Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Tiếp xúc với cái đau »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Tiếp xúc với cái đau

Donate

(Lượt xem: 4.611)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Tiếp xúc với cái đau

Font chữ:

Chúng ta đối phó với những khó chịu của tinh thần và cảm xúc như thế nào thì ta cũng có thể đối phó với cơn đau thể chất của mình như thế đó. Tiếp xúc được với cái đau nơi thân, cũng như học cách cởi mở với chúng là việc vô cùng quan trọng. Vì ta đối xử với cơn đau của mình trong khi ngồi thiền ra sao, thì cách ta đối xử với những khó khăn trong cuộc sống cũng giống y như thế.

Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta về một chân lý hết sức hiển nhiên là khi đã sinh ra thì tất nhiên ai cũng phải chịu kết quả của sự trưởng thành, hư hoại và chết. Đã mang thân người thì chúng ta có thể tin chắc rồi có lúc mình sẽ phải chịu đau đớn và bệnh hoạn, cũng như thân này rồi một ngày sẽ mất. Phần lớn trong sự tu tập thiền quán của ta là để có thể cởi mở với sự thật đó ngay bây giờ - không phải chỉ giản dị nghĩ về chúng, mà là kinh nghiệm chúng một cách trực tiếp và sâu sắc.

Nếu có một cơn đau trỗi lên trong khi thiền tập, bạn có thể thử vài phương pháp quán niệm sau đây. Trước hết, hãy ghi nhận phạm vi tổng quát của vùng cảm xúc - như đầu gối hay lưng chẳng hạn. Chỉ đơn giản ý thức được cảm xúc ấy một cách toàn diện, hãy giữ cho tâm mình trở nên thoải mái, nhẹ nhàng ở với cảm xúc ấy nơi thân. Tiếp đến, bạn hãy quán sát thật chính xác đặc tính của cảm thọ ấy. Nó như thế nào? Nóng? Nặng nề? Nhức nhối? Quặn thắt? Hay một cảm giác nào khác? Khi ta ghi nhận được rõ ràng tính chất của những gì mình đang cảm xúc, tâm ta sẽ trở nên an định hơn.

Sau khi đã nhận diện được cảm xúc nào đang thực sự có mặt, bước tiếp theo sẽ đưa ta đi sâu hơn chút nữa. Hãy tập trung sự chú ý của bạn vào ngay bên trong vùng cảm giác ấy, chính xác ngay nơi điểm nào mà cường độ cảm xúc mạnh nhất. Ghi nhận hết những gì đang xảy ra nơi điểm cảm xúc ấy. Thường thì cảm xúc ấy sẽ biến đổi, và rồi sẽ có một điểm cảm xúc mới trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn hãy chú ý đến điểm mới xuất hiện đó, và tiếp theo sẽ có một điểm mơi nữa. Giống như bạn đang chơi trò nối liền những điểm cảm xúc lại vậy.

Và khi nào tâm ta cảm thấy mệt mỏi, hãy đem nó trở về chú ý đến toàn thể vùng cảm xúc, hoặc là chú ý đến hơi thở. Thường thì việc thay đổi luan phiên sự chú ý giữa hơi thở và cái đau, mỗi lần khoảng 5 phút, vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Vì tâm ta có khuynh hướng tránh né, thối lui, hoặc trở nên nhàm chán khi ta kinh nghiệm một cảm giác khó chịu nào đó qua lâu. Nếu ta không biết cách đối phó với cái đau một cách khéo léo thì nó có thể làm cho tâm ta trở nên mỏi mệt, rồi chánh niệm và sự tinh tấn cũng theo đó mà suy giảm. Thay đổi sự chú ý giữa hơi thở và cảm giác đau sẽ giữ cho ta được tỉnh táo và linh động.

Sự thay đổi xen kẽ này cũng giúp cho nghị lực của ta phát triển theo một cách khác nữa. Khi cơn đau đang mạnh, tâm ta lúc đầu sẽ có khuynh hướng trụ vào đó mà không cần một sự cố gắng nào. Tâm ta rất khó bị xao lãng khi đang có một cảm giác đau mạnh. Nhưng vì ta không phải cố gắng nhiều để chú ý đến cái đau nên nghị lực cũng theo đó mà trở nên yếu ớt. Nếu thỉnh thoảng ta lại đem sự chú ý trơ về với hơi thở, mặc dù khi ấy cái đau vẫn còn trội hơn, ý chí và nghị lực của ta sẽ được phát triển mạnh mẽ. Thỉnh thoảng trở về với hơi thở sẽ củng cố và làm tăng trưởng nghị lực của ta. Rồi khi trở lại quán chiếu cái đau nơi thân, ta sẽ có thể kinh nghiệm được chúng trên một bình diện mới khác lạ hơn.

Sự tích tụ quan trọng này sẽ giúp cho xung lực (momentum) của ta được mạnh mẽ thêm, và cũng nhờ đó mà sự tu tập được sâu thẳm hơn. Nó tác động cũng giống như một máy phần tử gia tốc (particle accelerator) trong ngành vật lý nguyên tử vậy. Những chất điểm (particles) di chuyển mỗi lúc một nhanh, cho đến khi chúng có khả năng tách đôi được một hạt nguyen tử. Trong thiền quán, chúng ta sẽ tích tụ năng lượng của chánh niệm cho đến khi đủ mạnh để nhìn thấy thực tại trên nhiều bình diện hoàn toàn khác nhau.

Sự tăng trưởng của xung lực ấy phát xuất từ một chánh niệm thường trực và một nghị lực đều đặn mang tâm ta trở về với đề mục căn bản của thiền quán. Ép buộc sự chú ý của ta phải bỏ cái đau để trở về với hơi thở dĩ nhiên là sẽ phản tác dụng. Nhưng nếu ta biết dẫn dắt tâm mình một cách tự nhiên, ta sẽ bảo tồn và tích tụ được năng lượng, cho đến khi ta có thể sử dụng sức mạnh nội tâm ấy để khám phá được những tuệ giác sâu xa hơn.

Khi chúng ta có thể cởi mở và tiếp xúc với cái đau trong thien tập, ta sẽ khám phá những sự dính mắc vi tế của mình vào nó. Ta sẽ thấy được những ác cảm và sợ hãi đối với cái đau, cũng như theo dõi được tâm mình lên án và ghét bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều đã từng đối xử vơi những khổ thọ của mình theo cách vô ích như thế, không hề đem lại cho ta một sự an lạc nào. Và khi ta biết thực tập duy trì chánh niệm, sự chuyển hóa nhiệm mầu sẽ bắt đầu xảy ra trong ta.

Khi tôi mới bắt đầu tập ngồi thiền, cái đau nơi đầu gối nhức nhối khôn cùng, khiến tôi không tài nào ngồi yên được đến 10 phút. Sự khó chịu ấy bắt tôi phải nhúc nhích và thay đổi vị thế ngồi liên tục. Thế rồi tôi nghĩ thầm: “Chắc là mình nên ngồi trên ghế.” Nhưng vì tôi khá cao nên một chiếc ghế bình thường là quá thấp, tôi phải đặt vài viên gạch dưới mỗi chân ghế để nâng nó lên một chút. Rồi đến lượt mấy con muỗi đến vo ve, quấy rầy. Thế là tôi lại phải giang một chiếc mùng phủ lên trên ghế. Chẳng mấy chốc, tôi đã biến chỗ ngồi thành một ngôi báu để sự thiền tọa được dễ chịu, thoải mái hơn. Có nhiều lần vị thiền sư của tôi, ngài Munindra-ji, ghé qua thăm chỗ tôi ngồi, làm tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Mặc dù trong thời gian đầu rõ ràng là sức chịu đựng cái đau của tôi chẳng là bao nhiêu, nhưng dần dà nhờ công phu tu tập tâm tôi trở nên vững mạnh và bớt sợ sệt. Tôi học được cách trở nên thư thái đối với cái đau, thay vì căng thẳng hoặc gồng người chịu đựng mỗi khi nó khởi lên.

Khi ta thay đổi mối tương quan của mình đối với cái đau trong lúc ngồi thiền, ảnh hưởng của điều đó sẽ lan ra rất xa. Những khó khăn trong lúc ngồi thiền sẽ dạy cho ta phương pháp để đạt được tự do trong những hoàn cảnh bất an khác của cuộc sống. Chúng ta đối xử với giây phút hiện tại này ra sao, ngay lúc này đây, với sự khó chịu, với cái đau, với những điều bất như ý như thế nào? Tôi nhận thấy có một điều khá thú vị là bao giờ cũng vay, những hoàn cảnh mà ta cho rằng không thể chịu nổi, thường là do chính sự chống cự của ta làm cho trở thành không thể chịu nổi! Vấn đề khó khăn không phải do hoàn cảnh, mà vì ta bất lực không thể sống chung với chúng, không cởi mở được với chúng mà thôi.

Nhưng dù sao chúng ta cũng cần phải ý thức được khả năng và giới hạn của mình trong mỗi hoàn cảnh. Đôi khi, cũng có những kinh nghiệm rất mãnh liệt mà ta không thể nào hoàn toàn cởi mở với chúng được. Có lúc ta cần phải lui lại một thời gian, hay là tiến lại gần một cách từ tốn, chậm chạp hơn. Giữ được sự quân bình này là một chìa khóa rất trọng yếu cho sự tu tập. Bao nhiêu là đủ, trước khi chúng ta từ bỏ đường lối nhẹ nhàng, ôn hoà của mình và đóng kín cửa lại, trước khi ta có thể nói rằng, “Bấy nhiêu đó là đủ rồi”? Nới rộng giới hạn của mình ra nhiều khi lại làm cho ta trở nên dũng mãnh hơn. Bằng phương pháp tu tập đơn giản này, ta sẽ phát triển được một tâm lực kiên cố, một khả năng đối diện với những hoàn cảnh khổ đau trong cuộc đời. Sức mạnh ấy chắc chắn sẽ chuyển hóa sự sống của ta.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Cho là nhận


Nắng mới bên thềm xuân


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.238.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...