Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 24 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 24

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.41 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.52 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 30: Bồ-tát Thường Đề (Phần 2)
Bấy giờ Phậtbảo Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề đó, khi ưusầu khóc lóc như thế, đột nhiên thấy có hình tượng Như Lai ở trướcmặt mình khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác khi hành đạoBồ-tát, cầu Bát-nhã Ba-la-mật cũng giống như ông hôm nay, siêng cầu như thế không có khác. Vì thế ông nên càng thêm tinh tiến, dũng mãnh, kiên cố.Từđây đivề phía Đông năm trăm do-tuần, có một thành lớngọi là Chúng Hương. Thành này bảy lớp, bảylớptường cao rộng hai mươi do-tuần, rộng lớn thanh tịnh, đẹp đẽ, tráng lệ. Người dân đông đúc, an ổn, đầy đủ, sung sướng. Có năm trăm con đường nối liền các nơi. Cầu, bếnbằng thẳng, mọi người ưa thích. Bảylớp thành đó có bảy báu trang nghiêm, trên mỗi thành đều dùng vàng Diêm-phù-đàn để làm lầu gác, có hàng cây bảy báu vây quanh. Lại có bảy hàng cây Đa-la. Hàng cây bảy báu đó, mỗi cây đều có hoa báu, quả báu. Giữamỗimột cây đều có các loại báu xen kẽ; có các lưới báu đan nhau, phản chiếu nhau, phủ khắpmặt thành, treo các chuông báu; gió thổi chuông kêu rất đáng ưa thích, như năm loại nhạc, phát âm thanh hay, trong sáng, hòa nhã, người nghe sảng khoái. Bốn phía thành này có suối chảy, hồ bơi, trong sạch, đầy đủ; trong có các thuyền, bảy báu trang sức. Nướchồ tự nhiên lạnh, ấm, điều hòa, khiến người ưa thích. Trong các hồ này có nhiềusắc hoa: như hoa ưu-bát-la, hoa câu-mẫu-đà, hoa bôn-noa¬lợi-ca v.v… và đủ thứ diệusắc hoa hương khác, cho đếntấtcả các loại hoa kỳ diệu trong ba ngàn Đại thiên thế giớicũng đều có đủ.Bốn phía thành này có năm trăm khu vườn, trong mỗi khu vườn có năm trămhồ nước. Các hồ cao rộng một câu-lô-xá. Mỗimộthồđó, bảy báu trang sức, rất là ưa thích. Trong các hồ này cũng có đủ loại hoa hương diệusắc; như hoa ưu-bát-la, hoa câu-mẫu-đà, hoa bôn-noa-lợi-ca v.v…. Mỗi đóa hoa này lớn như bánh xe. Hoa xanh, ánh sáng xanh; hoa vàng, ánh sáng vàng; hoa đỏ, ánh sáng đỏ; hoa trắng, ánh sáng trắng. Trong mỗihồ lại có hạc trắng, vịt trời, nhạn, uyên ương v.v… đủ loại chim khác nhau bơilội, tụ tập trên hồ. Các vườn, rừng, hồ bơi này, người dân trong thành tự tại đi lại không bị lệ thuộc, chỉ vì nghiệp đời trướccủa chúng sinh chiêu cảm. Các chúng sinh này, trong dòng sinh tử, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, vì thanh tịnh tin hiểu pháp môn sâu xa nên được quả báo tối thắng như thế. Thiện nam tử, trong thành Chúng Hương đó có đài cao rộng, trên đó là cung điện làm chỗở củaBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Kích cỡđài này, dài rộng bằng nhau, đềumột do-tuần. Bảylớptường thành, bảy báu trang nghiêm, đẹp đẽ, hiếm có. Bảylớp hàng cây vây tròn chung quanh; lại có bảy cây Đa-la. Ở trong cung đó có bốnvườnlớn. Mộtgọi là Thường Hỷ, hai gọi là Vô Ưu, ba gọi là Thích Duyệt, bốngọi là Hoa Trang Nghiêm. Trong mỗivườn có tám hồ lớn. Mộtgọi là Hiền, hai gọi là Hiền Thượng, ba gọi là Hoan Hỷ,bốngọi là Hỷ Thượng, nămgọi là An Lạc, sáu gọi là Diệu Hoa, bảygọi là Quyết Định, tám gọi là A-phược-ha. Mỗimộthồđó, bốn phía đều có bốn báu trang nghiêm. Phía Đông là báu hoàng kim, phía Nam là báu bạch ngân, phía Tây là báu lưu ly, phía Bắc là báu pha-lê. Bên cạnh mỗihồ có tám tầng cấp, bảy báu trang nghiêm, dùng các vật báu để làm bậccấp. Khoảng giữa các bậccấp này có các hàng cây chuối bằng vàng Diêm-phù-đàn. Trong các hồđócũng có đủ loại hoa hương, diệusắc; như hoa ưu-bát-la, hoa Câu-mẫu-đà, hoa Bôn-noa-lợi-ca v.v… cũng có đủ loại chim khác nhau như bạch hạc, vịt trời, nhạn, uyên ương v.v… bơilội, tụ tập trên hồ.Mỗimộthồđó, bốn phía đều có cây, hoa thơmlạ. Mùi hương như chiên-đàn, sắcvị đầy đủ; gió thổi hoa rụng xuống giữahồ nước. Cung điện, nhà cửa, vườn, rừng, hồ, ao đều trang sức như thế.Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ở trong cung đó, với sáu vạn tám ngàn thể nữ quyến thuộc, trong các vườn, rừng, ao, hồ như thế,dạo chơi vui vẻ, vui thích nămdục, vui chơitự tại. Người dân ở trong thành Chúng Hương dù nam hay nữ cũng đều vào các hồ Thường hỷ v.v… vườn Hiền v.v… dạo chơi vui vẻ.Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó vui thích như thế rồi, ở trong cung của mình, một ngày ba thời, thuyết Bát¬nhã Ba-la-mật. Lạinữa, tấtcả người dân trong thành Chúng Hương, ở chỗđông người trong thành đó, vì Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng mà kết tòa pháp lớn. Bốn chân tòa đó được làm bằng bốn báu hoàng kim, bạch ngân, lưu ly, pha lê. Lại có đủ loại chân châu, chuỗi ngọc trang sức. Tòa cao nửa câu-lô-xá. Ở trên tòa đó dùng đệm chiếu trải lên, và vải lông mềm đẹp trên áo Kiêu-thi-ca, đủ loại trang sức. Xung quanh tòa rải hoa nămsắc, đốt các hương quý, trang nghiêm, đẹp đẽ, hiếm có, thanh tịnh, khả ái. Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ở tòa pháp đó, bốn chúng trời, người, tụ tậpmột chỗ, cung kính vây quanh, vì kính trọng pháp, tấtcả đều đốthương, rải hoa cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Bấy giờ Bồ-tát rộng vì tấtcả bốn chúng trời, người, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la¬mật. Thuyết xong những điềucần thuyết, thì trong đó có người thụ trì, có người đọctụng, có ngườitư duy, có người biên chép, có người hành như đã thuyết, có người không còn thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thiện nam tử,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng kia, trong hội thuyết pháp, có lợi ích của các công đức như thế. Vì thế ông nay nên đivề phía Đông, đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó. Ông sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mậttừđó; Bồ-tát Ma-ha-tát đó có thể dùng pháp này v́ ông chỉ dạy, làm lợi, làm vui. Ông nay đivề phía Đông, đừng kể ngày đêm, dũng mãnh, tinh tiến, một lòng siêng cầu, tức không lâu nhất định sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe nói vậyrồi, tâm sinh hoan hỷ, vui mừng, khoan khoái. Ví như có ngườibị trúng tên rất là đau đớn. Người này lúc đó không nghĩ gì khác, chỉ nghĩ lúc nào được thuốc lành để chữa trị, để mình được thoát khỏi khổ não như thế. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề cũng như thế, không nghĩ gì khác, chỉ nghĩ lúc nào mới được chiêm lễ,gầngũiBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, từđó được nghe Bát-nhã Ba-la-mật. Liền ở chỗđó, một lòng nhớ đếnBồ-tát Ma-ha¬tát Pháp Thượng, suy tư Bát-nhã Ba-la-mật. Khi Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề suy tư như thế, đốivớitấtcả các pháp, sinh tưởng không có sở y, được vào vô lượng vô số cửa tam-ma-địa; đó là tam-ma-địa Quán nhất thiết pháp tự tính, tam-ma-địa Nhất thiết pháp tự tính vô sở đắc, tam-ma¬địa Nhất thiết pháp tự tính trí sinh, tam-ma-địa Phá nhất thiết pháp vô minh, tam-ma-địa Nhất thiết pháp bất hoại kiến, tam-ma-địa Nhất thiết pháp tác quang minh, tam-ma-địa Nhất thiết pháp ly si minh, tam-ma-địa Phá nhất thiết pháp vô trí, tam-ma-địa Nhất thiết pháp ly ám, tam-ma-địa Nhất thiết pháp tướng bất khả đắc, tam-ma-địa Tán hoa, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô ngã tướng, tam-ma-địa Ly huyễn, tam-ma-địa Như kính tượng xuất sinh, tam-ma-địa Nhất thiết chúng sinh ngôn ngữ, tam-ma-địa Ly trần, tam-ma-địa Nhất thiết chúng sinh hoan hỷ, tam-ma-địa Tùy nhất thiết chúng sinh thiệnxảo ngữ ngôn, tam-ma-địa Chủng chủng ngữ ngôn văntự chương cú xuất sinh, tam-ma-địa Vô úy, tam-ma-địaTự tính, tam¬ma-địa Ly chướng đắc giải thoát, tam-ma-địa Vô nhiễm, tam-ma-địa Danh cú văn trang nghiêm, tam-ma-địa Đẳng quán nhất thiết pháp, tam¬ma-địa Nhất thiết pháp ly cảnh giớitướng, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô ngạitế, tam-ma-địa Như hư không, tam-ma-địa Kim cương dụ, tam-ma¬địa Thanh tịnh tướng vương, tam-ma-địa Vô phụ, tam-ma-địa Đắc thắng, tam-ma-địaBất thoái quán, tam-ma-địa Pháp giới quyết định, tam-ma-địa Pháp giớitịch tĩnh, tam-ma-địa An ổn, tam-ma-địaSư-tử hống, tam-ma¬địa Thắng nhất thiết chúng sinh, tam-ma-địa Ly cấu, tam-ma-địa Thanh tịnh, tam-ma-địa Liên hoa trang nghiêm, tam-ma-địa Đoạn ái, tam-ma-địa Tùy nhất thiết kiên cố, tam-ma-địa Nhất thiết pháp tối thượng, tam-ma¬địa Đắc thần thông lực vô sở úy, tam-ma-địa Nhất thiết pháp thông đạt, tam-ma-địa Hoại nhất thiết pháp ấn, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô sai biệt kiến, tam-ma-địa Ly nhất thiết kiến, tam-ma-địa Đại pháp quang minh, tam-ma-địa Nhất thiết pháp ly tướng, tam-ma-địa Giải thoát nhất thiết trước, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô giải, tam-ma-địa Thậm thâm pháp quang minh, tam-ma-địa Đẳng cao, tam-ma-địaBất khảđoạt, tam¬ma-địa Phá ma cảnh giới, tam-ma-địa Tam giớitối thắng, tam-ma-địa Quang minh môn, tam-ma-địa Kiến nhất thiết Như Lai.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề kia được vào các cửa tam-ma-địa như thế, ở trong tam-ma-địa thấy chư Phật Như Lai ở vô lượng a-tăng-kỳ thế giớimười phương đều, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát, thuyết Bát-nhã Ba-la¬mật. Các Như Lai này đều an ủy, tán thán Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, ông có thể siêng cầu Bát-nhã Ba-la¬mật. Chúng ta khi còn hành đạoBồ-tát, cầu Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như ông hôm nay, được các tam-ma-địa như thế không khác. Ông nay được các tam-ma-địa này rồi, thì có thể thông đạt Bát-nhã Ba-la-mật, phương tiện an trú pháp Bất thoái chuyển. Chúng ta được các tam-ma-địa này rồi, tức được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Chúng ta ở trong các tam¬ma-địa, quán sát tự tính, không có pháp có thể thấy. Ra khỏi các tam-ma¬địarồi, đốivới các pháp, sinh tưởng Vô trú. Thiện nam tử, pháp Vô trú chính là Bát-nhã Ba-la-mật. Chúng ta ở trong pháp Vô trú này, được thân sắc vàng, đủ loại ánh sáng, ba mươi hai tướng củabậc Đại nhân, tám mươi loạivẽ đẹpcủa thân đều đầy đủ, được Phật vô thượng trí, Phật vô thượng tuệ không thể nghĩ bàn, thành tựutấtcả công đức Phật pháp, đến bờ kia củatấtcả các pháp. Thiện nam tử, công đức như thế, chư Phật Như Lai còn không thểđolường, tán thán, nói rõ giớihạncủa chúng, huống là Thanh Văn, Duyên Giác. Vì thế ông nay, ở nơi các pháp này, càng thêm cung kính, tôn trọng, ưa thích, tinh tiến, siêng cầu. Vì nghĩa này nên Vô thượng Chính đẳng Chính giác không khó được. Lạinữa, Thiện nam tử, ông nay nên sinh cung kính, tôn trọng, ưa thích đốivới thiện tri thức. Vì sao? Bồ-tát Ma-ha-tát, được thiện tri thứchộ trợ, thì sớm được Vô thượng Chính đẳng Chính giác.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề bạch các Như Lai rằng: “Ai sẽ là thiện tri thức thậtsự của con, nguyện chư Như Lai chỉ dạy cho con.” Tức thời chư Phật Như Lai bảorằng: “Thiện nam tử nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng là thiện tri thứccủa ông; Bồ-tát này, nhiều đời đến đến nay, thường dạybảo ông. Nay ông thông đạt phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật, học thành các pháp của Phật. Ông ở Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ông nên biết ân lớn đó mà nghĩ báo ân. Thiện nam tử, ông muốn báo ân Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, giả sử trong một kiếp, trăm kiếp, cho đến trăm ngàn kiếp, cung kính, đỉnh lễ, đem tấtcả nhạccụ, cho đếnsắc, thanh, hương, vị, xúc v.v… tối thượng, vi diệu có trong ba ngàn Đại thiên thế giới để cúng dường, cũng chưa thể báo đáp một phần nhỏ ân đó. Vì sao? Vì nhờ nhân duyên Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, khiến ông được vào các cửa tam-ma-địa, thông đạt phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế nên biết ân đó sâu nặng.” Bấy giờ, Như Lai nói như thế rồi, đột nhiên biếnmất. Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề đó, ra khỏi tam-ma-địarồi, không thấylại chư Phật Như Lai kia nữa, tâm sinh buồn thảm, đứng mà khóc lóc, nghĩ rằng: “Trước đó Như Lai từ chỗ nào đến, đi đến chỗ nào. Như Lai vì ta mà nói Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng rất là hiếm có, Bồ-tát Ma¬ha-tát đó đã được Đà-la-ni và năm thần thông, đãtừng cúng dường vô lượng chư Phật, Bồ-tát đó đúng là thiện tri thứccủa ta, nhiều đời đến nay, thường dạybảo, làm lợi ích cho ta. Nay đốivớiBồ-tát đó, ta càng thêm cung kính, tôn trọng, ưa thích. Vì thế nên đến đó chiêm lễ,gầngũi, cúng dường, nghe nhận Bát-nhã Ba-la-mật, và hỏi trước đó Như Lai từ chỗ nào đến, đivề chỗ nào. Nhưng ta nay tự nghĩ mình nghèo khó, không có gì cả. Vàng bạc, trân báu, y phục, đồ nằm, cờ phướn, lọng báu, hương, hoa, đèn, đồ hương, các vật như thế đều không có, cho đếnmột bông hoa cũng không có, thì lấy cái gì để mà cúng dường; nếu ta đến tay không thì tâm không được yên.” Ưusầu, suy nghĩ phương cách như thế.
Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghĩ như thế rồi, chưa đi liềnvề phía Đông, mà ở giữa đường rẽ vào một thành. Ở trong thành đó, đứng yên suy nghĩ: “Vì ta muốn đivề phía Đông để cầu Pháp, nên cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng làlợi ích lớn. Naytanên tự bán thân mình, tùy giá có được mà mua hương hoa, tự mình cầm đến đó để cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Vì sao? Nhiều đời đến nay, ta vì nhân duyên ham muốn nên ở trong luân hồi nhận thân sinh tử, trải qua vô lượng khổ,lưu chuyển các nẻo, tiêu tan thân này mà cuối cùng chẳng có lợi ích, vì chưatừng xả thân mạng mình cho Pháp thanh tịnh. Vì thế ta nay vì cầu pháp nên không được keo kiệt.” Suy nghĩ như thế rồi, liền ở nơi chỗđông người ở trong thành, nói to như thế này: “Nay ta bán thân, ai sẽ mua ta, ai sẽ mua ta.”
Bấy giờ các Ma biết việc đórồi, liền nghĩ: “Nay Bồ-tát Thường Đề, vì vui thích pháp, nên bán thân mình, muốn mua hương hoa cúng dường Bồ-tát Pháp Thượng để cầu Bát-nhã Ba-la-mật. Tại sao các Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật đều có thể thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, giống như biểnlớn không bị khuynh động, các Ma chúng ta không thể phá hoại, não loạn; vì nhân duyên đó mà cảnh giớicủa ta bị trống rỗng. Vì thế ta nay nên bày phương tiện làm hỏng ý đạocủahọ.” Bấy giờ ác ma nghĩ như thế rồi,vào lúcBồ-tát Thường Đề xướng lên như thế, liền dùng Ma lực che khuất khiến cho tấtcả dân chúng trong thành đều không nghe được tiếng nói củaBồ-tát Thường Đề.
Lúc đóBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề xướng lên ba lần như thế đều không ai mua, thì Bồ-tát tâm sinh sầu não, khóc lóc nói rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Ta bán thân để cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, nay không ai mua, vì thế biếtrằng thân ta tộilỗi sâu nặng.” Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích biết việc như thế rồi liền nghĩ: “Ta nên đến chỗ Bồ-tát Ma¬ha-tát Thường Đề kia, xem tâm ông ấy có thật kiên cố vui thích pháp, có đúng là có thể bỏ thân như thế không?” Thiên chủ Đế Thích nghĩ như thế rồi, thân liền biến làm Bà-la-môn, đến trướcBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề mà hỏirằng: “Ông nay vì sao ưusầu, khóc lóc, khổ não như thế?” Bồ-tát Thường Đề nói: “Ta nay muốn bán thân này nhưng không có người mua.
Vì duyên như thế nên mới đứng khóc.” Bà-la-môn nói: “Ông bán thân để làm gì?” Bồ-tát Thường Đề nói: “Vì ta ưa thích Pháp, nên nay tự bán thân mua các hương hoa, muốn cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng để cầu Bát-nhã Ba-la-mật. Nhưng thân này của ta, vì mỏng phúc đức, nên bán mà không ai mua.” Bấy giờ Bà-la-môn bảoBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Ta chẳng cần người làm việcgì cả. Lúc này ta sắp muốn cúng tế lớn, chỉ cần tim người, máu người, tủy người. Ông nay có thể bán cho ta không?” Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe lời nói này rồi, sung sướng, vui mừng, liền nghĩ: “Lúc này ta đượclợitối thượng, nhất định sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật, viên mãn nguyện ước, Bà-la-môn này đã chịucần đến tim và máu tủycủa ta, ta nên vui vẻ mà cho hết.” Nghĩ như thế rồi liền nói với Bà-la-môn: “Nhân giảđãcần, ta sẽ dâng cho.” Bà-la¬môn nói: “Ông muốn giá bao nhiêu?” Bồ-tát Thường Đề nói: “Ông đưa bao nhiêu, ta sẽ nhậnbấy nhiêu.” Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề liềncầm đao bén đâm lên cánh tay phảicủa mình cho chảy máu, lại muốn phá xương chân phảicủa mình cho chảytủy.
Bấy giờ có một người con gái của trưởng giảở trên lầu cao, từ xa thấy Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, trướctựđâm lên cánh tay cho chảy máu, lại muốn phá xương để lấytủy, liền nghĩ: “Thiện nam tử này tại sao làm khổ thân mình như thế? Ta nên đến đó tìm hiểu lý do.” Lúc đó, người con gái trưởng giả nghĩ như thế rồi, liền xuống lầu, đến chỗ Bồ-tát, hỏirằng: “Thiện nam tử, ông vì cớ gì mà nơi thân mình chịu khổ sở này, lấy máu tủy là muốn làm gì?” Bồ-tát Thường Đề nói: “Thiệnnữ nhân nên biết, ta nay nghèo nàn, không có tiềnbạc châu báu, nên lấy máu tủy bán cho Bà¬la-môn này, có được tiềnsẽ mua hoa hương cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng.” Người con gái trưởng giả nói: “Ông dùng hoa hương cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát đósẽ có lợi ích công đức?” Bồ-tát Thường Đề nói: “Thiệnnữ nhân, cô nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó có thể vì ta thuyết Bát-nhã Ba-la-mật và cửa phương tiện; học pháp đórồi có thể vì chúng sinh làm chỗ quay về,tức có thể thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, được thân sắc vàng ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươivẻ đẹpcủa hình hài, ánh sáng thường hằng, ánh sáng vô lượng, đại từ, đại bi, đạihỷ, đạixả,mườilực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp bấtcọng v.v… không thể nghĩ bàn, vô lượng vô số pháp công đứccủa Phật đều có thể viên mãn, và đem tấtcả Pháp báu vô thượng phân chia bố thí cho tấtcả chúng sinh. Vì thế, ta nay vì muốn thành tựu công đức như thế nên đến cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát đó, nghe nhận Bát-nhã Ba-la-mật vàcửa Phương tiện.”
Bấy giờ, người con gái trưởng giả bạch Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Thiện nam tử, như ông nói thì thật là hiếm có. Nếu người vì cầu Pháp như thế, giả sửđem hết thân mạng như Hằng hà sa số mà cúng dường thì cũng nên làm, đã không phí công mà còn có lợi ích lớn. Thiện nam tử, nhà tôi có đủ vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, cùng pha¬chi-ca, đủ loại trân báu, cho đến y phục, đồ nằm, cờ phướn, lọng báu, hương, hoa, đèn, đồ hương; tùy theo ông cần, tôi sẽ cho đủ. Ông nên nhận lấy để cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, đừng có bán thân mà chịu khổ sở. Tôi nay cũng muốn cùng ông đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó, chiêm lễ,gầngũi, tùy hỷ cúng dường, gieo các thiệncăn.” Người con gái trưởng giả nói như thế rồi, đứng qua một bên.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích dấu thân Bà-la môn của mình mà trở lại tướng cũ, đứng trướcBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nói thế này: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, ông có thể kiên cố, thâm tâm ưa pháp, dũng mãnh siêng cầu. Thiện nam tử, chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác ở quá khứ, khi còn hành đạoBồ-tát cầu Bát-nhã Ba-la¬mật, cũng giống như ông hôm nay không khác. Ông tương lai nhất định được thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác, viên mãn tấtcả các pháp công đứccủa Phật. Thiện nam tử, ta thật không cần đến tim, máu, tủy người mà đến để dò thử. Ông nay có cần điều gì ta sẽ giúp cho ông.” Bồ¬tát Thường Đề đáp: “Thiên chủ, ông có thể cho ta Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?” Thiên chủ Đế Thích đáp: “Thiện nam tử, đó là cảnh giớicủa chư Phật, không phảicảnh giớicủa ta, chư Phật Như Lai có thể thành tựu, nhưng ta thì không thể.Nếucần gì khác thì ta đều dâng cho.” Bồ-tát Thường Đề nói: “Ta nay không còn nguyện gì khác. Hơnnữa, vì ta đem nguyệnlực, thật ngữ lựccủa mình, và oai thầnlựccủa Phật Thế tôn, nếu ta nhất định không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác biết được thâm tâm của ta, nguyện thân này của ta trở lại như cũ.” Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nói lên như thế rồi, trong thoáng chốc thân liền bình phục, cho đếnvếtsẹocũng không có. Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích thấytướng như thế rồi, tán thán hiếm có, Nn thân không hiện.
Bấy giờ, người con gái trưởng giảđó liềnbạch Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Thiện nam tử, ông nay có thể cùng đến nhà tôi, thưavới cha mẹ tôi, cầu xin những thứ cần đến mà đem cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng.” Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nói với người con gái trưởng giả rằng: “Hay thay! Cùng đi, nay đúng là lúc.” Vậy là người con gái trưởng giả kia đi đến nhà của cha mình cùng vớiBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề.
Đến nhà đórồiBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề đứng ở bên cửa; người con gái trưởng giảđó liền vào trong nhà thưavới cha mẹ rằng: “Cha mẹ, nhà ta có đủ vàng bạc, trân báu và đủ thứ củacải, xin cho con một ít, và cung cấp cho con năm trăm thị nữ, cho phép đi theo con. Con sẽ cùng vớimột Bồ-tát Ma-ha-tát gọi là Thường Đề, cùng đến cúng dường mộtBồ-tát Ma¬ha-tát gọi là Pháp Thượng, mà Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó có thể vì chúng con thuyết pháp sâu xa, nghe pháp đórồitức có thể thành tựutất cả công đứclợi ích của Phật pháp. Vì thế xin cha mẹ cho phép.” Bấy giờ cha mẹ liềnbảo con gái: “Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, người mà con nói, nay ở chỗ nào.” Cô gái đó đáp: “Nay ở ngoài cửa. Cha mẹ nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát đó thâm tâm ưa pháp, dũng mãnh, kiên cố, vì muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, rộng độ tấtcả chúng sinh thoát khổ sinh tử, muốn đến cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Vì cầu Bát-nhã Ba-la-mật mà tự bán thân ḿnh, ở trong thành này lớn tiếng rao rằng: ‘Ai sẽ mua ta.’ Rao ba lần như thế mà không có người mua. Bấy giờ Bồ-tát Thường Đề ưusầu, khổ não, đứng đó mà khóc. Lúc đó con ở trên lầu cao, thấymột Bà-la-môn đến chỗ Bồ-tát, nói chuyệnvới nhau. Nói xong thì Bồ-tát tay cầm đao bén, đâm vào cánh tay phảicủa mình cho chảy máu, lại muốncắt đứt chân phảicủa mình, phá xương để lấytủy. Lúc con thấy việc như thế liền nghĩ: ‘Thiện nam tử này v́ sao hành hạ thân ḿnh như thế; ta nên đến đó tìm hiểu lý do.’ Nghĩ rồi liền đến, con hỏi người đórằng: ‘Ông vì cớ gì chịu khổ sở này, lấy ra máu tủy là muốn làm gì?’ Người đó trả lời con rằng: ‘Ta muốn mua các hoa hương đem đến cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Vì ta nghèo nàn nên không có tiềnbạc, châu báu. Vì thế mớilấy máu tủy bán cho Bà¬la-môn này, giá tiền thu đượcsẽ mua hương hoa cúng dường Bồ-tát.’ Cha mẹ, con nghe người đó nói, trong lòng tán thán, lạihỏi người đó rằng: ‘Ông nay cúng dường Bồ-tát đó như thế,sẽ có lợi ích, công đức gì?’ Người đó trả lời con rằng: ‘Vì cúng dường Bồ-tát đó nên được nghe Bát¬nhã Ba-la-mật và cửa Phương tiệntừ vịđó. Học Pháp này rồimới có thể thành tựu vô lượng vô số pháp công đứcbất khả tư nghị của Phật.’ Con nghe nói như thế rồi tâm sinh hoan hỷ liềnbảo người đórằng: ‘Thiện nam tử, vì cầu pháp mà hành hạnh khó hành, thật là hiếm có. Ông nay không cần hành hạ thân ḿnh như thế, nhà tôi có đủ vàng bạc, trân báu và đủ thứ củacải, ông muốn cái gì tôi sẽ giúp cho. Tôi cũng ưa muốn cùng ông đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó, chiêm lễ,gầngũi, tùy hỷ cúng dường.’ Con lại nói rằng: ‘Nay lại cùng ông đến nhà cha tôi, thưa với cha mẹ tôi để cầu xin tiềncủa, rồi cùng ông đem đến cúng dường Bồ¬tát Ma-ha-tát Pháp Thượng.’ Người đó liền đáp: ‘Hay thay! Có thểđi, nay đúng là lúc.’ Cha mẹ, vì duyên này nên Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề cùng con đến đây. Vì thế, cha mẹ nếu muốn khiến con thành tựutấtcả các pháp công đức vô thượng, thì các loại tiềnbạc châu báu và các thị nữ, như con đã muốn, xin hãy chấp thuận, đừng có ngăn ngại.”
Bấy giờ cha mẹ liềnbảo con gái rằng: “Như con đã nói, Thiện nam tửđó thật là hiếm có, vì cầu pháp mà làm hạnh khó làm, vì muốn thành tựu pháp công đứcbất khả tư nghị của Phật, muốn làm lợi ích lớn cho tấtcả chúng sinh. Nhân duyên này chính là sự nghiệptối thắng, cao tộtcủatất cả thế gian. Nay nghe ông đến, hễ muốn điều thì cứ tùy ý. Chúng tôi cũng muốn đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó, chiêm lễ,gầngũi, tùy hỷ cúng dường.” Bấy giờ, người con gái trưởng giảđó vì nhân duyên cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng nênbạch chamẹ rằng: “Con cũng không dám cản trở công đứccủa người, cha mẹ muốn đến thì cứ tùy ý.” Bấy giờ người con gái trưởng giả liền chuNnbị năm trămcỗ xe, các báu trang nghiêm, khiếnnăm trăm thị nữ, thân hình nghiêm chỉnh, mỗi người ngồimột xe; có vàng bạc, trân báu, y phục, đồ nằm, cờ phướn, lọng báu, hoa, hương, đèn, đồ hương, và đủ loạivật chở một xe.
Bấy giờ người con gái trưởng giả và Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề cùng đi một xe; cha mẹ, bà con cũng đi xe báu. Trang nghiêm như thế,nối vòng theo nhau ra khỏi chỗở, đivề phía Đông đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Đi như thế trải qua năm trăm do-tuần, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề và người con gái trưởng giả từ xa nhìn thấymột thành, thành đóbảy lớp, bảylớptường thành, hàng cây bảy báu bao bọc chung quanh. Thành này cao rộng mười hai do-tuần, rộng rãi thanh tịnh, năm trăm đường, xóm nối liền các nơi, cầubếnbằng thẳng, an ổn, tươitốt, người dân sung túc, thật đáng ưa thích. Ở chỗđông người trong thành có tòa pháp lớn, cao rộng đẹp đẽ, các báu trang nghiêm; từ xa thấyBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ngồi ở trên tòa, có vô lượng trăm ngàn trời, người, bốn chúng, cung kính vây quanh, nghe nhận pháp được thuyết. Thấy như thế rồi, Bồ¬tát Ma-ha-tát Thường Đề tâm sinh sung sướng, vui vừng, hoan hỷ. giống như Tỷ-khưu được pháp lạccủa Thiền thứ ba, nhất tâm chuyên chú, tôn trọng cung kính, liềnbảo con gái trưởng giả rằng: “Thành này gọi là Chúng Hương, Bồ-tát đó chính là Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Bây giờ chúng ta không nên đi xe đến trước chỗđó.”
Nói thế xong, tấtcả liền xuống xe, hoan hỷ, cung kính, bướcvề phía trước.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.46.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập