Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ »» Thân cận người hiền thiện, xa lánh kẻ xấu ác »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
»» Thân cận người hiền thiện, xa lánh kẻ xấu ác

Donate

(Lượt xem: 10.295)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ - Thân cận người hiền thiện, xa lánh kẻ xấu ác

Font chữ:


Giảng rộng

Đế Quân dạy rằng: “Gặp người hiền thiện phải thân cận, gần gũi, vì có thể giúp ta tăng thêm đức tốt của tâm, hạnh lành của thân. Gặp người xấu ác phải xa lánh ngay, vì chỉ trong chớp mắt có thể mang đến cho ta tai họa khôn lường.” Người hiền thiện với kẻ xấu ác, hai đường tốt xấu phân chia rõ ràng; bàn về khí vị thì khác nào như cỏ huân thơm ngát với cỏ du hôi hám; bàn về phẩm loại thì giống như chim phụng cao quý với chim cú đáng ghét. Cho nên mới nói rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Đó là lý lẽ rất tự nhiên.

Thân cận, gần gũi người hiền thiện thì đức hạnh cao quý trong sáng của họ sẽ có tác dụng hun đúc, vun bồi cho bản thân ta. Xa lánh, tránh né kẻ xấu ác thì những tai ương do kẻ ấy gây ra sẽ không dựa vào đâu để có sự dây dưa liên hệ mà gây họa cho ta. Từ hàng thiên tử cho đến dân thường, từ xưa nay ai cũng xem việc gần người hiền, xa kẻ ác là quan trọng thiết yếu bậc nhất. Ấy là vì qua suy xét luôn thấy rằng những tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh chung quanh thường âm thầm làm thay đổi tính nết, tình cảm con người.

Người hiền thiện không phải lúc nào cũng làm việc thiện, nhưng trong mọi lúc suy nghĩ, nói năng, hành động, nếu nhận ra điều xấu ác thì lập tức xa lìa. Người xấu ác không phải lúc nào cũng làm việc ác, nhưng trong mọi lúc nói suy nghĩ, nói năng, hành động, nếu nhận ra điều thiện liền tự nhiên tránh đi.

Lấy ví dụ như tôi muốn làm một việc thiện, giúp một người nghèo, cứu một sinh mạng, người hiền thiện nếu thấy biết như vậy ắt tìm mọi cách tán thành, hỗ trợ, vì cho rằng việc làm ấy chắc chắn sẽ có phước lành, nhưng người xấu ác thấy vậy lại sẽ tìm đủ cách ngăn trở, vì cho đó là chuyện viển vông vô ích.

Người khuyên răn đã tận tâm hết lời răn nhắc, có lẽ nào người được nghe lại không hết sức nỗ lực làm theo? Theo chỗ tôi biết, có rất nhiều người nhờ hoàn cảnh chung quanh tốt đẹp mà được thay đổi tốt hơn. Bà mẹ của Mạnh tử vì dạy con mà dời nhà đến ba lần, vì sợ con học quen theo chuyện xấu ác. Bậc thánh hiền còn như thế, huống chi những kẻ tầm thường?

Mà cũng không chỉ riêng trong loài người, cho đến muôn loài cũng đều như vậy. Thuở xưa, ở nước Hoa Thị có một con voi trắng, sức mạnh có thể tiêu diệt kẻ thù địch. Khi người trong nước phạm tội chết, vua liền ra lệnh bỏ vào chuồng cho voi đạp chết. Về sau, chuồng voi bị cháy nên người ta chuyển nó về nơi ở mới, gần một ngôi chùa. Voi được nghe vị tỳ-kheo trong chùa tụng kinh Pháp cú, đến câu “Làm thiện được sinh cõi trời, làm ác phải xuống địa ngục” thì lộ vẻ kinh sợ, dường như có chỗ nhận hiểu. Từ đó khi người ta mang tội nhân đến thì voi không đạp chết nữa, chỉ đưa vòi ngửi, thè lưỡi liếm mà thôi. Vua biết chuyện ấy, liền đưa voi đến ở gần lò mổ. Voi thường ngày nhìn thấy cảnh giết hại, tâm xấu ác lại hừng hực bốc lên như xưa.

Cho nên, ảnh hưởng của những điều thấy nghe chẳng phải là quan trọng lắm sao? Gặp được người hiền thiện, chẳng những là tự thân mình nên thân cận gần gũi, mà còn phải khuyên dạy con em mình cũng nên thân cận gần gũi. Lại không chỉ khuyên dạy con em mình thân cận gần gũi, mà đối với tất cả những người thân thiết hoặc quen biết, mỗi khi có dịp trò chuyện đều nên khuyên họ thân cận gần gũi người hiền thiện ấy. Ngược lại, nếu thấy kẻ xấu ác, chẳng những tự mình phải tránh né, xa lánh, mà còn phải khuyên con em mình xa lánh. Lại không chỉ khuyên dạy con em mình xa lánh, mà đối với tất cả những người thân thiết hoặc quen biết, nếu có dịp nói ra một lời trung thực thì đều nên khuyên họ phải tránh xa kẻ ấy.

Vì sao vậy? Vì hai đường thiện ác không theo cùng hướng, không thể cùng đi. Nếu không được thân cận gần gũi người quân tử, ắt sẽ phải gần gũi kẻ tiểu nhân. Người hiền thiện rất dễ bị lôi cuốn vào đường xấu ác, nhưng người xấu ác lại rất khó chuyển hóa đi theo đường thiện.

Tôi thường thấy những người dân quê xóm nhỏ suốt ngày tụ tập, nói năng bừa bãi; có kẻ thì rượu chè say sưa hung hãn, dẫn đến chỗ tan nhà nát cửa, thân mạng cũng không còn; có kẻ thì ưa dùng sức mạnh, gây gổ đấu đá, lại cũng dẫn đến tan nhà mất mạng; lại có kẻ đắm chìm trong cờ bạc, mê say gái làng chơi, lại cũng tan nhà nát cửa, thân mạng không còn. Xét kỹ những việc tự rước tai ương, gây bao họa hại như thế, nguyên nhân ban đầu cũng chỉ khởi sinh bất quá là từ vài ba tên đồng lòng hợp ý, trong một lúc cao hứng làm ra những việc xấu ác, rồi những người khác dần dần bắt chước làm theo, hoàn toàn không ngờ được là tai họa về sau lại có thể nặng nề ghê gớm đến như thế. Ví như có thể đem tấm lòng nhiệt thành thân cận gần gũi những kẻ vô loại ấy mà đổi thành thân cận gần gũi người hiền thiện; có thể sử dụng những tiền bạc tổn phí để kết giao với đám đầu trâu mặt ngựa ấy để kết giao với những bậc quân tử đức hạnh cao thượng, thì hẳn là đã có thể tu tập được thiện nghiệp, vun bồi thêm đức hạnh, chuyển họa thành phúc, mà sự lợi lạc dài lâu cũng không chỉ dừng lại ở đó.

Vì đâu nên nỗi rơi vào những tình trạng không lối thoát như trên? Ấy là bởi cha mẹ, vợ con đều là những người thân thích thương yêu nhất của họ, nhưng đã không thận trọng trong việc giữ gìn bảo vệ, để cho họ gần gũi tiếp xúc với đám vô loại hư hỏng, thật đau xót đáng thương thay! Để việc đã xảy ra rồi mới hối tiếc, sao bằng hết sức thận trọng xa lánh ngay từ đầu?

Trưng dẫn sự tích

Mười lần mang lễ cầu học


Đời Bắc Tống có người tên Mã Thân, tự là Thời Trung, tuổi còn trẻ đã đỗ tiến sĩ. Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh đời Tống Huy Tông, quan Thượng thư Tả thừa là Phạm Trí Hư cấm hẳn việc truyền bá học thuật Nguyên Hữu. Những người thuộc Tân đảng của Phạm Trí Hư được bổ nhiệm làm quan học sứ các nơi, luôn tra xét gắt gao chuyện này. Những nhà Nho uyên bác theo học với họ Trình đều sợ mà giải tán cả.

Bấy giờ, Mã Thân được bộ Lại bổ nhiệm về làm quan Pháp tào ở Tây kinh, lập tức đến xin theo học, nhưng Trình tiên sinh sợ làm liên lụy đến Mã Thân nên dứt khoát từ chối. Mã Thân kiên trì mười lần mang lễ vật đến, lễ lạy ngày càng cung kính hơn, lại nói: “Nếu Thân này được nghe đạo thì chết cũng không hối tiếc, huống hồ chưa hẳn đã phải chết.”

Từ đó kiên trì lui tới tham học với Trình tiên sinh đến ba năm, bất kể khi nào vừa rảnh được việc công, dù gặp mưa gió cũng không ngần ngại, đều tìm đến chỗ Tiên sinh để học. Bạn đồng liêu có nhiều lời chê bai công kích, Mã Thân đều gác ngoài tai không quan tâm đến. Nhờ đó học hỏi được ở Trình tiên sinh rất nhiều.

Lời bàn

Thời bấy giờ có nhiều học thuyết khác nhau, tranh luận không thôi khiến người ta thường sinh tâm nghi hoặc. Bạn đồng liêu đều lo sợ ông gây họa liên lụy đến họ, Mã Thân liền có ý muốn bỏ quan chức để theo học với Trình tiên sinh. Người biết chuyện đều thán phục ngợi khen ông là người có chí khí mạnh mẽ trong việc cầu học, tương lai chắc chắn đức hạnh cũng như sự nghiệp đều sẽ nhờ đó mà phát triển.

Gặp việc ác không thèm so đo

Huyện Thái Thương, tỉnh Giang Tô, có quan Hàn lâm Học sĩ là Vương Hiến Doãn, tên húy là Cát Vũ. Vào mùa thu năm Nhâm Tý thuộc niên hiệu Khang Hy, Hiến Doãn vừa thi đỗ Cử nhân, vượt đường xa trở về nhà, đi trong đêm gần đến cổng làng thì bỗng gặp một gã say rượu giữ lại, quát Hỏi: “Mày là thằng nào?” Lại cầm dao muốn chém xuống. Hiến Doãn nghiêm mặt nói: “Ta họ Vương, vừa thi đỗ Cử nhân khoa này.” Gã say rượu liền nói: “Ta chính là đang muốn giết tên họ Vương vừa đỗ Cử nhân.” Nói rồi lập tức ra sức tấn công, may nhờ khi ấy có nhiều người trong làng kịp đến ngăn cản.

Hiến Doãn về nhà cũng không kể lại chuyện này với ai cả. Sáng hôm sau, gã say tỉnh rượu, nghe người khác kể lại chuyện đêm qua thì kinh hồn hoảng vía, tin chắc việc này thế nào cũng đến tai quan phủ, sẽ bị trừng phạt nặng nề theo pháp luật. Gã ta liền nhờ một số người làng cùng đưa đến trước cửa nhà Hiến Doãn xin nhận tội. Tiên sinh đóng cửa không tiếp, nói rằng đêm qua mình cũng không bị thương tổn gì. Gã kia chẳng biết nói sao, hoang mang thất vọng ra về.

Lời bàn

Người có đức hạnh ắt có thể khoan dung tha thứ, vì sự tu tập hàm dưỡng đã đạt đến mức tinh thuần tốt đẹp. Người có phúc lớn mới có thể nhẫn nhịn, vì có tấm lòng rộng mở bao dung. Thử hình dung Vương Hiến Doãn khi ấy là một người tuổi trẻ vừa đắc chí, bỗng gặp phải một tên bạo ngược tấn công vào lúc đêm tối trên đường về nhà, thế mà chẳng những không thèm tính toán so đo với hắn, cho đến cũng không cần kể lại việc này với người trong gia đình, như thế thì đâu chỉ là thấy kẻ xấu ác liền tránh xa, mà là thậm chí trong lòng không khởi lên cái ý niệm tránh xa đó nữa.

Chết vì bạn ác

Trấn Phủ Lý ở Côn Sơn có người tên Mã Kế, tự thị mình giỏi võ nghệ, lắm công phu, liền kết nghĩa huynh đệ với mấy tên nữa, cùng tụ tập suốt ngày nhậu nhẹt gây sự. Gần đó có một nhà buôn rất giàu, có hai đứa con cũng sai lầm gia nhập vào bọn Mã Kế.

Một hôm, Mã Kế thấy có người khách buôn tên Chung Thông đến trấn này thu tiền, nhiều đến mấy trăm lượng bạc, có ý muốn cướp lấy, liền rủ hết bọn đồng đảng cùng đi, trong số đó thì hai đứa con nhà buôn kia cũng đi theo nhưng không biết chuyện gì cả. Bọn chúng đợi thuyền vừa qua gò Liên Hoa liền đuổi theo, giữ thuyền lại rồi cướp sạch hết tiền của.

Khi người khách buôn Chung Thông vừa lên được trên bờ liền to tiếng hô hoán, gọi mọi người bắt cướp. Dân làng sống gần bờ sông nghe tiếng gọi cùng kéo đến, bốn phía cùng vây đuổi, lại vừa lúc gặp thuyền tuần tra bắt cướp trên sông vừa đi ngang, cùng hợp sức đuổi bắt không sót tên nào cả.

Bọn Mã Kế sau đó đều lần lượt chết trong lao ngục, còn lại mấy tên Trần Quý, Cố Tổ, Chu Nhị thì bị mang ra chém bêu đầu răn chúng vào tháng 7 niên hiệu Khang Hy thứ 11. Hai đứa con của nhà buôn kia rơi vào cảnh tình ngay lý gian, không biện bạch gì được, cuối cùng bị xử tội tử hình.

Lời bàn

Lại có một người được người khác tặng cho chiếc áo, không ngờ đó là đồ ăn trộm. Sau bị người mất áo bắt đưa lên quan, cuối cùng phải chết trong ngục. Cho nên, nhìn thấy những kẻ xấu ác phải biết kinh sợ mà tránh xa đi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Các tông phái đạo Phật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.66.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...