Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
3. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
29. KINH ĐẠI CÂU-HI-LA[01]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa.
Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Tôn giả Xá-lê Tử từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hi-la[02], chào hỏi lẫn nhau, rồi ngồi xuống một bên.
Tôn giả Xá-lê Tử nói với Tôn giả Đại Câu-hi-la như vầy:
"Tôi có điều muốn hỏi, mong ngài nghe cho chăng?"
Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:
"Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, ngài muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi, tôi nghe rồi sẽ suy nghĩ".
Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng:
"Này Hiền giả Đại Câu-hi-la, có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó mà Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh[03] và thể nhập chánh pháp không?"
Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:
"Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện.
"Thế nào là biết bất thiện? Ác hành của thân là bất thiện, áùc hành của khẩu là bất thiện, và ác hành của ý là bất thiện. Đó là biết bất thiện.
"Thế nào là biết bất thiện căn? Tham là căn của bất thiện, nhuế, và si là căn của bất thiện. Đó là biết căn của bất thiện.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?
"Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết thiện và biết căn của thiện.
"Thế nào là biết thiện? Diệu hành của thân là thiện. Diệu hành của ý và khẩu là thiện. Đó là biết thiện.
"Thế nào là biết căn của thiện? Vô tham là căn của thiện, vô nhuế và vô si là căn của thiện. Đó là biết căn của thiện.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết thiện và biết thiện căn như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Nghĩa là Tỳ-kheo biết như thật về thức ăn, biết như thật về tập của thức ăn, thực diệt và thực diệt đạo của thức ăn[04].
"Thế nào là biết như thật về thức ăn? Có bốn loại thức ăn: Một là đoàn thực, thô và tế[05]; hai là xúc thực[06]; ba là ý tư thực[07]; bốn là thức thực[08]. Đó là biết như thật về thức ăn.
"Thế nào là biết như thật về tập của thức ăn[09]? Do ái mới có thức ăn. Đó là biết như thật về tập của thức ăn.
"Thế nào là biết như thật về diệt của thức ăn? Ái diệt tức là thức ăn diệt. Đó là biết như thật về diệt của thức ăn.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thức ăn[10]? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho tới chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thức ăn.
"Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thức ăn, biết như thật về tập của thức ăn, thực diệt và thực diệt đạo của thức ăn như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu.
"Thế nào là biết như thật về lậu? Có ba lậu là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu[11]. Đó là biết như thật về lậu.
"Thế nào là biết như thật về tập của lậu? Do vô minh mới có lậu. Đó là biết như thật về tập của lậu.
Thế nào là biết như thật về diệt của lậu? Do vô minh diệt thì lậu diệt. Đó là biết như thật về diệt của lậu.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của lậu? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho tới chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của lậu.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về khổ, biết như thật về khổ tập, khổ diệt và khổ diệt đạo.
"Thế nào là biết như thật về khổ? Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, nói tóm lại ngũ thạnh ấm khổ. Đó là biết như thật về khổ.
"Thế nào là biết như thật về khổ tập? Do lão tử mới có khổ. Đó là biết như thật về khổ tập.
"Thế nào là biết như thật về khổ diệt? Lão tử diệt tức khổ diệt. Đó là biết như về khổ diệt.
"Thế nào là biết như thật về khổ diệt đạo? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về khổ diệt đạo.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về khổ. Biết như thật về khổ tập, khổ diệt và khổ diệt đạo như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về già chết, biết như thật về tập khởi của già chết, diệt của già chết và diệt đạo của già chết.
"Thế nào là biết như thật về già? Đó là, người kia già cả, đầu bạc, răng rụng, sự cường tráng càng ngày càng suy giảm, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, chống gậy mà đi, thịt teo rút, da nhăn như cây gai, các căn rụng rời, nhan sắc xấu xí. Đó là biết như thật về già.
"Thế nào là biết như thật về chết? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, khi mạng chung, cơn vô thường đến, thì chết rồi chôn và tan rã, tuổi thọ chấm dứt và bị phá hoại, mạng căn bế tắc; đó là của chết. Trước kia là nói về già, đây là nói về chết. Đó gọi là lão tử. Đó là biết như thật về lão tử.
"Thế nào là biết như thật về tập của già chết? Đó là, do sanh mà có già chết. Đó là biết như thật về tập của già chết.
"Thế nào là biết như thật về diệt của già chết? Đó là, sanh diệt tức già chết diệt. Đó là biết như thật về diệt của già chết.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của già chết? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của già chết.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về già chết. Biết như thật về tập của già chết, lão tử diệt của già chết và diệt đạo của già chết như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về sanh, biết như thật về tập của sanh, diệt của sanh và diệt đạo của sanh.
"Thế nào là biết như thật về sanh? Đó là, chúng sanh kia và tất cả chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, đến lúc sanh thì sanh, đến lúc xuất thì xuất, đến lúc thành thì thành; khi phát khởi năm ấm liền có mạng căn. Đó là biết như thật về sanh.
"Thế nào là biết như thật về tập của sanh? Do hữu mà có sanh. Đó là biết như thật về tập của sanh.
"Thế nào là biết như thật về diệt của sanh? Hữu diệt tức sanh diệt. Đó là biết như thật về diệt của sanh.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của sanh? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của sanh.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về sanh. Biết như thật về tập của sanh, diệt của sanh và diệt đạo của sanh như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về hữu, biết như thật về tập của hữu, diệt của hữu và diệt đạo của hữu.
"Thế nào là biết như thật về hữu? Có ba hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu[12]. Đó là biết như thật về hữu.
Thế nào là biết như thật về tập của hữu? Do thủ[13] mà có hữu. Đó là biết như thật về hữu tập.
Thế nào là biết như thật về hữu diệt? Thủ diệt tức hữu diệt. Đó là biết như thật về hữu diệt.
Thế nào là biết như thật về hữu diệt đạo? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về hữu diệt đạo?
Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về hữu, biết như thật về hữu tập, hữu diệt và hữu diệt đạo như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về thủ tập, thủ diệt và thủ diệt đạo.
"Thế nào là biết như thật về thủ? Đó là bốn thủ[14]: dục thủ, giới thủ, kiến thủ và ngã thủ. Đó là biết như thật về thủ.
"Thế nào là biết như thật về tập của thủ? Do ái mà có thủ. Đó là biết như thật về tập của thủ.
"Thế nào là biết như thật về diệt của thủ? Nghĩa là ái diệt thì thủ diệt. Đó là biết như thật về diệt của thủ.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thủ? Tám chi Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thủ.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thủ, biết như thật về tập của thủ, diệt của thủ và diệt đạo của thủ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về ái, biết như thật về tập của ái, diệt của ái và diệt đạo của ái.
"Thế nào là biết như thật về ái? Có ba ái: dục ái, sắc ái và vô sắc ái[15]. Đó là biết như thật về ái.
"Thế nào là biết như thật về tập của ái? Do thọ[16] mà có ái. Đó là biết như thật về tập của ái.
"Thế nào là biết như thật về diệt của ái? Thọ diệt tức ái diệt. Đó là biết như thật về diệt của ái.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của ái? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của ái.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về ái, biết như thật về tập của ái, diệt của ái và diệt đạo của ái như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ.
"Thế nào là biết như thật về thọ? Có ba thọ: lạc thọ[17], khổ thọ và bất lạc bất khổ thọ. Đó là biết như thật về thọ.
"Thế nào là biết như thật về tập của thọ? Do xúc[18] mà có thọ. Đó là biết như thật về tập của thọ.
"Thế nào là biết như thật về diệt của thọ? Do xúc diệt nên thọ diệt. Đó là biết như thật về diệt của thọ.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thọ? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là biết như thật về diệt đạo của thọ.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thọ, biết như thật về tập của thọ, diệt của thọ và diệt đạo của thọ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về xúc, biết như thật về tập của xúc, diệt của xúc và diệt đạo của xúc.
"Thế nào là biết như thật về xúc? Có ba xúc[19]: lạc xúc, khổ xúc và bất lạc bất khổ xúc. Đó là biết như thật về xúc.
"Thế nào là biết như thật về tập của xúc? Do sáu xứ mà có xúc. Đó là biết như thật về tập của xúc.
"Thế nào là biết như thật về diệt của xúc? Sáu xứ diệt tức xúc diệt. Đó là biết như thật về diệt của xúc.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của xúc? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của xúc.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về xúc, biết như thật về tập của xúc, diệt của xúc và diệt đạo của xúc như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về sáu xứ[20], biết như thật về tập của sáu xứ, diệt của sáu xứ và diệt đạo của sáu xứ.
"Thế nào là biết như thật về sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Đó là biết như thật về sáu xứ.
"Thế nào là biết như thật về tập của sáu xứ? Do danh sắc mà có sáu xứ. Đó là biết như thật về tập của sáu xứ.
"Thế nào là biết như thật về diệt của sáu xứ? Danh sắc diệt tức sáu xứ diệt. Đó là biết như thật về diệt của sáu xứ.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của sáu xứ? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của sáu xứ.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về sáu xứ, biết như thật về tập của sáu xứ, diệt của sáu xứ và diệt đạo của sáu xứ như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử, đó là có Tỳ-kheo biết như thật về danh sắc[21], biết như thật về tập của danh sắc, diệt của danh sắc và diệt đạo của danh sắc.
"Thế nào là biết như thật về danh sắc? Đó là bốn ấm phi sắc[22] là danh. Thế nào là biết về sắc? Bốn đại[23] và sắc do bốn đại tạo[24]. Đây là nói về sắc, trước đó nói về danh, đó là danh sắc. Đó là biết như thật về danh sắc.
Thế nào là biết như thật về tập của danh sắc? Do thức mà có danh sắc. Đó là biết như thật về tập của danh sắc.
"Thế nào là biết như thật về diệt của danh sắc? Thức diệt tức danh sắc diệt? Đó là biết như thật về diệt của danh sắc.
Thế nào là biết như thật về diệt đạo của danh sắc? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của danh sắc.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về danh sắc, biết như thật về tập của danh sắc, diệt của danh sắc và diệt đạo của danh sắc như vậy. Đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.
Tôn giả Xá-lợi-phất nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về thức[25], biết như thật về tập của thức, diệt của thức và diệt đạo của thức.
"Thế nào là biết như thật về thức? Có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Đó là biết như thật về thức.
"Thế nào là biết như thật về tập của thức? Do hành mà có thức. Đó là biết như thật về tập của thức.
"Thế nào là biết như thật về diệt của thức? Hành diệt tức thức diệt. Đó là biết như thật về diệt của thức.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của thức? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của thức.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về thức, biết như thật về tập của thức, diệt của thức và diệt đạo của thức như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều nào mà nhân điều đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập chánh pháp chăng?"
"Có, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết như thật về hành[26], biết như thật về tập của hành, diệt của hành và diệt đạo của hành.
"Thế nào là biết như thật về hành? Có ba hành[27]: thân hành, khẩu hành và ý hành. Đó là biết như thật về hành.
"Thế nào là biết như thật về tập của hành? Do vô minh mà có hành. Đó là biết như thật về tập của hành.
"Thế nào là biết như thật về diệt của hành? Vô minh diệt tức hành diệt. Đó là biết như thật về diệt của hành.
"Thế nào là biết như thật về diệt đạo của hành? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về diệt đạo của hành.
"Này Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo biết như thật về hành, biết như thật về tập của hành, diệt của hành và diệt đạo của hành như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:
"Hiền giả Đại Câu-hi-la, nếu có Tỳ-kheo mà vô minh đã dứt, minh đã phát sanh, thì vị ấy còn phải làm những gì nữa?"
Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:
"Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có thầy Tỳ-kheo mà vô minh đã dứt, minh đã phát sanh, thì vị ấy không còn gì phải làm nữa".
Tôn giả Xá-lê Tử nghe rồi khen rằng:
"Lành thay, lành thay, Hiền giả Đại Câu-hi-la!"
Tôn giả Xá-lê Tử khen ngợi rồi hoan hỷ phụng hành.
Hai vị Tôn giả cùng nhau nói về nghĩa như vậy, thảy đều hoan hỷ phụng hành, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi. 30. KINH TƯỢNG TÍCH DỤ[01]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo rằng:
"Này chư Hiền, nếu có vô lượng thiện pháp, thì tất cả các thiện pháp ấy đều thu nhiếp vào bốn Thánh đế, đi vào trong bốn Thánh đế[02]. Nghĩa là, trong tất cả pháp, bốn Thánh đế là tối thượng bậc nhất. Vì sao thế? Vì nhiếp thọ tất cả các thiện pháp.
"Này chư Hiền, cũng như trong các dấu chân của loài thú vật, dấu chân voi là bậc nhất. Vì sao thế? Vì dấu chân voi rất là to lớn vậy.
"Cũng vậy, này chư Hiền, có vô lượng thiện pháp, thì tất cả các thiện pháp ấy đều thu nhiếp vào bốn Thánh đế, đi vào trong bốn Thánh đế. Nghĩa là trong tất cả pháp, bốn Thánh đế là tối thượng bậc nhất.
"Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo Thánh đế.
"Này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế[03]? Đó là, sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán ghét mà tự hội là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ, nói tóm lược năm thủ uẩn là khổ[04].
"Này chư Hiền, những gì là năm thủ uẩn? Đó là sắc thủ uẩn, thọ, tưởng hành và thức thủ uẩn.
"Này chư Hiền, cái gì là sắc thủ uẩn? Những gì có sắc, tất cả đều là bốn đại và bốn đại tạo[05].
"Này chư Hiền, những gì là bốn đại? Đó là địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới[06].
"Này chư Hiền, cái gì là địa giới? Chư Hiền, địa giới có hai, có nội địa giới và có ngoại địa giới.
"Này chư Hiền, những gì là nội địa giới[07]? Đó là, những gì ở trong thân, được thâu nhiếp trong thân như vật cứng, có tính chất cứng, được chấp thọ bên trong[08]. Đó là những gì? Đó là tóc, lông, móng, răng, da thô và mịn, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, lá lách, ruột, bao tử, phẩn và những thứ khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong, có tính chất cứng, bị chấp thủ bên trong. Đó là nội địa giới.
"Này chư Hiền, ngoại địa giới, đó là lớn, là tịnh, là không đáng tởm[09]. "Này chư Hiền, có lúc bị thủy tai, khi ấy ngoại địa giới tiêu diệt[10].
"Này chư Hiền, ngoại địa giới này cực kỳ lớn, cực kỳ tịnh, cực kỳ không đáng tởm. Đó là pháp vô thường, pháp cùng tận, pháp suy vong, pháp biến dịch, huống là xác thân tạm thời đình trú, được duy trì chấp thủ bởi tham ái này. Nghĩa là kẻ phàm phu ngu si, không đa văn, suy nghĩ như vầy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Đa văn Thánh đệ tử không nghĩ như vậy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Vị ấy vì sao nghĩ như vậy? Nếu có người khác mắng chửi, đánh đập, giận giữ, quở trách, thì vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra khổ này là từ nhân duyên, chứ không phải không có nhân duyên. Cái gì là duyên? Duyên vào khổ xúc'. Vị ấy quán xúc là vô thường; rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó có người đến nói với vị ấy bằng lời lẽ dịu dàng, vị ấy suy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra sự lạc này là từ nhân duyên chớ không phải không nhân duyên. Cái gì là duyên? Duyên vào lạc xúc'. Vị ấy quán xúc là vô thường, rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó hoặc có người thơ ấu, niên thiếu, trung niên hay trưởng lão đến làm việc không xứng ý với vị ấy; hoặc nắm tay thoi, hoặc lấy đá ném, hoặc dao, hoặc gậy đập. Vị ấy suy nghĩ thế này: 'Ta thọ thân này vốn là sắc pháp, thô chất, thuộc bốn đại chủng, do cha mẹ sanh, được nuôi lớn bằng ăn uống, được che kín bởi y phục, được chăm sóc bằng tắm rửa, nằm ngồi bồng bế; nó là pháp phá hoại, pháp diệt tận, pháp ly tán. Ta vì thân này mà đến nỗi bị tay thoi, đá ném, dao gậy đập'. Do lẽ đó vị kia rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Ta thọ thân này đáng để cho tay thoi, đá ném, dao gậy đập, chỉ nên siêng năng học giáo pháp của Đức Thế Tôn'.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Giả sử có giặc cướp đến cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra. Nếu ngươi khi bị giặc cướp cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra, mà tâm ngươi hoặc biến dịch, hoặc nói năng hung dữ, tức các ngươi đã suy thối. Các ngươi nên nghĩ như vầy: giả sử có kẻ giặc cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ta ra, mong sao nhân đó mà tâm ta không biến dịch, không nói năng hung dữ, sẽ khởi tâm thương xót đối với người đến xẻ manh mún thân thể ta ra; vì người đó mà tâm ta câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an trụ. Cũng thế với hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến mãn tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, quảng đại, vô biên, vô lượng, kéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ'.
"Này chư Hiền, Tỳ-kheo kia, nếu do Phật, Pháp và Chúng, mà vẫn không an trú nơi xả tương ứng với thiện, thì này chư Hiền, Tỳ-kheo ấy nên hổ thẹn, nên xấu hổ rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'.
"Này chư Hiền, như người dâu lúc mới rước về, gặp mặt cha mẹ chồng, hay gặp người chồng của mình thì xấu hổ, thẹn thùng. Này chư Hiền, nên biết, Tỳ-kheo kia cũng lại như vậy, nên xấu hổ thẹn thùng rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'. Người ấy do hổ thẹn xấu hổ, nên liền an trú nơi xả tương ứng với thiện. Đó là diệu, là tịnh, là tịch diệt, nghĩa là xả tất cả hữu[11], lìa ái, vô dục, diệt tận hoàn toàn. Này chư Hiền, đó là Tỳ-kheo học tất cả đại.
"Này chư Hiền, cái gì là thủy giới[12]? Chư Hiền, thủy giới có hai; có nội thủy giới và có ngoại thủy giới. Chư Hiền, cái gì là nội thủy giới? Đó là ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong. Đó là những gì? Đó là mỡ, óc[13], nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, tủy, nước dãi, nước tiểu, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong. Này chư Hiền, đó là nội thủy giới.
"Này chư Hiền, ngoại thủy giới, đó là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. "Này chư Hiền, có lúc bị hỏa tai, khi ấy ngoại thủy giới tiêu diệt[14].
"Này chư Hiền, ngoại địa giới này cực kỳ lớn, cực kỳ tịnh, cực kỳ không đáng tởm. Đó là pháp vô thường, pháp cùng tận, pháp suy vong, pháp biến dịch[15], huống là xác thân tạm thời đình trú, được duy trì chấp thủ bởi tham ái này[16]. Nghĩa là kẻ phàm phu ngu si, không đa văn, suy nghĩ như vầy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia[17]'. Đa văn Thánh đệ tử không nghĩ như vậy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Vị ấy vì sao nghĩ như vậy? Nếu có người khác mắng chửi, đánh đập, giận giữ, quở trách, thì vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra khổ này là từ nhân duyên, chứ không phải không có nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào khổ xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường; rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó có người đến nói với vị ấy bằng lời lẽ dịu dàng, vị ấy suy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra sự lạc này là từ nhân duyên chớ không phải không nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào lạc xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường, rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó hoặc có người thơ ấu, niên thếu, trung niên hay trưởng lão đến làm việc không xứng ý với vị ấy; hoặc nắm tay thoi, hoặc lấy đá ném, hoặc dao, hoặc gậy đập. Vị ấy suy nghĩ thế này: 'Ta thọ thân này vốn là sắc pháp, thô chất, thuộc bốn đại chủng, do cha mẹ sanh, được nuôi lớn bằng ăn uống, được che kín bởi y phục, được chăm sóc bằng tắm rửa, nằm ngồi bồng bế; nó là pháp phá hoại, pháp diệt tậân, pháp ly tán. Ta vì thân này mà đến nỗi bị tay thoi, đá ném, dao gậy đập'. Do lẽ đó vị kia rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Ta thọ thân này đáng để cho tay thoi, đá ném, dao gậy đập, chỉ nên siêng năng học giáo pháp của Đức Thế Tôn'.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Giả sử có giặc cướp đến cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra. Nếu ngươi khi bị giặc cướp cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra, mà tâm ngươi hoặc biến dịch, hoặc nói năng hung dữ, tức các ngươi đã suy thối. Các ngươi nên nghĩ như vầy: giả sử có kẻ giặc cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ta ra, mong sao nhân đó mà tâm ta không biến dịch, không nói năng hung dữ, sẽ khởi tâm thương xót đối với người đến xẻ manh mún thân thể ta ra; vì người đó mà tâm ta câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an trụ. Cũng thế với hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến mãn tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, quảng đại, vô biên, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ'.
"Này chư Hiền, Tỳ-kheo kia, nếu do Phật, Pháp và Chúng, mà vẫn không an trú nơi xả tương ứng với thiện, thì này chư Hiền, Tỳ-kheo ấy nên hổ thẹn, nên xấu hổ rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'.
"Này chư Hiền, như người dâu lúc mới rước về, gặp mặt cha mẹ chồng, hay gặp người chồng của mình thì xấu hổ, thẹn thùng. Này chư Hiền, nên biết, Tỳ-kheo kia cũng lại như vậy, nên xấu hổ thẹn thùng rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'. Người ấy do hổ thẹn, xấu hổ, nên liền an trú nơi xả tương ứng với thiện. Đó là diệu, là tịnh, là tịch diệt, nghĩa là xả tất cả hữu, lìa ái, vô dục, diệt tận hoàn toàn. Này chư Hiền, đó là Tỳ-kheo học tất cả Đại.
"Này chư Hiền, thế nào là hỏa giới? Này chư Hiền, hỏa giới có hai; có nội hỏa giới và có ngoại hỏa giới. Này chư Hiền, thế nào là nội hỏa giới? Đó là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân, những gì là lửa, có tính chất nóng, được chấp thủ trong thân. Đó là những gì? Đó là, thân nóng hấp, thân nóng bức, bức rức, ấm áp, và sự tiêu hóa ẩm thực, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, thuộc tính nóng, được chấp thủ bên trong. Này chư Hiền, đó là nội hỏa giới.
"Này chư Hiền, ngoại hỏa giới, đó là lớn, là tịnh, là không đáng tởm.
"Này chư Hiền, có lúc khi ngoại hỏa giới phát khởi, nó đốt cháy thôn ấp, thành quách, núi rừng, đồng ruộng; cháy như vậy rồi lan đến đường cái, đến sông nước, cho đến khi không còn gì cháy mới tắt. Chư Hiền, sau khi ngoại hỏa giới diệt, nhân dân muốn lấy lửa hoặc dùng gỗ hay tre cọ vào nhau, hoặc dùng đá lửa bằng châu ngọc[18].
"Này chư Hiền, ngoại hỏa giới này cực kỳ lớn, cực kỳ tịnh, cực kỳ không đáng tởm. Đó là pháp vô thường, pháp cùng tận, pháp suy vong, pháp biến dịch, huống là xác thân tạm thời đình trú, được duy trì chấp thủ bởi tham ái này. Nghĩa là kẻ phàm phu ngu si, không đa văn, suy nghĩ như vầy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Đa văn Thánh đệ tử không nghĩ như vậy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Vị ấy vì sao nghĩ như vậy? Nếu có người khác mắng chửi, đánh đập, giận dữ, quở trách, thì vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra khổ này là từ nhân duyên, chứ không phải không có nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào khổ xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường; rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó có người đến nói với vị ấy bằng lời lẽ dịu dàng, vị ấy suy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra sự lạc này là từ nhân duyên chớ không phải không nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào lạc xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường, rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó hoặc có người thơ ấu, niên thiếu, trung niên hay trưởng lão đến làm việc không xứng ý với vị ấy; hoặc nắm tay thoi, hoặc lấy đá ném, hoặc dao, hoặc gậy đập. Vị ấy suy nghĩ thế này: 'Ta thọ thân này vốn là sắc pháp, thô chất, thuộc bốn đại chủng, do cha mẹ sanh, được nuôi lớn bằng ăn uống, được che kín bởi y phục, được chăm sóc bằng tắm rửa, nằm ngồi bồng bế; nó là pháp phá hoại, pháp diệt tậân, pháp ly tán. Ta vì thân này mà đến nỗi bị tay thoi, đá ném, dao gậy đập'. Do lẽ đó vị kia rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Ta thọ thân này đáng để cho tay thoi, đá ném, dao gậy đập, chỉ nên siêng năng học giáo pháp của Đức Thế Tôn'.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Giả sử có giặc cướp đến cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra. Nếu ngươi khi bị giặc cướp cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra, mà tâm ngươi hoặc biến dịch, hoặc nói năng hung dữ, tức các ngươi đã suy thối. Các ngươi nên nghĩ như vầy: Giả sử có kẻ giặc cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ta ra, mong sao nhân đó mà tâm ta không biến dịch, không nói năng hung dữ, sẽ khởi tâm thương xót đối với người đến xẻ manh mún thân thể ta ra; vì người đó mà tâm ta câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an trụ. Cũng thế với hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến mãn tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, quảng đại, vô biên, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ'.
"Này chư Hiền, Tỳ-kheo kia, nếu do Phật, Pháp và Chúng, mà vẫn không an trú nơi xả tương ứng với thiện, thì này chư Hiền, Tỳ-kheo ấy nên hổ thẹn, nên xấu hổ rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'.
"Này chư Hiền, như người dâu lúc mới rước về, gặp mặt cha mẹ chồng, hay gặp người chồng của mình thì xấu hổ, thẹn thùng. Này chư Hiền, nên biết, Tỳ-kheo kia cũng lại như vậy, nên xấu hổ thẹn thùng rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'. Người ấy do hổ thẹn xấu hổ, nên liền an trú nơi xả tương ứng với thiện. Đó là diệu, là tịnh, là tịch diệt, nghĩa là xả tất cả hữu, lìa ái, vô dục, diệt tận hoàn toàn. Này chư Hiền, đó là Tỳ-kheo học tất cả Đại.
"Này chư Hiền, thế nào là phong giới? Này chư Hiền, ở đây phong giới có hai; có nội phong giới và ngoại phong giới. Này chư Hiền, thế nào là nội phong giới? Đó là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, bị chấp thủ bên trong. Đó là những gì? Đó là gió đi lên, gió đi xuống, gió trong bụng, gió ngang[19], gió co thắt lại, gió như dao cắt[20], gió nhảy lên, gió phi đạo, gió thổi qua tay chân, gió của hơi thở ra, gió của hơi thở vào, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, được chấp thủ bên trong. Này chư Hiền, đó là nội phong giới.
"Này chư Hiền, ngoại phong giới, đó là lớn, là tịnh, là không đáng tởm.
"Này chư Hiền, có lúc ngoại phong giới phát khởi lên. Khi ngoại phong giới phát khởi thì nhà sập, cây bị tróc, núi lở; khi núi non đã lở rồi, gió liền dừng lại, mảy lông cũng chẳng lay động. Này chư Hiền, sau khi ngoại phong giới dừng lại, nhân dân tìm kiếm gió, hoặc dùng quạt, hặc dùng lá đa, hoặc dùng áo tìm gió.
"Này chư Hiền, ngoại phong giới này cực kỳ lớn, cực kỳ tịnh, cực kỳ không đáng tởm. Đó là pháp vô thường, pháp cùng tận, pháp suy vong, pháp biến dịch, huống là xác thân tạm thời đình trú, được duy trì chấp thủ bởi tham ái này. Nghĩa là kẻ phàm phu ngu si, không đa văn, suy nghĩ như vầy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Đa văn Thánh đệ tử không nghĩ như vậy: 'Đây là ta, đây là của ta, ta là của cái kia'. Vị ấy vì sao nghĩ như vậy? Nếu có người khác mắng chửi, đánh đập, giận giữ, quở trách, thì vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra khổ này là từ nhân duyên, chứ không phải không có nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào khổ xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường; rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó có người đến nói với vị ấy bằng lời lẽ dịu dàng, vị ấy suy nghĩ như vầy: 'Ta sanh ra sự lạc này là từ nhân duyên chớ không phải không nhân duyên'. Cái gì là duyên? Duyên vào lạc xúc. Vị ấy quán xúc là vô thường, rồi quán thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Tâm vị ấy duyên nơi giới mà trụ, mà chỉ, mà hiệp, mà nhất tâm, mà định, mà không lay động. Sau đó hoặc có người thơ ấu, niên thiếu, trung niên hay trưởng lão đến làm việc không xứng ý với vị ấy; hoặc nắm tay thoi, hoặc lấy đá ném, hoặc dao, hoặc gậy đập. Vị ấy suy nghĩ thế này: 'Ta thọ thân này vốn là sắc pháp, thô chất, thuộc bốn đại chủng, do cha mẹ sanh, được nuôi lớn bằng ăn uống, được che kín bởi y phục, được chăm sóc bằng tắm rửa, nằm ngồi bồng bế; nó là pháp phá hoại, pháp diệt tậân, pháp ly tán. Ta vì thân này mà đến nỗi bị tay thoi, đá ném, dao gậy đập'. Do lẽ đó vị kia rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Vị ấy nghĩ như vầy: 'Ta rất siêng năng, không biếng nhác, chánh thân, chánh niệm, không nhuế, không si, nhất tâm an định. Ta thọ thân này đáng để cho tay thoi, đá ném, dao gậy đập, chỉ nên siêng năng học giáo pháp của Đức Thế Tôn'.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Giả sử có giặc cướp đến cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra. Nếu ngươi khi bị giặc cướp cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ra, mà tâm ngươi hoặc biến dịch, hoặc nói năng hung dữ, tức các ngươi đã suy thối. Các ngươi nên nghĩ như vầy: giả sử có kẻ giặc cầm cưa hay dao bén, xẻ manh mún thân thể ta ra, mong sao nhân đó mà tâm ta không biến dịch, không nói năng hung dữ, sẽ khởi tâm thương xót đối với người đến xẻ manh mún thân thể ta ra; vì người đó mà tâm ta câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu và an trụ. Cũng thế với hai, ba, bốn phương, tứ duy, thượng hạ, biến mãn tất cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, quảng đại, vô biên, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ'.
"Này chư Hiền, Tỳ-kheo kia, nếu do Phật, Pháp và Chúng, mà vẫn không an trú nơi xả tương ứng với thiện, thì này chư Hiền, Tỳ-kheo ấy nên hổ thẹn, nên xấu hổ rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'.
"Này chư Hiền, như người dâu lúc mới rước về, gặp mặt cha mẹ chồng, hay gặp người chồng của mình thì xấu hổ, thẹn thùng. Này chư Hiền, nên biết, Tỳ-kheo kia cũng lại như vậy, nên xấu hổ thẹn thùng rằng: 'Ta ở trong sự lợi mà không có lợi, ở trong đức mà không có đức; nghĩa là ta nhân nơi Phật, Pháp và Chúng mà vẫn không an trụ nơi xả tương ứng với thiện'. Người ấy do hổ thẹn xấu hổ, nên liền an trú nơi xả tương ứng với thiện. Đó là diệu, là tịnh, là tịch diệt, nghĩa là xả tất cả hữu, lìa ái, vô dục, diệt tận hoàn toàn. Này chư Hiền, đó là Tỳ-kheo học tất cả Đại.
"Này chư Hiền, cũng như nhờ cây gỗ, nhờ bùn đất, nhờ cỏ và nước, che kín trong một khoảng không nên sanh ra cái tên gọi là 'nhà'. Chư Hiền, nên biết, thân này cũng lại như vậy, nhờ gân cốt, nhờ da dẻ, nhờ thịt, máu bao bọc một khoảng không nên sanh ra cái tên gọi là 'thân'.
"Này chư Hiền, như có người bị hư nhãn xứ bên trong, nên ngoại sắc không được ánh sáng rọi đến, thành ra không có niệm và nhãn thức không phát sanh. Này chư Hiền, nếu nội nhãn xứ không bị hư hoại thì ngoại sắc sẽ được ánh sáng rọi đến và liền có niệm, nên sanh ra nhãn thức.
"Này chư Hiền, nhãn xứ bên trong và sắc, cùng với nhãn thức biết ngoại sắc, đó thuộc về sắc uẩn. Nếu có thọ, đó là thọ uẩn. Nếu có tưởng thì đó là tưởng uẩn. Nếu có tư thì đó là tư uẩn. Nếu có thức thì đó là thức uẩn. Như vậy quán sát sự hội hợp của các uẩn.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Nếu ai thấy duyên khởi tức thấy pháp; nếu thấy pháp tức thấy duyên khởi[21]'. Vì sao thế? Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói năm thủ uẩn từ nhân duyên mà sanh. Sắc thủ uẩn; thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn cũng vậy.
"Này chư Hiền, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xứ bên trong bị hư hoại thì các pháp bên ngoài sẽ không được ánh sáng rọi đến nên không có niệm, do đó ý thức không sanh khởi được. Này chư Hiền, nếu nội ý xứ không bị hư hoại thì pháp bên ngoài sẽ được ánh sáng rọi đến và liền có niệm nên sanh ra ý thức[22].
"Này chư Hiền, ý thức bên trong và pháp cùng với ý thức biết sắc pháp bên ngoài, đó thuộc về sắc uẩn. Nếu có thọ, đó là thọ uẩn. Nếu có tưởng thì đó là tưởng uẩn. Nếu có tư thì đó là tư uẩn. Nếu có thức thì đó là thức uẩn. Như vậy quán sát sự hội hợp của các uẩn.
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn cũng nói như vầy: 'Nếu ai thấy duyên khởi tức thấy pháp; nếu thấy pháp tức thấy duyên khởi'. Vì sao thế? Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói năm thủ uẩn từ nhân duyên mà sanh. Sắc thủ uẩn; thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn cũng vậy. Vị ấy nhàm tởm năm thủ uẩn này, thuộc trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai này, do nhàm tởm nên vô dục, vô dục liền giải thoát, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết một cách như thật rằng: 'Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'.
"Này chư Hiền, đó là Tỳ-kheo đã học tất cả về Đại".
Tôn giả Xá-lê Tử thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lê Tử thuyết xong, hoan hỷ phụng hành. 31. KINH PHÂN BIỆT THÁNH ĐẾ[01]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc[02].
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Đây là sự công bố chánh pháp tối thượng[03], tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng[04].
"Trong quá khứ, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.
"Trong đời vị lai, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.
"Trong đời hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.
"Tỳ-kheo Xá-lê Tử[05] là bậc thông tuệ[06], tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thâm tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ, biện tài tuệ. Tỳ-kheo Xá-lê Tử thành tựu thật tuệ. Vì sao vậy? Vì ta nói sơ lược về bốn Thánh đế thế này, thì Tỳ-kheo Xá-lê Tử có thể vì người khác mà giáo hóa toàn diện, quán chiếu toàn diện, phân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết hiển thị, thú hướng.
"Khi Tỳ-kheo Xá-lê Tử giáo hóa toàn diện, quán sát toàn diện, phân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết, hiển thị, thú hướng, làm cho vô lượng người đạt đến chánh quán. Tỳ-kheo Xá-lê Tử có khả năng hướng dẫn bằng chánh kiến vậy.
"Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có khả năng làm cho đứng vững nơi chân tế tối thượng[07], nghĩa là cứu cánh lậu tận. Tỳ-kheo Xá-lê Tử sanh ra các bậc phạm hạnh, cũng như sanh mẫu; Tỳ-kheo Mục-kiền-liên trưởng dưỡng các bậc phạm hạnh cũng như dưỡng mẫu. Do đó các bậc phạm hạnh nên phụng sự, cung kính cúng dường, lễ bái Tỳ-kheo Xá-lê Tử và Mục-kiền-liên. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Xá-lê Tử và Đại Mục-kiền-liên mong cầu phước lợi và thiện ích, cũng cầu sự an ổn và khoái lạc cho các vị phạm hạnh".
Sau khi Đức Thế Tôn nói như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa. Lúc đó, Tôn giả Xá-lê Tử nói với các Tỳ-kheo:
"Này chư Hiền, Đức Thế Tôn vì chúng ta mà xuất hiện thế gian, vì mọi người mà giáo hóa, khai thị toàn diện, phân biệt, phơi mở, mở bày, thi thiết, hiển thị, thú hướng bốn Thánh đế này.
"Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế[08].
"Này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Đó là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oắn tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, tóm lại ngũ thủ uẩn là khổ[09].
"Này chư Hiền, nói sanh là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, sanh là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, sanh thì sanh[10], xuất hiện thì xuất hiện, thành hình thì thành hình, hiện khởi[11] năm uẩn rồi liền có mạng căn. Như vậy gọi là sanh.
"Này chư Hiền, sanh là khổ, đó là chúng sanh khi sanh thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác toàn diện[12]. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực[13], sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói sanh là khổ.
"Này chư Hiền, nói già là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, già nghĩa là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, kẻ kia trở nên già yếu, đầu bạc răng rụng, sự cường tráng ngày càng suy yếu, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, phải chống gậy mà đi, thịt rút, da nhăn, xù xì như cây gai, các căn hư hoại, nhan sắc xấu xí. Như vậy gọi là già.
"Này chư Hiền, già là khổ, là chúng sanh khi già thì thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói già là khổ.
"Này chư Hiền, nói bệnh là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, bệnh là đầu đau, mắt đau, tai đau, mũi đau, mặt đau, môi đau, răng đau, lưỡi đau, nướu đau, cổ đau, phong suyễn, ho hen, ói mữa, cứng họng, bệnh điên, bệnh động kinh, ung thư, mọc bướu, kinh nguyệt tràn, viêm đỏ, nóng hực, khô héo, bệnh trĩ, mụn nhọt, kiết lỵ, và tất cả những bệnh tương tự như vậy, từ xúc mà sanh ra, không rời khỏi tâm, ở ngay trong thân. Như vậy gọi là bệnh. Này chư Hiền, bệnh khổ là: Chúng sanh khi bệnh thì thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy nói bệnh là khổ.
"Này chư Hiền, nói chết là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, chết là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh kia, mạng chung, vô thường, chết chôn, tan rã, tuổi thọ chấm dứt, hủy hoại, mạng căn bế tắc, như vậy gọi là chết. Này chư Hiền, chết là khổ. Đó là chúng sanh khi chết, thâân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm nóng, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác nóng, cảm giác toàn diện. Thân cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác sự nóng hực, sự bức rức, ưu sầu buồn bã, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói chết là khổ.
"Này chư Hiền, nói oán tắng hội là khổ[14]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, oán tắng hội, nghĩa là, chúng sanh thật có sáu nội xứ[15]: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bó, hòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Cũng vậy các ngoại xứ: xúc, thọ, tưởng, hành, ái[16], cũng lại như vậy. Này chư Hiền, chúng sanh thật có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức giới vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự gắn bó, hòa hợp, tập hợp. Sự hòa hợp ấy là khổ. Như vậy gọi là oán tắng hội khổ. Này chư Hiền, oán tắng hội là khổ, đó là chúng sanh khi có sự tụ hội của những thứ oán ghét, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói oán tắng hội là khổ.
"Này chư Hiền, nói ái biệt ly khổ[17]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, ái biệt ly khổ, đó là chúng sanh thật có sáu xứ bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn khả ái, nhưng chúng phân tán thành khác biệt, không tương ứng, biệt ly không tụ hội, không gắn bó, không tập hợp, không hòa hợp, đó là khổ. Cũng vậy, các ngoại xứ: xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy. Này chư Hiền, chúng sanh quả thực có sáu giới: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức giới vốn nhưng chúng phân tán thành khác biệt, không tương ứng, không gắn bó, không hòa hợp, không tập hợp, đó là khổ. Như vậy gọi là ái biệt ly. Này chư Hiền, ái biệt ly là khổ nghĩa là chúng sanh khi xa cách nhau, thân cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói ái biệt ly khổ là khổ.
"Này chư Hiền, nói sở cầu bất đắc là khổ[18]; nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, nghĩa là chúng sanh lệ thuộc vào sanh pháp[19], không thể lìa xa sanh pháp, ước muốn rằng: 'Mong tôi không sanh ra', điều ấy quả thật không thể muốn mà được. Với sự già, sự chết, sự ưu sầu, buồn lo mà ước muốn rằng: 'Mong tôi không có buồn lo'. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiền chúng sanh quả thật sanh là khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ thế này: 'Nếu ta sanh khổ, không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao được đổi thành đáng yêu, đáng nghĩ nhớ'. Điều đó không thể muốn mà được. Này chư Hiền, chúng sanh nào quả thật sanh lạc đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: 'Nếu ta sanh ra lạc, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cữu và không biến dịch'. Điều ấy không thể muốn mà được.
"Này chư Hiền, chúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, người ấy suy nghĩ thế này: 'Nếu ta sanh tư tưởng mà không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nghĩ nhớ, mong sao nó đổi thành mà đáng yêu, đáng nghĩ nhớ'. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiền, chúng sanh nào quả thật sanh ra tư tưởng, đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, người ấy nghĩ như vầy: 'Nếu tư tưởng ta sanh ra đáng yêu, đáng nghĩ nhớ, mong sao nó là pháp thường hằng, vĩnh cửu và không biến dịch'. Điều ấy không thể muốn mà được. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói sở cầu bất đắc là khổ.
"Này chư Hiền, nói lược năm thủ uẩn là khổ; nói thế là vì lẽ gì? Đó là sắc thủ uẩn; thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Này chư Hiền, vì lẽ ấy mà nói năm thủ uẩn là khổ.
"Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là Khổ Thánh đế.
"Cái gì làø ái tập Khổ tập Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thật có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý xứ. Trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có ô nhiễm, có đắm trước thì gọi là tập.
"Này chư Hiền, Đa văn Thánh đệ tử biết rằng: 'Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.
"Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảo, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Cũng vậy, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy.
"Này chư Hiền, chúng sanh quả thực có sáu giới tham ái: đất, nước, lửa, gió, hư không, thức giới, trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập.
"Này chư Hiền, Đa văn Thánh đệ tử biết rằng 'Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ tập Thánh đế.
"Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảo, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là Khổ Thánh đế.
Này chư Hiền, thế nào là ái diệt Khổ diệt Thánh đế? Nghĩa là chúng sanh thực có sáu xứ tham ái bên trong: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ. Chúng sanh ấy giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là Khổ diệt.
"Này chư Hiền, Đa văn Thánh đệ tử biết rằng 'Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.
"Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảo, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Cũng thế, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, tư, ái, cũng lại như vậy.
"Này chư Hiền, chúng sanh quả thật có sáu giới tham ái: Đất, nước, lửa, gió, hư không, thức giới; người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Này chư Hiền, Đa văn Thánh đệ tử biết rằng 'Ta biết pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.
"Biết như vậy là biết như thế nào? Nếu có người nào không tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảo, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, đó không phải là tạo tác nghiệp, người ấy nếu giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là ái diệt, Khổ diệt Thánh đế. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói là ái diệt Khổ diệt Thánh đế.
"Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Đó là chánh kiến, chánh tư duy[20], chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn[21], chánh niệm và chánh định.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh kiến? Đó là khi vị Thánh đệ tử khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh. Hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát[22] tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự giản trạch, giản trạch toàn diện, giản trạch quyết định, giản trạch pháp, nhận định, toàn diện nhận định, quán sát minh đạt. Đó là chánh kiến[23].
"Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự tư sát, tư sát toàn diện, tùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng thì hy vọng[24]. Đó là chánh tư duy.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài bốn diệu hành thuộc miệng, còn các ác hành khác nơi miệng đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. Đó là chánh ngữ.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. Đó là chánh nghiệp.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó phải là mong cầu vô lý, không do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ, không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng tà mạng. Chỉ theo chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo chánh pháp để mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp. Đó là chánh mạng.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu có phương tiện tinh tấn thì quả quyết, tinh cần để mong cầu, có khả năng để thú hướng, chuyên chú không xả bỏ, cũng không suy thối, quyết định hàng phục tâm mình. Đó là chánh tinh tấn.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm[25], suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệm, tâm niệm không xao lãng. Đó là chánh niệm.
"Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất[26]. Đó là chánh định.
"Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ diệt đạo Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ diệt đạo Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư dối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do dó nói Khổ diệt đạo Thánh đế".
Rồi ngài nói bài tụng rằng:
Phật thấu triệt các pháp,
Thấy vô lượng thiện đức,
Khổ, tập, diệt, đạo đế,
Khéo hiển hiện phân biệt.
Tôn giả Xá-lê Tử thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lê Tử thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Bản Hán, quyển 7. Tương đương Pāli, không tìm thấy tương đương chính xác; A. IX. 13 Koṭihita, A.IV. 174 Koṭṭhika, ghi giữa cuộc thảo luận giữa ngài Mahākoṭṭhika và Sāriputta với nội dung không hoàn toàn đồng nhất với bản Hán này.
[02] Đại Câu-hi-la 大 拘 絺 羅. Pāli: Mahākoṭṭhita, hoặc Mahākoṭṭhika.
[03] Bất hoại tịnh 不 壤 淨. Pāli: avecca-pasāda, cũng nói là bất động tín, bất hoại tín, hay chứng tịnh; tín tâm không thể bị lay chuyển; đức tin trong sáng. Có bốn bất hoại tín (chứng tịnh): tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Thánh giới.
[04] Thực 食. Pāli: āhāra. Có bốn loại thức ăn; xem các cht. dưới.
[05] Đoàn thực thô tế 摶 食 粗 細, thức ăn được nắn lại hay vo tròn (theo tục ăn bốc); thức ăn vật chất, gồm loại cứng và loại mềm tức cố thể và chất lỏng; Pāli: kabaliṅkāro āhāro oḷāriko vā sukkumo.
[06] Nguyên-Hán: canh lạc thực 更 樂 食, hay xúc thực, thức ăn là sự xúc chạm, chỉ sự tiếp xúc giữa căn và cảnh. Pāli: phasso āhāro.
[07] Ý tư thực 意 思 食, hay tư niệm thực, thức ăn là tư duy của ý thức. Pāli: manosañcetanā-āhāro.
[08] Thức thực 識 食, thức ăn là sự nhận thức, phân biệt. Pāli: viññāṇaṃ āhāro.
[09] Hán: thực tập 食 集. Pāli: āhāra-samudaya, sự tập khởi hay khởi nguyên của thức ăn.
[10] Hán: thực diệt đạo 食 滅 道. Pāli: āhāra-nirodha-gāminipṭipadā, sự thực hành dẫn đến chỗ diệt trừ thức ăn.
[11] Ba lậu: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu 欲 漏, 有 漏, 無 明 漏. Pāli: kāma-āsavā, bhava-āsavā, avijjā-āsavā.
[12] Ba hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu 欲 有, 色 有, 無 色 有. Pāli: kāma-bhava, rūpa-bhava, ārūpa-kāma.
[13] Nguyên-Hán: thọ 受. Pāli: upādāna.
[14] Hán: tứ thọ 四 受. Bốn thọ hay bốn thủ: dục thủ 欲 取, giới (cấm) thủ 戒 (禁) 取, kiến thủ 見 取, ngã (ngữ) thủ 我 (語) 取. Pāli: cattārimāni upādānāni, kāmupādānaṃ diṭṭhupādānaṃ sīlabbatupādanaṃ attavādupādānaṃ.
[15] Ba ái: dục ái, sắc ái, vô sắc ái 欲 愛, 色 愛, 無 色 愛. Pāli: kāma-taṇhā, rūpa-taihā, arūpa-taṇhā.
[16] Nguyên-Hán: giác 覺; Pāli: vedanā.
[17] Hán: ba giác, tức ba thọ: khổ thọ 苦 受, lạc thọ 樂 受, bất khổ bất lạc thọ 不 苦 不 樂 受. Pāli: tisso vedanā, sukhā vedanā dukkhā vedanā adukkhamasukhā vedanā.
[18] Hán: canh lạc 更 樂. Pāli: phassa.
[19] Hán: ba canh lạc: lạc canh lạc 樂 更 樂, khổ canh lạc 苦 更 樂, bất lạc bất khổ canh lạc 不 樂 不 苦 更 樂.
[20] Lục xứ 六 處. Pāli: cha ayātana.
[21] Danh sắc 名 色. Pāli: nāma-rūpa.
[22] Tứ phi sắc ấm (hay uẩn) 四 非 色 陰. Pāli: cattāro arūpakkhandhā, gồm thọ, tưởng, hành và thức.
[23] Tứ đại 四 大. Pāli: cattāro mahābhūtā.
[24] Tứ đại tạo vi sắc 四 大 造 為 色. Pāli: catumaṃ mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ.
[25] Thức 識. Pāli: viññāṇa.
[26] Hành 行. Pāli: saṃkhāra.
[27] Ba hành: thân hành 身 行, khẩu hành 口 行, ý hành 意 行. Pāli: tayo saṃkhāra, kāyasaṃkhāro vacīsaṃkhāro cittasaṃkhāro.
[01] Thí dụ về dấu chân voi. Tương đương Pāli: M. 28 Mahāhatthipadopama-suttaṃ.
[02] Tứ Thánh đế 四 聖 諦. Pāli: cattāri ariyasaccāni.
[03] Khổ Thánh đế 苦 聖 諦. Pāli: dukkhaṃ ariyasaccaṃ.
[04] Hán: ngũ thạnh ấm khổ 五 盛 陰 苦. Pāli: upādānakkihandhā dukkhā.
[05] Tứ đại 四 大 và tứ đại tạo 四 大 道. Pāli: cattāri ca mahābhūtāni catunnañ ca mahā- bhuātānaṃ upādāya rūpaṃ.
[06] Địa, thủy, hỏa, phong giới 地 水 火 風 界. Pāli: cattāro mahābhūtā: paṭhavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātu.
[07] Nội địa giới 內 地 界. Pāli: ajjhattikā paṭhavīdhātu.
[08] Hán: nội thân trung, tại nội sở nhiếp kiên, kiên tánh trụ, nội chi sở thọ 內 身 中, 在 內 所 攝 堅, 堅 性 住, 內 之 所 受. So sánh Pāli: yaṃ ajjhattaṃ paccataṃ kakkhaḷaṃ kharigataṃ upādiṇṇaṃ, "cái gì thuộc nội thân, cá biệt, thô cứng, thuộc thể rắn, được chấp thủ."
[09] Đại, tịnh, bất tắng ố 大, 淨, 不 憎 惡. Đại vì kích thước lớn hay phổ biến. Nói tịnh và bất tắng ố, vì không phải là đối tượng để quán bất tịnh.
[10] Pāli: hoti... samayo yam bāhirā āpodhātu pakuppati, antarahitā tasmiṃ samaye bāhirā paṭhavīdhatu, có một thời ngoại thủy giới bị chấn động (thịnh nộ), khi ấy ngoại địa giới biến mất.
[11] Hán: diệu, tức tịch, xả, ly 妙 息 寂 捨 離, tức diệt, tịnh, diệu, ly, bốn hành tướng của diệt đế theo Hữu bộ; xem Câu-xá 23 (Đại, tr.119b).
[12] Thủy giới 水 界. Pāli: āpodhātu.
[13] Hán: não căn 腦 根 (chỉ tủy sống); bản Nguyên-Minh: chi nhãn 脂 眼 (con mắt có mỡ, hay mỡ nơi con mắt). Không tìm thấy tương đương trong bản liệt kê của Pāli.
[14] Pāli: hoti... samayo yam bāhirā āpodhātu pakuppati, sā gamaṃ pi vahati, nigamaṃ pi vahati, có một thời ngoại thủy giới bị chấn động (cuồng nộ), nó cuốn đi làng mạc, thị trấn...
[15] Vô thường pháp, tận pháp, suy pháp, biến dịch pháp 無 常 法, 盡 法, 衰 法, 變 易 法. Pāli: aniccatā, khayadhammatā, vayadhammatā, vipariṇāmadhammatā, tính vô thường, pháp tánh diệt tận, pháp tánh băng hoại, pháp tánh biến dịch.
[16] Hán: ái sở thọ 愛 所 受. Pāli: taṇhupādiṇṇassa...
[17] Hán: thị ngã, thị ngã sở, ngã thị bỉ sở 是 我, 是 我 所, 我 是 彼 所. Pāli: ahan ti vā maman ti vā asmī ti, "tôi, của tôi, tôi hiện hữu".
[18] Hán: hoặc dĩ châu toại 或 以 珠 燧. Pāli: kukkuṭapattena pi nahārudaḍulena, bằng lông cánh gà, hoặc bằng dây gân.
[19] Hành phong 行 風. Kinh 162 nói: hiếp phong. Pháp uẩn 21 (Đại 26, tr.503) cũng nói vậy.
[20] Đao phong 刀 風, gió lúc chết, rát như dao cắt.
[21] Pāli: Yo paticcasamuppādani passati so dhamman passati, yo dhamman passati so paticcasamuppādani passati.
[22] Dẫn chứng của Đại Tỳ-bà-sa 12, (Đại 27, tr, 58c ). Nhược hữu nội ý xứ bất hoại, ngoại pháp hiện tiền, cập năng sanh tác ý chánh khởi, nhĩ thời ý thức sanh.
[01] Tương đương Pāli: M. 141. Saccavibhaṅga-suttaṃ. Biệt dịch, No.32 Phật Thuyết Tứ Đế Kinh, An Thế Cao dịch, Đại 1 tr.814b; No.25(27.1) Tăng Nhất 19 "phẩm Đẳng Thú Tứ Đế, kinh số 1" Đại 2 tr.643a. Tham chiếu, Thập Tụng Luật 60, Đại 23 tr. 445c; D.22. Mahā-satipaṭṭhāna-suttanta.
[02] Các bản Hán đều nói Phật tại Xá-vệ. Bản Pāli tương đương: Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane Migadāye, trú tại Ba-la-nại, trong Chư tiên đọa xứ, Lộc dã uyển.
[03] Chánh hành thuyết pháp 正 行 說 法; No.32: Chơn chánh thuyết pháp
真 正 說 法. Bản Pāli: anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, Vô thượng Pháp luân được vận chuyển.
[04] Hán: quảng nhiếp 廣 攝, quảng quán 廣 觀, phân biệt 分 別, phát lộ 發 露, khai ngưỡng 開 仰, thi thiết 施 設, hiển thị 顯 示, thú hướng 趣 向. Pāli: ācikkhanā (khai thị), desanā (tuyên thuyết), paññāpanā (thi thiết), paṭṭhapanā (an lập), vivaraṇā (khai hiển), vibhajanā (phân biệt), uttānīkammaṃ (hiển phát).
[05] Bản Pāli: Các Tỳ-kheo hãy gần gũi Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallāna (Mục-kiền-liên), là những Tỳ-kheo thông tuệ...
[06] Tán thán trí tuệ của ngài Xá-lợi-phất, bản này và No.32 giống nhau, chỉ khác về dịch ngữ, về mười loại trí tuệ được kể ở đây, các bản Pāli chỉ kể có bảy (xem M. 111). Bản Pāli tương đương không tán thán riêng Xá-lợi-phất với mười trí. Xem cht.24, Kinh 28.
[07] Hán: tối thượng chân tế 最 上 真 際. Pāli: uttamattha, chân lý tối thượng.
[08] Khổ Thánh đế 苦 聖 帝, Khổ tập Thánh đế 苦 集 聖 帝, Khổ diệt Thánh đế 苦 滅 聖 帝 Khổ diệt đạo Thánh đế 苦 滅 道 聖 帝. Pāli: dukkha ariyasacca, dukkhasamudaya ariyasacca, dukkhanirodha ariyasacca, dukkhanirodagāminiyā paṭipada ariyasacca.
[09] Hán: ngũ thạnh ấm khổ 五 盛 陰 苦. Pāli: pañcupādānakkhandhā dukkhā.
[10] Nghĩa là, khi sanh thì sanh ra trong một chủng loại nào đó.
[11] Hán: sanh 生, xuất 出, thành 成, hưng khởi 興 起. Pāli: jāti (sanh), sañjāti (xuất sanh), okkanti (xuất hiện), abhinibbatti (sanh khởi), khandhanānaṃ pātubhāvo (hiển hiện năm uẩn). Bản Hán, có tám khổ; bản Pāli chỉ kể năm khổ: jāti (sanh), jarā (già), maraṇaṃ (chết), soka-parideva-dukkha-domanassupayāsā (sầu bi khổ ưu não), picchaṃ na labhati (không đạt được mong cầu), saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.
[12] Hán: thân thọ khổ, thọ, biến thọ; giác, biến giác 身 受 苦 受 遍 受 覺 遍 覺. Tham chiếu Pháp uẩn 6 (Đại 26, tr.480a): Lãnh nạp nhiếp thọ, chủng chủng thân khổ sự 領 納 攝 受 種 種 身 苦 事, lãnh nạp và nhiếp thọ mọi hình thái khổ khác nhau.
[13] Hán: thân tráng nhiệt, phiền não, ưu thích thọ,... 身 壯 熱, 煩 惱, 憂 慼 受.
[14] Thù ghét mà tụ hội. Bản Pāli không đề cập.
[15] Lục nội xứ 六 內 處. Pāli: cha ajjhattāyatana.
[16] Hán: canh lạc, giác, tưởng, tư, ái 更 樂 覺 想 思 愛.
[17] Bản Pāli không đề cập.
[18] Pāli: picchaṃ na labhati.
[19] Hán: chúng sanh sanh pháp 眾 生 生 法. Pāli: jātidhammānaṃ sattānaṃ (...).
[20] Nguyên-Hán: chánh chí 正 志.
[21] Nguyên-Hán: chánh phương tiện 正 方 便.
[22] Vô trước niệm quán thiện tâm giải thoát 無 著 念 觀 善 心 解 脫. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 (Đại 26, tr.481c): Vô lậu tác ý tương ưng (ư pháp giản trạch), (sự giản trạch pháp) tương ưng với tác ý vô lậu.
[23] Hán: trạch, biến trạch, quyết trạch, trạch pháp; thị, biến thị, quán sát minh đạt 擇, 遍 擇, 決 擇, 擇 法; 視, 遍 視, 觀 察 明 達. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 (Đại 26, tr.481c): (ư pháp) giản trạch, cực giản trạch, tối cực giản trạch; liễu, biến liễu, cận liễu; cơ hiệt, thông đạt, thẩm sát, thông duệ, giác minh tuệ hành (於 法) 簡 擇, 極 簡 擇, 最 極 簡 擇; 了, 遍 了, 近 了; 機 黠, 通 達, 審 察, 聰 叡, 覺 明 慧 行.
[24] Hán: tứ, biến tứ, tùy thuận tứ... khả niệm... khả vọng 伺, 遍 伺, 隨 順 伺… 可 念… 可 望. Tham chiếu Pháp Uẩn 6 đd trên: Tư duy... Tầm cầu... Suy mịch... Linh tâm ư pháp thô động nhi chuyển 思 惟… 尋 求… 推 覓… 令 心 於 法 粗 動 而 轉.
[25] Hán: bối bất hướng niệm 背 不 向 念; chánh niệm liên hệ đến tám bối xả hay tám giải thoát.
[26] Nhiếp chỉ 攝 止; được hiểu là tâm nhất cảnh tánh: tâm và cảnh là một.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.195.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.