|
Chương Năm
- Phẩm Con Ðường Ðến Bờ Bên Kia
(I) Bài kệ mở đầu (Sn
190)
976. Từ thành phố
đẹp đẽ,
Của các Kô-xa-la,
Có vị Bà-la-môn,
Thông đạt các chú
thuật,
Hướng tầm vô sở
hữu,
Hướng phía Nam bước
tới.
977. Trong nước Át-xa-ka,
Gần xứ A-la-ka,
Vị ấy sống trên
bờ,
Sông Gô-đa-và-rà,
Nuôi sống bằng trái
cây,
Bằng đồ ăn lượm
vặt.
978. Gần chỗ vị ấy ở,
Có làng đất rộng
rãi,
Với tài sản thâu thập,
Tổ chức tế đàn lớn.
979. Ðại tế đàn
lễ xong,
Vị ấy trở về am,
Trong khi bước vào am,
Một Phạm-chí khác
đến.
980. Chân sưng húp, run
rẩy
Ðầy bùn, đầu
lấm bụi,
Người ấy bước
đến gần,
Và xin năm trăm tiền.
981. Sau khi thấy vị ấy,
Ba-va-ri mời ngồi,
Hỏi thăm, thiện, an lạc
Rồi nói lời như sau:
Bàvarim:
982. Những gì tôi
cho được,
Tôi đã cho tất
cả,
Phạm chí hãy tin tôi,
Tôi không có năm
trăm.
Phạm-chí:
983. Nếu điều ta xin Ông,
Tôn giả không đáp
ứng,
Sau bảy ngày, đầu
Ông
Sẽ bị vỡ, bảy mảnh!
984. Sau khi làm chú thuật,
Kẻ man trá tuyên bố,
Những lời nói đáng
sợ,
Nghe những lời nói ấy,
Phạm-chí Ba-va-ri
Cảm thấy lòng đau
khổ.
985. Gầy ốm, không uống
ăn,
Bị tên sầu muộn đâm,
Với tâm tư như vậy,
Ý khó vui trong thiền,
986. Thấy lo sợ buồn khổ,
Một Thiên nhân đi
đến,
Muốn bạn được
hạnh phúc,
Nói với Ba-va-ri.
Thiên nhân:
987. Kẻ man trá muốn
tiền,
Không rõ biết về đầu,
Về đầu, đánh
bể đầu,
Trí ấy nó không
có.
Bàvarim:
988. Này bạn,nếu bạn
biết,
Hãy nói câu hỏi
tôi,
Về đầu, đánh
bể đầu,
Chúng tôi nghe lời người.
Thiên nhân:
989. Tôi không biết việc
này,
Trí này, tôi không
có,
Về đầu, đánh
bể đầu,
Bậc chiến thắng thấy được.
Bàvarim:
990. Vậy ai có thể biết,
Trên quả đất tròn
này,
Về đầu, đánh
bể đầu,
Thiên nhân, nói tôi
biết.
Thiên nhân:
991. Từ thành Ka-pi-la,
Bậc lãnh đạo thế
giới,
Xuất hiện ra ở đời,
Là con cháu, hậu duệ,
Của vua Ok-ka-ka
Thích tử, chiếu hào quang.
992. Vị ấy Chánh Ðẳng
Giác,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðã đi đến bờ
kia,
Ðối với tất cả
pháp,
Ðạt được cả
sức mạnh,
Của tất cả thắng
trí,
Bậc có mặt thấy được
Trong tất cả các pháp.
Ðạt được sự
diệt tận,
Của tất cả các pháp,
Ðược giải thoát,
diệt tận,
Ðối với các sanh
y.
993. Bậc Giác ngộ, Thế Tôn,
Bậc có mắt thuyết pháp,
Hãy đến hỏi vị
ấy,
Vị ấy sẽ trả lời.
994. Nghe tiếng Chánh Ðẳng
Giác,
Ba-va-ri phấn khởi,
Sầu muộn được
giảm bớt,
Ðược hoan hỷ rộng lớn.
995. Vị Ba-va-ri ấy,
Hoan hỷ và phấn khởi,
Cảm thấy lòng cảm
động,
Hỏi vị thiên nhân
ấy.
Bàvarim:
995b. Ở tại thôn làng
nào,
Ở tại thị trấn nào,
Ở tại quốc độ nào,
Lãnh đạo thế giới
trú?
Tại đấy, tôi sẽ
đi,
Ðảnh lễ bậc Giác
ngộ,
Bậc Vô thượng loài
Người.
Thiên nhân:
996. Ở tại Xa-vat-thi,
Trong thành Kô-xa-la,
Bậc chiến thắng an trú,
Với trí tuệ rộng lớn,
Với hiểu biết thù thắng,
Rộng rãi và cùng
khắp.
Vị ấy là Thích
tử,
Không gánh nặng vô
lậu,
Bậc Ngưu vương loài
Người,
Biết rõ về đỉnh đầu,
Biết rõ đánh vỡ
đầu.
997. Rồi vị Bà-la-môn,
Cho gọi các đệ tử,
Là những vị thông
đạt,
Về bùa chú kệ tụng.
Bàvarim:
997b. Hãy đến, các
thanh niên,
Ta sẽ nói, hãy nghe,
Những lời ta nói lên.
998. Vị ấy rất khó
gặp,
Rất hiếm hiện ở đời,
Nay sanh ra ở đời,
Ðược danh bậc Chánh
giác,
Hãy đi gấp Xá-vệ,
Thấy được bậc
Vô thượng.
Các đệ tử:
999. Kính thưa Bà-la-môn,
Thế nào chúng con biết,
Sau khi thấy vị ấy,
Biết vị ấy là Phật,
Chúng con chưa được
biết
Hãy nói chúng con biết!
Bàvarim:
1000. Trong những kệ bùa
chú,
Ðược truyền lại đến
nay,
Có nói đến tướng
tốt,
Của một bậc Ðại
nhân,
Có nói ba mươi hai,
Trọn đủ, được
liên tục.
1001. Ai có trên tay chân,
Ðủ tướng đại
nhân ấy,
Chỉ có hai sanh thú,
Không có cái thứ
ba.
1002. Nếu trú tại gia đình,
Chinh phục quả đất
này,
Không dùng trượng,
dùng kiếm,
Giáo hóa đúng
Chánh pháp.
1003. Nếu vị ấy xuất gia,
Bỏ nhà, sống không
nhà,
Rộng mở màn vô minh,
Vị ấy, được
trở thành,
Bậc Chánh đẳng
Chánh giác,
Bậc ng cúng, Vô thượng.
1004. Với tâm ý, hãy hỏi,
Sanh, tánh tướng của
ta,
Kệ chú, đệ tử ta,
Về đầu, đánh
bể đầu.
1005. Nếu vị ấy là Phật,
Thấy rõ, không che kín,
Với lời, vị ấy đáp,
Các câu hỏi bởi
ý.
1006. Nghe lời Ba-va-ri,
Mười sáu người
đệ tử,
Tất cả là Phạm chí,
Tên là A-ji-ta,
Tis-xa-mêt-tê-ya,
Pun-na-ka, Mết-gu,
Cùng với Ðo-ta-ka,
Và U-pa-xi-va,
Nan-da, Hê-ma-ka,
Tô-đê-ya, Kap-pa,
Với Ja-tu-kan-ni,
Là bậc danh Hiền trí.
1008. Và Bha-drà-vu-đa,
Cùng với U-da-ya,
Phạm Chí Po-xà-la,
Và Mo-gha-rà-jà,
Là bậc có trí
tuệ,
Cùng với Pin-gi-ya,
Là vị đại ẩn
sĩ,
Tất cả những vị ấy.
1009. Mỗi người có đồ
chúng,
Có danh xưng ở đời,
Tu thiền, ưa thiền định,
Bậc có trí sáng
suốt,
Mang theo những dấu tích,
Ðời sống trước
của mình.
1010. Ðảnh lễ Ba-va-ri,
Thân phía hữu hướng
Ngài,
Tất cả đều bện tóc,
Mặc áo vải da thú,
Mặt hướng về phía Bắc,
Tất cả chúng ra đi.
1011. Trước hết, họ đi ngang,
Ðến Pa-tít-thà-na,
Của xứ A-la-ka,
Rồi Ma-hi-xa-ti,
Tiếp đến Uj-jê-ni,
Và đến Gô-nad-đăng,
Tiếp đến Vê-đi-xăng,
Va-na-xa-ha-yăng,
1012. Ði đến Kô-xăm-bi,
Ði đến Xa-kê-ta,
Rồi đến Xa-vat-thi,
Là thành phố tối
thượng,
Kế đến Xê-ta-vyam,
Ka-pi-la-vat-thu,
Rồi đến tòa lâu
đài,
Tên Ku-xi-na-ra,
Rồi đi đến Pa-va,
Và thành phố Bhô-ga,
Tiếp đến Vê-xá-ly,
Thành phố Ma-ga-đa,
Rồi Pa-xe-na-ka,
Ngôi điện đẹp, khả
ái.
1014. Như người khát,
nước mát,
Như người buôn, lợi
lớn,
Như nóng bức, bóng
mát,
Họ gấp leo ngọn núi.
1015. Thế Tôn, trong lúc ấy,
Dẫn đầu chúng
Tỷ-kheo,
Ngài đang thuyết Chánh
pháp,
Cho các vị Tỷ-kheo,
Giống như con sư tử,
Rống tiếng rống trong rừng.
1016. A-ja-ta thấy Phật,
Như mặt trời vàng chói,
Như mặt trăng ngày
rằm,
Ðược tròn đầy
viên mãn.
1017. Và thấy tay chân
Ngài,
Ðầy đủ các
tướng tốt,
Hoan hỷ đứng một bên,
Hỏi câu hỏi tâm
ý.
Ajita:
1018. Hãy nói về thọ
sanh,
Nói dòng họ, các tướng,
Về tối thượng kệ chú,
Phạm chí đọc bao nhiêu?
Thế Tôn:
1019. Tuổi thọ trăm hai
mươi,
Dòng họ Bà-va-ri,
Trên tay chân, ba tướng,
Thông đạt ba Vệ-đà.
1020. Về tướng và truyền
thuyết,
Về tự vựng, lễ nghi,
Tụng đọc được
năm trăm,
Ðạt tối thượng
diệu pháp.
Ajita:
1021. Bậc Vô thượng,
đoạn ái,
Hãy nói lên tường
tận
Các tướng Ba-va-ri,
Ðể chúng con không nghỉ.
Thế Tôn:
1022. Lưỡi che kín
mặt mày,
Giữa hàng mi, lông trắng,
Có da bọc âm tàng,
Hãy biết vậy, thanh niên.
1023. Không nghe câu hỏi
gì,
Chỉ nghe câu trả lời,
Quần chúng rất ngạc
nhiên,
Chắp tay tự suy nghĩ.
Dân chúng:
1024. Thiên, Phạm thiên,
Ðế thích,
Hay Xu-jam-pa-ti
Ai, với ý hỏi Ngài,
Xin nói cho được biết?
Ajita:
1025. Ba-va-ri tìm hỏi,
Về đầu, đánh
bể đầu,
Thế Tôn hãy trả lời,
Ðoạn nghi hoặc chúng
con?
Ôi, thưa bậc Tiên
nhân!
Thế Tôn:
1026. Vô minh là đỉnh
đầu,
Hãy hiểu biết như vậy,
Minh là đánh bể đầu,
Liên hệ dục tinh tấn,
Với lòng tin, chánh niệm,
Liên hệ với thiền định.
1027. Với cảm thọ lớn mạnh,
Thanh niên tự chế ngự,
Ðắp áo da một bên,
Với đầu, đảnh
lễ chân.
Ajita:
1028. Phạm chí Ba-va-ri,
Cùng đệ tử, thưa
Ngài,
Tâm phấn khởi, đẹp
ý,
Lễ chân, bậc có
mắt.
Thế Tôn:
1029. Phạm chí Ba-va-ri,
Hãy sống được
an lạc,
Cùng với các đệ
tử!
Mong Ông sống an lạc,
Thọ mạng được lâu
dài,
Hỡi này kẻ thanh niên.
1030. Ba-va-ri và Ông,
Có mọi nghi ngờ gì,
Cơ hội đến, hãy hỏi,
Tùy theo ý Ông muốn.
1031. Ðược bậc Chánh
Ðẳng Giác,
Cho cơ hội tốt đẹp,
A-ji-ta liền ngồi,
Chắp tay hỏi Như Lai,
Hỏi câu hỏi thứ
nhất,
Chính ngay tại chỗ ấy,
Kệ mở đầu đã
xong.
(II) Câu hỏi của thanh niên
A-ji-ta (Sn 197)
Ajita:
1032. Tôn giả A-ji-ta:
Do gì, đời bị che,
Do gì, không chói sáng,
Hãy nói lên cái
gì,
Làm uế nhiễm cuộc đời,
Cái gì sợ hãi lớn?
Thế Tôn:
1033. Thế Tôn liền đáp
lại:
Ðời bị vô minh che,
Do xan tham, phóng dật,
Ðời không được
chói sáng,
Ta nói do mong cầu,
Nên đời bị uế nhiễm,
Chính là sự đau
khổ,
Nên có sợ hãi lớn.
Ajita:
1034. Tôn giả A-ji-ta:
Mọi nơi dòng nước chảy,
Cái gì ngăn dòng
nước?
Hãy nói lên cái
gì?
Chế ngự được dòng
nước?
Cái gì đóng dòng
nước?
Thế Tôn:
1035. Thế Tôn liền đáp
lại:
Hỡi này A-ji-ta,
Các dòng nước ở
đời,
Chánh niệm ngăn chận lại,
Chánh niệm được Ta
gọi,
Chế ngự các dòng nước,
Và chính do trí tuệ,
Ðóng lại các dòng
nước.
Ajita:
1036. Tôn giả A-ji-ta:
Trí tuệ và chánh niệm,
Cùng với danh và sắc,
Kính thưa bậc Tôn
giả,
Hãy nói điều con hỏi,
Từ đâu chúng bị
diệt?
Thế Tôn:
1037. Câu hỏi gì
Ông hỏi,
Hỡi này A-ji-ta,
Ta sẽ đáp cho Ông,
Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn diệt
hoàn toàn,
Không còn lại dư
tàn,
Chính do đoạn diệt thức,
Danh sắc được đoạn
diệt.
Ajita:
1038. Những ai biết tư
sát,
Các pháp thuộc hữu
vi,
Cùng với bậc hữu
học,
Và phàm phu ở đời,
Ðược hỏi, Ngài
hãy nói,
Về nếp sống của họ?
Bậc thận trọng sáng suốt,
Hãy nói lên, thưa
Ngài!
Thế Tôn:
1039. Chớ tham đắm
các dục,
Giữ tâm tư an tịnh,
Thiện xảo trong các pháp,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Sống đời sống xuất
gia.
(III) Các câu hỏi của
thanh niên Tissametmeyya (Sn 199)
Yissa:
1040. Tissa Met-tey-ya:
Ai thỏa mãn ở đời,
Với ai không dao động,
Ai thắng tri hai biên,
Ở giữa, không dính líu,
Ai Ngài gọi đại nhân,
Ở đời, ai vượt khỏi,
Thêu dệt các ái nhiễm?
Thế Tôn:
1041. Thế Tôn liền đáp
rằng:
Hỡi này Met-tê-ya!
Giữa dục, sống Phạm
hạnh,
Không ái, luôn chánh
niệm,
Tỷ-kheo lặng tính toán,
An tịnh, không dao động.
1042. Ai thắng trí hai biên,
Chặng giữa, nhờ suy tư,
Không dính líu bị
nhiễm,
Ta gọi là đại nhân,
Vị ấy, ở đời
này,
Vượt khỏi sự thêu
dệt,
Các ái nhiễm tham muốn.
(IV) Câu hỏi của thanh niên
Punnaka (Sn 199)
Punnaka:
1043. Tôn giả Pun-na-ka:
Với ai không dao động,
Thấy rõ được
cội gốc,
Con đến với câu hỏi,
Liên hệ đến mục đích,
Bậc ẩn sĩ, loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Do họ y chỉ gì,
Tế đàn cho chư Thiên.
Ðã tổ chức rộng
lớn?
Con hỏi bậc Thế Tôn,
Hãy trả lời cho con.
Thế Tôn:
1044. Thế Tôn bèn đáp
rằng:
Hỡi này Pun-na-ka!
Bậc ẩn sĩ loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Ðã tổ chức rộng
lớn,
Tế đàn cho chư Thiên.
Khi họ thành già yếu,
Họ tổ chức tế đàn,
Vì rằng họ hy vọng,
Ðược sanh ở đời
này,
Hỡi này Pun-na-ka!
Punnaka:
1045. Tôn giả Pun-na-ka:
Bậc ẩn sĩ loài Người,
Sát-đế-ly, Phạm chí,
Ðã tổ chức rộng
lớn,
Tế đàn cho chư Thiên.
Thế Tôn nghĩ thế nào,
Họ không có phóng dật
Trên con đường tế
đàn,
Họ vượt qua già chết,
Ðược hay không, thưa
Ngài,
Con hỏi đức Thế Tôn,
Con mong Ngài trả lời?
Thế Tôn:
1046. Thế Tôn trả lời
rằng:
Hỡi này Pun-na-ka,
Họ hy vọng, tán thán,
Họ cầu nguyện, cúng lễ,
Họ cầu nguyện các dục,
Do duyên vì lợi dưỡng,
Chuyên tâm lo tế đàn,
Ưa thích, tham sanh hữu,
Họ không vượt già chết,
Ta nói lên như vậy.
Punnaka:
1047. Tôn giả Pun-na-ka:
Nếu chúng chuyên tế đàn,
Nhưng không thể vượt
qua,
Già chết với tế đàn,
Thời ai sống ở đời,
Trong thế giới Nhơn, Thiên,
Ðã vượt qua già
chết,
Ai được vậy, thưa
Ngài,
Con hỏi đức Thế Tôn,
Ngài trả lời cho con?
Thế Tôn:
1048. Thế Tôn trả lời
rằng:
Hỡi này Pun-na-ka,
Ai tính toán cao thấp,
Ước lượng vậy ở
đời,
Ai không bị dao động,
Bất cứ đâu ở
đời,
An tịnh, không phun khói,
Không phiền não, không
cầu,
Vị ấy vượt già
chết,
Ta nói lên như vậy.
(V) Câu hỏi của thanh niên
Mettagu (Sn 201)
Mettagu:
1049. Tôn giả Mêt-ta-gu:
Con xin hỏi Thế Tôn,
Mong Thế Tôn trả lời,
Vấn đề con đã
hỏi,
Con nghĩ Ngài hiền trí,
Tự ngã đã tu
tập,
Từ đâu, ở trong
đời,
Ðau khổ này khởi lên,
Với nhiều loại như vậy?
Thế Tôn:
1050. Thế Tôn trả lời
rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ông hỏi ta vấn đề,
Sanh khởi của khổ đau,
Ta sẽ nói cho Ông,
Như Ta đã được
biết,
Chính do duyên sanh y,
Nên khổ được khởi
lên,
Với nhiều loại như vậy,
Khác biệt ở trong đời.
1051. Những ai vì vô minh,
Tác thành các sanh y,
Kẻ ngu tạo đau khổ,
Tiếp tục được sanh
khởi,
Do vậy kẻ hiểu biết,
Không nên tạo sanh y,
Vì thấy sự sanh khởi,
Của sanh và đau khổ.
Mettagu:
1052. Ðiều chúng con
đã hỏi,
Ngài đã đáp
chúng rồi,
Nay xin hỏi câu khác,
Mong Ngài giải đáp
cho,
Thế nào bậc Hiền trí,
Vượt khỏi dòng nước
mạnh,
Vượt khỏi sanh và
già,
Cùng sầu muộn than khóc,
Mong rằng bậc ẩn sĩ,
Hãy khéo trả lời
con,
Ðúng như Ngài đã
biết,
Pháp nhĩ là như vậy?
Thế Tôn:
1053. Thế Tôn trả lời
rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ta sẽ nói cho Ông,
Pháp thiết thực hiện tại,
Không do trao truyền lại,
Sau khi biết pháp ấy,
Vị ấy sống chánh
niệm,
Vượt tham ái ở đời.
Mettagu:
1054. Thưa bậc Ðại
ẩ sĩ,
Con hết sức hoan hỷ,
Chánh pháp vô thượng
ấy,
Sau khi biết pháp ấy,
Sống gìn giữ chánh
niệm,
Vượt tham ái ở đời.
Thế Tôn:
1055. Thế Tôn đáp
lại rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Phàm Ông rõ biết gì,
Trên dưới, ngang ở giữa,
Hãy từ bỏ hoan hỷ,
Hãy từ bỏ trú
xứ,
Chớ để cho ý thức,
An trú trên sanh hữu.
1056. An trú vậy, chánh
niệm,
Tỷ-kheo không phóng dật,
Sau khi bỏ sở hành,
Ðưa đến ngã, sở
hữu.
Ðối với sanh và
già,
Sầu muộn và than khóc,
Ở đây, biết được
vậy,
Hãy từ bỏ đau
khổ.
Mettagu:
1057. Con cảm thấy hoan
hỉ,
Lời nói bậc Ðại
sĩ;
Ðoạn tận được
sanh y,
Ðược Ngài khéo
tuyên thuyết.
Chắc chắn đức Thế
Tôn,
Ðã đoạn tận
đau khổ,
Vì pháp này được
Ngài,
Rõ biết là như vậy.
1058. Những vị ấy hãy
đoạn,
Hãy từ bỏ đau
khổ,
Những người ấy được
Ngài
Thường thường dạy,
giáo hóa.
Con xin đảnh lễ Ngài,
Hãy đến, bậc Long tượng,
Mong Thế Tôn thường hằng,
Giáo hóa dạy dỗ con.
Thế Tôn:
1059. Vị Bà-la-môn
nào,
Ðược thắng tri, có
trí,
Không có sở hữu gì,
Không ái luyến dục hữu,
Chắc chắn vị như vậy,
Vượt qua bộc lưu này,
Ðã đến được
bờ kia,
Không cứng cõi không
nghỉ.
1060. Người ấy sau khi biết,
Thông suốt được
Thánh điển,
Không dính ái triền này,
Về hữu và phi hữu,
Vị ấy ly tham ái,
Không phiền lụy không
cầu,
Ta nói rằng vị ấy,
Ðã vượt khỏi
sanh già.
(VI) Câu hỏi của thanh niên
Dhotaka (Sn 204)
Dhotaka:
1061. Tôn giả Dhô-ta-ka:
Con xin hỏi Thế Tôn,
Mong Ngài trả lời cho,
Con chờ đợi lời Ngài,
Kính thưa bậc Ðại
sĩ,
Nghe lời Ngài tuyên bố,
Chúng con sẽ tự mình,
Học tập giới Niết-bàn.
Thế Tôn:
1062. Thế Tôn đáp
lại rằng:
Hỡi này Dhô-ta-ka,
Ở đây Ông nhiệt tâm,
Sáng suốt và chánh
niệm,
Từ đây, nghe tuyên
bố,
Tự học tập Niết-bàn.
Dhotaka:
1063. Con thấy ở thế
giới,
Chư Thiên và loài
Người,
Sở hành của Phạm
chí,
Không một gì sở hữu.
Con đảnh lễ chính
Ngài,
Bậc có mắt cùng
khắp,
Kính thưa bậc Thích
tử,
Hãy giải thoát cho con,
Tất cả mọi nghi ngờ.
Thế Tôn:
1064. Hỡi này Dhô-ta-ka,
Ta sẽ không đi đến,
Giải thoát cho một ai,
Có nghi ngờ ở đời,
Khi pháp được Ông
biết,
Là tối thượng tối
thắng,
Như vậy Ông vượt
khỏi,
Dòng nước chảy mạnh
này.
Dhotaka:
1065. Hãy giáo hóa,
từ mẫn,
Ôi bậc đại Phạm
thiên,
Ðể con được rõ
biết,
Pháp viễn ly vô thượng,
Như vậy con sẽ sống,
Như trời không áp
bức,
Sở hành ở đời
này,
An tịnh và độc lập.
Thế Tôn:
1066. Thế Tôn liền nói
rằng:
Hỡi này Dho-ta-ka,
Ta sẽ giảng cho Ông,
Pháp tịch tịnh hiện tại;
Không do xưa truyền lại,
Sau khi biết pháp này,
Hãy sống, giữa chánh
niệm
Vượt tham ái ở đời.
Dhotaka:
1067. Con cảm thấy hoan
hỷ,
Pháp bậc Ðại sĩ
giảng,
Pháp tịch tịnh vô
thượng;
Sau khi biết pháp này,
Con sẽ sống chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.
Thế Tôn:
1068. Thế Tôn lời đáp
lại:
Hỡi này Dho-ta-ka,
Phàm Ông rõ biết gì,
Cao, thấp, ngang, chặn giữa,
Sau khi được rõ biết,
Tham ái này ở đời,
Chớ tạo nên khát
ái
Với hữu và phi hữu.
(VII) Câu hỏi của thanh niên
Upasiva (Sn 205)
Upasiva:
1069. Tôn giả U-pa-si-va:
Kính thưa bậc Thích
tử,
Một mình, không y chỉ,
Con không thể vượt khỏi,
Dòng nước lớn mạnh
này,
Kính thưa bậc Biến nhãn,
Hãy nói cho sở duyên,
Y chỉ sở duyên này,
Có thể vượt qua khỏi,
Dòng nước chảy mạnh
này.
Thế Tôn:
1070. Ðây lời dạy
Thế Tôn:
Này U-pa-si-va,
Biết gìn giữ chánh niệm,
Không mong đợi vật
gì,
Ông sẽ vượt bộc
lưu,
Nương tựa: "không
có gì ",
Ngày đêm ngươi
nhận thấy,
Ðoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết-bàn.
Upasiva:
1071. U-pa-si-va nói:
Ai là người ly tham,
Ðối với tất cả
dục,
Y chỉ không có gì,
Từ bỏ mọi gì khác,
Ðược giải thoát
hoàn toàn,
Tưởng giải thoát tối
thượng,
Tại đấy vị ấy
trú,
Không tiếp tục đi tới.
Thế Tôn:
1072. Thế Tôn nói như
sau:
Này U-pa-si-va,
Ai hoàn toàn ly tham,
Ðối với tất cả
dục,
Y chỉ không có gì,
Từ bỏ mọi gì khác,
Ðược giải thoát
hoàn toàn,
Tương giải thoát tối
thượng,
Tại đấy, vị ấy
trú,
Không tiếp tục đi tới.
Upasiva:
1073. Nếu vị ấy tại
đấy,
An trú không đi tiếp,
Trong một số nhiều năm,
Ôi bậc có biến nhãn!
Nếu vị ấy tại đấy,
Ðược mát lạnh
giải thoát,
Với vị được như
vậy,
Còn có thức hay không?
Thế Tôn:
1074. Ðây lời Thế
Tôn nói:
Hỡi U-pa-si-va!
Cũng giống như ngọn lửa,
Bị sức gió mạnh
thổi,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng,
Cũng vậy, vị ẩn sĩ,
Ðược giải thoát
danh thân,
Ði đến chỗ tận cùng,
Không có thể ước lượng.
Upasiva:
1075. Vị đi đến
tận cùng,
Có phải không hiện hữu,
Hai vị ấy thường hằng,
Ðạt được sự
không bệnh,
Lành thay, bậc ẩn sĩ,
Hãy trả lời cho con,
Có vậy, con hiểu được,
Pháp như thật Ngài
giảng.
Thế Tôn:
1076. Thế Tôn nói như
sau:
Hỡi U-pa-si-va,
Người đi đến tận
cùng,
Không thể còn ước
lượng,
Với gì, nói đến
nó,
Không còn có cái
ấy,
Khi tất cả các pháp,
Ðã được nhổ
hẳn lên,
Mọi con đường nói
phô,
Ðược nhổ lên sạch
hết.
(VIII) Các câu hỏi của
thanh niên Nanda (Sn 207)
Nanda:
1077. Tôn giả Nan-da nói:
Quần chúng có nói
rằng:
Có ẩn sĩ ở đời,
Ngài nghĩ như thế nào?
Chúng gọi là ẩn sĩ
Vị có đầy đủ
trí?
Hay vị đầy đủ
mạng?
Thế Tôn:
1078. Các bậc thiện
nói rằng:
Ở đời này Nan-da,
Không phải vì tri kiến,
Vì truyền thống, vì
trí
Ðược gọi là ẩn
sĩ,
Ta chỉ gọi ẩn sĩ,
Những ai diệt quân lực,
Không phiền não, không
cầu.
Nanda:
1079. Tôn giả Nan-đa
thưa:
Có Sa-môn, Phạm chí,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ
nghe;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.
Bạch Thế Tôn, như vậy,
Là sở hành của chúng,
Vậy Ngài nghĩ thế nào,
Chúng có thể vượt
qua,
Sanh và già thưa Ngài,
Con kính hỏi Thế Tôn,
Mong Ngài trả lời con.
Thế Tôn:
1080. Thế Tôn nói: Nan-đa!
Sa-môn, Phạm chí này,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ
nghe;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.
Dầu chúng ở tại
đây,
Với sở hành như vậy,
Ta nói chúng không vượt,
Khởi sanh và khởi già.
Nan-da:
1081. Tôn giả Nan-đa
thưa:
Sa-môn, Phạm chí này,
Nói rằng sự thanh tịnh
Là nhờ thấy, nhờ
nghe;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do giới cấm;
Có người lại nói
rằng:
Thanh tịnh do nhiều pháp.
Thưa ẩn sĩ, Ngài nói:
Chúng không vượt bộc
lưu,
Vậy ai có thể được,
Giữa thế giới Trời, Người,
Có thể vượt qua được,
Sanh và già, thưa Ngài,
Con xin hỏi Thế Tôn
Mong Ngài trả lời con.
Thế Tôn:
1082. Thế Tôn nói: Nan-đa
Ta không nói tất cả,
Sa-môn, Bà-la-môn
Bị sanh già che lấp.
Những ai ở đời này,
Ðoạn tận khắp tất
cả,
Ðiều được nghe được
thấy,
Ðược cảm tưởng,
giới cấm,
Và đoạn nhiều pháp
khác,
Liễu tri ái, vô lậu,
Ta nói những người
ấy,
Vượt qua được bộc
lưu.
Nanda:
1083. Con cảm thấy hoan
hỷ,
Lời Ðại sĩ Cù-đàm,
Ðược Ngài khéo
thuyết giảng,
Về chấm dứt sanh y,
Những ai ở đời này,
Ðoạn tận khắp tất
cả,
Ðiều được nghe, được
thấy,
Ðược cảm tưởng,
giới cấm,
Và đoạn nhiều pháp
khác,
Liễu tri ái, vô lậu,
Ta nói những người
ấy,
Vượt qua khỏi bộc lưu.
(IX) Các câu hỏi của
thanh niên Hemaka (Sn 209)
Hemaka:
1084. Tôn giả He-ma-ka:
Những ai trong thời trước,
Ðã trả lời cho con,
Về lời dạy Cù-đàm,
Trước đã như
thế nào,
Sau sẽ là như vậy,
Tất cả đều truyền thống,
Tất cả tăng suy tư.
1085. Ðây, con không hoan
hỷ,
Ngài nói Pháp cho con,
Ôi mong bậc ẩn sĩ,
Nói Pháp doạn khát
ái,
Biết xong, sống chánh niệm,
Vượt ái trước ở
đời.
Thế Tôn:
1086. He-ma-ka ở đây,
Ðối các Pháp
khả ái,
Ðược nghe và được
thấy,
Ðược cảm tưởng,
nhận thức,
Tẩy sạch ước muốn
tham,
Là Niết-bàn, bất tử.
1087. Biết vậy, giữ chánh
niệm,
Hiện tại, đạt mát
lạnh,
Vị ấy thường an tịnh,
Vượt chấp trước
ở đời.
(X) Câu hỏi của thanh niên
Todeyya (Sn 210)
Todeyya:
1088. Tôn giả Tô-đê-ya:
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc,
Giải thoát của vị
ấy,
Giải thoát như thế nào?
Thế Tôn:
1089. Ðây lời nói
Thế Tôn:
Hỡi nãy Tô-đê-ya,
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc
Giải thoát của vị
ấy
Không có gì là
khác.
Todeyya:
1090. Vị sống không
ước vọng
Hay sống có ước vọng,
Vị ấy có trí tuệ,
Hay tác thành trí tuệ,
Ôi kính bậc Biến nhãn,
Hãy trả lời con rõ,
Ðể con có thể biết,
Thế nào là ẩn sĩ,
Ôi kính bậc Thích
tử.
Thế Tôn:
1091. Vị sống không
ước vọng,
Không có ước vọng
nào,
Vị ấy có trí tuệ,
Không tác thành trí
tuệ,
Như vậy, Tô-đê-ya,
Hãy biết bậc ẩn sĩ,
Không có sở hữu gì,
Không tham dính dục hữu.
(XI) Câu hỏi của thanh niên
Kappa (Sn 211)
Kappa:
1092. Tôn giả Káp-pa
nói:
Những ai đứng giữa
nước,
Trong dòng nước mạnh
chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Thưa Ngài hãy nói
lên,
Hòn đảo cho những
kẻ,
Bị già chết chinh phục,
Ngài nói con hòn đảo,
Ðể không có khổ khác,
Giống như đau khổ
này.
Thế Tôn:
1093. Thế Tôn nói Kap-pa,
Những ai đứng giữa
nước,
Trong dòng nước mạnh
chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Ta nói Ông hòn đảo,
Cho những ai đang bị,
Già và chết chinh phục.
1094. Hòn đảo vô
song này,
Không sở hữu, chấp
trước,
Ta nói Ông Niết-bàn,
Già chết được đoạn
diệt,
1095. Biết vậy, giữ chánh
niệm,
Hiện tại đạt mát
lạnh,
Không rơi vào ma lực,
Không tùy tùng theo ma.
(XII) Câu hỏi của thanh niên
Jatukanni (Sn 212)
Jatukanni:
1096. Ja-tu-kan-ni nói:
Ðược nghe bậc anh hùng,
Không tham đắm dục
vọng,
Nên con đã đến
đây,
Ðể hỏi bậc vô dục,
Ðã thoát khỏi
bộc lưu,
Bậc sanh với con mắt,
Hãy nói đường
an tịnh,
Thế Tôn hãy như thật,
Nói cho con được biết.
1097. Chinh phục dục vọng xong,
Thế Tôn sống ở đời,
Như mặt trời chiếu sáng,
Cõi đất với hào
quang,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Hãy nói pháp cho con,
Kẻ trí tuệ bé nhỏ,
Do rõ biết pháp này,
Ở đây, con đoạn
được,
Kể cả sanh và già.
Thế Tôn:
1098. Thế Tôn nói như
sau:
Hỡi Ja-tu-kan-ni!
Hãy nhiếp phục lòng
tham,
Ðối với các dục
vọng;
Hãy nhìn hạnh xuất
ly,
Ðưa đến sự an ổn;
Chớ chấp chờ, từ
bỏ,
Sự vật gì ở đời.
1099. Những gì có trước
Ông,
Hãy làm nó khô
cạn,
Ðừng có sự vật
gì,
Ở phía đàng sau Ông,
Ở giữa, Ông không chấp,
Ông sẽ sống an tịnh.
1100. Hỡi này Bà-la-môn!
Ðối với danh và
sắc,
Hoàn toàn không tham
đắm,
Không có các lậu
hoặc,
Chính do lậu hoặc này,
Bị thần chết chi phối.
(XIII) Câu hỏi của thanh niên
Bhadràvudha (Sn 213)
Bhadràvudha:
1101. Bha-đra-vu-đa
nói:
Con có lời yêu cầu,
Bậc Thiện Tuệ nói lên,
Bậc bỏ nhà, đoạn
ái,
Bất động, bỏ hỷ
ái,
Giải thoát, vượt bộc
lưu,
Thời gian, không chi phối,
Nghe xong, bậc Long tượng,
Từ đây, họ ra đi.
1102. Quần chúng sai biệt ấy,
Từ quốc độ tụ
họp,
Họ ao ước khát vọng,
Ðược nghe lời của
Ngài,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Ngài hãy khéo trả
lời,
Pháp Ngài dạy thế này,
Như vậy họ hiểu biết.
Thế Tôn:
1103. Thế Tôn nói như
sau:
Này Bha-đra-vu-đa!
Hãy nhiếp phục tất cả,
Mọi tham ái chấp thủ,
Trên, dưới cả bề ngang,
Và kể luôn chặn giữa,
Những ai có chấp thủ,
Sự gì ở trong đời,
Chính do sự việc ấy,
Ác ma theo người ấy.
1104. Do vậy, bậc hiểu biết,
Không có chấp thủ
gì,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Trong tất cả thế giới,
Phàm có sở hữu gì,
Vị ấy không mong ước,
Nhìn xem quần chúng
này,
Là chúng sanh chấp thủ,
Trong lãnh vực của Ma,
Bị tham dính chấp trước.
(XIV) Câu hỏi của thanh niên
Udaya (Sn 214)
Udaya:
1105. Tôn giả U-da-ya:
Con đến với câu hỏi,
Về tất cả mọi pháp,
Ðể hỏi bậc tu thiền,
Bậc an tọa không bụi;
Trách nhiệm đã làm
xong,
Bậc không có lậu
hoặc,
Ðã đạt bờ
bên kia,
Hãy nói trí giải
thoát
Ðể phá hoại vô
minh.
Thế Tôn:
1106. Ðây lời Thế
Tôn nói:
Hỡi này U-đa-ya,
Ðoạn ước muốn,
dục vọng,
Và cả hai loại ưu,
Và trừ bỏ hôn
trầm,
Ngăn chận mọi hối hận.
1107. Ta nói trí giải thoát,
Ðể phá hoại vô
minh,
Thanh tịnh nhờ xả niệm,
Suy tư pháp đi trước.
Udaya:
1108. Ðời cái
gì trói buộc,
Cái gì, đời vận
hành?
Do đoạn được
cái gì,
Ðược gọi là Niết-bàn?
Thế Tôn:
1109. Ðời bị hỷ
trói buộc,
Suy tầm là sở hành,
Do đoạn được
khát ái,
Ðược gọi là Niết-bàn.
Udaya:
1110. Người sở hành
chánh niệm,
Thức được diệt thế
nào?
Con đến hỏi Thế Tôn,
Nghe lời Thế Tôn nói.
Thế Tôn:
1111. Ai không có hoan
hỷ,
Với nội và ngoại thọ,
Sở hành chánh niệm vậy,
Thức đạt được
hoại diệt.
(XV) Câu hỏi của thanh niên
Posàla (Sn 215)
Posàla:
1112. Tôn giả Po-sa-la:
Vị nói về quá khứ,
Bất động nghi hoặc
đoạn,
Ðã đến bờ bên
kia,
Con đến với câu hỏi
Hỏi về hết thảy pháp.
1113. Với ai, sắc tưởng
diệt,
Ðoạn tận hết thảy
thân,
Nhìn thấy nội và
ngoại,
Thật sự không có
gì,
Con hỏi bậc Thích-ca,
Thế nào người như vậy,
Có thể bị dắt dẫn?
Thế Tôn:
1114. Thế Tôn bèn đáp
rằng:
Hỡi này Pô-sa-la,
Như Lai được thắng
trí,
Tất cả nhờ thức trú,
Rõ biết vị an trú,
Giải thoát, đạt
cứu cánh.
1115. Biết được sự
tác thành,
Thuộc về vô sở hữu,
Biết hỷ là kiết sử,
Do thắng tri như vậy,
Tại đấy, thấy
như vậy,
Ðây là trí như
thật,
Của vị Bà-la-môn,
Ðã thành tựu
Phạm hạnh.
(XVI) Câu hỏi của thanh niên
Mogharàja (Sn 216)
Mogharàja:
1116. Mo-gha-rà-ja nói:
Ðã hai lần con hỏi,
Bậc có mắt, họ Thích,
Ngài chưa trả lời con,
Nhưng con được nghe
rằng,
Cho đến lần thứ ba,
Vị Thiên nhân ẩn sĩ,
Sẽ trả lời cho con.
1117. Ðời này và
đời sau,
Phạm thiên giới, thiên
giới,
Con không rõ quan điểm,
Gotama lừng danh.
1118. Vị thầy được
thù diệu,
Con đến với câu hỏi,
Cần nhìn đời thế
nào,
Ðể thần chết không thấy.
Thế Tôn:
1119. Này Mô-gha-ra-ja,
Hãy nhìn đời trống
không,
Luôn luôn giữ chánh
niệm,
Nhô lên ngã tùy
kiến,
Như vậy vượt tử
vong,
Hãy nhìn đời như
vậy,
Thần chết không thấy
được.
(XVII) Câu hỏi của thanh niên
Pingiya (Sn 217)
Pingiya:
1120. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con đã già, yếu đuối,
Không còn có dung sắc,
Mắt không thấy rõ
ràng,
Tai không nghe thông suốt,
Ðể con khỏi mệnh chung,
Với tâm tư si ám,
Mong Ngài nói Chánh
pháp,
Nhờ rõ biết pháp ấy,
Chính tại ở đời
này,
Con đoạn tận sanh già.
Thế Tôn:
1121. Thế Tôn đáp
lại rằng:
Hỡi nào Pin-gi-ya,
Thấy được sự
tác hại,
Trong các loại sắc pháp,
Chúng sanh sống phóng
dật,
Bị phiền lụy trong sắc,
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng
dật,
Hãy từ bỏ sắc
pháp
Chớ đi đến tái
sanh.
Pingiya:
1122. Bốn phương
chính, bốn phụ,
Cộng thêm trên và
dưới,
Như vậy có mười
phương,
Và trong thế giới này,
Không có sự việc gì,
Mà Ngài không được
thấy,
Không nghe, không nghĩ đến,
Và không được
thức tri,
Hãy nói đến Chánh
pháp,
Nhờ rõ biết pháp này,
Con ngay tại đời này,
Ðoạn tận được
sanh già.
Thế Tôn:
1123. Thế Tôn nói như
sau:
Hỡi này Pin-gi-ya!
Thấy chúng sanh loài
Người,
Rơi vào trong khát ái,
Bị già nua đốt
cháy,
Bị già nua chinh phục
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng
dật
Hãy từ bỏ khát
ái,
Không còn bị tái
sanh.
(XVIII) Kết luận
Thế Tôn nói như vậy.
Trong khi ở tại Magadha, tại điện Phà-xa-na-ka,
Thế Tôn được mười sáu Bà-la-môn
đệ tử của Bàvani tìm đến,
được hỏi nhiều câu hỏi và Ngài
đã trả lời. Nêu từng câu hỏi
một, sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực
hành pháp và tùy pháp, thì có
thể đi đến bờ bên kia của già chết.
Những pháp này có thể đưa người
qua bờ bên kia, cho nên pháp môn này
cũng được gọi là Pàràyanam:
"Con đường đưa đến bờ bên
kia".
1124. Phạm chí Ajita,
Tissa-Met-tayya,
Phạm chí Pun-na-ka,
Cùng với Met-ta-gù,
Thanh niên Dhotaka,
Và Upasiva,
Nan-đa, He-ma-ka,
Cả hai vị thanh niên.
1125. To-dey-ya, Kap-pà;
Và Ja-tu-kha-ni,
Với Bhad-rà-vu-dha
Phạm chí U-da-ya
Phạm chí Po-sà-la,
Với Mo-gha-rà-ja
Là bậc đại Hiền
trí,
Cùng với bậc đại
sĩ,
Tên là Pin-gi-ya.
1126. Những vị này đi
đến,
Ðức Phật, bậc Tiên
nhân,
Bậc hạnh đức đầy
đủ,
Những vị này đi
đến,
Bậc giác ngộ tối
thượng,
Hỏi câu hỏi tế nhị.
1127. Ðức Phật đã
như thật,
Trả lời các vị ấy,
Tùy theo các câu hỏi,
Và bậc đại ẩn
sĩ
Trả lời những câu hỏi,
Khiến các Bà-la-môn,
Ðược hoan hỷ vui thích.
1128. Họ được vui, hoan hỷ,
Nhờ Phật, bậc có
mắt,
Nhờ bà con mặt trời,
Họ hành trì Phạm hạnh,
Dưới chỉ đạo
hướng dẫn,
Bậc trí tuệ tuyệt diệu.
1129. Theo từng câu hỏi
một,
Tùy đức Phật thuyết
giảng,
Ai như vậy hành trì,
Ði được từ
bờ này,
Ðến được bờ bên
kia.
1130. Ði được từ
bờ này,
Ðến được bờ bên
kia,
Tu tập đạo vô thượng,
Và chính con đường
ấy,
Ðưa đến bờ bên
kia,
Do vậy được tên
gọi,
Con đường đến bờ
kia.
Rồi Tôn giả Pingiya đi
về Godhàvari và nói lại với Bà-la-môn
Bàvari những điều đã xảy
ra.
Pingiya:
1131. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con sẽ đọc tụng lên
Con đường đến bờ
kia,
Ngài được thấy
thế nào,
Ngài nói lên thế ấy,
Bậc vô cấu, quảng
trí,
Bậc lãnh đạo không
dục,
Bậc Niết-bàn an tịnh,
Làm sao do nhân gì,
Ngài nói điều không
thật.
1132. Bậc đã đoạn
trừ hết,
Uế nhiễm và si mê,
Bậc đã diệt trừ
sạch,
Kiêu mạn và gièm
pha,
Con sẽ nói tán thán,
Âm thanh vi diệu ấy.
1133. Bậc quét sạch u ám,
Phật-đà, bậc Biến
nhãn,
Ðã đến, tận cùng
đời,
Ðã vượt qua sanh hữu,
Bậc không có lậu
hoặc,
Ðoạn tận mọi đau
khổ,
Vị được gọi sự
thật,
Hỡi vị Bà-la-môn,
Con được hầu vị
ấy.
1134. Như chim bỏ rừng
hoang,
Ðến ở rừng nhiều trái,
Cũng vậy con từ bỏ,
Những bậc thấy nhỏ
nhen,
Con đạt đến biển lớn,
Chẳng khác con thiên nga.
1135. Những ai trong đời
khác,
Ðã nói cho con nghe,
Lời dạy bậc Cù-đàm
Như vậy đã xảy
ra,
Như vậy sẽ xảy đến,
Tất cả là tin đồn,
Chỉ làm tăng nghi ngờ.
1136. Chỉ một vị an trú,
Quét sạch các hắn
ám,
Sanh trưởng gia đình
quý,
Vị ấy chiếu hào quang,
Cù-đàm, bậc quảng
tuệ,
Cù-đàm, bậc quảng
trí.
1137. Ai thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau
khổ,
Vị ấy không ai sánh.
Bàvari:
1138. Hỡi này Pin-gi-ya,
Sao Ông lại không thể,
Sống xa lánh vị ấy,
Chỉ trong một chốc lát,
Bậc Cù-đàm quảng
tuệ,
Bậc Cù-đàm quảng
trí,
1139. Vị thuyết pháp cho người,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau
khổ,
Vị ấy không ai sánh.
Pingiya:
1140. Hỡi này Bà-la-môn,
Con không có thể được,
Sống xa lánh vị ấy
Chỉ trong một chốc lát,
Gotama quảng tuệ,
Gotama quảng trí.
1141. Vị thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau
khổ,
Vị ấy không ai sánh.
1142. Chính con thấy vị
ấy,
Với ý, với con mắt,
Ngày đêm không
phóng dật,
Kính thưa Bà-la-môn,
Con trải qua suốt đêm
Ðảnh lễ, kính vị
ấy,
Do vậy con nghĩ rằng,
Con không xa vị ấy.
1143. Với tín và với
hỷ,
Với ý luôn chánh niệm,
Không làm con xa rời,
Lời dạy Gotama!
Chính tại phương hướng
nào,
Bậc quảng tuệ đi đến,
Chính ở phương hướng
ấy,
Con được dắt dẫn
đến.
1144. Với con tuổi đã
già,
Yếu đuối, không sức
mạnh,
Do vậy thân thể này,
Không đến được
chỗ ấy,
Với tâm tư quyết chí,
Con thường hằng đi
đến.
Vì rằng thưa Phạm
chí,
Ý con cột vị ấy.
1145. Nằm dài trong vũng
bùn,
Vùng vẫy, vật qua lại,
Con đã bơi qua lại,
Ðảo này đến đảo
khác,
Con đã thấy đức
Phật,
Vượt bộc lưu, vô
lậu.
Ðến đây, khi chúng đang
nói, đức Phật hiện ra và nói:
Thế Tôn:
1146. Cũng như Vak-ka-li
Nhờ tin, được giải
thoát,
Với Bhad-rà-vu-dha,
A-la-vi, Cù-đàm,
Cũng vậy, Ông đã
được,
Giải thoát nhờ lòng
tin.
Hỡi này Pin-gi-ya,
Ông sẽ đi đến được,
Ðến được bờ bên
kia,
Của thế giới thần chết.
Pingiya:
1147. Ðược nghe lời
ẩn sĩ,
Con tăng trưởng tịnh
tín,
Bậc Chánh đẳng
Chánh giác,
Ðã vén lên tấm
màn,
Không cứng cõi, biện
tài.
1148. Thắng tri các chư
Thiên,
Biết tất cả cao thấp,
Bậc Ðạo Sư chấm
dứt,
Tất cả các câu hỏi,
Với những ai tự nhận,
Còn có chỗ nghi ngờ.
1149. Không run rẩy, dao động,
Không ai có thể sánh,
Chắc chắn con sẽ đi,
Tại đây, con không
nghi,
Như vậy, thọ trì Ta
Như tâm người tín
giải.
Phẩm "Con đường đi
đến bờ bên kia " đã xong.
-ooOoo-
[Giới thiệu][1][2][3][4][5][
^ ]
|