Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 82. TRẦN THỊ KIM HOA (1932 - 2014, 82 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 82. TRẦN THỊ KIM HOA (1932 - 2014, 82 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.904)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 82. TRẦN THỊ KIM HOA (1932 - 2014, 82 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Dâng tặng cho đời trọn trái tim,
Nguyện cầu thế giới mãi bình yên.
Mong ước lâm chung sanh Tịnh Độ,
Xá lợi chứng minh đã thỏa nguyền!

Bà Trần Thị Kim Hoa sinh năm 1932, cư ngụ tại số 11 Đinh Tiên Hoàng, Khóm 2, Phường 2, Thành Phố Sa Đéc. Thân phụ là cụ ông Trần Phước Châu, thân mẫu là cụ bà Huỳnh Kim Tuyến. Bà là chị Ba trong gia đình có mười một anh em.

Thuở ấu thơ, nhờ có bà dì nhắc nhở cho nghe về nhân quả và Phật Pháp, bỗng dưng bà tự giác ngộ nên đã phát tâm ăn chay kỳ, trong khi các chị em khác thì không.

Năm lên 17 tuổi, có lần làng quê của bà xảy ra chiến cuộc ác liệt, dân chúng bị kẹt ở giữa. Bà đang nằm dưới cảng C bèn chí thành khấn nguyện:

- Nếu mà… sự thật trên đời này… từ hồi nào tới giờ Phật Pháp thực sự tồn tại, thì cho con khấn nguyện sau khi tàn ba cây hương sẽ có lệnh ngừng bắn, để dân chúng tản cư tránh chết chóc. Nếu được y như lời con nguyện, con sẽ xuống tóc ăn chay ba tháng!

Bà nguyện xong, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau quả nhiên có lệnh ngừng bắn. Khi mọi người đã di dời đến địa điểm an toàn rồi, bà bèn thưa với cha về vụ việc vừa qua. Nghe bà thuật xong, cha của bà bật khóc:

- Con ơi! Trên thế gian có nhiều lời khấn vái sao con không khấn vái, mà con lại đi vái xuống tóc, hả con!

Bởi vì trong đàn con, bà là người có những điểm nổi bật hơn hết, nên ông lúc nào cũng chú ý quan tâm. Đặc biệt là mái tóc của bà rất đẹp!

Khi lên 20 tuổi, bà kết hôn với ông Trầm Hồ, sinh được bảy trai ba gái. Gia đình bà sanh sống bằng nghề bán quán ăn.

Tính tình của bà thẳng thắn, vui vẻ, có óc tìm tòi và sáng tạo, làm việc rất nghiêm túc. Đối với con cái thì có trách nhiệm. Hễ hứa với ai điều gì thì bà nhất định phải làm cho bằng được!

Năm hơn 30 tuổi bà quy y Tam bảo với Sư Giác Giới, được pháp danh là Chơn Ngọc, hiện giờ Sư là Hòa Thượng Viện Chủ Tịnh Xá Ngọc Viên tại Vĩnh Long.

Năm 1975, do chứng kiến những vết tích đau thương của chiến tranh và những nỗi kinh hoàng sợ hãi còn đọng lại sâu đậm trong lòng người, bà một lần nữa khấn nguyện, nguyện cầu cho đời sống đồng bào sớm được ổn định, dân chúng nhanh chóng được an cư lạc nghiệp. Lần nầy bà phát nguyện xuống tóc và trường trai trọn đời.

Từ đó bà thường lui tới các chùa và tịnh xá để nghe pháp, tu học cùng cúng dường. Quán ăn của bà từ mặn chuyển sang bán các món chay, lấy pháp danh của mình đề tên cho bảng hiệu quán.

Khi bắt đầu dùng chay, có những lúc bà thèm “hột vịt kho với thịt” dữ dội. Bà tự cảnh sách lấy mình:

- Mày ăn bao nhiêu năm nay rồi không đủ hay sao mà còn thèm đồ mặn, hả mày? Mày coi nè, tao cho con chó ăn, mà nó hổng thèm ăn nữa nè!

Thế rồi bà bới một tô cơm, múc thịt kho hột vịt cho vào để dưới đất, và kêu con ky ky trong nhà đến. Con chó nầy thường ngày không ăn gì ngoài bánh in, nên khi nó chạy đến chỉ lấy mũi ngửi ngửi sơ qua, rồi bỏ đi chỗ khác chứ không ăn. Bà tự chửi mình:

- Đó! Mày thấy chưa? Mày còn thua con chó nữa. Tao cho nó ăn mà nó hổng thèm ăn… Còn mày ăn bao nhiêu năm nay rồi không đủ hay sao?

Nhờ vậy mà lần hồi bà đã tự chiến thắng chính mình! Quả thật, như lời Phật dạy: “Thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất!” Cổ Đức đã từng khuyên:

“Nhớ Phật đã có ngày bảo tới,

Rằng Liên Hoa hạ giới muốn xem,

Thì tâm trần tục ưa thèm,

Nên đem nó đổi lòng tìm Liên Hoa.

Liên Hoa nếu người ta muốn gặp,

Tất lòng mê trần tục tan dần;

Tự mình cố gắng tu thân,

Có ngày Liên Hội được phần tham gia.

Liên Hoa nếu nói ra thường tánh,

Sanh trong bùn mà chẳng hôi bùn;

Nhưng theo nghĩa của Phật dùng,

Liên Hoa là chốn không tùng trần gian.

Phật đã chỉ đường sanh Phật Quốc,

Phật đã cho biết trước cuộc đời;

Không tu là bởi tại người,

Chớ không tại Phật chẳng lời dạy răn.

Rán tu bớ kẻ tăng người tục,

Rán thắng qua các dục tâm trần;

Lấy phàm thân đổi Phật thân,

Chớ vì phàm xác diệt chân linh hồn.”

Lúc đương thời bà cùng chồng thường đi chùa hoặc tịnh xá mỗi tháng định kỳ vài ngày, vì còn phải lo làm kiếm sống. Khi chồng mất lúc ông 61 tuổi, và khi các con đã trưởng thành đều an bề gia thất, thì bà chung sống với cô con gái thứ tư, bắt đầu từ đó bà chuyên tâm tinh tấn tu hành. Bà thường đến Tịnh Xá Ngọc Quang mỗi ngày ba thời (sáng, trưa, chiều) tụng kinh Pháp Hoa để hồi hướng cầu cho thế giới hòa bình, bớt đi những thiên tai nhân họa, và cộng tu niệm Phật với đại chúng. Mặc dù bà dốt, không biết chữ, nhưng khi tụng với mọi người bà lắng nghe rồi dò theo. Qua năm sau thì bà đọc chữ được rành rẽ.

Có lần bà nói với cô Tư:

- Con ơi con! Bữa nay em con rước trễ, má đi bộ từ tịnh xá về, má gặp bà bán vé số đồng đi chung đường. Nhìn bóng dáng của bà, má thấy má hạnh phúc lắm! Vì cùng trang lứa với nhau mà mình đâu có khổ sở như bà. Vậy tại sao mình không cố gắng tu?

Và:

- Khi nghe pháp con không cần phải nghe hết những lời của Sư dạy, chỉ cần tâm đắc một câu nào đó rồi làm theo được câu đó là tốt lắm rồi!

Trong Kinh Pháp Hoa, bà thích nhất là đoạn thí dụ nhà lửa. Bà hay nói:

- Phật dùng đủ phương tiện, kêu con ơi con hỡi, mà mình cứ ở trong đó chớ không chịu chạy ra. Cũng như chúng ta mãi loanh quanh luẩn quẩn dính mắc đắm nhiễm bao nhiêu thứ: được - mất, hơn - thua, tranh danh đoạt lợi, thăng trầm vinh nhục, thắng - thối, thịnh - suy… để rồi bị lửa vô thường thiêu đốt, nhận chịu vô vàn thống khổ, vô lượng đau thương!

Bà cũng thường cùng bạn đồng tu đi các nơi cúng dường Tam bảo và ủy lạo, nhất là bà rất ưa thích phóng sanh chim cá. Khi tuổi càng lên cao thì bà không còn tụng kinh nữa mà chỉ tinh chuyên lễ Phật, niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. Từ năm 2005 - 2008 bà liên tục dự Phật Thất ở chùa Hoằng Pháp, có khi cả tháng con mới ra rước về. Đến năm 2009 trở về sau, thì thường nhập thất ở Tịnh Xá Ngọc Quang do Sư Giác Hóa hướng dẫn. Ban đầu thời gian nhập là vài tuần. Rồi tăng dần lên 1 tháng, rồi tăng lên tới 6 tháng.

Bà hay nói:

- Bây giờ mình lớn tuổi, muốn cho lẹ đâu còn đủ thời gian để đọc từng bài kinh dài ngoằng nữa. Thì mình cứ Nam Mô A-di-đà Phật niệm tới đi, là nó lẹ nhất thôi. Chớ hổng có cách nào khác!

Hôm nọ cô Tư khuyên bà:

- Má ơi! Má nhập thất ngắn ngắn, chứ dài ngày quá có bề gì mấy đứa con làm sao biết đường… mà lo?

Bà đáp:

- Con ơi! Mỗi lần dọn đường để được nhập thất không phải là chuyện dễ. Nên dọn đường rồi mà mình tu ngắn ngày quá thì nó rất uổng. Tại vì khi mình vô thất thì mọi thứ mình phải vất bỏ, má xem như má đã chết rồi!

Bà cũng thường dạy:

- Nếu con chờ rảnh con mới niệm Phật, thì tới chết cũng chưa niệm được. Nên con phải vừa làm công chuyện vừa niệm. Nếu con sợ phân tâm thì con phải đếm số vô! Nhưng mà trước khi niệm Phật con phải sám hối. Bởi vì mình là chúng sanh tội lỗi đầy dẫy. Cho nên mình phải sám hối những tội lỗi đã lỡ gây ra từ hồi vô thỉ tới ngày hôm nay. Giờ con một lòng ăn năn sám hối, xin Ân Trên chư Phật mười phương từ bi chứng minh cho con. Con xin chừa, từ đây trở về sau con không dám tái phạm. Rồi hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương ba cõi này được an lạc hòa bình, kẻ âm được siêu người dương được thới. Rồi hồi hướng cho những oán thân trái chủ, cho những vong linh siêu mồ lạc mả đồng sanh Tây Phương đồng thành Phật Đạo!

Cô Tư vốn là giáo viên thường đến trường, cô hay lo ngại tai nạn vì tay lái của mình không vững vàng lắm. Bà dạy cô:

- Trước khi lên xe con phải niệm: Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát 3 hoặc 10 lần. Rồi con nguyện: Nhờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con và tất cả chúng sinh đi trên đường này. Đi bộ hay đi tàu ghe, xe cộ đều được bình an. Cầu xin Bồ Tát từ bi tiếp dẫn cho những vong linh nào đã trót bị tử nạn vì giao thông tàu thuyền xe cộ được vãng sanh Tịnh Độ!

***

Vào tháng 3 - 2014, bà bắt đầu chuẩn bị cho chuyến ra đi cuối đời của mình. Hằng ngày bà ở trên tầng lầu 3, có Niệm Phật Đường và phòng ngủ nghỉ, có cả phòng vệ sinh trên đó. Một hôm bà bảo chú con trai Út gọi điện thoại nhờ đội bốc vác đem cái đi-văng trên lầu 3 xuống tầng trệt:

- Để nữa mà má mất thì má nằm đi-văng cho đàng hoàng, chớ chẳng lẽ nằm ghế bố sao?

Con bà bận công chuyện nên hơi trì trệ, bà hối thúc nhiều lần. Chú vừa nói vừa đùa:

- Má ơi! Má hối con quá trời, má làm như má đi liền vậy đó?

Bà nói:

- Chuyện đó không biết à nghen con!

Rồi bà dặn dò các con:

- Dù các con có bận rộn cỡ nào thì cũng rán nhớ niệm Phật. Còn tụi con ăn chay nếu không nhiều được thì mỗi tháng cũng phải vài ba ngày, tùy theo sức của mình. Rồi nhớ chia sẻ cho những người xung quanh. Tại vì tụi con kiếp trước đã có tu rồi nên sinh ra mình được ăn học, tức là mình có trí tuệ; và mình có công ăn chuyện làm, đời sống hằng ngày của mình không phải lo lắng khổ sở vấn đề cơm áo gạo tiền. Nên mình phải biết chia sẻ với người khác, tức là phải bố thí... Vào ngày sớt bát hằng tháng của má là ngày 27, các con phải duy trì không được bỏ nghen! Rồi mỗi tháng cũng phải nhín ra một chút đỉnh tiền để mua vật mạng phóng sanh…”

Sau đó bà đi cúng dường Tam bảo vài nơi.

Sáng mùng 5 - 4, bà bảo cô Tư:

- Hương! Hương! Con thấy đường con cắt móng tay cho má coi!

Khi cắt xong, cô hỏi bà:

- Má cắt móng chân luôn hông?

Bà đáp:

- Thôi con ơi! Khỏi cắt móng chân. Cắt móng tay được rồi!

Tới chiều cô con dâu thứ Chín lại thăm bà, bà kêu:

- Vợ thằng Chín! Đâu con cắt móng chân giùm má coi con!

Cô Tư nghe vậy liền nói:

- Trời! Vậy mà hồi sáng con hỏi, má nói hổng cắt?

Bà trả lời:

- Cái này má để dành cho vợ thằng Chín.

Rồi bà hỏi:

- Vợ thằng Chín! Bữa nay là ngày mấy rồi con!

Cô dâu thưa:

- Dạ! Bữa nay mùng 5 rồi má ơi!

Cô Tư hỏi bà:

- Má hỏi ngày chi vậy má?

Bà đáp:

- Hỏi ngày đặng cho nó đâu ra đó coi!

Rồi bà gọi điện thoại cho cô con gái thứ sáu của bà:

- Chi ơi! Con rảnh không? Tối nay xuống ngủ với má cho vui đi con!

***

Bốn giờ sáng ngày mùng 6, bà bảo cô Tư pha nước cho bà tắm, và làm cho bà một ly cà phê sữa đá với một ly trà đá. Mọi khi thì 5 giờ bà mới tắm, tắm xong thì uống sữa nóng. Khi ngồi uống sữa, nói chuyện qua lại với các con, cô Tư nhìn gương mặt của bà rất đẹp nên cô ao ước:

- Chừng nữa con già mà da mặt của con được như da mặt của má con cũng chịu nữa!

Bà nói:

- Người mẫu mà, đâu phải giỡn!

Hơn 5 giờ, bà gọi:

- Hương ơi Hương! Sao má thấy trong người má mệt quá, Hương!

Cô Chi đến gần thấy vậy bèn đưa bà sang bệnh viện, đồng thời điện thoại cho các anh em hay. Nhân viên ở bệnh viện đo huyết áp cho bà thì thấy gần 20. Các con xem tình hình không ổn trong khi bác sĩ chưa có biện pháp gì xử lý cho bà, nên dự định chuyển tuyến bèn gọi điện thoại cho xe cấp cứu Xuyên Việt. Hợp đồng thuê xe xong, cô Tư cho bà hay:

- Má ơi má! Mình chuẩn bị đi Sài Gòn nghen!

Bà đáp:

- Thôi con ơi! Hổng đi. Mình về nhà!

Cô Tư nài nỉ:

- Má ơi! Mình bệnh mà, phải ở bệnh viện chớ!

Bà quyết định:

- Thôi! Má khỏe rồi, mình về!

Thấy bà nhất quyết quá các con bèn bỏ ý định chuyển tuyến. Về lại nhà là 11 giờ 30 phút, con cháu xúm lại vây quanh hộ niệm cho bà, bà cũng niệm Phật theo, tiếng từ từ nhỏ dần rồi thanh thản trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12 giờ trưa ngày mùng 6 - 4 - 2014, bà hưởng thọ 82 tuổi. Khoảng hơn mười phút sau, Thượng Tọa Giác Hóa cùng quý sư và chư Phật tử trong Ban Hộ Niệm của Tịnh Xá Ngọc Quang lần lượt đến nơi. Qua 8 tiếng đồng hồ sau thì thấy gương mặt của bà tươi vui, sáng đẹp, các khớp xương mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng.

Ngày mùng 7 tiến hành lễ hỏa táng. Sau đó thu được rất nhiều xá-lợi và hoa xá-lợi, trong đó đặc biệt là trái tim xá lợi, điều này làm cho gia đình và toàn thể Tăng ni cùng Phật tử tràn ngập niềm vui sướng vô biên!

(Thuật theo lời Trầm Kim Hương, cô con gái thứ Tư của bà.)

PHỤ CHÚ

Theo lời dạy của Ấn Quang Đại Sư, muốn đảm bảo tránh sự trở ngại cho sự siêu thoát của người mất, thì phải qua tám hoặc mười hai giờ sau khi tắt hơi mới được đụng chạm vào thi thể. Đối với một số người chấp ngã nặng quá, thần thức họ vẫn còn ở trong thân, nếu như thăm sờ sớm quá họ sẽ nổi sân nên bị đọa lạc vào tam ác đạo rất dễ dàng.

Cho nên cần phải quan tâm lưu ý điều cấm kỵ này để khi ông bà, cha mẹ, anh em... của mình trong giờ phút lâm chung không mất phần vãng sanh, nhất là những vị ấy đã nhiều năm tu niệm. Còn đối với ai chưa từng ăn chay niệm Phật, chưa từng hiểu biết tí gì về Phật pháp cả thì còn cần phải thận trọng nhiều hơn nữa để tránh đưa họ thọ lãnh khổ đau do rơi vào tam ác đạo. Rất mong mọi người hãy thương tưởng đến gia thân quyến thuộc của mình mà ghi nhớ kỹ điều này!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.95.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...