Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 92. NGUYỄN VĂN THUYỀN (1931 - 2013, 82 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 92. NGUYỄN VĂN THUYỀN (1931 - 2013, 82 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 6.308)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 92. NGUYỄN VĂN THUYỀN (1931 - 2013, 82 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chân thật tu hành hạnh đức to,
Vui đạo an phần chẳng phiền lo!
Trần thế lợi danh không bận buộc,
Quyết đến Tây Phương chỗ hẹn hò!

Ông Nguyễn Văn Thuyền, là anh ruột của ông Nguyễn Văn Long (chuyện thứ 91 ở trước) sinh năm 1931. Ông là con thứ tám trong gia đình.

Khi em gái thứ chín đi lấy chồng, cha mẹ lần lượt qua đời, ông không lập gia đình mà sống chung với gia đình người em trai Út.

Được biết ông phát tâm trường trai tu hành rất sớm (trước năm 1970), nhưng người thân không còn nhớ rõ là năm tháng nào!

Hằng ngày, nghề chính của ông là đương rổ, đương xề. Mỗi khi đến mùa vụ, ông phụ lực đôi chút với em mình. Ngoài ra ông tích cực đóng góp công sức vào các công tác từ thiện xã hội,như: bắc cầu, bồi lộ, chặt và phơi thuốc Nam…

Tính tình của ông hiền lành, ít nói, không cố chấp nên dễ hòa đồng với mọi người xung quanh. Đối với các cháu trong nhà ông rất mực thương yêu, luôn nhắc nhở chúng tập làm lành lánh dữ, khi thấy chúng có làm điều gì sai trái ông la rầy dạy dỗ xong rồi thì thôi chứ không để bụng. Đời sống sinh hoạt cá nhân rất kiệm ước, ăn mặc đơn giản thanh đạm, chẳng màng danh lợi giàu sang.

Từ khi ông mới bắt đầu tu công khóa mỗi ngày là bốn thời, sau lễ nguyện thì ngồi niệm Phật khoảng một giờ hoặc lâu hơn. Ngày nào ông cũng xem kinh đọc sách, dường như ghiền nghiện! Trọn đời quyển sách ông đọc duy nhất là “Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ”, giống như nhai gạo lứt muối mè, càng đơn giản xem ra càng công dụng, vi diệu vô cùng; đúng với đường lối “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” mà cổ Thánh tiên Hiền đã thường khuyên dạy: “Học chi đạo, quý dĩ chuyên!” bởi vì xen tạp nhiều thứ quá thì khó mà chuyên nhất, nên ít được thọ dụng hơn. Các bạn thiện tri thức cũng thường xuyên ghé nhà ông, cùng nhau trà nước đàm luận việc tu hành.

Đặc biệt là ông không hề cất chứa tiền bạc, của cải, chỉ có chiếc xe đạp và chiếc nón nan dùng làm phương tiện thăm viếng các bạn đạo ở phương xa. Lâu thật lâu ông khởi hành một chuyến khoảng năm ba ngày, đó là dịp học hỏi Phật pháp cũng như trao đổi kinh nghiệm trong phương thức tu tập hành trì. Bao nhiêu tiền làm ra, ông đều giao hết cho các cháu để chi dụng những sinh hoạt cần thiết của gia đình. Mỗi khi con cháu có may y phục mới cho ông bộ nào thì ông chuyển tặng bộ nấy, chỉ chừa ba bộ cũ bên mình để thay đổi thường ngày mà thôi!

***

Năm 68 tuổi, mắt ông bị cườm, thân nhân đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang để mổ. Vì ông bị cao huyết áp nên bác sĩ không dám giải phẫu. Lúc này lại phát hiện thêm ông bị “thoát vị bìu”, triệu chứng này đã nhiều năm trước tới giờ, nhưng ông không cho con cháu biết, nên đã lâu lắm rồi dáng đi đứng thì thấy xương sống của ông uốn cong lại có dạng lưng tôm và khi nằm thì luôn nằm nghiêng một bên chứ không nằm ngửa được. Bác sĩ khuyên gia đình thôi hãy để vậy luôn đi vì ông cụ lớn tuổi, lại cao huyết áp nên phẫu thuật đưa ruột lên sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, thoát vị ở lúc giai đoạn đầu gây tắc ruột thì mới đáng lo, còn bây giờ đã phình to mà ông chịu đựng quen rồi cũng không có gì phải sợ!

Qua lần bệnh này, khi xuất viện về nhà ông nghỉ đương đác, từ đó chuyên lo tu niệm hơn xưa.

Các cháu trong gia đình khi lên hơn 5 tuổi là ông dạy học thuộc lòng “Bài văn phát nguyện quy y”, rồi kế tiếp là thực hành khóa lễ sớm chiều.

Ông thường nằm trên chiếc võng điểm danh, kiểm soát, đốc thúc từng đứa một. Ngày qua ngày, tập tễnh dần quen, sau đó chúng tự động ý thức, cũng tự giác ngồi niệm Phật mỗi ngày. Những khi rảnh rỗi, ông đem đạo lý giảng giải cho các cháu nghe, đồng thời khuyên rán niệm Phật, có lần cháu ông hỏi:

- Niệm Phật để làm chi, thưa bác?

Ông đáp:

- Niệm Phật mới được vãng sanh, chớ không niệm Phật thì làm sao vãng sanh được con!

Và ông cũng thường hay dạy:

- Các cháu rán cúng lạy niệm Phật để cứu bản thân mình, khi rửa chén, khi chặt củi, quét sân, xách nước gì cũng rán nhớ niệm Phật. Chỉ có Phật mới cứu mình thôi chứ không có ai cứu mình được... Lúc nào mình cũng rán nhớ niệm Phật để đi thẳng về Tây Phương Cực Lạc. Chỉ có thế giới đó là giải thoát sanh tử luân hồi, thế giới đó mới là tốt đẹp thôi, thế giới đó không còn khổ đau nữa!

Sanh, già, bệnh, chết vốn dĩ đương nhiên là lẽ thật của cuộc đời, người trí nhìn xem xung quanh bao cảnh tượng diễn biến hằng ngày sẽ tự giác ngộ, như lời cảnh tỉnh của Cổ Đức:

“Da mồi tóc bạc lần lần,

Lụm cụm chân run mấy chốc.

...

Đứng đi mệt nhọc,

Ngồi nằm khó khăn.

Đổ vãi khi ăn,

Trọc trằn khi ngủ.

Mỏi tê đầy đủ,

Khắp cả tứ chi.

Chẳng có chỗ ni,

Mà không đau nhức.

Tiểu tiêu rất cực,

Bón thì ngồi hoài.

Có khi cả ngày,

Mà chưa xả trược.

Lắm lúc đi tước,

Không tự chủ cầm.

Lênh láng giường nằm,

Thúi hôi dậy đất.

Quả là khổ thật,

Cho lứa tuổi già.

Ai cũng phải qua,

Được tha là yểu.



Nay khỏe chẳng liệu,

Còn đợi chừng nào?

Niệm Phật mau mau,

Cầu về Cực Lạc!

Lâm chung Phật cùng Bồ Tát,

Hương mầu thiên nhạc lai nghinh!

Trời Tây thêm đóa sen xinh,

Ta Bà bớt một hữu tình khổ đau!”

Thời gian mau chóng trôi qua, tấm thân tứ đại rồi cũng phải bị định luật vô thường chi phối, biến đổi theo vòng tuần hoàn của thiên nhiên tạo hóa... Năm 2009 (78 tuổi), ông ngã bệnh, thân quyến đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang. Một điều làm các cháu của ông vô cùng kinh ngạc là suốt thời gian ở đây, mặc dù không có đồng hồ nhưng khi đến thời công phu thì ông vẫn ngồi dậy xá nguyện rất đúng giờ, không chênh lệch sai trật, sáng: 5 giờ, trưa: 11 giờ, chiều: 5 giờ, khuya: 11 giờ đêm.

Bác sĩ chẩn đoán ông bị bốn chứng bệnh một lượt: “viêm phổi, viêm gan, suy thận và nhồi máu cơ tim”. Ở đây ba ngày thì chuyển sang Trung Tâm Tim Mạch một tuần. Lúc này bệnh tình rất nguy kịch, ông thường nằm bất động, các mạch máu đã chuyển sang màu tím.

Thân nhân ở nhà đã đặt bàn Phật và mời đồng đạo đến để cầu nguyện cho ông suốt ba hôm liền. Sau đó các bạn thân của ông và gia đình mới liên hệ với bác sĩ, xin được đưa ông về nhà để hộ niệm, vì không muốn ông mất ở bệnh viện. Lúc đầu bác sĩ không chấp thuận, khuyên gia đình “còn nước còn tát”, vì biết rằng khi ông rời khỏi bệnh viện thì mạng sống của ông giống như “chỉ mành treo chuông”. Các bạn đồng tu mới đến gần kề vào tai ông trình bày ý định ấy thì thấy ông gật đầu, bác sĩ chứng kiến nên liền chấp thuận cho ông xuất viện. Khi xe đưa về đến nhà, ông nằm trên băng ca lúc khiêng vào nhà, vừa bước ngang qua ngưỡng cửa đến ngôi thờ Tam Bảo thì ông đã chấp tay kỉnh lễ. Từ đó trở đi gia quyến cùng chư đồng đạo túc trực hộ niệm liên tục ngày đêm. Trợ niệm qua ngày kế thì ông dần dần khỏe lại rồi nhanh chóng phục hồi hẳn như lúc bình thường. Quả là bất khả tư nghì, hiệu lực của câu Hồng Danh Vạn Đức vô cùng thù thắng!

***

Bốn năm sau, đến năm 2013 ông bắt đầu trở bệnh, nhưng không nặng lắm, thường chỉ lên huyết áp, rồi sự ăn ngủ kém dần.

Trong thời gian một tháng hộ niệm cho ông Út, ông cũng thường ngồi trên giường của mình gần đó để hộ niệm cho em. Chiều ngày mùng 9, lễ an táng của ông Út vừa hoàn mãn, hôm sau là ngày mùng 10 thì ông bắt đầu lên cơn mệt dữ dội, các đồng tu lần lượt được gia đình mời quay trở lại để tiếp tục hộ niệm cho ông. Khi các liên hữu đến khai thị, ông thường bảo rằng vãng sanh là nguyện vọng duy nhất, mà suốt đời mình hằng ôm ấp và nỗ lực hết mình. Ông nói:

- Tôi lúc nào cũng niệm Phật để mong vãng sanh Cực Lạc hết trơn, không có lúc nào quên câu niệm Phật đâu!

Cuộc hộ niệm kéo dài đến ngày 12 tháng 6 năm 2013 (3 ngày 3 đêm), vào lúc 9 giờ 45 phút sáng thì ông nhẹ nhàng ra đi trong âm thanh vang rền của câu Phật hiệu, ông thọ 82 tuổi. Suốt mấy ngày liền môi của ông luôn nhép, niệm Phật theo mọi người, trước khi mất khoảng 15 phút ông vẫn còn dùng một chén cháo, ăn xong nhờ người nhà đỡ nằm xuống. Hơn mười năm qua, do lưng tôm nên ông luôn nằm nghiêng một bên, mà ông thường nghiêng về bên phải nhiều hơn. Vậy mà trước khi mất ông lại nằm ngửa ra bình thường, hai tay và hai chân tự sửa xuôi theo thân hết sức ngay ngắn, rồi miệng ngưng nhép, từ từ dứt thở đi êm, mọi người chứng kiến một cảnh tượng quá đỗi lạ lùng!

Đến 5 giờ chiều, đồng thời tiến hành làm lễ nhập mạch và an táng, khi ấy gương mặt của ông hồng hào, vui đẹp hơn lúc còn sanh tiền, các khớp xương mềm dịu, các nơi đều lạnh, duy có đỉnh đầu vẫn còn ấm nóng.

(Thuật theo lời Nguyễn Thị Vàng, cháu của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.178.81 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...