Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 28: Nhân Duyên Rải Hoa (Phần 2)
Bấy giờ, Thế Tôn lúc thuyết Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, ở trong hộilớn, hiệntướng thần thông. Chúng hộiBồ-tát Ma-ha-tát, Bí-sô, Bí-sô¬ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca¬lâu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-dà, người và phi nhân này, nhờ sức oai thầncủa Phật, bỗng nhiên được thấy Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác A-súc ở trong hội này, giống như biểnlớn sâu chắc, không động, có vô lượng vô số đầy đủ các loại công đức không thể nghĩ bàn. Bồ-tát Ma-ha-tát và A-la-hán các lậu đãhết, không còn phiền não, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, giống như việc đã làm xong của Đại Long Vương, bỏ các gánh nặng, khéo đượclợi mình, hết các trói buộc, Chính trí vô ngại, tâm đượctự tại, tấtcả công đức đều đầy đủ, các Đại Thanh Văn; lại có vô lượng vô số Bí-sô, Bí-sô-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và các tám bộ Thiên Long. Các chúng như thế cùng nhau đi quanh, cho tới các tướng trang nghiêm củanước Phật A-súc đều được thấyhết. Các chúng hội này, tuy đốivớitướng như thế, khởi tâm hiếm có, chỉ thích nhìn ngắm mà đều không biếttừ nơi nào đến.
Lúc đó Thế Tôn thu lại thầnlực. Các chúng hội này bỗng nhiên không thấy Như Lai A-súc và các tướng đó.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo A-nan: Các đại chúng này đều không thấylại Như Lai A-súc và các tướng, nên biếttấtcả các pháp cũng như thế, không đối lạivớimắt, pháp không thể đốilạivới pháp, pháp không thể thấy pháp. Vì vậy, không từđâu đếncũng không đi đâu. Vì sao? A-nan, tấtcả các pháp không có biết, không có thấy, không có tạo, không có làm. Vì sao? Vì tấtcả các pháp như hư không, không phân biệt,nên tấtcả các pháp sâu xa, không thể nghĩ bàn. Ví như người huyễn không nhận các pháp, vì không chắc thực, tấtcả các pháp không có thụ nhậncũng như thế. A-nan, các Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu hành như thế, là hành Bát-nhã Ba-la-mật, ở trong đócũng không có pháp để nắmbắt. Nếuhọc như thế là học Bát-nhã Ba-la-mật. Ngườihọc như thế có thể đếnbờ kia của các việchọc.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên học Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì sao? Vì học Bát-nhã Ba¬la-mật này là tối thượng, tối đại, tối thắng, tối diệu trong các việchọc, là vô thượng trong vô thượng, là vô đẳng, vô đẳng đẳng, mà có thể làm lợi ích, an lạctấtcả thế gian, làm chỗ nương tựa cho người không có nương tựa. Ngườihọc như thế được chư Phật thừa nhận, được chư Phật khen ngợi. A-nan, chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đãhọc Pháp này, có thể lấy ngón chân ấn vào đất, làm chấn động ba ngàn Đại thiên thế giới, cho tới đặt chân, cấtbước đều có thể hiện các tướng thần thông. Vì sao? Vì chư Phật đầy đủ vô lượng vô số công đức thù thắng.
Lạinữa, A-nan. Vì chư Phậthọc Bát-nhã Ba-la-mật này, nên trong tấtcả các pháp quá khứ,vị lai, hiệntại đều được thấy biết không ngại.Vì thế, A-nan, ta nói học Bát-nhã Ba-la-mật là tối thượng, tối đại, tối thắng, tối diệu, là vô thượng trong vô thượng, là vô đẳng, vô đẳng đẳng. A-nan nên biết Bát-nhã Ba-la-mật làvô lượng,vô tận, không có giớihạn. Nếu có người muốn đolường Bát-nhã Ba-la-mậttức là đolường hư không. Vì sao? Vì hư không vô lượng nên Bát-nhã Ba-la-mật vô lượng; hư không vô tận nên Bát-nhã Ba-la-mật vô tận; hư không không giớihạn nên Bát¬nhã Ba-la-mật không giớihạn . A-nan, ta không nói Bát-nhã Ba-la-mật có hạnlượng. Vì sao? Nếu danh, cú, văn là pháp có hạnlượng thì Bát-nhã Ba-la-mật không phải danh, cú, văn, nên không có hạnlượng.
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, vì nhân duyên gì Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật là vô lượng?
Phậtbảo A-nan: Vì Bát-nhã Ba-la-mật vô tận nên vô lượng, vì Bát-nhã Ba-la-mật làlynên vô lượng. Vìvô tận, vì ly nên pháp này không thể có được; trong cái không thể có được làm sao có hạnlượng. Vì vậy, ta nói Bát-nhã Ba-la-mật là vô lượng. A-nan, chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ đều sinh ra từ Bát-nhã Ba-la-mật; Bát¬nhã Ba-la-mật này vô tận. Chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đều sinh ra từ Bát-nhã Ba-la-mật; Bát-nhã Ba-la-mật này cũng vô tận. Đến nay chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện trú thuyết pháp ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới đều sinh ra từ Bát-nhã Ba-la-mật; Bát-nhã Ba-la-mật này cũng vô tận. A-nan, ta cũng từ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra; Bát-nhã Ba-la-mật này cũng vô tận. Vì nhân duyên này, Bát-nhã ba-la-mật đãvô tận, sẽ vô tận, đang vô tận. Vì sao? Nếuhư không có thể tận, tức Bát-nhã Ba-la-mật có thể tận. Vì thế, A-nan, Bát-nhã Ba-la-mật vô tận.
Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề nghĩ: Như Phật thuyết, nghĩa này sâu xa ta nên hỏi Phật. Nghĩ như vậyrồi, liềnbạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật là vô tận sao?
Phật nói: Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba-la-mật là vô tận. Vì sao? Tấtcả các pháp không sinh, vì như hư không nên vô tận.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếutấtcả các pháp không sinh, Bát-nhã Ba-la-mật làm sao sinh?
Phật nói: Tu-bồ-đề, vì sắcvô tận nên Bát-nhã Ba-la-mật sinh như thế; thụ, tưởng, hành, thức vô tận nên Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra như thế. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát biết rõ như vậy, tức Bát-nhã Ba-la-mật sinh như thế.Lạinữa, Bồ-tát Ma-ha-tát nên quán vì vô minh vô tận nên Bát-nhã Ba-la-mật sinh như thế. Như thế, vì hành vô tận, thức vô tận, danh sắc vô tận,sáu xứ vô tận,xúc vô tận, thụ vô tận, ái vô tận, thủ vô tận, hữu vô tận,sinh vô tận, lão, tử, ưu, bi, khổ não v.v… là vô tận nên Bát-nhã Ba¬la-mật sinh như thế. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát dùng pháp vô tận như thế mà quán các duyên sinh, là hành Bát-nhã Ba-la-mật, tức không trú ở các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, tất chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, an trú Nhất thiết trí. Khi Bồ-tát ngồi ở đạo tràng, nên quán pháp duyên sinh như thế. Quán như thế rồi, không rơi vào Nhị biên, không trú Trung đạo, chính là pháp bấtcọng củaBồ-tát. Quán như thế được Nhất thiết trí trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, còn thoái chuyển, Bồ-tát Ma-ha-tát này tức không thể thành tựu phương tiện thiệnxảo như thế,cũng không thể biết. Thế nào là Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật? Pháp vô tận này sinh Bát-nhã Ba-la¬mật là thế nào? Thế nào là pháp vô tận quán các duyên sinh? Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức có thể thành tựu phương tiện thiệnxảo như thế,cũng có thể biết rõ. Bồ-tát Ma-ha-tát hành như thế là hành Bát-nhã Ba-la-mật, dùng pháp vô tận như thế sinh Bát-nhã Ba-la-mật, dùng pháp vô tận như thế quán các duyên sinh.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát có thể quán các duyên sinh như thế,tức không thấy có pháp không phải nhân duyên sinh, cũng không thấy có pháp là thường,là cứu cánh, là chắc thực, cũng không thấy pháp có làm, có nhận. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế, nghĩ pháp vô tận như lý sinh ra Bát-nhã Ba-la-mật. Lúc lấy pháp vô tận quán các duyên sinh như thế,tức không thấysắc, không thấy thụ,tưởng, hành, thức, cũng không thấy vô minh, hành, thức, danh sắc,sáu xứ, xúc, thụ, ái, thủ,hữu, sinh, lão, tử, ưu, bi, khổ, não v.v… không thấynước Phật này, cũng không thấynước Phật kia, không thấy có pháp là nước Phật này, cũng không thấy có pháp là nước Phật kia. Tu-bồ-đề,nếu lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế, thì tâm của Ma rấtsợ hãi, ưusầu, khổ não. Tu-bồ-đề, ví như người có cha mẹ chết, đau đớn, ưu sầu, khổ não vô cùng, tâm của Ma bị khổ cũng như thế.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, có nhiều ácma bị khổ não sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế,tấtcả ác ma ở ba ngàn Đại thiên thế giới, tâm đều sinh buồn đau, khổ não, đều không thể ngồi yên ở chỗ mình. Vì sao? Vì Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật này, tấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… không thể làm động, tấtcả ác ma không rình lấycơ hội được. Vìthế, Tu¬bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên hành Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba¬la-mật này, tức có thể viên mãn Bố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tiến Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật. Viên mãn các Ba-la-mật như thế rồi, tức có thể viên mãn tấtcả các thiện pháp, đầy đủ tấtcả nguyệnlực phương tiện.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốn bao hàm các phương tiện thiệnxảo, nên hành Bát-nhã Ba-la-mật này. Lạinữa, nên nhớ pháp vô tận như lý sinh ra Bát-nhã Ba-la-mật. Lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành như thế, nghĩ như thế, nên sinh tâm thế này: "Có chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện trú thuyết pháp ở mười phương vô lượng a¬tăng-kỳ thế giới, cùng Nhất thiết trí của chư Phật đềutừ Bát-nhã Ba-la¬mật này sinh; như pháp được chư Phật đạt được, ta cũng nên đạt được." Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, trong khoảng một cái búng tay có thể sinh tâm như thế, thì hơn các Bồ-tát Ma-ha-tát khác có công đứcbố thí trong Hằng hàsa số kiếp. Nên biếtBồ-tát Ma-ha¬tát này đã được an trú địavị bất thoái chuyển, được chư Phậthộ niệm. Tu-bồ-đề, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát, trong khoảng một cái búng tay có thể sinh tâm như thế, có đủ tấtcả công đức như thế.
Lạinữa, Bồ-tát Ma-ha-tát, ở trong một ngày hoặchơnmột ngày, có thể sinh tâm như thế, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này được chư Phậthộ niệm, đời đời được sinh vào các nước Phật, đủ các công đức, chư Phật khen ngợi, ở tấtcả các nơi đều làm lợi ích lớn cho chúng sinh. Tu-bồ-đề,Bồ¬tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể sinh tâm như thế,lại nhớ pháp vô tận như lý sinh ra Bát-nhã Ba-la-mật; ví như Bồ-tát Hương Tượng ở chỗ A-súc Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hành Bát¬nhã Ba-la-mật và tu Phạmhạnh, các Bồ-tát củata cũng như thế. Phẩm 29: Do Đó Mà Biết
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát nên biếttướng của Bát-nhã Ba-la¬mật. Đó là, tấtcả các pháp không ngại, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không phân biệt, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế;tấtcả các pháp không hoại, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế;tấtcả các pháp không có tướng tạo tác, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp vô ngã, vô biểu, được biết rõ bởi tuệ, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp chỉ có giả danh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp được phân biệtbởi ngôn ngữ, mà ngôn ngữ này không có, không thể có được, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp vô thuyết, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;sắc là vô lượng, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế; thụ,tưởng, hành, thứclàvô lượng, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp là vô lượng, nên biết Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp vô tướng, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế;tấtcả các pháp là tướng thông đạt, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế;tấtcả các pháp tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp là tịch mặc, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không diệt, cũng không đoạn, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp được Niết-bàn, cũng như Chân như, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không đến, không đi, không sinh, không được sinh, cứu cánh sinh không thể được, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không tự tướng, không tha tướng, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tất cả hiền thánh tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; tấtcả các pháp xả các thệ nguyện, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không phương, không xứ, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế. Vì sao? Sắc không phương, không xứ,tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; thụ,tưởng, hành, thức không phương, không xứ,tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp, tính hỷ,lạc, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không nhiễm, không ly nhiễm, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không phải ái, không phải ly ái, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;sắc không phải trần, không phải ly trần, tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; thụ, tưởng, hành thức không phải trần, không phải ly trần, tự tính thanh tịnh, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không trói buộc, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp củaBồ-tát được Phật biết rõ, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp là Không, Vô tướng, Vô nguyện, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; tấtcả các pháp là thuốcrấttốt, tâm từ làm đầu, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế;tấtcả các pháp trú ở hành từ, bi, hỷ,xả, nên biết Bát¬nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp trú tịnh hành, lìa mọi sai lầm, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; biểnlớn vô biên, nên biết Bát¬nhã Ba-la-mậtcũng như thế; núi Tu-di trang nghiêm, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;sắc là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; thụ,tưởng, hành, thức là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế; ánh sáng mặt trời chiếurọi vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế;tấtcả âm thanh là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế;hợptấtcả Phật pháp là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế; phúc trí sinh củatấtcả các giới chúng sinh là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; địa giới vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; thuỷ giới, hoả giới, phong giới, không giới, thức giới là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; pháp thiện, bất thiện là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các Pháp tạng của Phật là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; tính Không là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế; tâm pháp, tâm sở pháp là vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế. Tâm hành, tâm sở hành vô biên, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tậphợptấtcả các pháp là vô lượng, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp tam-muội là vô lượng, không thể có được, nên biết Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng như thế; pháp thiện, bất thiện làvô lượng, nên biết Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp như tiếng rống củaSư tử, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế;tấtcả các pháp không thể hoại, nên biết Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế.
Vì sao? Sắc như biểnlớn; thụ,tưởng, hành, thức như biểnlớn. Sắc, như núi Tu-di, trang nghiêm; thụ,tưởng, hành, thức, như núi Tu-di, trang nghiêm. Sắc, như ánh sáng mặt trời soi chiếu, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như ánh sáng mặt trời soi chiếu, là vô biên. Sắc, như tấtcả âm thanh, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như tấtcả âm thanh, là vô biên. Sắc, như tậphợptấtcả Phật pháp, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như tậphợptấtcả Phật pháp, là vô biên. Sắc, như giới chúng sinh, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như giới chúng sinh, là vô biên. Sắc, như địa giới, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như địa giới, là vô biên. Sắc, như thuỷ giới, hoả giới, phong giới, không giới, thức giới là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như thuỷ giới, hoả giới, phong giới, không giới, thức giới, là vô biên. Sắc lìa tướng tậphợp thiện; thụ,tưởng, hành, thức lìa tướng tập hợp thiện. Sắc lìa tướng hoà hợp; thụ,tưởng, hành, thức lìa tướng hoà hợp. Sắc, như tấtcả các pháp tam-muội, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức, như tấtcả các pháp tam-muội, là vô biên. Sắccủasắc lìa tự tính sắc; chân như củasắc chính là Phật pháp. Thụ,tưởng, hành, thức lìa tự tính thức; chân như của thức chính là Phật pháp. Tướng củasắc là vô biên; tướng của thụ,tưởng, hành, thức là vô biên. Không củasắc là vô biên; Không của thụ,tưởng, hành, thức là vô biên. Sắc đốivới tâm, tâm sở pháp, là vô biên; thụ,tưởng, hành, thức đốivới tâm, tâm sở pháp là vô biên. Sắc đốivới tâm hành không sinh; thụ,tưởng, hành, thức đốivới tâm hành không sinh. Sắc, ở trong pháp thiện, bất thiện, là không thể có được; thụ,tưởng, hành, thức, ở trong pháp thiện, bất thiện, là không thể có được. Sắc như tiếng rống củaSư tử; thụ,tưởng, hành, thức như tiếng rống củaSư tử.Sắcrốt ráo không thể hoại; thụ,tưởng, hành, thứcrốt ráo không thể hoại. Vì nghĩa như thế nên các pháp không thể hoại. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế.
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể biết được Bát-nhã Ba-la-mật như thế,tức ở trong Bát-nhã Ba-la-mật, không có hành, không có tạo tác, không có chứng; chẳng phải suy nghĩ, quán sát, trù lượng mà có thể được. Xa lìatấtcả tácý dốinịnh;xa lìa tấtcả tácý biếng nhác; xa lìa tấtcả tác ý keo kiệt; xa lìa tác ý Ngã thủ; xa lìa tác ý tự, tha; xa lìa ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sinh tưởng v.v…; xa lìa lợidưỡng, danh văn thế gian; cho đến xa lìa tấtcả tác ý phi lý. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu thực hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế,tức ở trong các pháp, được cái khó được, cho đến viên mãn tấtcả công đức, sinh vào các nước Phật, thành tựu Vô thượng trí. Phẩm 30: Bồ-tát Thường Đề (Phần 1)
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Các Bồ-tát Ma-ha-tát muốncầu Bát-nhã Ba-la-mật, nên như Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề,từ xưa đã tu tập Phạmhạnh trong pháp của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác Lôi Hống Âm Vương, siêng cầu Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề tạo phương tiện gì mà có thể cầu Bát-nhã Ba-la-mật này?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ông nay nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, khi xưacầu Bát-nhã Ba-la-mật, không sợ thời gian lâu, không nhớ việc đời, không tiếc thân mạng, không thích lợidưỡng, danh vọng thế gian, không sinh nương chấp các việc thế gian, chỉ một lòng niệmcầu Bát-nhã Ba-la¬mật, nên ở trong rừng suy nghĩ phương tiện. Bấy giờ, ở không trung có tiếng nói rằng: "Thiện nam tử, ông có thểđivề phía Đông cầu Bát-nhã Ba-la-mật này. Khi ông đến đó, dù thân, dù tâm chớ sinh nệtmỏi, đứng nhớ ngủ nghỉ, đừng nghĩănuống, đừng nghĩ ngày đêm, đừng nghĩ nóng lạnh, đừng nghĩ các việc trái chống, ngăn ngại ngại v.v…. Cũng đừng nghĩ đến pháp trong, pháp ngoài, đừng nghĩ việc trước, đừng nghĩ việc sau, đừng nghĩ bốn phương, bốnhướng, trên, dưới. Lúc đicũng không được quay nhìn bên trái bên phải, mà chỉ nhất tâm niệm Bát-nhã Ba-la¬mật. Khi niệm như thế không nên động sắc, không nên động thụ,tưởng, hành, thức. Nếu động nămuNntức không hành Phật pháp, mà hành các hành thuộc sinh tử.Nếu hành các hành thuộc sinh tử,tức không hành Bát¬nhã Ba-la-mật, tức không thành tựu Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế, ông nay lìa tướng như thế, chỉ nhất tâm cầu."
Tu-bồ-đề,bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe tiếng giữahư không đórồi, liền đáp lạirằng: "Con nay hành như đượcdạy. Vì sao? Con muốn vì tấtcả chúng sinh làm ánh sáng lớn, vì muốntậphợptấtcả Phật pháp." Bấy giờ, tiếng giữa không trung lại khen ngợirằng: "Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử,nếu lúc ông đivề phía Đông cầu Bát-nhã Ba-la-mật này, nên tin hiểutấtcả các pháp là Không, Vô tướng, Vô nguyện, nên lìa các tướng, xa lìa Ngã kiến, Nhân kiến, Chúng sinh kiến v.v… xa lìa ác tri thức, gầngũi thiện tri thức, nên tôn trọng, cung kính, cúng dường các thiện tri thức đã đượcgầngũi, họ có thể vì ông thuyếttất cả các pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô sinh, Vô diệt, Vô tính. Nếu ông sinh tâm tôn trọng, cung kính, cúng dường như thế, thì không lâu sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật. Hoặc nghe được ở trong quyển, hoặc nghe được ở Pháp sư, thì ông, tùy theo chỗ nghe được Bát-nhã Ba-la-mật, nên xem như là bậc Đạisư, cung kính, phụng sự, cúng dường, tức người biết ơn, làngười trảơn. Nên nghĩ rằng đây đúng là thiện tri thứccủa ta. Vì ta nghe Bát-nhã Ba-la-mật này nên không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đượcgầngũi Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không rời Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, được sinh vào các nước Phật, không sinh vào nơi không phảinước Phật,xa lìa các nạn, không sinh chỗ có nạn. Thiện nam tử, ông nên vì cầu cái lợicủa công đức như thế mà đi theo Pháp sư, không nên vì tài lợi, danh dự của thế gian mà đi theo Pháp sư.Lạinữa, vì tâmtrọng pháp mà đốivới Pháp sư, tôn trọng, cung kính, phụng sự, cúng dường, xem như bậc Đạisư, thường nên biết rõ có các việc Ma. Có khi ác ma, vì có nhân duyên, nên đốivới người thuyết pháp, dùng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đẹp để cúng dường. Người thuyết pháp đó, vì sức phương tiện, nên nhậnnămdục này. Lúc đó, ông không nên sinh khởi tâm không thanh tịnh mà bị chướng ngại, chỉ nên nghĩ rằng: ‘Vì ta không có sức phương tiện như thế, mà thuyết pháp sư vì muốnlợilạctấtcả chúng sinh khiến trồng thiệncăn, tuy nhậnnăm dục này, nhưng ở nơiBồ-tát Ma-ha-tát, không có pháp nào có thể làm chướng ngại.’ Thiện nam tử, lúc đó ông nên an trú Thậttướng các pháp. Sao gọi là Thậttướng các pháp? Đó là tấtcả các pháp không nhiễm, không tịnh. Vì sao? Tự tính các pháp là Không, trong đó không Ngã, không Nhân, không Chúng sinh, không Thọ giả.Tấtcả các pháp như mộng, như huyễn, nhưảnh, như tiếng vang. Như thế gọi là Thậttướng các pháp. Nếu ông an trú như thế, không bao lâu sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật. Thiện nam tử,lại nên biết rõ Ma sự, có khi vì nhân duyên nên Ma khiến cho người thuyết pháp sinh tâm chán ghét đốivới người nghe pháp. Lúc đó, ông vìcầu pháp, không nên khởi các tưởng ngại nghịch, mà đốivới pháp sư càng phải thêm tôn trọng, yêu mến, cung kính, không lâu ông sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật."
Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe tiếng chỉ dạy giữa không trung rồi, liền theo lờidạy, đivề phía Đông, cầu Bát-nhã Ba-la-mật. Đivề phía Đông không lâu thì nghĩ:"Ở hướng này, tại sao ta không hỏi tiếng giữa không trung là đivề phía Đông xa hay gần, đếnnơi chốn nào, theo ai để được nghe Bát-nhã Ba-la-mật." Nghĩ như thế rồi, buồn bã khóc lóc, liền đứng ởđó mà suy nghĩ: "Ta đứng ởđây một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, dù thân dù tâm cũng không cho là mệt mõi, không nhớ ngủ nghĩ, không nhớănuống, không nghĩ nóng lạnh, không nghĩ ngày đêm, chỉ nhất tâm nghĩ đến Bát-nhã Ba-la-mật." Ví như có người chỉ sinh được một người con, thương nhớ rất nhiều, bỗng nhiên chết đi. Bấy giờ, cha mẹ không nghĩ ǵ khác, chỉ rất khổ não, đau buồn, than khóc. Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề cũng như thế. Lúc đó không nghĩ ǵ khác, chỉ nghĩ lúc nào, ở nơi chốn nào, theo ai thì được nghe Bát-nhã Ba-la¬mật.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.237.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.