Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 70. CHIÊU VĂN TRIỆU (1918 - 1997, 79 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 70. CHIÊU VĂN TRIỆU (1918 - 1997, 79 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.380)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 70. CHIÊU VĂN TRIỆU (1918 - 1997, 79 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thương người mến vật, thật thà niệm Phật! Mọi thứ đều buông, thương - ghét vui - buồn tiêu tan sạch mất!

Nghiệp khảo chẳng màng, lòng luôn bình an! Chọn ngày về xứ, khổ đau sanh tử bỏ lại trần gian!


Ông Chiêu Văn Triệu sinh năm 1918, cư ngụ tại ấp Phú Trung, xã Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông Chiêu Văn Tám, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Biền. Ông là con thứ ba trong gia đình có năm anh em.

Khi đến tuổi trưởng thành ông kết hôn với bà Phạm Thị Thuần, sinh được bốn trai, hai gái. Gia đình ông sống bằng nghề ruộng rẫy.

Tính tình của ông vui vẻ, hiền lành, thương yêu anh em, hòa đồng với làng xóm, ông rất rộng rãi nhân từ hay giúp đỡ mọi người chung quanh.

Ông quy y Tam Bảo rất sớm, mỗi tháng ăn chay bốn ngày. Mặc dù gia duyên bận buộc nhưng thời khoá công phu lễ niệm sớm tối của ông luôn duy trì đều đặn.

Năm 1956 (38 tuổi) hai ông bà phát tâm trường trai, cô con gái Út cũng phát tâm theo cha.

Năm 1972, lúc đang làm ruộng trong Kênh Mười, bà ‘bạn đường’ bị bệnh thổ tả, khi chuyển về vừa tới nhà thì bà qua đời!

Năm 1975, tám, chín mẫu ruộng ông đang canh tác phải nhường lại cho các hộ dân nghèo. Qua năm sau (tức năm 1976) ông bị tai biến mạch máu não nên liệt nửa người. Các con đã đưa ông đi chữa trị rất nhiều nơi, mất trọn một năm trời mà bệnh tình chỉ hồi phục đôi ba phần. Sau cùng gia đình đưa ông trở về nhà an dưỡng cho đến khi mãn phần. Vì con của ông là y sỹ nên đã mua thuốc Tây hoặc thuốc Bắc về nhà để điều trị cho ông, đôi lúc cũng có dùng thuốc Nam trong những khi cần thiết.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà ông phải nếm trải quá nhiều nỗi bi thương, sầu khổ dập dồn, nên cảm nhận sâu sắc qua đoạn khai thị:

“Vạn vật dưới bóng trời mọc lặn,

Có vật nào mà đặng thật đâu.

Bị tiêu mòn hoặc sớm hoặc lâu,

Không có một vật nào tồn tại.

Phải tìm chỗ trường sanh bất hoại,

Chớ ngồi đây chịu mãi tử sanh.

Kiếp người đầy giả dối hôi tanh,

Xem như thật mà không phải thật.

Xác thân của người còn phải mất,

Thì trong đời có vật nào còn.

Biết vật chi rồi cũng tiêu mòn,

Cứ đeo đắm là không sáng suốt.

Nên mở hết sự đời trói buộc,

Để làm cho rảnh kiếp vô thường.

Sống lâu dài như Phật Tây Phương,

Thân ấy mới là thân chơn thật.

Thân hiện tại có ngày phải mất,

Bởi nó là giả chất cấu thành.

Đâu bằng thân sen báu thai sanh,

Vô số kiếp thơm lành bền bỉ.”

***

Cũng từ đó ông buông bỏ tất cả chuyện đời, chuyên tâm niệm Phật một lòng tha thiết nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Các bạn đạo cũng thường xuyên ghé thăm, khuyến tấn về pháp môn Tịnh độ. Ngoài những lúc công phu trì niệm ra, ông cũng thường xem các kinh: Pháp Bảo Đàn, Hiền Ngu, Lăng Nghiêm… đặc biệt ông tâm đắc hạnh nhẫn qua các câu như:

“Ai chửi mắng thì ta giả điếc,

Đợi cho người hết giận ta khuyên.

Chữ nhẫn hòa, ta để đầu tiên,

Thì đâu có mang câu thù oán.

Việc hung ác hễ vừa thấp thoáng,

Chữ từ bi ta diệt nó liền.

Sự oán thù đáp lại chữ hiền,

Thì thù oán tiêu tan mất hết.”

Mỗi khi gặp gỡ con cháu, ông thường khuyên chúng nên cố gắng làm lành lánh dữ, phải rán nhẫn nhịn, tu hiền... rồi dùng chay lạt, niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương!

***

Vào ngày rằm tháng 9 năm 1997, bệnh của ông trở nặng, ông hôn mê, tiểu tiện không còn tự chủ và không còn hay biết gì nữa hết, cô Út vô cùng kinh hãi, mỗi sáng đi chợ bán tương, cô gom hết tiền mua vật mạng phóng sanh, hồi hướng cho ông. Liên tục suốt ba hôm thì sức khỏe của ông hồi phục và tỉnh táo bình thường lại.

Đến ngày 19 tháng 9 năm 1997, ông nói với cô Út:

- Bữa nay con dọn cơm dưới nhà bếp, rồi dìu ba xuống ăn chung với con một bữa. Ba chỉ ăn bữa cơm này nữa thôi!

Thường ngày cô Út đều bưng mâm lên, hôm nay bỗng dưng ông thích ăn ở nhà dưới. Khi ăn cơm xong, ông lấy trong miệng ra một cái răng, đưa cho cô Út và nói:

- Ba cho con cái này nè, con giữ kỹ làm kỷ niệm!

Sáng hôm sau, ông nói với cô Út:

- Con chuẩn bị hành lý cho ba chưa?

- Ba định đi đâu, thưa ba?

- Ba định đi về xứ!

Cô Hai bạn đồng tu của cô Út, cất tiếng hỏi:

- Thưa bác! Quê bác ở đây, mà bác nói về xứ! Vậy bác định đi về xứ nào?

- Ở đây là quê giả, Cực Lạc mới là xứ thiệt của mình!

Cô Út hỏi tiếp:

- Vậy ba có chuẩn bị gì chưa?

- Ba có chuẩn bị sẵn hết rồi!

- Ba chuẩn bị ra sao, ba nói cho con nghe đi?

- Thì sáu chữ Nam Mô A-di-đà Phật đó! Sáu chữ Di Đà là hành lý của mình đó, con ơi!

- Vậy là tốt quá! Ba rán nhiếp tâm tập trung tư tưởng để niệm Phật. Vậy là ba sửa soạn về xứ!... Để con sửa soạn cho ba các chuyện bên ngoài; còn bên trong ba rán buông xả các thứ nhớ nghĩ để niệm Phật, nghen ba!

Chiều lại ông hỏi:

- Bữa nay là ngày mấy rồi, hả con?

- Thưa ba, bữa nay là ngày 19!

- Nước sau hè khô chưa con?

- Thưa ba, còn nửa ống chân!

- Vậy ba cũng rán thêm vài bữa nữa cho nước khô.

Ông nhắc cô Út lo xay lúa để chuẩn bị đám tang cho ông.

Từ đó về sau ông từ khước tất cả thuốc men và thức ăn, chỉ uống một ít nước trắng để thấm giọng. Sức khỏe mỗi lúc mỗi cạn kiệt trầm trọng. Chương trình hộ niệm được tiến hành, ông nằm im niệm Phật theo mọi người, thỉnh thoảng ông niệm bài chú vãng sanh.

Khi có khách khứa, cũng như thân tộc đến thăm, các con ông sắp xếp không được vào hỏi han những câu vô ích, không cần thiết như: “Khỏe không?”, “Biết tôi là ai không?”… mà chỉ hỏi người săn sóc bên ngoài phòng khách là được rồi; còn đến gần ông thì chỉ niệm Phật với ông mà thôi!

Suốt một tuần trợ niệm, đến 5 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 1997 ông nằm trên giường gọi con cháu đến đủ mặt. Cháu nội ông có hai người làm nghề đặt vớn bắt cá, ông kêu lại rồi bảo:

- Các cháu đừng tạo sát nghiệp nữa, vì vật mạng cũng có linh tánh, cũng có thân xác, biết tham sống sợ chết như mình vậy! Nếu gây nghiệp sát sẽ chịu quả báo khổ đau không nhỏ!

Rồi ông kêu hai cháu hứa với ông và chặt bỏ vớn trước khi ông bỏ xác. Hai đứa cháu hứa bỏ, ông gật đầu mỉm cười. Mặc dù lưỡi ông lúc này hơi cứng, tiếng nói hơi khó nghe nhưng chú ý nghe vẫn được rõ ràng.

Người con trai định đem thuốc ra chích cho ông, nhưng ông ngăn lại và nói:

- Vô ích, cứ thỉnh nước cúng Phật cho ba uống đi!

Cô Út thỉnh nước cúng cho ông uống. Uống xong, vẫn trong tư thế nằm ông niệm Phật và đọc chú vãng sanh rồi xá ba xá, đồng thời ông chắp tay vào ngực niệm Phật mà qua đời. Nhằm ngày 26 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 79 tuổi. Vừa lúc ấy hai cô con gái ngồi kế ông bỗng ngửi được một mùi hương lạ sực nức, nghe thư thới cõi lòng, thời gian khoảng năm mười phút thì mất.

***

Qua tám tiếng đồng hồ hộ niệm tiếp theo, thì thấy nét mặt của ông vui tươi khác thường, đặc biệt đỉnh đầu một vùng lớn bằng miệng chung cực nóng, vừa sờ đến như đưa tay đụng vào một ly nước sôi.

Rất nhiều người chứng kiến sự ra đi của ông mà đã phát tâm tinh tấn tu hành cho đến ngày hôm nay.

(Thuật theo lời Chiêu Thị Nga, cô con gái Út của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Các tông phái đạo Phật


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.245.104 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (30 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...