pen, our clothes, an animal, or a person. And that contact produces a distinct physical sensation. In Buddhist terms, the kinds of sensations that result from direct physical contact are referred to as “gross physical sensations.” But as we become more deeply attentive to what we feel, we begin to recognize feelings that aren’t necessarily related to tactile contact, feelings that are referred to as “subtle physical sensations.”
Khi tôi mới bắt đầu tu tập phương pháp thiền shinay này, tôi nhận thấy rằng khi tôi cố tránh né một cảm thọ nhất định nào đó, thì nó lại tăng thêm. Nhưng khi tôi biết cách chỉ đơn thuần quan sát nó, thì bất kỳ cảm giác khó chịu nào cũng đều trở nên dễ chịu hơn. Là một đứa trẻ tò mò, tất nhiên tôi muốn biết vì sao có sự thay đổi ấy. Sau một thời gian theo dõi quá trình này, tôi mới biết nhận biết rằng khi tôi chỉ đơn thuần quan sát một cảm thọ, tôi đã tham gia một cách tích cực vào những gì đang xảy ra đúng lúc đó, vào thời điểm đó. Tôi thấy được một phần tâm thức tôi chống lại một cảm thọ đau đớn và phần tâm thức còn lại thôi thúc tôi chỉ quan sát một cách khách quan. Khi tôi đồng thời thấy được cả hai sự thôi thúc đối nghịch ấy, tôi có thể thấy toàn thể tâm thức mình đang rơi vào một tiến trình kháng cự và chấp nhận, và tiến trình quan sát hoạt động của tâm thức đã trở nên thú vị hơn cả sự kháng cự hay chấp nhận. Việc quan sát sự vận hành của tâm thức tự nó đã là rất hấp dẫn. Tôi nghĩ, đây là định nghĩa thực tiễn nhất về “trạng thái trong sáng” mà tôi có thể đưa ra: Đó là khả năng cùng lúc nhìn thấy được sự vận hành của tâm thức trên nhiều cấp độ.
When I first began to practice this sort of shinay technique, I discovered that when I tried to avoid a particular sensation, it increased. But when I learned to just look at it, whatever discomfort I felt became more tolerable. Being a curious child, of course, I had to know why this shift occurred. Only after watching the process for a while did I realize that when I simply allowed myself to observe a sensation, I was actively participating in what was occurring right then, at that moment. I saw part of my mind resisting a painful sensation and part of my mind urging me to just look at it objectively. When I looked at these conflicting impulses simultaneously, I was able to see my whole mind engaged in the process of dealing with avoidance and acceptance, and the process of observing the workings of my mind became more interesting than either avoidance or acceptance. Just watching my mind work was fascinating in itself. This, I think, is the most practical definition of clarity I can offer: the capacity to see the mind working simultaneously on many levels.
DÙNG CẢM THỌ KHÓ CHỊU LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
MEDITATING ON PAINFUL SENSATIONS
Những cảm giác lạnh, nóng, đói, đầy bụng, nặng nề, chóng mặt, nhức đầu, đau răng, nghẹt mũi, rát cổ, đau đầu gối hoặc đau lưng thường được nhận biết một cách rất trực tiếp - tuy không dễ chịu cho lắm. Vì sự đau đớn và khó chịu là những cảm giác trực tiếp như thế nên chúng là đối tượng lý tưởng cho việc thiền quán. Hầu hết chúng ta xem sự đau đớn như một mối đe dọa cho sự sảng khoái về thể chất của mình. Theo một chiều hướng, khi chúng ta lo lắng hay để mình bận tâm nhiều về mối đe dọa ấy, thì hầu như sự đau đớn tự nó luôn tăng thêm. Theo một chiều hướng khác, nếu chúng ta xem sự đau đớn hay khó chịu như một đối tượng của thiền quán, chúng ta có thể dùng chính những cảm thọ như thế để tăng thêm năng lực sáng suốt của mình, chỉ đơn giản bằng cách quan sát sự đáp ứng của tâm thức với những giải pháp khác nhau.
Feelings like being cold, hot, hungry, full, heavy, or dizzy, or having a headache, a toothache, a stuffy nose, a sore throat, or pain in your knees or lower back, are pretty much directly - though not always pleasantly - present to awareness. Because pain and discomfort are such direct sensations, they’re actually very effective objects of meditative focus. Most of us regard pain as a threat to our physical well-being. On one hand, when we worry or allow ourselves to become preoccupied by this threat, the pain itself almost always increases. On the other hand, if we consider pain or discomfort as an object of meditation, we can use such sensations to increase our capacity for clarity, simply through watching the mind deal with various solutions.
Thí dụ nếu tôi cảm thấy đau lưng hoặc đau chân vì các buổi thiền tập theo thời khóa, hay thậm chí chỉ do ngồi xe hoặc máy bay thôi, thì thay vì duỗi chân, đứng dậy đi một vòng, tôi đã học cách quan sát kinh nghiệm tâm thần về sự đau đớn. Nói cho cùng, chính ý thức mới thực sự nhận biết và ghi nhận cảm thọ. Khi tôi hướng sự chú ý của mình vào tâm thức đang ghi nhận sự đau đớn thay vì chú tâm đến một chỗ đau cụ thể, sự đau đớn không nhất thiết sẽ biến mất, nhưng nó trở thành tiêu điểm cho sự hòa nhập sinh động của tôi với bất kỳ điều gì tôi đang kinh nghiệm trong lúc này và ở đây, thay vì tìm cách tránh né nó.
For example, if I feel some pain in my legs or lower back while sitting in formal meditation or even while just sitting in a car or an air-plane, instead of stretching, getting up, or moving around, I’ve learned to look at the mental experience of pain. It’s the mental consciousness, after all, that actually recognizes and registers sensations. When I bring my attention to the mind that is registering pain, rather than focusing on a particular area of pain, the pain doesn’t necessarily disappear, but it becomes a point of actively engaging with whatever I’m experiencing here and now, rather than trying to avoid it.
Nguyên tắc này cũng đúng với những cảm thọ khoái lạc. Thay vì cố gắng duy trì chúng, tôi chỉ quan sát chúng như những biểu hiện của kinh nghiệm. Trên thực tế, những năm thực tập đầu tiên đã giúp tôi biết cách sử dụng cảm thọ như một phương tiện để khảo sát và nhận hiểu năng lực vô hạn của tâm thức, thay vì bị sai sử bởi các cảm thọ để rồi càng tăng thêm cảm giác trói buộc trong những giới hạn vật chất.
The same principle holds true for pleasurable sensations: Rather than trying to sustain them, I just observe them as manifestations of experience. In effect, my early years of training began to show me how to use sensations as a means of examining and appreciating the infinite capacity of the mind, rather than being used by sensations to enforce a sense of being bound by physical limitations.
Tất nhiên, nếu bạn bị đau đớn kịch liệt hay kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi đã nghe một số người nói rằng, sau khi được bác sĩ cho biết bệnh tình của mình không nghiêm trọng họ liền cảm thấy thực sự bớt đau rất nhiều. Dường như nỗi sợ đau làm tăng thêm cảm giác đau và “cố định” nó như thế mãi - có thể đây là một dấu hiệu “báo động đỏ” tự duy trì được gửi đi từ hồi thị (thalamus) đến hạch hạnh nhân và các phần khác của bộ não. Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện một căn bệnh hiểm nghèo, hãy tuân theo những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ bằng mọi giá. Cho dù việc thực hành thiền có thể giúp bạn đối phó với sự đau đớn hay khó chịu của những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, nhưng thiền không thể thay thế cho việc điều trị bệnh.
Of course, if you’re experiencing chronic or serious pain you should consult a doctor, as these symptoms may indicate a serious physical problem. I’ve heard from some people, however, that after their doctors have ruled out any serious medical problem, the pain they experienced actually subsides. It seems as if fear of pain exacerbates the sensation of pain and “locks” it into place - which may represent a self-perpetuating “red alert” signal sent from the thalamus to the amygdala and other parts of the brain. If your doctor has uncovered a serious medical problem, however, by all means follow his or her recommendations for treatment. Although meditation can help you to deal with the pain and discomfort of serious medical problems, it is not a substitute for treatment.
Nhưng ngay cả trong khi điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, với các loại thuốc dùng theo toa hay thuốc không cần kê toa, có thể bạn vẫn phải chịu phần nào đau đớn. Trong trường hợp này, bạn có thể cố gắng sử dụng cảm thọ đau đớn của cơ thể như một trợ duyên cho thiền tập. Nếu sự đau đớn của bạn là triệu chứng của một căn bệnh nặng, hãy tránh đừng chú tâm đến kết quả. Nếu bạn có dụng ý tiềm ẩn là tập thiền để loại bỏ sự đau đớn, thì thật ra bạn đang củng cố thêm những mô thức thần kinh liên kết với nỗi sợ đau đớn. Cách tốt nhất để làm yếu đi những mô thức thần kinh này là chỉ đơn thuần nỗ lực quan sát sự đau đớn một cách khách quan và không quan tâm đến kết quả.
Even while taking prescribed or over-the-counter medications recommended by a doctor, you may experience some pain, in which case you can try working with the physical sensation of pain as a support for meditation. If the pain you experience is a symptom of a serious medical condition, avoid focusing on results. If your underlying motivation is to get rid of the pain, you’re actually reinforcing the neuronal patterns associated with the fear of pain. The best way to weaken these neuronal patterns is to simply make the effort to observe the pain objectively, leaving results to sort themselves out.
Tôi chưa bao giờ có được ấn tượng mạnh mẽ từ bài học này như khi cha tôi phải trải qua một cuộc tiểu phẫu lúc ngài đang ở Đức. Người phụ trách gây tê ở vùng cần phẫu thuật đã bận nhiều việc khác và quên hẳn cha tôi. Khi bác sĩ phẫu thuật vừa thực hiện nhát dao mổ đầu tiên, ông phát hiện là những cơ bắp ở vùng bị mổ bắt đầu co giật, điều này không thể xảy ra nếu vùng ấy đã được gây tê thích hợp. Vị bác sĩ phẫu thuật rất giận dữ với người có trách nhiệm gây mê, nhưng cha tôi xin ông ấy đừng làm lớn chuyện, vì ngài không thấy đau đớn gì cả. Ngài giải thích rằng, cảm giác khi bị mổ ở một vùng nhạy cảm như thế thật ra đã giúp ngài có cơ hội nâng cao sự tỉnh giác lên đến một nhận thức nâng cao hơn về sự trong sáng và an lạc.
I was never so impressed by this lesson as when my father had to undergo a minor operation while he was in Germany. Apparently, who ever was supposed to anesthetize the area to be operated on got caught up in other duties and completely forgot about my father. When the doctor made the first incision, he noticed that the muscles in the area began to twitch - which wouldn’t have happened if the area had been properly numbed. The doctor was furious with the anesthetist, but my father begged him not to cause any trouble, because he didn’t feel any pain. The sensation of having such a sensitive area incised, he explained, had actually provided him with an opportunity to raise his awareness to a heightened sense of clarity and peace.
Nói một cách đơn giản, nhờ tu tập mà cha tôi đã phát triển một mạng lưới các liên kết nơ-ron hoạt động một cách tự nhiên để nâng tầm kinh nghiệm đau đớn lên thành sự quan sát khách quan tâm thức đang kinh nghiệm đau đớn. Mặc dầu vị bác sĩ quả thật đã yêu cầu cha tôi phải được gây tê ở vùng cần phẫu thuật trước khi tiếp tục mổ, nhưng trước sự nài nỉ của cha tôi, ông đã bãi bỏ việc cáo kiện người phụ nữ chịu trách nhiệm gây tê.
In simple terms, my father had developed through practice a net-work of neuronal connections that spontaneously fired to elevate the experience of pain to an objective observation of the mind that experiences pain. Though the doctor did insist on anesthetizing the area before continuing the operation, at my father’s insistence he ended up not lodging a complaint against the woman who was supposed to have administered the anesthesia.
Ngày hôm sau, người phụ trách gây tê đến bên giường bệnh của cha tôi, tay cầm một vật gì giấu sau lưng. Bà tươi cười cám ơn ngài đã giúp bà tránh được nhiều rắc rối, và rồi đưa từ sau lưng ra một túi lớn đựng đầy những thức ăn mà cha tôi bảo là ngon tuyệt.
The next day the anesthetist came to my father’s bedside, holding something behind her back. Smiling, she thanked him for keeping her out of trouble, and then produced from behind her back a bag full of treats, which he found quite delicious.
Phương pháp thực tập quan sát những cảm thọ vật chất - dù là thô hay tế - quá đơn giản nên ta có thể áp dụng trong các buổi thiền tập chính thức theo thời khóa hay vào bất cứ lúc nào trong ngày khi có một vài giây phút rảnh việc vào giữa những cuộc hội họp, hẹn gặp hay những công việc khác. Trong thực tế, tôi thấy cách thực tập này đặc biệt hữu ích suốt trong ngày, vì nó tức thời đem lại cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, rộng mở. Nhiều người nói với tôi là họ thấy cách thực tập thiền như thế lúc ở công sở rất có lợi, chẳng hạn như khi họ phải ngồi hàng giờ để nghe một bài thuyết trình nhàm chán.
The practice of observing physical sensations - whether “gross” or “subtle” - is so simple that you can use it either during formal meditation sessions or at any point during the day when you find yourself with a few spare seconds between meetings, appointments, or other obligations. In fact, I’ve found this practice especially useful throughout the day because it generates an immediate feeling of lightness and openness. Several people have told me they’ve found the practice quite useful at work, when they find themselves sitting for hours listening to a boring presentation.
DÙNG SẮC TƯỚNG LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
MEDITATING ON FORM
Thuật ngữ để chỉ việc dùng thị giác như một phương tiện an trụ tâm là “quán niệm sắc tướng”. Nhưng đừng e ngại trước thuật ngữ này. Quán sắc tướng thật ra rất đơn giản. Trong thực tế, chúng ta đã làm việc đó hằng ngày một cách không chủ ý, như những lúc dán mắt lên màn hình máy vi tính hay chăm chăm nhìn đèn tín hiệu giao thông. Khi chúng ta nâng quá trình không chủ ý này lên tầng bậc của sự tỉnh giác sinh động, chủ tâm đặt sự chú ý của mình lên một đối tượng nhất định, tâm thức sẽ trở nên rất an tĩnh, rất rộng mở và rất thư thái.
The technical name for using the sense of sight as a means for resting the mind is “form meditation.” But don’t let the name scare you. Form meditation is actually very simple. In fact, we practice it unconsciously every day whenever we stare at a computer screen or watch a traffic light. When we lift this unconscious process to the level of active awareness, deliberately resting our attention upon a specific object, the mind becomes very peaceful, very open, and very relaxed.
Tôi được chỉ dạy là bắt đầu với một đối tượng rất nhỏ và ở gần để có thể nhìn thấy mà không phải cố gắng. Đó có thể là một mảng màu sắc trên sàn nhà, ánh lửa của một ngọn nến, một tấm ảnh hay thậm chí phía sau gáy của người ngồi trước tôi trong phòng học. Ta cũng có thể nhìn một đối tượng có nhiều ý nghĩa tâm linh hơn, thường gọi là “tịnh sắc”. Nếu bạn là Phật tử, đó có thể là một bức vẽ hay tôn tượng Phật; nếu bạn là tín đồ Thiên chúa giáo, bạn có thể đặt sự chú tâm lên một cây thánh giá hay hình ảnh một vị thánh. Nếu là tín đồ của một tôn giáo khác, hãy chọn một đối tượng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bạn. Khi bạn trở nên quen thuộc với cách thiền tập này, thậm chí bạn còn có thể chú tâm vào những sắc tướng trong tâm trí, những đối tượng hoàn toàn được nhớ lại trong sự quán tưởng của bạn.
I was taught to start with a very small object located close enough to see without strain. It could be a patch of color on the floor, a candle flame, a photograph, or even the back of the head of the person sitting in front of me in a classroom. It’s also fine to look at an object of more spiritual significance - often referred to as a “pure form.” If you’re a Buddhist, the object might be an image or statue of the Buddha; if you’re a Christian, you might focus on a cross or an image of a saint; if you belong to some other religious tradition, choose an object that has special significance for you. As you become more familiar with this practice, it’s even possible to focus on mental forms - objects recalled simply in your imagination.
Bất luận đối tượng nào mà bạn chọn, bạn hẳn đã thấy là luôn có hai đặc tính: hình dáng và màu sắc. Hãy chú tâm vào thuộc tính nào bạn thích nhất. Bạn có thể chọn một vật màu trắng, đen hay hồng, có hình tròn, vuông hay đa dạng. Bản thân đối tượng không quan trọng. Điểm chính yếu là chỉ hoàn toàn đặt trọn sự chú ý của bạn vào màu sắc hay hình dáng của nó, không làm gì khác hơn là đơn thuần nhận biết nó. Chính lúc bạn chú ý tới đối tượng, bạn đang tỉnh giác.
Whatever object you choose, you’ll probably notice that it has two characteristics: shape and color. Focus on whichever aspect you prefer. You could choose something white, black, or pink, or round, square, or multiform. The object itself doesn’t matter. The idea is simply to rest your attention on either its color or its shape, engaging the mental faculty only to the point of barely recognizing the object. Nothing more than that. The moment you bring attention to the object, you are aware.
Không cần phải cố gắng quan sát đối tượng kỹ lưỡng đến mức thấy rõ từng chi tiết. Nếu cố làm như thế, bạn sẽ căng thẳng, trong khi toàn bộ ý nghĩa của sự thực tập này là sự buông thư. Hãy thả lỏng sự tập trung của mình, chỉ giữ vừa đủ sự chú ý để đơn thuần nhận biết đối tượng mà bạn đang nhìn. Đừng cố gắng làm cho một điều gì đó phải xảy ra hay cưỡng bức tâm thức phải thư giãn. Chỉ cần suy nghĩ: “Được rồi, việc gì phải xảy ra cứ xảy ra. Như thế này là thiền quán. Đây là điều tôi đang làm. Không cần phải là bất cứ điều gì nhiều hơn thế nữa.”
It’s not necessary to try to see it so clearly that you recognize every little detail. If you try to do that, you’ll tense up, whereas the whole point of the exercise is to rest. Keep your focus loose, with just enough attention to hold the bare awareness of the object you’re looking at. Don’t try to make anything happen or try to force your mind to relax. Simply think, Okay, whatever happens, happens. This is meditation. This is what I’m doing. It doesn’t have to be anything more than that.
Tất nhiên, cũng có thể bạn mở mắt nhìn chăm chăm vào một đối tượng mà thực ra không hề nhìn thấy gì cả. Chẳng hạn như khi toàn bộ tâm ý của bạn bị thu hút bởi một âm thanh bạn nghe từ xa, vì thế mà trong một vài giây, một vài phút... bạn đã không hề nhìn thấy đối tượng ấy. Tôi đã ghét thấy tâm mình trôi giạt như thế biết bao. Nhưng cha tôi nói sự phóng tâm này là hoàn toàn tự nhiên. Và khi nhận biết tâm mình đã trôi giạt ra khỏi đối tượng hoặc không còn chú tâm, bạn chỉ cần đưa sự chú ý quay về với đối tượng.
Of course, it’s possible to stare open-eyed at an object without really seeing it at all. Your mind might be completely absorbed by something you hear in the distance, so for several seconds or even minutes you don’t see the object at all. How I hated it when my mind drifted like that! But, according to my father, this sort of drifting is entirely natural. And when you recognize that your mind has drifted away from the object or focus, just bring your attention back to the object.
Bây giờ, tôi đề nghị chúng ta hãy thực tập.
So now I encourage you to practice.
Hãy chọn một tư thế nào thoải mái cho bạn nhất, và để tâm buông thư một lúc trong trạng thái thật thư giãn, thật thả lỏng. Sau đó chọn một đối tượng rồi hướng mắt nhìn vào, nhận biết hình dáng và màu sắc của nó. Bạn không cần phải căng mắt mà nhìn, nếu cần chớp mắt thì cứ chớp mắt. Thật ra, nếu không chớp mắt thì rất có thể mắt bạn sẽ khô và khó chịu. Sau một lúc nhìn vào đối tượng như thế, hãy hoàn toàn buông thư tâm một lần nữa. Tiếp theo, trở lại chú ý vào đối tượng trong vài ba phút, rồi lại buông thư tâm, và cứ tiếp tục như thế...
Assume whatever physical posture is most comfortable for you and just allow your mind to rest for a few moments in a very relaxed, loose state. Then choose something to look at and just rest your gaze on it, noticing its shape or its color. You don’t have to stare intently - if you need to blink, just blink. In fact, if you don’t blink, your eyes will likely become very dry and irritated. After a few moments of gazing at the object, let your mind simply relax again. Return your focus to the object for a few minutes; then allow your mind to relax once more.
Mỗi lần tôi dùng một đối tượng của thị giác để làm trợ duyên cho việc thiền tập, tôi đều nhớ đến những chỉ dạy của ngài Longchenpa, một trong những thiền sư và học giả vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ 14. Trong một quyển sách, ngài chỉ rõ rằng việc luân phiên thay đổi thiền quán có đối tượng và thiền quán không đối tượng như đã nói ở phần trước sẽ mang lại lợi ích cực kỳ lớn lao. Ngài giải thích rằng, khi trụ tâm vào một đối tượng, bạn thấy đó là một cái gì khác biệt và chia tách với chính mình. Nhưng khi bạn buông thư và chỉ để tâm an trụ trong sự nhận thức đơn thuần, sự phân biệt đó sẽ tan biến. Và khi luân phiên thay đổi giữa việc chú tâm vào một đối tượng rồi an trụ tâm trong sự nhận thức đơn thuần, bạn sẽ hiểu được sự thật căn bản mà khoa Thần kinh học đã trình bày: “Tất cả những gì chúng ta nhận biết đều là sự tái tạo trong tâm thức.” Nói cách khác, không có sự khác biệt giữa những gì được thấy và tâm thức đang nhìn thấy nó.
Whenever I practice using a visual object as a support, I’m reminded of something mentioned by Longchenpa, one of the great Buddhist scholars and meditation masters of the fourteenth century. In one of his books he points out that there is a great benefit to be gained from alternating between object-based meditation and the sort of objectless meditation discussed earlier. As he explains, when you rest your mind on an object, you’re seeing it as something distinct or separate from yourself. But when you let go and simply rest your mind in naked awareness, the distinction dissolves. And alternating between focusing on an object and allowing the mind to rest in naked awareness, you actually come to recognize the basic truth that neuroscience has shown us: Everything we perceive is a reconstruction created in the mind. In other words, there’s no difference between what is seen and the mind that sees it.
Tất nhiên, sự nhận hiểu được như vậy không phải là một quá trình nhanh chóng. Cần phải trải qua sự tu tập. Trong thực tế, như chúng ta sẽ thấy sau này, đức Phật đã dạy một số phương pháp cụ thể để xóa bỏ sự phân biệt giữa tâm thức và đối tượng nhận thức của tâm. Nhưng tôi đã đi quá xa rồi - đó là điều thường xảy ra khi có gì đó làm cho tôi phấn khởi. Bây giờ, chúng ta hãy quay lại với những phương pháp căn bản để chuyển hóa thông tin nhận được từ các giác quan thành một phương tiện đưa tâm thức đến trạng thái an định và thư thái.
This recognition doesn’t, of course, occur overnight. It takes a bit of practice. In fact, as we’ll see later on, the Buddha provided some specific methods for dissolving the distinction between the mind and whatever the mind perceives. But I’m getting ahead of myself - which happens when I get excited about something. For now, let’s go back to basic methods of transforming sensory information into a means of bringing the mind to a calm, restful place.
DÙNG ÂM THANH LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
MEDITATING ON SOUND
Thực hành thiền với đối tượng là âm thanh rất tương tự với đối tượng hình sắc, chỉ khác là bạn sử dụng thính giác. Hãy bắt đầu bằng cách để tâm buông thư một lúc trong trạng thái thư giãn, rồi dần dần để mình nhận biết những âm thanh ở gần tai mình nhất, như tiếng tim đập hay tiếng hơi thở, hoặc những âm thanh tự nhiên xung quanh mình. Có người thích dùng băng ghi âm những âm thanh của thiên nhiên hay một khúc nhạc êm ái. Không cần thiết phải cố gắng xác định những âm thanh đó là gì, cũng không cần phải chú tâm vào một âm thanh cụ thể. Thật ra, việc để mình nhận biết tất cả những gì nghe được sẽ dễ dàng hơn cho bạn. Điểm cốt yếu là duy trì một sự nhận biết đơn thuần về âm thanh khi chúng đập vào tai bạn.
Meditating on sound is very similar to meditating on form, except that now you’re engaging the faculty of hearing. Start by just allowing your mind to rest for a few moments in a relaxed state, and then gradually allow yourself to become aware of the things you hear close to your ear, such as your heartbeat or your breath, or sounds that occur naturally in your immediate surroundings. Some people find it helpful to play a recording of natural sounds or pleasant music. There’s no need to try to identify these sounds, nor is it necessary to focus on a specific sound. In fact, it’s easier to let yourself be aware of everything you hear. The point is to cultivate a simple, bare awareness of sound as it strikes your ear.
Cũng giống như thiền quán với hình sắc, có thể bạn sẽ thấy mỗi lần thiền tập bạn chỉ chú tâm đến âm thanh xung quanh được một vài giây là tâm thức bắt đầu tản mạn. Không sao cả. Khi phát hiện tâm thức tản mạn, bạn chỉ cần trở về trạng thái tâm buông thư và sau đó lại đưa sự nhận biết trở về với âm thanh. Hãy để mình luân phiên thay đổi giữa sự chú tâm vào âm thanh và đơn thuần để tâm an trụ trong trạng thái buông thư của thiền rộng mở.
As with form and color meditation, you’ll probably find that you can focus on the sounds around you for only a few seconds at a time before your mind wanders off. That’s okay. When you find your mind wandering, just bring yourself back to a relaxed state of mind and then bring your awareness back to the sound once again. Allow yourself to alternate between resting your attention on sounds and allowing your mind simply to rest in a relaxed state of open meditation.
Một trong những lợi ích lớn của thiền với đối tượng âm thanh là nó sẽ giúp bạn dần dần buông bỏ thói quen gán ghép ý nghĩa cho những thứ âm thanh đa dạng mà bạn nghe được. Bạn sẽ học cách lắng nghe mà không cần thiết phải phản ứng bằng cảm xúc trước nội dung những gì bạn nghe. Khi quen dần với sự nhận biết đơn thuần về âm thanh chỉ đơn giản là âm thanh, bạn sẽ thấy mình có khả năng lắng nghe những lời chỉ trích mà không giận dữ hay chống trả, và có thể nghe những lời khen ngợi mà không quá kiêu hãnh hay phấn khích. Bạn có thể chỉ đơn thuần lắng nghe những gì người khác nói với một thái độ thư thái và quân bình hơn nhiều và không bị mất tự chủ vì sự xúc động.
One of the great benefits of meditation on sound is that it gradually teaches you to detach from assigning meaning to the various sounds you hear. You learn to listen to what you hear without necessarily responding emotionally to the content. As you grow accustomed to giving bare attention to sound simply as sound, you’ll find yourself able to listen to criticism without becoming angry or defensive and able to listen to praise without becoming overly proud or excited. You can simply listen to what other people say with a much more relaxed and balanced attitude, without being carried away by an emotional response.
Có lần tôi được nghe câu chuyện tuyệt vời về một nhạc công chơi đàn si-ta nổi tiếng ở Ấn Độ. Ông đã học dùng âm thanh tiếng đàn của mình làm đối tượng tu tập thiền quán. Nếu bạn không quen thuộc với các nhạc khí Ấn Độ [thì tôi sẽ mô tả sơ qua]. Đàn si-ta là một loại đàn có cần đàn rất dài, thường được chế tạo với 17 dây, được gẩy giống như đàn ghi-ta để phát ra một số âm điệu đa dạng và kỳ diệu. Người nhạc công chơi đàn si-ta này rất tài ba nên luôn được mời thỉnh, do đó phần lớn thì giờ của ông dành cho việc lưu diễn khắp nơi trên nước Ấn, không khác gì những ban nhạc rock hiện đại thường vắng nhà để đi trình diễn.
I once heard a wonderful story about a famous sitar player in India who learned to use the sounds of his instrument as a support for his meditation practice. If you’re not familiar with Indian instruments, a sitar is a very long-necked instrument, usually constructed with seventeen strings, plucked like a guitar to produce a wonderful variety of tones. This particular sitar player was so gifted that he was always in demand and spent much of his time traveling around India, in much the way some modern rock bands are often away from home on tour.
Sau một chuyến đi đặc biệt kéo dài, ông trở về nhà và phát hiện vợ mình ngoại tình, nhưng ông đã phản ứng một cách rất có lý trí. Có lẽ sự chú tâm mà ông đã đạt được sau nhiều năm dài liên tục tập luyện và trình diễn, cộng với âm thanh của cây đàn khả ái đã giúp ông giữ bình tĩnh và tập trung. Dầu sao đi nữa, ông không hề tranh cãi hay nổi giận với vợ. Thay vì thế, ông đã ngồi lại trò chuyện thật lâu với bà và qua đó nhận ra được rằng sự ngoại tình của vợ ông và lòng kiêu hãnh của chính ông khi được mời đi trình diễn toàn quốc đều là những biểu hiện của tham ái, một trong ba món độc tinh thần đã trói chặt chúng ta trong vòng luân hồi. Sự tham luyến của ông đối với danh vọng và sự tham luyến của vợ ông đối với một người đàn ông khác, thật ra không khác nhau là bao. Nhận thức này như tiếng sét đánh vào đầu, và ông hiểu ra rằng để tự giải thoát khỏi tham ái, ông phải buông bỏ sự bám chấp vào danh vọng. Và để làm được như thế, chỉ có một cách là đi tìm một vị thiền sư và học cách nhận biết tâm tham luyến của mình chỉ đơn giản là sự biểu hiện của những thói quen tâm thần.
After one particularly long tour, he returned home to discover that his wife had been having an affair with another man. He was extraordinarily reasonable when he discovered the situation. Perhaps the concentration he’d learned over the years of constant practice and performance, combined with the sounds of this lovely instrument, had calmed and focused his mind. In any case, he didn’t argue with his wife or lash out in anger. Instead he sat down and had a long conversation with her, during which he realized that his wife’s affair and his own pride at being asked to perform across the country were symptoms of attachment - one of the three mental poisons that keep us addicted to the cycle of samsara. There was very little difference between his attachment to being famous and his wife’s attachment to another man. The recognition hit him like a thunderbolt, and he realized that in order to become free of his own addiction, he had to let go of his attachment to being famous. The only way for him to do so was to seek out a meditation master and learn how to recognize his attachment as simply a manifestation of his mental habits.
Sau cuộc trò chuyện, ông đã nhường hết tài sản cho vợ và bỏ đi tìm một vị thầy, chỉ đem theo cây đàn si-ta là thứ mà ông vẫn còn bám chấp hết sức mạnh mẽ, không một sự phân tích lý trí nào có thể xóa tan đi. Sau cùng ông đến một bãi tử thi, cũng giống như một nghĩa địa thời nay, nhưng các tử thi nằm ngổn ngang, không được chôn cất hay hỏa thiêu. Đó là một nơi rất dễ sợ, đầy dẫy những bộ xương người hay những tử thi đang thối rữa. Nhưng đó cũng là nơi mà ta có nhiều khả năng gặp được các bậc thượng sư, những người đã chế ngự được nỗi sợ hãi trước cái chết và vô thường, hai điều kiện đáng sợ thường trói chặt hầu hết chúng ta vào cõi luân hồi với sự tham luyến những gì đang hiện hữu và chống nghịch những gì có thể xảy ra.
At the end of the conversation, he gave up everything to his wife except his sitar, toward which he still felt a strong attachment that no amount of rational analysis could dissolve, and went in search of a teacher. Eventually he arrived at a charnel ground, the ancient equivalent of a cemetery, in which corpses are more or less deposited without being buried or cremated. Charnel grounds were scary places, covered with human bones, partial skeletons, and rotting corpses. But they were the most likely environments in which to find a great master, who had overcome his or her fear of death and impermanence - two of the fearful conditions that keep most people locked in the samsaric conditions of attachment to what is and aversion to what might occur.
Chính trong bãi tử thi này, người nhạc công si-ta tìm được một bậc Đại thành tựu giả (Mahasiddha), một người đã trải qua những thử thách phi thường để đạt đến sự liễu ngộ sâu xa.
In this particular charnel ground, the sitar player found a mahasiddha - a person who had passed through extraordinary trials to achieve profound understanding.
Vị Đại thành tựu giả này sống trong một căn lều rách nát chỉ vừa đủ che mưa gió. Trong đời sống, có những lúc chúng ta chỉ vừa gặp một người liền cảm thấy thân thuộc ngay. Cũng theo cách như thế, người nhạc công này cảm thấy ngay một mối liên kết sâu đậm với vị Đại thành tựu giả đặc biệt này và xin được ngài nhận làm đệ tử. Vị Đại thành tựu giả nhận lời và người nhạc công bèn dựng một căn lều ngay gần đó bằng bùn đất và cành cây để thực tập những chỉ dẫn cơ bản về thiền chỉ (shinay) theo lời dạy của vị Đại thành tựu giả.
The mahasiddha was living in a ragged hut that barely provided him protection against wind and weather. In the way that some of us feel a strong connection with people we meet during the ordinary course of our lives, the sitar player felt a deep bond with this particular mahasiddha and asked him if he would accept him as a student. The mahasiddha agreed, and the sitar player used branches and mud to build his own hut nearby, where he could practice the basic instructions on shinay meditation that the mahasiddha had given him.
Cũng giống như nhiều người mới bắt đầu tập thiền, người nhạc công cảm thấy rất khó làm theo những chỉ dẫn cơ bản của thầy. Một vài phút thực tập đối với ông dài như cả kiếp. Mỗi lần ngồi thiền, ông cảm thấy bị lôi kéo bởi thói quen chơi đàn si-ta, rồi bỏ thực tập để chơi đàn. Ông cảm thấy dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi vì đã xao lãng việc tu tập thiền để chạy theo việc chơi đàn. Cuối cùng, ông đến căn lều của thầy để thú thật rằng mình không thể thiền tập.
Like many people who begin meditation practice, the sitar player found it very difficult to follow the instructions of his teacher. Even spending a few minutes following his teacher’s instructions seemed like an eternity; every time he sat to meditate, he found himself drawn to his old habit of playing his sitar, and he gave up his practice and started to play. He began to feel horribly guilty, neglecting his meditation practice in favor of simply strumming his sitar. Finally he went to his teacher’s hut and confessed that he just couldn’t meditate.
Vị Đại thành tựu giả hỏi :
- Vấn đề của ông là gì?
“What’s the problem?” the mahasiddha asked.
Người nhạc công đáp:
- Con quá yêu thích cây đàn của con. Con thích chơi đàn hơn là ngồi thiền.
The sitar player replied, “I’m just too attached to my sitar. I’d rather play it than meditate.”
Vị Đại thành tựu giả nói :
- Việc đó không quan trọng lắm. Ta có thể dạy ông thiền quán đàn si-ta.
The mahasiddha told him, “That’s not a big problem. I can give you an exercise in sitar meditation.”
Người nhạc công vô cùng ngạc nhiên, ông đã chờ đợi bị thầy quở trách, như phần đông chúng ta [trong trường hợp ấy].
The sitar player, who’d been expecting criticism - as most of us do from our teachers - was quite surprised.
Vị Đại thành tựu giả nói tiếp:
- Ông hãy trở về lều và chơi đàn si ta đi, nhưng hãy lắng nghe tiếng đàn với sự nhận biết đơn thuần. Đừng cố gắng chơi cho thật hay. Chỉ lắng nghe âm thanh mà thôi.
The mahasiddha continued, “Go back to your hut, play your sitar, and just listen to the sound of your instrument with bare awareness. Forget about trying to play perfectly. Just listen to the sounds.”
Người nhạc sĩ an tâm trở về lều và chơi đàn, chỉ lắng nghe âm thanh chứ không cố đàn cho thật hay, không chú tâm đến kết quả của việc chơi đàn hay kết quả thiền tập. Vì ông đã học được cách tu tập hoàn toàn không quan tâm đến kết quả, nên vài năm sau chính ông cũng trở thành một vị Đại thành tựu giả.
Relieved, the sitar player returned to his hut and started playing, just listening to the sounds without trying to be perfect, without focusing on either the results of his playing or the results of his practice. Because he’d learned to practice simply without concern for the results, after a few years he became a mahasiddha himself.
Vì chẳng mấy ai trong số học trò của tôi biết chơi đàn si-ta, nên bài học thực sự của câu chuyện này là làm sao sử dụng chính sự trải nghiệm của mình làm trợ duyên cho việc thiền tập mà không lưu tâm đến kết quả. Đặc biệt là ở phương Tây, khi âm thanh, hình ảnh và mùi hương trong những giờ kẹt xe có thể trở thành nguyên nhân làm cho ta vô cùng lo âu, việc thực tập chỉ đơn thuần quán chiếu cảm giác của mình trong lúc kẹt xe thay vì lưu tâm đến mục đích vượt qua dòng xe cộ sẽ là cơ hội rất tốt để tu tập thiền. Nếu bạn hướng sự chú tâm của mình ra khỏi mục tiêu phải đi đến đâu đó, và thay vào đó chỉ chú tâm đến cảm giác về những gì xảy ra xung quanh mình, bạn sẽ có nhiều cơ may trở thành một “đại thành tựu giả kẹt xe”.
Since not many of my students are sitar players, the real lesson in this story lies in learning how to use their own experience as a support for practice, without regard to results. Especially in the West, where the sounds, sights, and smells of rush-hour traffic can become an overwhelming source of preoccupation, the practice of simply observing the sensations of traffic rather than focusing on the goal of getting through congestion offers a tremendous opportunity for meditation practice. If you turn your attention away from the goal of getting somewhere and instead rest your attention on the sensations around you, you could very well end up becoming a “traffic mahasiddha.”
DÙNG MÙI HƯƠNG LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
MEDITATING ON SMELL
Thật ra, chúng ta có thể dùng bất cứ cảm thọ nào lôi kéo sự chú ý của chúng ta mạnh nhất vào một thời điểm nào đó để làm đối tượng thiền quán. Thí dụ, dùng mùi hương làm đối tượng thiền quán có thể đặc biệt hữu ích trong lúc ngồi thiền chính thức theo thời khóa hay trong những hoạt động hằng ngày. Khi ngồi thiền theo thời khóa, bạn có thể chú tâm đến những mùi hương xung quanh, mùi nhang trầm chẳng hạn, nếu bạn thích, hay những mùi hương thoảng qua một cách tự nhiên xung quanh nơi bạn ngồi thiền.
Actually, we can use as an object of meditation whatever sensation draws us most strongly at any given moment. For example, using smell as an object of meditation can be especially helpful, either during formal practice or just while going about your day. In formal practice you can focus your attention on the odors around you - maybe the smell of incense, if you like that, or the smells naturally occurring around your practice area.
Thiền quán mùi hương có thể đặc biệt tiện lợi nếu hằng ngày bạn phải làm bếp hay ăn uống. Bằng cách dành thời gian chú tâm đến mùi hương tỏa ra từ thức ăn, bạn có thể biến những việc buồn chán phải làm hằng ngày - như nấu nướng, ăn uống hay đơn giản là đi lại trong công ty nơi bạn làm việc - thành những thực tập có thể làm an định và tăng cường tâm lực của bạn.
Meditating on smell can be especially practical if you’re involved in daily activities like cooking or eating. By taking the time to focus attention on the smells that arise from food, you can transform boring daily routines - such as cooking, eating, or simply walking through your office building - into practices that calm and strengthen your mind.
DÙNG VỊ GIÁC LÀM ĐỐI TƯỢNG THIỀN QUÁN
MEDITATING ON TASTE
Tôi phải mất một thời gian khá lâu mới nhận biết được rằng, trong khi ăn uống tôi rất ít khi chú ý đến điều mình đang làm. Thường thì tôi hay bị cuốn hút trong những câu chuyện với người khác, hay bị tán tâm bởi những bất ổn, xung đột hay mơ mộng của chính tôi. Kết quả là tôi đã không tỉnh thức trong việc mình làm và bỏ lỡ đi cơ hội trải nghiệm sự phong phú của giây phút hiện tại. Chú tâm vào vị nếm là một phương pháp hết sức thực tiễn, có thể dùng để thực tập thiền trong khoảng vài ba phút ngắn ngủi, nhưng nhiều lần như thế trong suốt cả ngày.
It took me quite a while to realize that when I was eating or drinking, I barely noticed what I was doing. I was usually caught up in conversations with other people, or distracted by my own problems, conflicts, or daydreams. As a result, I wasn’t really engaged in what I was doing, and so I missed out on the opportunity to experience the richness of the present moment. Focusing on taste is an extremely practical technique that can be used to engage in meditation for a few moments at several points throughout the day.
Khi tôi học dùng vị giác làm đối tượng thiền quán, tôi được dạy là nên bắt đầu để tâm buông thư tự nhiên một lúc, rồi mới nhẹ nhàng chú ý đến những vị nếm mà tôi tiếp nhận được. Tôi không cần phân tích cảm thọ của một vị nếm cụ thể nào đó, như vị đắng, ngọt hay chua... Tôi chỉ cần nhẹ nhàng hướng sự chú ý của mình vào tất cả những vị mà tôi đang nếm, rồi buông thư tâm một cách tự nhiên, và cứ luân phiên thay đổi như thế.
When I was taught about using taste as a focus of meditation, I was told to begin as usual by allowing my mind to rest naturally for a few moments, then allow myself to focus my attention lightly on the tastes I perceived. I didn’t have to analyze a particular taste sensation, like bitterness, sweetness, or sourness. I just had to rest my attention lightly on all the tastes I perceived and then rest my mind naturally, alternating between bringing my attention to the sensation of taste and resting my mind naturally.
VÀI ĐỐI TƯỢNG TRỢ DUYÊN HỮU ÍCH KHÁC
OTHER HELPFUL SUPPORTS
Vì sự nhiếp hóa chúng sinh mà ta đã dạy những pháp môn khác nhau.
It is to guide students well that I taught different approaches.
Kinh Lăng Già (The Lankavatarasutra)
Maria Montenegro dịch sang Anh ngữ
- The Lankavatarasutra, translated by Maria Montenegro
Ngoài việc thiền quán với đối tượng của các giác quan, đức Phật còn dạy một vài phương pháp khác có thể dễ dàng thực tập mọi lúc mọi nơi. Một trong những phương pháp ấy là dùng hơi thở làm đối tượng thiền quán. Nếu bạn còn sống thì có nhiều cơ may là bạn đang thở, và bạn luôn có thể hướng sự chú ý của mình đến hơi thở ra, vào. Phương pháp thứ hai là một người bạn hết sức thân thiết với tôi, và tôi đặc biệt mang ơn vì thuở nhỏ chính nhờ phương pháp này mà tôi đã không phát điên lên. Tôi đã hoàn toàn tình cờ làm quen với phương pháp này khi ngồi trong các hang động, đó là tụng niệm thần chú.
In addition to working with sense objects, the Buddha also taught a few other techniques that could be easily used anytime, anywhere. One of these techniques involves using the breath as an object of meditation. If you’re alive, there’s a good chance you’re breathing, and the ability to direct your attention to the coming and going of the breath is always available. The second support is an old friend of mine, and one I feel especially grateful for, since it kept me from going crazy as a child. This support, with which I became acquainted purely by accident while sitting in a cave, is based on the repetition of a mantra.
THỞ VÀO, THỞ RA
Breathe In, Breathe Out
Tôi đã học được một số phương pháp khác nhau trong việc dùng hơi thở làm đối tượng thiền quán, nhưng tôi sẽ không kể hết ra đây làm quý vị nhàm chán. Thay vào đó, tôi sẽ chú tâm đến hai phương pháp đơn giản nhất và cũng dễ thực hành nhất mà không lôi kéo sự chú ý của người khác khi đang ở chỗ đông người. Bạn không phải làm gì khác hơn là nhẹ nhàng chú ý vào động tác thở ra thở vào đơn giản của mình. Bạn cũng có thể chú tâm đến luồng không khí đi qua mũi, hay đến cảm giác của buồng phổi khi hơi thở ra vào. Sử dụng hơi thở theo cách này rất tương tự với sự chú tâm vào cảm thọ trên thân thể, chỉ khác là bạn thu hẹp sự nhận biết vào kinh nghiệm đơn giản của sự thở ra, thở vào. Vì có một khoảng thời gian rất ngắn giữa lúc hơi thở vào ra, nên bạn cũng có thể chú tâm vào tiến trình ba giai đoạn khi thở vào, thở ra và khoảng dừng ở giữa.
I was taught a number of different ways to use the breath as an object of meditation, but I won’t bore you with them all. Instead, I’ll focus on two of the simplest methods, which are also the easiest to practice without drawing attention to yourself in public. All you have to do is focus your attention lightly on the simple act of inhaling and exhaling. You can place your attention on the passage of air through your nostrils or on the sensation of air filling and exiting your lungs. Using your breath in this way is very similar to focusing on physical sensation, except that you’re narrowing the awareness of sensation to the simple experience of inhaling and exhaling. Because there is a natural split-second gap between inhalation and exhalation, you can also focus on the three-part process of inhalation, exhalation, and the interval between.
Việc chú tâm vào hơi thở sẽ đặc biệt hữu ích khi bạn cảm thấy mình căng thẳng hay tán tâm. Về mặt nội tâm, thao tác đơn giản là hướng sự chú ý của mình vào hơi thở sẽ đem lại một trạng thái bình thản và tỉnh giác, giúp bạn có được một khoảng dừng trước bất kỳ vấn đề nào đang phải đương đầu và ứng xử một cách bình tĩnh, khách quan hơn. Nếu đang căng thẳng, bạn chỉ cần hướng sự chú ý vào hơi thở. Sẽ không ai nhận biết là bạn đang thiền tập. Rất có thể là người ta thậm chí còn chẳng lưu tâm chút nào đến việc bạn đang thở.
Focusing on the breath is particularly useful when you catch yourself feeling stressed or distracted. Internally, the simple act of drawing attention to your breath produces a state of calmness and awareness that allows you to step back from whatever problems you might be facing and respond to them more calmly and objectively. If you’re stressed out, just bring your attention to your breathing. No one will notice that you’re meditating. They probably won’t even pay attention to the fact that you’re breathing at all.
Việc thiền quán hơi thở theo thời khóa có khác hơn một chút. Một trong những phương pháp tôi đã học được là đơn giản đếm những hơi thở ra vào như một phương thức để chú tâm nhiều hơn vào hơi thở. Sau một lần hơi thở vào và ra, hãy đếm một. Lần tiếp theo, hãy đếm hai, và tiếp tục như thế cho đến số bảy, rồi bắt đầu trở lại từ số một. Về sau bạn có thể kéo dài chu kỳ những hơi thở vào ra lên đến một con số lớn hơn. Nhưng bao giờ cũng vậy, tốt nhất là nên bắt đầu bằng cách giới hạn mục tiêu của mình mỗi lần trong một thời gian thực tập ngắn mà bạn có thể lặp lại nhiều lần.
Formal meditation on the breath is a little different. One of the methods I was taught was simply to count my inhalations and exhalations as a way of focusing my attention more completely. Count the first inhalation and exhalation as “one,” the next inhalation and exhalation as “two,” and so on until you reach seven. Then just start the process again from “one.” Eventually, you can begin to accumulate even higher numbers of inhalations and exhalations. But, as always, it’s best to begin by limiting your goal to short practice periods that you can repeat many times.
THẦN CHÚ, BẠN THÂN THIẾT CỦA TÔI
My Old Friend, Mantra
Thiền niệm thần chú là phương pháp có một uy lực rất lớn, không những giúp phát triển một nhận thức trong sáng, mà còn nhờ thần lực của những âm tiết đã từng được đọc tụng bởi những bậc đại sư giác ngộ từ hàng ngàn năm qua, có thể tẩy sạch lớp lớp những mê chướng và làm tăng thêm năng lực tự lợi cũng như lợi tha. Mối liên kết này có thể khó chấp nhận lúc ban đầu, nó có vẻ quá giống với ma thuật. Có lẽ dễ chấp nhận hơn là nên xem thần chú như những sóng âm thanh tồn tại mãi trong không gian từ hàng ngàn, hoặc cũng có thể là hàng triệu năm qua.
Mantra meditation is a very powerful technique that not only cultivates clear awareness, but also, through the potency of syllables that have been recited by enlightened masters for thousands of years, clears away layers of mental obscuration and increases our capacity to benefit ourselves and others. This connection may be hard to accept at first; it seems too much like magic. It might be easier to think of mantric syllables as sound waves that perpetuate through space for thousands, perhaps millions, of years.
Trong thiền niệm thần chú, bạn phải tập trung sự chú ý vào việc niệm thầm một chuỗi âm tiết nào đó mà dường như có tác động trực tiếp đến việc an định và thanh lọc tâm thức. Trong bài tập này, chúng ta sẽ dùng một chuỗi ba âm tiết rất đơn giản, vốn là nền tảng căn bản nhất của tất cả các thần chú, đó là ba âm OM, AH và HUNG.
In mantra meditation, the focus of your attention is on the mental recitation of a certain set of syllables that appear to have a direct effect on calming and clearing the mind. For this exercise, we’ll use a very simple set of three syllables that make up the most basic of all mantras: OM AH HUNG.
Âm OM biểu thị khía cạnh tri giác trong sáng, phân minh của kinh nghiệm; âm AH biểu thị khía cạnh Không tính hay tự tính rộng mở; trong khi âm HUNG lại biểu thị sự hợp nhất của những hiển tướng sai biệt và tự tính không tịch của chúng.
OM represents the lucid, distinctive, perceptual aspect of experience; AH represents the empty, or inherently open, aspect; while HUNG represents the union of distinctive appearance and the inherently empty nature of the appearance.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách niệm thần chú rõ tiếng, rồi dần dần chuyển sang cách niệm thầm hướng vào nội tâm nhiều hơn. Điều quan trọng là hãy liên tục niệm thần chú trong khoảng 3 phút, rồi để tâm buông thư, sau đó quay lại niệm chú, và cứ luân phiên thay đổi như thế, kéo dài tùy theo khả năng của bạn. Cho dù có tức thời cảm nhận được kết quả hay không, bạn cũng đã làm phát khởi một cái gì đó. “Cái gì đó” chính là sự tự do của tâm thức bạn.
You can start by reciting the mantra aloud, and then gradually slip into a more internal form of mental recitation. The important thing is to continue reciting the mantra mentally for about three minutes, and then just let your mind rest, alternating between recitation and resting for as long as you can. Whether you feel the effects immediately or not, you’ve set something in motion. That “something” is the freedom of your mind.
Nhưng sự tự do rất hiếm khi xuất hiện trong hình thức như chúng ta dự tưởng. Thật ra, đối với hầu hết chúng ta thì cảm giác tự do không những xa lạ mà còn khó chịu rõ rệt. Đó là vì chúng ta đã quá quen thuộc với những gông xiềng của mình. Chúng có thể làm ta trầy xước hay rướm máu, nhưng ít ra thì chúng cũng rất quen thuộc với ta.
But freedom rarely arrives in the form we think it should. In fact, for most of us, freedom feels not only unfamiliar but distinctly unpleasant. That’s because we’re used to our chains. They might chafe, they might make us bleed, but at least they’re familiar.
Tuy nhiên, sự quen thuộc chỉ là một tư tưởng, hay có khi chỉ là một cảm giác. Và để giúp chúng ta vượt qua khó khăn khi chuyển từ trạng thái [trói buộc] quen thuộc sang trạng thái tự do, đức Phật đã dạy những pháp môn để trực tiếp chuyển hóa tư tưởng và cảm thọ.
Familiarity is just a thought, however, or sometimes a feeling. And to help us through the difficult transition between familiarity and freedom, the Buddha provided methods for working directly with thoughts and feelings.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.103.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...