Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 100. BÉ HOA MINH (2005 - 2013, 8 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 100. BÉ HOA MINH (2005 - 2013, 8 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.548)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 100. BÉ HOA MINH (2005 - 2013, 8 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sự tu đừng đợi xế chiều,
Mồ chôn rất nhiều kẻ tuổi còn xanh!
Mạng người hơi thở mong manh,
Hít vào chẳng được trở thành đời sau!
Khuyên ai gấp gấp mau mau,
Nhất tâm niệm Phật tẩu đào trần mê.
Tây Phương Tịnh Độ quyết về,
Không còn muôn kiếp thảm thê nổi chìm!

Bé Hoa Minh tên thật là Nguyễn Chung Bảo Ngọc, sinh năm 2005, cha em là Nguyễn Minh Đức, mẹ là Chung Thị Minh Trị, làm việc ở thẩm mỹ viện. Khi em vừa ăn mừng “thôi nôi” thì qua ngày hôm sau người cha thân yêu của em qua đời, do căn bệnh ung thư phổi ác tính đã hoành hành suốt nửa năm liền trước đó. Vài tháng sau mẹ đã đưa em về chung sống với ông bà ngoại tại 311C, Khu vực 4, quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Có lẽ thiện căn nhiều đời sâu dày với Phật Pháp nên em rất thích nghe tụng kinh. Mỗi thời công phu hằng ngày của ông ngoại là tụng kinh Pháp Hoa trên lầu, em thường leo lên rồi đến nằm kề gần đó, im lặng lắng nghe suốt buổi, đến khi ông tụng kinh xong đảnh lễ hồi hướng rồi em mới cùng ngoại đi xuống. Ngày nọ, có đứa cháu lối xóm hỏi bà ngoại rằng: “Làm cách nào để khi ngủ mình nằm chiêm bao không gặp ma?” Bà dạy nó trước khi ngủ nên niệm Phật. Em ở bên cạnh nghe lóm được, bắt đầu từ đó trở đi mỗi tối khi vô mùng ngủ là em niệm Phật lớn tiếng một lúc, đến chừng ngủ luôn.

Lúc vào trường mầm non, một hôm bà ngoại đón em về nhằm lúc trời mưa tầm tã, em khóc, em nói với bà:

- Ngoại ơi! Ngoại kêu cậu Ba đem áo mưa cho mẹ con. Để mẹ con đi làm về mắc mưa lạnh lắm!

Khi thấy cậu Ba cầm áo mưa ra khỏi nhà rồi em mới nín khóc!

Có lần mẹ em đi làm về giữa đường bị hạ cal-xy máu nên ngất xỉu, được người ta đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi bà ngoại ở nhà nhận được tin qua điện thoại thì em òa lên khóc nức nở:

- Mẹ ơi! Con không muốn con là trẻ mồ côi, rán sống với con, mẹ ơi! Mẹ chết rồi con mồ côi con đi lang thang… Con không muốn!

***

Ông bà ngoại đều trường trai đã lâu. Lúc lên 5 tuổi, ông ngoại dắt em đến chùa Khánh Quang làm lễ quy y Tam Bảo với Hòa Thượng Thích Trí Quảng, được Pháp danh là Hoa Minh.

Em rất ngoan và thông minh, có nhiều đặc điểm khác lạ với những trẻ thông thường, như: người lớn có nói lời nào đó mà không đúng thì bé chỉnh liền, bằng giọng điệu ngây thơ, hồn nhiên, vô tư; ngẫm nghĩ một hồi mình mới vỡ lẽ quả đúng là như vậy!

Năm học lớp 1, qua lớp 2, lúc kiểm tra chất lượng em đạt thành tích bốn điểm 10 thì đột nhiên phát bệnh vào đầu tháng 11 năm 2012. Triệu chứng đơn thuần chỉ đau đầu và ụa khan. Gia đình đưa em vào Bệnh Viện Khoa Nhi, rồi vài bác sĩ tư, rồi sang Bệnh Viện Phương Châu… điều trị. Bác sĩ chỗ nào cũng chẩn đoán là rối loạn tiêu hoá, cho uống thuốc thì chỉ giảm bệnh có ba ngày đầu, còn năm ba ngày kế thì không tác dụng. Qua các nơi điều trị cùng có kết quả y như thế, gia đình bèn đưa em ra Sài Gòn.

Lúc đầu đi điều trị bác sĩ tư hai tuần, rồi tiếp theo vào Bệnh Viện Nhi Đồng 1 vài tuần, kết quả cũng vậy. Lần thứ hai trở lại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, ông ngoại đề nghị Citi. Bác sĩ không chấp thuận cho rằng em chỉ rối loạn tiêu hoá thôi đâu có gì mà phải chụp citi! Ông nài nỉ riết, bác sĩ đành miễn cưỡng. Citi xong mới phát hiện em có khối u rất lớn ở não thuộc về giai đoạn cuối, bèn chuyển sang Bệnh Viện Chợ Rẫy để phẫu thuật. Phẫu thuật xong về nhà, bác sĩ hẹn ba tuần sau tái khám. Qua ba tuần kết quả cũng y như trước.

Trở lại tái khám bác sĩ liền đề nghị xạ trị, nhưng máy bị hư. Chờ một tuần mà vẫn chưa sửa chữa được, ông ngoại sốt ruột liền chuyển qua Bệnh Viện 115. Xạ trị xong về nhà vài tuần kết quả cũng không thay đổi. Trở lại Bệnh Viện 115, thì bác sĩ cho biết bệnh đã di căn nhiều nơi. Bác sĩ đề nghị xạ não lẫn xạ cột sống. Qua vài ngày phát hiện tứ chi của em bắt đầu bị liệt. Bác sĩ liền yêu cầu phải xử lý bằng biện pháp phẫu thuật hoặc hoá trị. Gia đình không tán thành bèn xin xuất viện về nhà vào khoảng đầu tháng 4 năm 2013.

Lúc còn nằm viện là em đã đòi ăn chay, mặc đồ vạt miễn, và nghe máy niệm Phật suốt cả ngày đêm. Khi bà ngoại mua một bộ đồ vạt miễn đem đến, em mừng lắm, lúc tắm thay bộ đồ khác em không chịu, thế là bà ngoại phải mua thêm một bộ nữa. Các bác sĩ cũng như nhân viên bệnh viện cũng vui lòng chấp thuận cho em tùy ý, khỏi phải mặc đồ của bệnh viện như bao nhiêu bệnh nhân khác. Diện mạo của em lúc nào trông thấy cũng xinh xắn như chú tiểu, rất dễ thương, không có tí xíu gì của dáng vẻ bệnh hoạn hốc hác sầu khổ cả!

Chung phòng có một bé trai đồng trang lứa với em, do cơn đau hành hạ nên khóc lóc om sòm suốt buổi, suốt ngày. Hôm nọ vào buổi tối em mới nói:

- Mình đau thì mình phải biết kiềm chế! Chứ có đâu mà phải khóc la hoài vậy!

Mọi người nghe em nói, ai cũng kinh ngạc trố mắt nhìn.

***

Khi về nhà, tứ chi của em đã bất động. Có lần cô Hai hầm ‘móng chân trâu’ mang qua, em không chịu dùng vì món này là đồ mặn. Bà ngoại mới khuyên:

- Thôi, con rán húp một tí đi cho cô Hai vui, để khỏi phụ cái công cực khổ của cô Hai nấu nướng, và cái công của cô Hai đem từ bên bển qua đây!

Nói một hồi em mới chịu dùng. Khi dùng tới muỗng thứ hai thì em bỗng dưng lăn lộn dữ dội. Từ đó về sau gia đình không dám cho em ăn đồ mặn nữa!

Về nhà, lúc đầu gia đình còn nài ép em uống thuốc Nam và tập vật lý trị liệu mỗi ngày, được chừng một tháng, thấy chẳng hiệu quả gì cả nên không tập nữa. Sau đó em cũng không chịu chích thuốc và uống thuốc Nam, em nói:

- Thôi, hổng uống thuốc nữa đâu! Uống thuốc chỉ sống một thời gian nữa thôi. Mang cái thân này khổ lắm!

Rồi em đòi uống thuốc Phật, mọi người rất đỗi kinh ngạc. Bà ngoại liền hỏi:

- Thuốc Phật là thuốc gì?

Em trả lời:

- Thuốc Phật là Nam Mô A-di-đà Phật!

Ông ngoại nghe xong lấy làm lạ liền tìm đến chùa hỏi xem sự thể thế nào. Duyên may gặp Ban Hộ Niệm của chùa Long An. Sau khi trình bày tường tận sự việc, trao đổi với thầy trưởng đoàn trợ niệm một hồi lâu, ông bèn lên tiếng mời Ban Hộ Niệm giúp đỡ. Ban Hộ Niệm chấp thuận yêu cầu nên cho một số liên hữu đến nhà để trang trí sắp xếp phòng ốc, chỗ nơi tươm tất trang nghiêm.

Dự định ban đầu của Ban Hộ Niệm theo thông lệ thì chỉ cộng tu mỗi tối với bệnh nhân ba ngày mà thôi. Nhưng vì em quá khao khát được cộng tu, vả lại nhận thấy nơi em có nhiều nét đặc biệt khác lạ với rất nhiều những bệnh nhân trước đó, nên đại chúng đã hoan hỷ cộng tu suốt hai mươi ngày cho đến khi em mất.

Hằng ngày cứ đến 2 giờ chiều là em đòi thay tã, gần tối thì cứ hỏi bà ngoại:

- Người ta đến niệm Phật chưa, vậy ngoại?

Khi cộng tu, thông thường Ban Hộ Niệm chia làm hai, mỗi bên niệm năm câu A-di-đà Phật xen kẽ nhau, riêng em thì cứ niệm liên tục lớn tiếng theo mọi người, với khí thế hết sức phấn chấn tích cực!

Mỗi lần cộng tu Ban Hộ Niệm đều có hướng dẫn em phát nguyện cầu vãng sanh, và thường khai thị sách tấn, động viên em rán cố gắng để không cô phụ tấm lòng kỳ vọng của bao người thân cũng như các liên hữu mỗi ngày đến cộng tu, luôn mong đợi kết quả sao cho em được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!

Có lần em đang nằm niệm Phật, dì Út đến kề bên thốt vài câu trêu ghẹo, vui đùa với em, em trả lời:

- Dù ai nói ngả nói nghiêng; lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân!

***

Trước kia, khi còn nằm ở bệnh viện mẹ em đã nhiều lần hỏi:

- Con có sợ chết không?

Em đáp:

- Dạ, không. Chết có gì đâu mà sợ!

Rồi mẹ hỏi tiếp:

- Vậy thì, kiếp sau mẹ với con gặp nhau nữa nghen?

Thì em đồng ý trả lời:

- Dạ!

Đến khi cộng tu được một thời gian, mẹ em hỏi:

- Kiếp sau mẹ với con gặp nhau nữa nghen?

Em đáp:

- Hổng có kiếp sau đâu. Kiếp sau con thành Phật rồi!

Em trả lời bằng điệu bộ chắc ăn và dứt khoát lắm.

Trong suốt thời gian bệnh, chưa hề thấy em khóc hay rên than đau nhức gì hết. Khi nào ngặt mình khó chịu thì em chỉ nhờ bóp chân cho bớt mỏi, mà vừa bóp vừa niệm Phật cho em nghe. Em cũng thường nhờ bà ngoại để tấm ảnh Đức Phật A-di-đà trên ngực rồi lấy hai tay của mình đặt lên ôm hình lại để em ngắm nhìn.

Đêm nọ em ngủ mơ thấy một người mặc nguyên bộ đồ màu trắng đến vuốt toàn thân của mình. Sáng dậy em kể lại cho mọi người nghe, và cũng từ đó trở đi em không còn cảm thấy trong người đau nhức như lúc trước nữa!

Khi gần đến ngày mất, em dặn dò:

- Bà ngoại à! Ngoại mua chim phóng sanh giùm cho con...và cho tiền mấy ông bà già đi xin mỗi người 50.000...

- Nữa con mất bà ngoại và mẹ đừng có khóc; nếu bà ngoại và mẹ có khóc thì ra đằng sau. Còn người thân đến thăm con mà khóc thì bà ngoại đuổi về hết giùm con!

Mẹ em hỏi:

- Chừng nữa con mất rồi sẽ chôn con gần mộ của cha con hay là đi thiêu?

Em đáp:

- Dạ! Chuyện đó để cho thầy tính!

Và em còn căn dặn từng người:

- Bà ngoại già rồi, ngoại rán niệm Phật đi đặng bà ngoại thành Phật!

- Cậu Ba ơi! Cậu Ba đừng uống rượu nữa. Cậu Ba đi chùa, cậu Ba quy y đi!

- Dì Hai ơi! Dì đừng có hung dữ nữa nghen!

- Dì Út mua cái đĩa “Nghịch tử” cho dượng Út coi!

***

Mỗi đêm, bà ngoại giăng cái mùng rất lớn để nhiều người vào ngủ chung với em, bà ngoại và mẹ thường nằm hai bên, còn em thì nằm ở giữa. Hôm nọ, như thường lệ bà ngoại trước khi ngủ dặn em:

- Chừng nào con mỏi thì con kêu ngoại nghen!

Đến chừng giật mình tỉnh giấc, bà thấy em đang dùng hết sức lực để thay đổi tư thế, bèn cất tiếng hỏi:

- Sao con không cho ngoại hay?

- Con thấy ngoại ngủ ngon quá, nên con không muốn phá giấc ngủ của ngoại!

Ngày 23 tháng 4, em nói:

- Tối nay ngoại với mẹ nằm ở dưới đi, con muốn nằm một mình!

Bà ôm em bà hôn, em không cho:

- Ngoại đừng có hôn con nữa!

Bà thấy em hôm nay sao khác lạ hơn mọi khi. Nên hỏi:

- Bộ con hết thương ngoại rồi hả?

Em đáp:

- Dạ, không có! Tại vì con muốn nằm một mình!

Đến 2 giờ chiều ngày 26, em bắt đầu mệt nhiều, em nói:

- Mẹ ơi, con khó chịu quá hà!

Mẹ em liền đến bên cạnh ngồi niệm Phật một hồi thì em khoẻ lại. Thấy em đã khoẻ nên cô bước ra ngoài. Bỗng nghe em tự nói chuyện một mình:

- Đi chỗ khác hết đi để cho tôi niệm Phật, đừng có phá tôi nữa!

Rồi sau đó em cất tiếng niệm Nam Mô A-di-đà Phật. Bởi vì bình thường niệm có bốn chữ, bây giờ nghe em niệm sáu chữ thì ngoại ra dấu cho mẹ em lấy điện thoại quay phim ghi lại. Vì bà rất thương cháu nên hễ cháu có hành động gì lạ là hay quay phim để sau này xem lại cho đỡ buồn. Thì thấy em vừa phát nguyện và niệm: Nam Mô A-di-đà Phật ba lần. “Nam Mô A-di-đà Phật, xin Đức Phật A-di-đà cho con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”, ba lần. Rồi niệm Nam Mô A-di-đà Phật bằng giọng ngâm nga chậm rãi thêm 14 lần nữa.

Hai giờ sau em bắt đầu mệt lại, hơi thở ngắn dần. Gia đình điện thoại cho cô Diệu Đạo trong Ban Hộ Niệm. Khoảng 6 giờ 20 phút tối, cô cùng ba vị đồng tu đến. Thấy em yếu nhiều, bốn vị cùng với dì Hai của em cất tiếng trợ niệm, bà ngoại và mẹ sợ mình xúc động ảnh hưởng đến sự vãng sanh của em nên ra đằng trước lễ Phật.

Khi mọi người niệm Phật thì em nhép môi niệm theo, mãi đến 6 giờ 45 phút tối, em nhẹ nhàng trút hơi thở sau cùng. Trước khi mất em mở mắt ra mỉm cười rồi nhắm lại, niệm thêm hai câu A-di-đà Phật, A-di-đà Phật rồi mới tắt hơi. Quý cô mừng quá bật cười to lên. Mẹ em lúc đó đang lạy Phật nghe cười lớn, trong lòng lấy làm lạ. Tại sao đang trang nghiêm thanh tịnh bỗng dưng phá lên cười! Hôm ấy nhằm ngày 26 tháng 4 năm 2013, em hưởng dương 8 tuổi.

Qua tám giờ sau, sờ thăm thân thì thấy gương mặt của em hồng hào tươi sáng, mọi khớp xương đều mềm mại, các nơi đều lạnh, duy có đỉnh đầu còn ấm nóng. Cuộc hộ niệm vẫn được duy trì mãi cho đến ngày hôm sau.

Sau khi hỏa thiêu gia đình đã nhặt được 37 viên xá lợi màu trắng trong suốt!

(Thuật theo lời Chung Văn Ý - Nguyễn KimThanh -Chung Thị Minh Trị, ông, bà ngoại và mẹ của em.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.69.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...