Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 10 »»

Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 10

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.1 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.14 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Giác Hồi Đà Thi Phạn Chư Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần
(Thứ 19)

Đã nói qua về Ma Ha Vô Nhị Sơn Vương tối thắng cao đảnh nhứt địa quyết trạch phần; bây giờ lần lượt nói đến Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Giác Hồi trong đạo lộ
Bảy đổi, đối tu hành
Để làm số đường ấy
Chẳng có dư hành tướng
Luận rằng: Bây giờ trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn làm hiện thị giác hồi đạo lộ. Tuy lấy bảy biến đối làm số lượng trong thế giới nầy, không có tướng gì khác. Như kệ đã nói về giác hồi đạo lộ, với bảy biến đối tu hành, lấy đó làm số đạo lộ, chẳng có dư hình tướng. Thế nào gọi là 7 biến tu hành ? – Hình tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Bảy biến có ba loại
Công đức sai quấy ấy
Trong năm mươi mốt vị
Trên dưới chuyển bảy biến
Tăng trưởng phẩm công đức
Với các biển phiền não
Luận rằng: Bảy biến tu hành có bao nhiêu số ? – Có 3 loại. Những gì là ba? - Một là công đức bảy biến; hai là bảy biến sai quấy; ba là so sánh với bảy biến. Đây gọi là ba. Như kệ nói biến ấy có 3 loại công đức sai quấy. Nói là biến tướng ấy nghĩa là 51 loại kim cang vị. Hướng thượng thượng chuyển; hướng hạ hạ chuyển, đầy đủ 7 biến. Tăng trưởng công đức, tăng trưởng sự sai quấy, rộng rãi to lớn chuyển đổi. Như trong bài kệ 51 vị ấy trên dưới 7 biến chuyển đổi tăng trưởng công đức phẩm và các phiền não nhiều như biển cả. Năm sự sai quấy của 7 biến hình tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong đệ nhứt biến đầu
Trên mỗi tăng trăm lần
Dưới, mỗi tăng ngàn lần
Mỗi chướng một hai đức
Sau sáu biến như thế
Tăng bội bội số chuyển
Luận rằng: Trong biến đầu tiên tăng bao nhiêu lần chuyển đổi; chướng bao nhiêu tịnh pháp? – Nghĩa là khi thượng chuyển, mỗi một vị mỗi tăng lên trăm lần phiền não phẩm loại. Chướng một tịnh pháp. Một lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy tăng 1.000 lần phiền não phẩm loại; chướng hai tịnh pháp.
Như kệ đã nói về trong biến đầu tiên, phần trên mỗi mỗi tăng 100 lần và phần dưới mỗi mỗi tăng 1.000 lần, mỗi mỗi chướng một hai đức. Sau 6 biến ấy công đức sai quấy. Như đây lần lượt tăng gấp bội.
Như kệ đã nói về 6 biến ấy lần lượt tăng lên gấp đôi số lần chuyển đổi.
Đã nói về hiện thị quá hoạn thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị công đức thất biến môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong biến thứ nhứt ấy
Trên, mỗi tăng một đức
Dưới, mỗi tăng hai đức
Dần dần chuyển đổi thảy
Sau sáu biến lần lượt
Tăng gấp đôi số chuyển
Chẳng mất, sai số lượng
Vì công đức biến tạo
Luận rằng: Trong biến đệ nhứt ấy tăng bao nhiêu lần chuyển? – Nghĩa là lúc chuyển bên trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng một ức lần công đức phẩm loại; rồi dần dần mà chuyển. Nếu lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy, mỗi mỗi tăng 2 ức số công đức phẩm loại, dần dần chuyển đổi. Như kệ đã nói trong biến đầu tiên, dừng lại ở mỗi số tăng một ức và ở dưới ấy, mỗi mỗi số tăng 2 ức, dần dần chuyển đổi theo thứ tự. Trong 6 biến phía sau ấy, như đây lần lượt tăng số lần gấp bội. Như kệ đã nói 6 biến đổi sau ấy lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Như vậy công đức phiền não phẩm loại làm sự cắt đứt mà chẳng mất, chỉ có biến đổi, tác chuyển; chẳng động hoại. Như kệ đã nói về bất hoại hoạn số lượng, làm công đức biến tác vậy.
Như thế đã nói qua về hiện thị công đức thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị đẳng lượng nhơn biến môn. Tướng nầy là gì? - Kệ rằng:
Trong đệ nhứt biến ấy
Mỗi trên tăng 1.000
Mỗi dưới tăng hai vạn
Số lượng ấy dần chuyển
Sau sáu biến lần lượt
Tăng gấp bội số chuyển
Chẳng đoạn chướng sai biệt
Tuy đối lượng kiến lập
Luận rằng: Trong đệ nhứt biến ấy tăng bao nhiêu lần chuyển: - Đó là khi chuyển ở trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng lên 1.000, như thế lần lượt chuyển. Nếu lúc chuyển phía dưới, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng 2 vạn, như vậy lần lượt chuyển.
Như kệ đã nói về đệ nhứt biến ấy, mỗi mỗi bên trên tăng 1.000 và mỗi mỗi bên dưới tăng 2 vạn. Vậy số lượng phẩm nầy có tăng giảm chăng? – Tuy là bình đẳng về số lượng; nhưng chẳng sai biệt về số lượng.
Như kệ đã nói rằng số lượng ấy dần dần chuyển đổi vậy. Sau sáu biến ấy, như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Nghĩa là gấp bội. Như kệ đã nói về 6 biến phía sau cứ như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển đổi. Đây là 7 biến. Lại chẳng chiếu tướng, lại chẳng có tướng che đậy. Tuy bình đẳng về số lượng, kiến lập ra từng phần.
Như kệ đã nói về số đoạn chướng sai biệt, tuy đối lượng kiến lập. Trong nầy lần lượt công đức 7 biến ấy lấy đây làm cuối cùng; nên phán đoán quan sát. Trong kinh Thậm Thâm chủng tử nói như thế nầy: Trong Minh Đạt Lý Tạng chỉ có 3 biến; dùng bảy ấy làm lượng; chẳng tăng chẳng giảm; giống như 7 bước nhảy của con nhái trên 7 lá cây; pháp ấy cũng là đạo lý. Đầu tiên chỉ trong phẩm nhiễm và nhiễm tịnh đầy đủ, sau đó chỉ có tịnh phẩm; cho đến nói rộng ra.
Giác Hồi Đà Thi Phạm Ca Nặc Bổn Vương Bổn Địa Đại Quyết Trạch Phần
Thứ 20

Như đã nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Bổn Vương Địa Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trong bổn vương thể nầy
Có ba loại bách biến
Tên lần lượt như trước
Chẳng có không sai biệt
Luận rằng: Ở trong bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến tu hành; tên gọi lần lượt như trước đã nói. Như kệ nói về bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến, tên gọi lần lượt như trước và chẳng có sai biệt. Như vậy 3 biến ấy hình tướng ra sao? - Kệ rằng:
Như thế trong ba biến
Đầu, mỗi mỗi lần lượt
Mười, ngàn, trăm ức số
Sau, chín mươi chín biến
Như vậy tăng gấp đôi
Dần dần cứ chuyển đổi
Luận rằng: Quá hoạn bách biến môn bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 10 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cuối cùng công đức bách biến môn ấy, bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 1.000 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cùng với số lượng 100 biến môn ấy, trên và dươi, đệ nhứt biến tăng lên 100 ức số lần lượt chuyển đổi.
Như kệ đã nói như thế trong 3 biến, ở đầu mỗi mỗi lần lượt có 10.000 trăm ức số vậy. Sau đó trong 99 biến ấy, như thế tăng gấp đôi và dần dần chuyển đổi. Trong kinh Đại Hải Sơn Vương Địa Đại Phẩm Loại có nói như thế nầy: Trong Như Lai tạng thể, có 3 lưu chuyển phẩm; lấy số trăm làm lượng. Chẳng qua khỏi, lần lượt chuyển đổi đi. Như vậy trong 3 ấy, công đức đầu ít, mà sự sai quấy lại nhiều phần. Phía sau chỉ có công đức; cho đến nói rộng ra vậy.
Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 10

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Nguồn chân lẽ thật


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập