Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 96. NGÔ VĂN VINH (1928-2007, 79 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 96. NGÔ VĂN VINH (1928-2007, 79 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.009)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 96. NGÔ VĂN VINH (1928-2007, 79 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Ngô Văn Vinh sinh năm 1928, nguyên quán xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Song thân là cụ ông Ngô Văn Sừ, cụ bà Ngô Ngọc Giàu. Ông là con thứ Bảy trong gia đình có mười anh em.

Năm 1945, vì mến mộ Phật pháp nên cha ông đã di dời về ấp Hòa An, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ông cũng đi theo cha và định cư tại đây cho đến ngày qua đời. Lúc lên 29 tuổi, ông thành hôn với bà Phạm Thị Thắm, sinh được sáu trai, bốn gái, gia đình sống bằng nghề làm ruộng.

Tính tình ông hiền lành, ít nói. Quanh năm gắn bó với thửa ruộng, luống cày, lam lũ chân lấm tay bùn nuôi đàn con dại.

*****

Noi theo gương của cha, ông dùng chay kỳ, mỗi tháng là bốn ngày và mỗi ngày hai thời lễ bái nguyện cầu: thế giới bình an, vạn dân giải thoát, ông bà tổ tiên siêu sinh Tịnh Độ. Đối với công tác từ thiện xã hội, ông đều tùy hỷ đóng góp gạo tiền. Những lúc rảnh rỗi ông cũng thường xem kinh đọc sách.

Năm 1998 (ông 70 tuổi), ông ngã bệnh, khi thân nhân đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang, vài ngày sau thì chuyển ra Bệnh Viện Chợ Rẫy, ở đây phát hiện ông bị khối u thanh quản, nên kế đó chuyển sang Trung Tâm Ung Bướu. Khi sang trung tâm Ung Bướu bác sĩ đề nghị giải phẫu, vì khối u đã quá lớn, và bệnh cũng đã tiến triển ở giai đoạn cuối cùng; bác sĩ còn cho biết thêm, biện pháp này chỉ kéo dài mạng sống của ông tối đa là 5 năm mà thôi; đồng thời sau khi giải phẫu xong sẽ không còn nói chuyện được nữa!

Nằm ở đây được hai tuần, sau khi xuất viện bác sỹ khuyên rằng:

- Ông về... ông nên bỏ hút thuốc lá đi! Nếu ông muốn sống với con cháu vài năm nữa. Bởi vì hút thuốc... nó làm cho bệnh này tái phát, cũng như tiến triển nhanh lắm!

Qua lần bệnh “nhất sanh thập tử” này, bà con thân thuộc và các bạn thiện tri thức ghé thăm, an ủi, đem Phật pháp nhất là pháp môn Tịnh Độ khuyến tấn ông, ông cũng cảm nhận kiếp sống thật là vô thường, đời người dẫy đầy những khổ đau,... Do đó, ông giác ngộ phát tâm trường trai quyết chí tu hành. Sau thời lễ bái ông ngồi niệm Phật khoảng 30 phút, đồng thời ông mạnh mẽ hăng hái trong các công tác từ thiện xã hội hơn xưa.

Thời gian này đi đâu ông cũng mang một tấm bảng và một viên phấn theo bên mình, khi có ai hỏi hay muốn hỏi gì với ai, ông ghi chữ vào bảng ấy hoặc dùng đầu gục gặc hay lúc lắc thay cho lời hỏi và đáp.

***

Ông mạnh khỏe được một năm thì bệnh tái phát, lần này khối u mọc ra ngoài đúng như bác sĩ đã tiên lượng. Đến Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ giải phẫu, trải qua hai tuần thì xuất viện về nhà, bệnh tình dần dần tạm ổn. Các bạn đạo thường hay đến viếng thăm khích lệ, khuyên ông rán nỗ lực tinh tấn thêm hơn. Bao nhiêu tiền của con cháu cho, ông đều bố thí hết chứ chẳng dùng xài riêng cho mình. Thời gian này, bệnh khổ của thân giúp ông có cơ hội chiêm nghiệm lời giáo huấn vàng ngọc mà bấy lâu nay lãng quên:

“Mưa nắng trải xuân thu

Vội vàng khổ nhọc cầu.

Sớm hôm lo sinh kế.

Lãng quên thấy bạc đầu.

Thị phi không kết liễu

Lắm phiền não ưu sầu.

Biết rõ đạo cao quý,

Thế mà chẳng tìm cầu!

Một mai vô thường đến,

Mới biết mình trong mộng!

Muôn thứ đều bỏ lại,

Chỉ có nghiệp theo thôi!

Khổ đau sanh tử biết rồi,

Rán lo niệm Phật để ngồi tòa sen!

Đừng cam sống phận thấp hèn!”

Theo bác sĩ cho biết, bệnh sẽ tái phát lần thứ hai, và cuối cùng sẽ di căn vào các bộ phận nội tạng bên trong, chứ không như lần đầu chỉ hướng ra ngoài da và thời gian mệnh chung tối đa là năm năm sau khi mổ. Vậy mà đến năm thứ chín bệnh mới di căn sang phổi, nghĩa là đã vượt qua sự tiên lượng của bác sĩ là bốn năm.

Vào khoảng tháng 9 năm 2007, một hôm bỗng dưng ông đột quỵ. Đến Bệnh Viện Đa Khoa An Giang thì phát hiện hai lá phổi có vấn đề, khi chuyển ra Bệnh Viện Trung Tâm Ung Bướu ở Sài Gòn, bác sĩ khám xong liền đề nghị phẫu thuật vì phổi đã bị ung thư. Chú Năm liền điện thoại cho người anh là bác sĩ Ngô Trung Quân hay để xin ý kiến. Bác sĩ Ngô Trung Quân được tin, đến nơi và nói:

- Bây giờ thì anh có ý kiến với các em như thế này: Hiện tại thì cậu đã 79 tuổi rồi, sức khỏe của cậu kém dữ lắm… nếu bây giờ mà mấy em nóng lòng muốn giải phẫu, thì cậu có thể chết ngay trên bàn mổ… Còn như để cậu thư giãn như vậy đó, có thể sự sống kéo dài hơn!

Ngừng một tí thì ông nói tiếp:

- Thôi bây giờ anh quyết định với mấy em như vầy: Không cho cậu nhập viện nữa, cũng không vô hóa chất nữa! Để cho cậu thư thả sống với con cháu một, hai tháng rồi cậu sẽ nhẹ nhàng thanh thản ra đi thì tốt hơn!

Thấy ý kiến rất sáng suốt, hợp tình, hợp lý nên mọi người chấp thuận làm theo bèn đưa ông về nhà. Khi về nhà, ngày nọ chú Năm mới hỏi ông:

- Con hỏi thiệt ba, ba có sợ chết không, thưa ba? Nếu ba sợ chết thì thôi con không nói, còn nếu như ba không sợ chết thì con nói cho ba nghe!

Ông liền lấy phấn ghi mấy chữ:

- Đời mà ai không chết, con!

- Nếu ba không sợ chết thì… cái bệnh này cũng do nghiệp của mình mà có! Vậy thì ba muốn về cõi Phật thì bao nhiêu cái nợ mà ba gây trong tiền kiếp hoặc hiện kiếp, dĩ nhiên nó phải đến đòi… mà nếu ba không chịu trả thì không hết nợ. Thôi thì bây giờ ba phải chấp nhận trả nghiệp, thành tâm niệm Phật để vãng sanh về thế giới Cực Lạc, chứ trong lúc này xác thân đây không thể cứu được, mình chỉ nhờ Đức Phật cứu thần thức thôi!

Ông nghe xong gật đầu đồng ý.

Từ đó trở đi ông không dùng bất cứ một loại thuốc nào. Do bệnh tình tương đối ít, chẳng hoành hành đau đớn gì cho lắm, nhờ vậy mà ông được rảnh rang chuyên tâm niệm Phật. Các bạn thiện tri thức thường lui tới thăm hỏi, trợ duyên về phần tinh thần, ông càng hăng hái dụng công nhiều hơn.

Cũng từ đó sức khỏe lần hồi suy kiệt, tấm thân tứ đại sắp sửa đến thời kỳ phân ly trong khi nội tâm ông rất an định thơ thới, thần sắc điềm tĩnh không lộ nét thống khổ, lo buồn!

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, ông mệt nhiều, chú Năm liền mời đồng tu đến cầu nguyện và hộ niệm cho ông. Trong những cơn bức ngặt thân tâm, hành hạ ông lúc này dữ dội, cứ xoay trở, lăn lộn mãi ít khi nào được yên. Đang nằm thì ông nhờ người thân đỡ dậy, chưa bao lâu thì phải đỡ cho nằm xuống. Chư đồng đạo hết lòng khuyên ông phải rán nhẫn chịu, đồng thời trong lòng cũng phải xả bỏ muôn duyên, cố gắng niệm Phật hầu thoát ly cõi đời đầy đau khổ này, để vãng sanh về cõi Phật A-di-đà, cảnh giới an vui! Mỗi lần được khuyên nhắc, an ủi như vậy, ông đều gật đầu, lộ nét đồng ý vui mừng.

Đến 3 giờ 50 phút chiều ngày 21, mọi người đều đang vây quanh hộ niệm, ông nhờ đỡ ngồi dậy hướng mặt về bàn Phật, hai tay chắp lại rồi xá xuống khấn nguyện chi đó, giây lâu ông nhờ đỡ nằm xuống. Chú Năm bèn nói với ông:

- Ba có sợ chết không! Xác thân này chắc phải bỏ chứ không cứu được! Bây giờ mình chỉ thành tâm niệm Phật nhờ Đức Phật cứu thần thức mà thôi!

Ông gật đầu rồi nằm im, thần thái lúc này tươi tỉnh an nhiên, bệnh khổ không còn hoành hành bức ngặt nữa. Kế đó ông tự sửa tay chân ngay ngắn nghiêm trang, đồng thời nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong âm thanh vang rền của câu Hồng Danh Vạn Đức. Khi ấy đúng 4 giờ chiều ngày 21 tháng 11 năm 2007, ông thọ 79 tuổi.

***

Hộ niệm thêm 5 tiếng đồng hồ sau đó thì thấy khắp nơi trên cơ thể đều lạnh, duy chỉ có trên đỉnh đầu rất nóng, tay chưa đụng vào da chỉ đưa tới tóc thôi mà đã nghe nóng hực. Gương mặt thì hồng hào sáng đẹp, rạng rỡ niềm hân hoan.

(Thuật theo lời Ngô Văn Nhâm, con trai thứ Năm của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.88.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...