|
Chương Một
- Phẩm Rắn Uragavagga
(I) Kinh Rắn (Sn 1)
1. Ai nhiếp phục phẫn
nộ
Ðang được dấy
khởi lên,
Như dùng chất linh dược,
Ngăn độc rắn lan
rộng
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
2. Ái cắt đứt tham
dục,
Không còn chút dư
tàn,
Như kẻ hái hoa sen
Sanh ra từ ao hồ.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
3. Ai cắt đứt tham ái,
Không còn chút dư
tàn,
Làm cho nước cạn khô,
Dòng nước chảy nhanh
mạnh
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
4. Ai phá hoại kiêu mạn
Không còn chút dư
tàn,
Như nước mạnh tàn
phá
Cây cỏ lau yếu hèn,
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
5. Ai trong các sanh hữu,
Không tìm thấy lõi
cây,
Như kẻ đi hái hoa,
Trên cây sung không hoa.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
6. Với ai trong nội tâm,
Không còn có phẫn
hận,
Ðã vượt thoát
ra khỏi,
Cả hữu và phi hữu.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
7. Với ai những tầm tư,
Ðược làm cho tan biến
Nội tâm khéo sửa soạn,
Không còn chút dư
tàn.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
8. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Ðã nhiếp phục toàn
diện,
Hý luận chướng ngại
này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
9. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Biết rõ được ở
đời,
Sự này toàn hư
vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
10. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Từ bỏ, không có
tham,
Sự này toàn hư
vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
11. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Từ bỏ, không tham dục,
Sự này toàn hư
vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
12. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Từ bỏ, ly sân hận,
Sự này toàn hư
vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
13. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm
trễ,
Từ bỏ, ly si ám,
Sự này toàn hư
vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
14. Với ai, các tùy miên,
Hoàn toàn không hiện
hữu,
Các nguồn gốc bất
thiện
Ðược nhổ lên trừ
sạch.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
15. Với ai, không có gì,
Do phiền não sanh khởi,
Làm duyên trở lui lại,
Về lại bờ bên này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
16. Với ai, không có gì,
Do rừng ái sanh khởi,
Tạo nhân khiến trói buộc
Con người vào tái
sanh.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
17. Ai đoạn năm triền cái,
Không sầu khổ bực
phiền,
Vượt qua được nghi
hoặc,
Thoát mũi tên phiền não.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát
bỏ
Da rắn cũ già xưa.
(II) Kinh Dhaniya (Sn 3)
Dhaniya:
18. Cơm ta, nấu đã
chín,
Sữa uống, ta vắt xong,
Mục đồng Dhaniya,
Ðã nói lên như
vậy.
Trên bờ sông Mahì,
Ta chung sống đồng cư,
Chòi lá được
khéo lợp,
Lửa đốt được
cháy đỏ.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
19. Ta đoạn được
phẫn nộ,
Tâm hoang vu không còn,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy.
Trên bờ sông Mahì,
Ta chỉ sống một đêm,
Chòi lá được
rộng mở,
Lửa đốt được
tịch tịnh.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Dhaniya:
20. Ruồi lằn và
muỗi mòng,
Ở đây không tìm
thấy,
Mục đồng Dhaniya,
Ðã nói lên như
vậy.
Trên cánh đồng
cỏ mọc,
Ðàn bò đi ăn
cỏ,
Dầu cơn mưa có đến,
Chúng có thể chịu đựng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
21. Các bè đã
được cột,
Khéo tác thành tốt
đẹp,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy.
Ai qua được bờ kia,
Nhiếp phục dòng nước
mạnh,
Lợi ích của chiếc bè,
Ðâu còn thấy cần
thiết.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Dhaniya:
22. Vợ ta khéo nhu thuận,
Không có tham dục gì,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như
vậy.
Ðã lâu ngày chung
sống,
Vừa đẹp ý đẹp
lòng,
Ta không nghe điều gì,
Thuộc ác hạnh về nàng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
23. Tâm Ta khéo nhu
thuận,
Ðược giải thoát,
mở rộng,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy.
Lâu ngày tu viên mãn,
Khéo nhiếp phục chế ngự,
Trong Ta các pháp ác,
Không còn được
tìm thấy.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Dhaniya:
24. Với lợi tức thâu
hoạch,
Ta tự nuôi sống ta,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như
vậy,
Con ta và cả ta,
Sống chung không bệnh hoạn,
Ta không nghe điều gì,
Thuộc ác hạnh về chúng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
25. Ta không có làm
mướn,
Cho một ai ở đời,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy
Với điều được
chứng đắc,
Ta du hành thế giới,
Về tiền công cần thiết,
Không thể có nơi Ta.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Dhaniya:
26. Ðây có các
bò cái,
Ðây có các bò
con,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như
vậy.
Ðây có những bò
mẹ,
Mang thai, nối giống dòng,
Ðây có những bò
đực,
Những con chúa đầu
đàn.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
27. Ðây không
có bò cái,
Ðây không có bò
con,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy.
Ðây không có bò
mẹ,
Mang thai, nối giống dòng,
Ðây không có bò
đực,
Những con chúa đầu
đàn.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Dhaniya:
28. Cây cột được
đóng sâu,
Không còn bị dao động,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như
vậy.
Các dây bằng cây
lau,
Ðược bện lại mới
chắc,
Và các con bò con,
Không thể nào giật đứt.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
Thế Tôn:
29. Giống như con bò
đực,
Giật đứt các trói
buộc,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như
vậy.
Như voi làm bựt đứt
Các giây leo héo mục,
Ta không còn đi đến,
Chỗ thai tạng tái sanh.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa
đi.
30. Rồi mưa lớn đổ
xuống,
Làm đầy tràn
đất trũng,
Làm tràn ngập đất
cao,
Nghe trời gầm, mưa, thét,
Mục đồng Dhaniya,
Nói lên lời như sau:
Dhaniya:
31. Lợi thay cho chúng
ta,
Ðâu phải là lợi
nhỏ,
Chúng ta được chiêm
ngưỡng,
Bậc Chánh Giác, Thế Tôn.
Ôi! Kính bậc Pháp
nhãn,
Con xin quy y Ngài,
Kính bậc Ðại ẩn
sĩ,
Hãy là Thầy chúng
con.
32. Vợ con và cả con,
Là những người nhu
thuận,
Xin sống đời Phạm
hạnh,
Dưới chân bậc Thiện
Thệ.
Ðược đến bờ bên
kia,
Vượt khỏi sanh già
chết,
Chúng con sẽ trở thành
Người đoạn tận
đau khổ.
Màra:
33. Ai có các con trai,
Hoan hỷ với con trai,
Ðây là lời Ác
ma,
Ðã nói lên như
vậy
Người chủ các con
bò,
Hoan hỷ với con bò.
Còn người thì hoan
hỷ,
Ðối với sự sanh
y,
Ai không có sanh y,
không thể có hoan hỷ.
Thế Tôn:
34. Ai có các con trai,
Sầu muộn với con trai,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác,
Ðã nói lên như
vậy.
Người chủ các con
bò,
Sầu muộn với con bò;
Sầu muộn của con người,
Chính do sự sanh y,
Ai không có sanh y,
Không thể có sầu muộn.
(III) Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
(Sn 6)
35. Ðối với các
hữu tình,
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình
ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn
bè,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
36. Do thân cận giao thiệp,
Thân ái từ đấy
sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy
hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một
mình,
Như tê ngưu một sừng.
37. Do lòng từ thương
mến,
Ðối bạn bè thân
hữu,
Mục đích bị bỏ
quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
38. Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Ðối với con và
vợ,
Người ấy bị buộc
ràng,
Như cành tre rậm rạp,
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc
ràng,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
39. Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói
buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Ðể tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc Hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
40. Giữa bạn bè thân
hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ
hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
41. Giữ bạn bè thân
hữu,
Ưa thích, vui cười đùa,
Ðối với con, với
cháu,
Ái luyến thật lớn thay,
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những người thân
ái,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
42. Khắp cả bốn phương
trời,
Không sân hận với
ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ dao động,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
43. Có số người xuất
gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự,
Giữa con cháu người
khác,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
44. Từ bỏ, để một
bên,
Mọi biểu dương gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình.
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
45. Nếu tìm được bạn
lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành
chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Cùng nhau đồng nhiếp
phục,
Tất cả mọi hiểm nạn,
Hãy sống với bạn
ấy,
Hoan hỷ, giữ chánh niệm.
46. Nếu không được bạn
lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành
chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Hãy như vua từ bỏ,
Ðất nước bị
bại vong,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
47. Thật chúng ta tán
thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân
cận.
Nếu không gặp bạn này.
Những bậc không lầm
lỗi,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
48. Thấy đồ trang sức
vàng,
Lấp lánh và sáng
chói,
Ðược con người
thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau,
Trên hai tay đeo chúng,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
49. Như vậy nếu ta cùng
Với một người thứ
hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn
nhau,
Nhìn thấy trong tương
lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
50. Các dục thật mỹ
miều,
Ngọt thơm và đẹp
ý,
Dưới hình sắc, phi
sắc,
Làm mê loạn tâm
tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng
dương,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
51. Ðây là một mụn
nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng
dưỡng,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
52. Lạnh lẽo và nóng
bức,
Ðói bụng và khát
nước,
Gió thổi, ánh mặt trời.
Muỗi lằn và rắn rết.
Tất cả xúc chạm
này,
Ðều chịu đựng
vượt qua,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
53. Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh
ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thú,
Sống tại chỗ rừng núi,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
54. Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng,
Cảm thọ thời giải thoát.
Cân nhắc lời giảng
dạy,
Ðấng bà con mặt
trời,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
55. Ðược giải thoát
vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Ðạt được quyết
định tánh,
Chứng đắc được
con đường.
Nơi ta trí được
sanh,
Không cần nhờ người
khác,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
56. Không tham, không lừa
đảo,
Không khát dục, gièm
pha,
Mọi si mê ác trược,
Ðược gạn sạch
quạt sạch.
Trong tất cả thế giới,
Không tham ái ước
vọng,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
57. Với bạn bè độc
ác,
Hãy từ bỏ lánh
xa,
Bạn không thấy mục
đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân
cận,
Kẻ đam mê phóng
dật,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
58. Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người
ấy,
Bạn người tâm rộng
lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi
hoặc,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
59. Mọi du hí vui đùa,
Và dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày
biện,
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng,
Nói lên lời chân
thật,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
60. Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa
gạo,
Những trói buộc bà
con,
Hãy từ bỏ buộc
ràng,
Các dục vọng như vậy,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
61. Chúng đều là trói
buộc,
Lạc thú thật nhỏ
bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu
móc,
Bậc trí biết như vậy,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
62. Hãy chặt đứt,
bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy
tộc,
Phá hoại các mạng
lưới.
Như lửa đã cháy
xong,
Không còn trở lui lại,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
63. Với mắt cúi nhìn
xuống,
Chân đi không lưu
luyến,
Các căn được
hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ
chảy,
Không cháy đỏ
bừng lên,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
64. Hãy trút bỏ, để
lại,
Các biểu tượng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành
lá.
Ðã đắp áo
cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
65. Không tham đắm các
vị,
Không tác động,
không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng
nhà.
Ðối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói
buộc,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
66. Từ bỏ năm triền cái
Che đậy trói buộc
tâm,
Ðối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt
sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân
hận,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
67. Hãy xoay lưng trở lại
Ðối với lạc và
khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Ðược cảm thọ từ
trước,
Hãy chứng cho được
xả,
An chỉ và thanh tịnh;
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
68. Tinh cần và tinh tấn,
Ðạt được lý
chân đế,
Tâm không còn thụ
động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được
sanh khởi,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
69. Không từ bỏ độc
cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống
hành trì,
Tùy pháp trong các pháp.
Chơn chánh nhận thức
rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
70. Mong cầu đoạn diệt
ái,
Sống hạnh không phóng
dật,
Không đần độn
câm ngọng,
Nghe nhiều, giữ chánh niệm.
Các pháp được
giác sát,
Quyết định, chánh tinh
cần.
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
71. Như sư tử, không
động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng
mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm
ướt,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
72. Giống như con sư tử,
Với quai hà hùng mạnh,
Bậc chúa của loài
thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú
xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
73. Từ tâm, sống trú
xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực
hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối
và chậm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
74. Ðoạn tận lòng
tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt
đoạn,
Các kiết sử lớn nhỏ
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
75. Có những bạn vì
lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu
lợi,
Nay khó tìm ở đời.
Người sáng suốt lợi
mình,
Không phải người trong
sạch,
Hãy sống riêng một
mình
Như tê ngưu một sừng.
(IV) Kinh Bhàradvàja, Người
Cày Ruộng (Sn 12)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở
giữa dân chúng Magadha, tại núi
Dakkhinàgini, trong một làng Bà-la-môn
tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ,
Bà-la-môn Kasibhàradvàja có khoảng
năm trăm lưỡi cày sẵn sàng,
vì là thời gieo mạ. Rồi Thế Tôn,
vào buổi sáng đắp y, cầm bát
đi đến chỗ Bà-la-môn Kasibhàradvàja
đang làm việc. Lúc bấy giờ Bà-la-môn
Kasibhàradvàja đang phân phát
đồ ăn. Rồi Thế Tôn đi đến
chỗ phân phát đồ ăn, sau khi đến,
Ngài đứng một bên, Bà-la-môn
Kasibhàradvàja thấy Thế Tôn đang
đứng một bên để khất thực,
liền nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, ta cày và
ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa-môn,
hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo,
hãy ăn!
- Này Bà-la-môn, Ta cũng
cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau
khi gieo, Ta ăn.
- Nhưng chúng tôi không
thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi
cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các
con bò đực của Tôn giả Gotama.
Vậy mà Tôn giả Gotama nói: "Này
Bà-la-môn, Ta có cày và Ta có
gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn ".
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja
nói lên với Thế Tôn bài kệ:
Bhàradvàja:
76. Người tự nhận
Người cày,
Ta không thấy Người
cày,
Hãy trả lời chúng
tôi,
Ðã hỏi về Người
cày,
Chúng tôi muốn rõ
biết,
Người cày như thế nào?
Thế Tôn:
77. Lòng tin là hột
giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ đối với
Ta
Là ách và lưỡi
cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với
Ta
Là lưỡi cày, gậy
thúc.
78. Với thân khéo phòng
hộ,
Với lời khéo phòng
hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ, chế ngự,
Ta tác thành chơn thực,
Ðể cắt dọn cỏ rác,
Sự giải thoát của
Ta
Thật hiền lành nhu thuận.
79. Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm,
Ta tự mình đem lại
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy, Ta đi tới,
Không trở ngại thối
lui,
Chỗ nào Ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.
80. Cày bừa là như
vậy,
Ðược quả là bất
tử,
Sau cày bừa như vậy,
Mọi khổ được giải
thoát.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja
lấy một bát bằng đồng lớn,
cho đổ đầy với cháo sữa dâng
đức Phật và thưa:
- Thưa Tôn giả Gotama,
hãy dùng cháo sữa, Tôn giả là
người đi cày! Tôn giả Gotama
đi cày quả bất tử!
Thế Tôn:
81. Ta không hưởng
vật dụng,
Do tụng kệ đem lại,
Ðây không phải là
pháp,
Của bậc có chánh
kiến
Chư Phật đều bác
bỏ,
Tụng hát các bài
kệ,
Khi pháp có hiện hữu,
Truyền thống là như vậy.
82. Hỡi này Bà-la-môn,
Người cần phải cúng
dường,
Ðồ ăn vật uống
khác,
Bậc đại sĩ toàn
diện,
Ðã đoạn các
lậu hoặc,
Ðã lắng dịu dao
động,
Ta chính là thửa ruộng,
Cho những ai cầu phước.
- Vậy, thưa Tôn giả Gotama,
con sẽ cho ai cháo sữa này?
- Này Bà-la-môn, Ta không
thấy ai ở thế giới, với chư Thiên, chư
Ma, chư Phạm thiên, hay trên đời này
với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn,
với chư Thiên và loài Người, có
thể sau khi ăn, tiêu hóa được món
cháo sữa này, trừ Như Lai hay đệ
tử của Như Lai. Vậy, này Bà-la-môn,
Ông hãy đổ cháo sữa này trên
chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm trong
nước không có sinh vật.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja
đem nhận chìm cháo sữa ấy vào
nước không có sinh vật. Cháo sữa
ấy khi bị đổ xuống nước, nó
sôi lên, sôi lên sùng sục, nó
phun khói, nó bốc khói lên. Ví
như một lưỡi cày, phơi cả ngày
dưới ánh nắng, được đem quăng
xuống nước, lưỡi cày ấy sôi
lên sùng sục, nó phun khói, nó
bốc khói lên. Cũng vậy, cháo sữa
ấy, khi bị đổ xuống nước, nó
sôi lên, sôi lên sùng sục, nó
phun khói, nó bốc khói lên. Rồi
Bà-la-môn Kasibhàradvàja hoảng hốt,
rợn tóc gáy, đi đến Thế Tôn, sau
khi đến, cúi đầu đảnh lễ
chân Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn
giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả
Gotama! Ví như, thưa Tôn giả Gotama,
một người dựng đứng lại những
gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra
những gì bị che kín, chỉ đường
cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn
sáng vào trong bóng tối, để những
ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng
vậy, pháp được Tôn giả Gotama
dùng nhiều phương tiện trình bày. Con
xin qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp, qui y chúng
Tỷ-kheo. Mong rằng con được xuất gia với
Tôn giả Gotama, được thọ đại
giới.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja
được xuất gia với Sa-môn Gotama,
được thọ đại giới. Thọ đại
giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja
sống một mình, viễn ly, không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao lâu,
do vì mục đích gì, bậc thiên
nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ
gia đình, sống không gia đình,
vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với
thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt
và an trú cứu cánh Phạm hạnh ấy.
Vị ấy thắng tri: "Sanh đã tận, Phạm
hạnh đã thành, những việc nên làm
đã làm, không còn trở lui trạng
thái này nữa ". Tôn giả Bhàradvàja
trở thành một vị A-la-hán.
(V) Kinh Cunda (Sn 16)
83. Người thợ rèn
Cunda,
Nói lên lời như sau:
Con hỏi bậc Ðại
sĩ,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Ðấng Giác ngộ,
Pháp chủ,
Ðã đoạn tận
khát ái,
Bậc tối thượng hai
chân,
Bậc đánh xe tối
thắng,
Xin Ngài nói ở đời,
Có bao nhiêu Sa-môn?
Thế Tôn:
84. Chỉ có bốn
Sa-môn,
Không có hạng thứ
năm,
Thế Tôn đáp Cunda,
Này Cunda, là vậy.
Ta tỏ bày cho Ông,
Ðược hỏi điều
tự thấy,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thuyết giảng con đường,
Bậc sống trên con đường,
Kẻ làm ô uế đạo.
Cunda:
85. Người thợ rèn
Cunda,
Liền bạch với Thế Tôn:
Chư Phật nói thế nào,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thiền định con đường,
Sao gọi không ước lường?
Con hỏi xin trả lời,
Vị sống đúng con
đường?
Xin trình bày cho con,
Kẻ làm đường
ô uế.
Thế Tôn:
86. Ai vượt khỏi
nghi hoặc,
Vị thoát khỏi mũi
tên,
Ưa thích cảnh Niết-bàn,
Không tham đắm vật
gì,
Bậc lãnh đạo thế
giới,
Chư Thiên và loài
Người,
Chư Phật gọi vị ấy,
Bậc chiến thắng con đường.
87. Ai ở đời biết được,
Pháp tối thượng, tối
thượng,
Nói lên và phân
tích,
Pháp ở đây là
vậy.
Vị chặt đứt nghi
hoặc,
Bậc ẩn sĩ, không dục,
Bậc Tỷ-kheo thứ hai
Ðược gọi thuyết con đường.
88. Ai sống trên con đường,
Con đường pháp khéo
giảng,
Sống chế ngự chánh niệm,
Bước đường không
lỗi lầm,
Tỷ-kheo thứ ba này
Ðược gọi sống trên
đường.
89. Ai sống ưa che đậy,
Dưới hình thức giới
cấm,
Xông xáo, nhớp gia đình,
Bạt mạng và man trá,
Không chế ngự nhiếp phục,
Sống lắm mồm lắm
miệng.
Người sở hành như
vậy
Là kẻ ô uế đạo.
90. Vị cư sĩ thâm hiểu
Các hạng người như
vậy,
Thánh đệ tử, nghe nhiều,
Có trí tuệ thông hiểu,
Sau khi rõ biết chúng,
Tất cả là như vậy.
Thấy vậy, vững lòng
tin,
Không có bị sút
giảm
Làm sao lại lẫn lộn,
Kẻ ác với người
thiện,
Làm sao xem giống nhau,
Bậc tịnh, kẻ không
tịnh.
(VI) Kinh Bại Vong (Paràbhava)
(Sn 18)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở
Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông
Anàthapindika. Rồi một Thiên nhơn,
sau khi đêm gần mãn, với dung sắc
thù thắng, chói sáng toàn vùng
Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng
một bên. Ðứng một bên, Thiên
nhân ấy bạch Thế Tôn với những bài
kệ:
Thiên nhân:
91. Về bại vong con người,
Con hỏi Gotama,
Con đến hỏi Thế Tôn,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
92. Thật dễ hiểu thành
công,
Thật dễ hiểu bại vong,
Ưa mến pháp, thành công,
Thù ghét pháp bại
vong.
Thiên nhân:
93. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ nhất về bại vong,
Thứ hai, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
94. Ai mến kẻ bất thiện,
Không ái luyến bậc thiện,
Thích pháp kẻ bất
thiện,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
95. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ hai về bại vong,
Thứ ba, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
96. Người tánh ưa
thích ngủ,
Thích hội chúng, thụ
động,
Biếng nhác, thường phẫn
nộ,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
97. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ ba về bại vong.
Thứ tư, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
98. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ hết,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
99. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ tư về bại vong.
Thứ năm, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
100. Ai nói dối lường
gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các khất sĩ khác,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
101. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ năm về bại vong.
Thứ sáu, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
102. Người giàu
có tài sản,
Có vàng bạc thực
vật,
Hương vị ngọt một mình,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
103. Như vậy, chúng
con rõ
Thứ sáu về bại vong.
Thứ bảy, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
104. Người tự hào
về sanh,
Về tài sản dòng họ,
Khinh miệt các bà con,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
105. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ bảy về bại vong,
Thứ tám, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
106. Người đắm
say nữ nhân,
Ðắm say rượu, cờ
bạc,
Hoang phí mọi lợi đắc,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
107. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ tám về bại vong.
Thứ chín, mong Ngài
nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
108. Không vừa đủ
vợ mình,
Ðược thấy giữa
dâm nữ,
Ðược thấy với
vợ người,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
109. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ chín về bại vong.
Thứ mười, mong Ngài
nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
110. Người tuổi trẻ
đã qua,
Cưới cô vợ vú
tròn,
Ghen nàng không ngủ được,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
111. Như vậy, chúng
con rõ,
Thứ mười về bại vong.
Thứ mười một, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
112. Ðàn bà,
hay đàn ông,
Rượu chè, tiêu hoang
phí,
Ðược địa vị
quyền thế,
Chính cửa vào bại
vong.
Thiên nhân:
113. Như vậy, chúng
con biết,
Thứ mười một bại
vong.
Thứ mười hai, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
114. Tài sản ít,
ái lớn,
Sanh gia đình hoàng
tộc,
Ở đây muốn trị
vì,
Chính cửa vào bại
vong.
115. Bại vong này ở đời,
Bậc trí khéo quán
sát,
Ðầy đủ với
chánh kiến,
Sống hạnh phúc ở
đời.
(VII) Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam)
(Sn 21)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở
Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông
Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi
sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào
Sàvatthi để khất thực. Lúc bấy
giờ, tại trú xứ của Bà-la-môn
Aggikabhàradvàja, lửa tế lễ được
đốt cháy, đồ cúng dường
được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi
thứ lớp khất thực ở Sàvatthi,
đi đến trú xứ của Bà-la-môn
Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja
thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy
vậy bèn nói với Thế Tôn:
- Ở đây kẻ trọc đầu,
ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây
kẻ bần tiện, hãy đứng lại.
Khi được nói vậy,
Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja:
- Này Bà-la-môn, Người
có biết người bần tiện hay những pháp
tạo ra kẻ bần tiện không?
- Này Tôn giả Gotama,
tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp
tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn
giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi,
để tôi được biết về kẻ bần tiện
hay các pháp tạo thành kẻ bần
tiện.
- Vậy này Bà-la-môn,
hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả!
Bà-la-môn Aggibhàradvàja
vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói
như sau:
116. Người phẫn nộ,
hiềm hận,
Ác nhân, gièm pha người,
Ác tà kiến, man trá,
Ðược biết là bần
tiện.
117. Ai ở đây hại
vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu
tình,
Ðược biết là bần
tiện.
118. Ai làm hại vây hãm,
Các làng, các thị
trấn,
Kẻ cướp đoạt
có tiếng,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
119. Tại làng hay tại rừng,
Vật sở hữu của người,
Lấy trộm của không
cho,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
120. Ai vay nợ của người,
Bị đói liền trốn
tránh,
Ta đâu mắc nợ ngươi,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
121. Ai vì ham vật mọn,
Kẻ đang đi trên
đường,
Giết hại cướp vật mọn,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
122. Ai vì mình, vì người,
Hay vì nhân tài sản,
Làm nhân họ nói láo,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
123. Ai được thấy giữa
vợ
Của bà con, bạn thân,
Ép buộc hay ưng thuận,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
124. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ qua,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
125. Ai với mẹ hay cha,
Với anh chị, nhạc mẫu,
Làm hại, dùng lời
mắng,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
126. Ai được hỏi mục
đích,
Lại khuyên lời trái
đích,
Khuyên bảo nên che đậy,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
127. Ai làm các nghiệp ác,
Muốn không biết mình
làm,
Ai làm hạnh che đậy,
Ðược biết là kẻ
bần tiện.
128. Ai đến nhà người
khác,
Ăn món ăn ngon lành,
Lại không đáp lễ
lại,
Ðược biết là bần
tiện.
129. Ai nói dối lường
gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các người nghèo
khác,
Ðược biết là bần
tiện.
130. Dùng lời mắng, không
cho,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Khi thời ăn uống đến,
Ðược biết là bần
tiện.
131. Ở đời nói không
thật,
Bị si mê che đậy,
Tham cầu chút lợi nhỏ,
Ðược biết là bần
tiện.
132. Ai đề cao tự ngã,
Khi miệt giá trị người,
Hạ mình với tự cao,
Ðược biết là bần
tiện.
133. Ai gây hấn, hà tiện,
Ác dục và xan tham,
Xảo quyệt, không tàm quí,
Ðược biết là bần
tiện.
134. Ai phỉ báng đức
Phật,
Hay đệ tử của Ngài,
Hàng xuất gia, tại gia,
Ðược biết là bần
tiện.
135. Ai không phải La-hán,
Tự nhận là La-hán,
Kẻ trộm Phạm thiên
giới,
Chính tối hạ bần
tiện.
Những hàng bần tiện này,
Ta nói rõ cho Ông.
136. Bần tiện không vì
sanh,
Phạm chí không vì
sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.
137. Do đây, nên hiểu biết,
Như Ta trình bày rõ,
Màtanga được danh,
Bần tiện, ăn thịt chó.
138. Danh tối thượng khó
đạt,
Màtanga đạt được,
Nhiều Sát-ly, Phạm chí,
Ðến hầu hạ vị ấy.
139. Vị ấy leo thiên xa,
Trên đường lớn
không bụi,
Từ bỏ mọi dục tham,
Ðạt được Phạm
thiên giới,
Thọ sanh không ngăn chận,
Vị ấy sanh Phạm thiên.
140. Có những Bà-la-môn,
Sanh gia đình Ðạo
sư,
Hay sanh những gia đình
Quyến thuộc với bùa chú,
Họ vẫn thường được
thấy,
Làm các điều ác
nghiệp,
141. Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,
Thọ sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng
khinh.
142. Bần tiện không vì
sanh,
Phạm chí không vì
sanh,
Do hành thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn
Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn
giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả
Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như
người dựng đứng lại những gì
bị quăng ngã xuống, mở toang ra những
gì bị che kín, chỉ đường cho
kẻ bị lạc hướng, đem đèn
sáng vào trong bóng tối, để những
ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng
vậy, Pháp được Tôn giả Gotama
dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay
qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui
y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận
con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến
mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.
(VIII) Kinh Từ Bi (Metta Sutta) (Sn
25)
143. Vị thiện xảo mục
đích,
Cần phải làm như
sau:
Sau khi hiểu thông suốt,
Con đường an tịnh
ấy,
Có khả năng, trực
tánh,
Thật sự, khéo chân
trực,
Dễ nói và nhu hòa,
Không có gì cao mạn.
144. Sống cảm thấy vừa
đủ,
Nuôi sống thật dễ
dàng,
Ít có sự rộn ràng,
Sống đạm bạc giản
dị.
Các căn được
tịnh lạc,
Khôn ngoan và thật trọng,
Không xông xáo gia đình,
Không tham ái, tham vọng.
145. Các sở hành của
mình,
Không nhỏ nhen vụn vặt,
Khiến người khác có
trí,
Có thể sanh chỉ trích.
Mong mọi loài chúng sanh,
Ðược an lạc, an ổn,
Mong họ chứng đạt được,
Hạnh phúc và an lạc.
146. Mong tất cả những ai,
Hữu tình có mạng
sống,
Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
Không bỏ sót một
ai,
Kẻ dài hay kẻ lớn,
Trung, thấp, loài lớn,
nhỏ.
147. Loài được thấy,
không thấy,
Loài sống xa, không xa,
Các loài hiện đang sống,
Các loài sẽ được
sanh,
Mong mọi loài chúng sanh
Sống hạnh phúc an lạc.
148. Mong rằng không có
ai,
Lường gạt lừa dối
ai,
Không có ai khinh mạn,
Tại bất cứ chỗ nào.
Không vì giận hờn
nhau,
Không vì tưởng chống
đối.
Lại có người mong
muốn,
Làm đau khổ cho nhau.
149. Như tấm lòng người
mẹ,
Ðối với con của
mình,
Trọn đời lo che chở,
Con độc nhất mình
sanh.
Cũng vậy, đối tất
cả
Các hữu tình chúng
sanh,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng
lớn.
150. Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng
lớn.
Phía trên và phía
dưới,
Cũng vậy, cả bề ngang,
Không hạn chế, trói buộc,
Không hận, không thù
địch.
151. Khi đứng, hay khi đi,
Khi ngồi, hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Ðược đời đề
cập đến,
Là nếp sống tối thượng.
152. Ai từ bỏ tà kiến,
Giữ giới, đủ chánh
kiến,
Nhiếp phục được tham
ái,
Ðối với các dục
vọng,
Không còn phải tái
sanh,
Ði đến thai tạng nữa.
(IX) Kinh Hemavata (Sn 27)
Sàtàgira:
153. Nay đúng vào
ngày rằm,
Ngày trai giới, bố-tát,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðêm đã được
an trú,
Ðêm đẹp như
cõi trời,
Hãy gặp Gotama,
Bậc Ðạo Sư vô
thượng.
Hemavata:
154. Có phải ý vị
ấy,
Tâm nguyện thật khéo phát?
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải đối sanh
loại,
Có tâm tư như vậy?
Có phải các tư duy,
Ðược khéo léo
điều phục
Ðối với các pháp
khả ái,
Và pháp không khả
ái?
Sàtàgira:
155. Ý vị ấy
là vậy,
Tâm nguyện thật khéo phát,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðối với mọi sanh loại,
Có tâm tư như vậy,
Như vậy là tư duy,
Ðược khéo léo
điều phục.
Hemavata:
156. Có phải là
vị ấy
Không lấy vật không
cho?
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải với hữu tình,
Vị ấy khéo chế ngự?
Có phải với phóng
dật,
Vị ấy khéo viễn
ly?
Có phải đối thiền
định,
Vị ấy không từ
bỏ?
Sàtàgira:
157. Vị ấy không
có lấy
Những vật không được
cho,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Vị ấy với hữu tình,
Rất khéo léo chế ngự,
Vị ấy với phóng
dật,
Thật sự sống viễn
ly,
Ðức Phật đối
thiền định,
Không từ bỏ, sao lãng.
Hemavata:
158. Có phải là
vị ấy,
Không nói lời nói
láo?
Nói vậy là Dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải là vị ấy
Ðoạn tận các trách
nhiệm?
Có phải là vị ấy
Không nói lời vu khống?
Có phải là vị ấy
Không nói lời phù
phiếm?
Sàtàgira:
159. Và thật sự
vị ấy,
Không nói lời nói
láo,
Nói vậy là Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðoạn tận đường
ác ngữ,
Không nói lời vu khống,
Vị ấy nói những
lời
Sáng suốt, có nghĩa
lý.
Hemavata:
160. Có phải đối
các dục,
Vị ấy không tham ái?
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải tâm vị ấy
Không có bị dao động?
Có phải tâm vị ấy
Vượt khỏi sự si ám?
Có phải thật vị ấy,
Có mắt đối các
pháp?
Sàtàgira:
161. Vị ấy không
tham ái
Ðối với các dục
vọng,
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Tâm không có dao động,
Vượt khỏi mọi si ám,
Ðức Phật thật có
mắt
Ðối với tất cả
pháp.
Hemavata:
162. Có phải là
vị ấy
Ðầy đủ về các
minh?
Ðây là lời Dạ-xoa
Tên Hemavata,
Có phải là vị ấy
Sở hành thật thanh tịnh?
Có phải là vị ấy
Các lậu hoặc đoạn
tận?
Có phải là vị ấy
Không còn có tái
sanh?
Sàtàgira:
163. Sự thật là
vị ấy,
Ðầy đủ với
các minh,
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira
Sở hành thật thanh tịnh,
Mọi lậu hoặc đoạn
tận,
Thật sự đối vị
ấy,
Không còn có tái
sanh.
Hemavata:
163. (a) Có phải vị
ẩn sĩ,
Với tâm được viên
mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo
hoàn mãn,
Có phải người tán
thán,
Một cách đúng Chánh
pháp.
Vị đầy đủ
trí đức,
Ðầy đủ cả
hạnh đức.
Sàtàgira:
163. (b) Thật sự vị
ẩn sĩ,
Với tâm được viên
mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo
hoàn mãn.
Thật sự Ông tùy
hỉ
Một cách đúng Chánh
pháp,
Vị đầy đủ
trí đức,
Ðầy đủ cả
hạnh đức.
Cả hai:
164. Thật sự vị
ẩn sĩ,
Với tâm được viên
mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo
hoàn mãn.
Chúng ta hãy yết kiến
Tôn giả Gotama,
Vị đầy đủ
trí đức,
Ðầy đủ cả
hạnh đức.
Hemavata:
165. Bắp chân giống
như nai,
Thon vững chắc, bền bỉ,
Giản dị ít nhu cầu,
Không tham đắm vật
gì.
Hãy đi đến yết kiến
ẩn sĩ Gotama,
Vị hành trì thiền định,
Trong rừng núi xa vắng.
166. Sống cô độc
một mình,
Như sư tử, như voi,
Ngài không có tham đắm,
Không cầu mong các dục.
Chúng ta hãy đi đến,
Và hỏi thăm vị
ấy
Về con đường giải thoát
Khỏi cạm bẫy Ác
ma.
Cả hai:
167. Vị tuyên bố
giải thích,
Vị đạt đến mọi
pháp,
Bậc giác ngộ vượt
khỏi
Hận thù và sợ hãi,
Chúng ta hãy đến học
Sa-môn Gotama.
Hemavata:
168. Do pháp nào có
mặt,
Thế giới được sanh khởi,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata.
Do pháp nào có mặt,
Tác thành sự giao hợp?
Sự chấp thủ ở đời,
Là chấp thủ cái
gì?
Do pháp nào có mặt,
Thế giới bị tàn hại?
Thế Tôn:
169. Do sáu pháp có
mặt,
Thế giới được sanh khởi,
Này Hemavata,
Thế Tôn nói như vậy.
Do sáu pháp có mặt,
Tác thành sự giao hợp,
Sự chấp thủ ở đời,
Là chấp thủ sáu
pháp,
Do sáu pháp có mặt,
Thế giới bị tàn hại.
Hemavata:
170. Do chấp thủ cái
gì,
Ðây thế giới bị hại?
Ðược hỏi, hãy
nói lên,
Về con đường thoát
đời.
Làm thế nào đau khổ,
Ðược giải thoát
hoàn toàn?
Thế Tôn:
171. Ðây, năm
dục trưởng dưỡng,
Ý được gọi thứ
sáu,
Bỏ ước muốn ở
đây,
Như vậy, thoát đau
khổ.
172. Ðây, con đường
thoát đời.
Như thật nói Ông
rõ,
Ðường này Ta nói
Ông,
Như vậy, thoát đau
khổ.
Hemavata:
173. Ðây, ai vượt
bộc lưu?
Ðây, ai vượt biển lớn?
Không chân đứng
bám víu,
Ai không chìm vực sâu?
Thế Tôn:
174. Ai luôn luôn đủ
giới,
Có tuệ, khéo thiền định,
Tâm hướng nội, chánh
niệm,
Vượt bộc lưu khó
vượt.
175. Ai từ bỏ dục tưởng,
Vượt khỏi mọi kiết sử,
Ai, hỷ, hữu đoạn tận,
Không chìm vào vực
sâu.
Hemavata:
176. Vị trí tuệ thâm
sâu,
Thấy được đích
tế nhị,
Vị không có sở hữu,
Không tham đắm dục
hữu.
Hãy yết kiến vị ấy,
Vị luôn luôn giải
thoát,
Bậc đại sĩ tiến bước,
Trên con đường Thiên
đạo.
177. Bậc danh xưng vô thượng,
Bậc thấy đích
tế nhị,
Bậc ban bố trí tuệ,
Không tham đắm dục
tạng.
Hãy yết kiến vị ấy,
Vị Toàn trí, Thiện tuệ,
Bậc Ðại sĩ tiến bước
Trên con đường Thánh
đạo.
178. Hôm nay thật chúng
con
Ðược thấy điềm
tốt lành,
Ðược hào quang chói
sáng,
Của bình minh tốt lành.
Vì chúng con được
thấy,
Bậc Chánh Ðẳng
Chánh Giác,
Bậc đã vượt
bộc lưu,
Bậc đã đoạn
lậu hoặc.
179. Ngàn vị dạ-xoa này,
Có thần lực danh xưng,
Tất cả xin đi đến
Y tựa quy ngưỡng Ngài,
Ngài là bậc Ðạo
Sư,
Vô thượng của chúng
con.
180. Chúng con sẽ bộ hành
Làng này qua làng khác,
Thành này qua thành
khác,
Ðảnh lễ bậc Chánh
giác,
Ðảnh lễ thiện pháp
tánh,
Của Chánh pháp vi diệu.
(X) Kinh Alavaka (Sn 31)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở
Alavi, tại trú xứ của Dạ-xoa Alavaka.
Rồi Dạ-xoa Alavaka đi đến Thế Tôn,
sau khi đến nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi
ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra.
- Này Sa-môn, hãy đi
vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào. Lần
thứ hai, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi
ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra:
- Này Sa-môn, hãy đi
vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào.
Lần thứ ba, Dạ-xoa Alavaka
nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi
ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra.
- Này Sa-môn, hãy đi
vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào.
Lần thứ tư, Dạ-xoa Alavaka
nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi
ra.
- Này Hiền giả, Ta sẽ không
đi ra cho Ông. Ông cần gì hãy làm?
- Này Sa-môn, ta sẽ hỏi
Ngài. Nếu Ngài không trả lời cho ta, ta sẽ
làm tâm trí Ngài điên loạn,
hay ta sẽ bóp nát quả tim của Ngài,
hay nắm chân của Ngài, ta sẽ quăng
qua bờ sông bên kia sông Hằng.
- Này Hiền giả, Ta không thấy
một ai trong thế giới với chư Thiên, với
Ác ma và với Phạm thiên, trong quần
chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên
và loài Người, lại có thể làm
tâm Ta điên loạn, hay bóp nát quả
tim của Ta, hay nắm chân quăng Ta qua bên
kia bờ sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả,
Ông cứ hỏi như ý Ông muốn.
Rồi Dạ-xoa với bài kệ
nói với Thế Tôn:
Alavaka:
181. Ở đời, tài
sản gì,
Tối thắng cho con người?
Cái gì khéo thực
hành
Ðem lại chơn an lạc.
Cái gì trong các vị,
Là vị ngọt tối thượng?
Nếp sống như thế nào,
Gọi nếp sống tối thắng?
Thế Tôn:
182. Ở đời này,
lòng tin,
Tối thắng cho con người,
Cái gì khéo thực
hành,
Ðem lại chơn an lạc?
Chánh pháp khéo thực
hiện,
Ðem lại chơn an lạc,
Sự thật trong các vị,
Là vị ngọt tối thượng,
Nếp sống với trí tuệ,
Là nếp sống tối thắng.
Alavaka:
183. Thế nào vượt
bộc lưu?
Thế nào vượt biển lớn?
Thế nào vượt qua khổ?
Thế nào thật thanh tịnh?
Thế Tôn:
184. Với tín, vượt
bộc lưu,
Không phóng dật, vượt
biển,
Tinh tấn, vượt đau
khổ,
Với tuệ, được thanh
tịnh.
Alavaka:
185. Thế nào được
trí tuệ?
Thế nào được tài
sản?
Thế nào đạt danh xưng?
Thế nào cột bạn hữu?
Ðời này qua đời
sau,
Thế nào, chết không sầu?
Thế Tôn:
186. Tin tưởng bậc
La-hán,
Tin pháp, đạt Niết-bàn,
Khéo nghe, được trí
tuệ,
Bậc trí, không phóng
dật.
187. Làm thích đáng
trách nhiệm,
Phấn đấu được
tài sản,
Với sự thật được
danh,
Bố thí cột bạn bè.
188. Ai là người gia chủ,
Tin tưởng bốn pháp
này,
Sự thật và Chánh
pháp,
Kiên trì và bố
thí,
Vị ấy sau khi chết,
Nhất định không
sầu muộn.
189. Hãy hỏi các vị
khác,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nếu có pháp nào khác
Ở đời, lại thắng
hơn,
Sự thật và nhiếp phục,
Bố thí và kham nhẫn?
Alavaka:
190. Sao nay con rộng hỏi,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nay con được rõ biết,
Hiện, vị lai hạnh phúc.
191. Vì hạnh phúc cho
con,
Mong rằng bậc Giác Ngộ,
Hãy đi đến an trú,
Tại xứ Alavi.
Nay con đã rõ biết.
Chỗ nào thí, quả lớn.
192. Con sẽ đi bộ hành,
Làng này qua làng khác,
Thành này qua thành
khác,
Ðảnh lễ bậc Giác
Ngộ,
Ðảnh lễ thiện pháp
tánh
Của Chánh pháp vi diệu.
(XI) Kinh Thắng Trận (Sn 34)
193. Hoặc là đi
hay đứng,
Hoặc là ngồi hay nằm,
Hoặc co tay, duỗi tay,
Như vậy, thân dao động.
194. Ràng buộc với xương
gân,
Trét thoa với da thịt,
Thân được da che đậy,
Như thật không thấy
rõ.
195. Trong một bụng chứa
đầy,
Cục gan, và bọng đái,
Quả tim và buồng phổi,
Cả thận, và tỳ tạng.
196. Nước mũi, và nước
miếng,
Mồ hôi, và nước
mỡ,
Máu, và nước khớp
xương,
Mật, và bạch huyết cầu.
197. Từ chín nguồn nước
này,
Bất tịnh luôn luôn
chảy,
Từ mắt, đồ bẩn
chảy,
Từ tai, đồ bẩn
chảy.
198. Nước mũi từ lỗ
mũi,
Từ miệng, có khi chảy,
Chảy mật, và niêm
dịch,
Từ thân, mồ hôi
bẩn.
199. Trong đầu thật trống
rỗng,
Chứa đầy những
óc, não.
Bị vô minh dắt dẫn,
Kẻ ngu nghĩ tịnh sạch.
200. Khi bị chết nằm xuống,
Phồng lên, và xanh bầm,
Quăng bỏ trong nghĩa địa,
Bà con không đoái
hoài.
201. Chó, dã can đến
ăn,
Chó sói, các côn
trùng,
Quạ, diều hâu đến ăn,
Còn có hữu tình
khác.
202. Ðược nghe lời Phật
dạy,
Tỷ-kheo có trí tuệ,
Vị ấy liễu tri thân,
Thấy thân đúng
như thật.
203. Ðây thế nào, kia
vậy,
Kia thế nào, đây vậy,
Ðối với thân trong
ngoài,
Từ bỏ mọi lòng dục.
204. Từ bỏ lòng tham
dục,
Ðây Tỷ-kheo có tuệ,
Chứng bất tử, tịch
tịnh,
Niết-bàn giới thường
trú.
205. Thân này với hai chân,
Bất tịnh và hôi
thúi,
Ðầy xác chết, chảy
nước,
Lại được giữ,
nâng niu.
206. Với thân thể như vậy,
Ai lại nghĩ đề cao,
Hay khinh miệt kẻ khác,
Trừ kẻ không thấy
gì.
(XII) Kinh ẩn sĩ (Sn 35)
207. Thân mật, sanh sợ
hãi,
Trú xứ, sanh bụi bặm,
Không trú xứ, không
thân,
Hình ảnh bậc ẩn sĩ.
208. Ai đã chặt sanh hữu,
Không còn gieo giống
thêm,
Sanh hữu đã đoạn
tận,
Không muốn nó tùy
sanh,
Ðược gọi là ẩn
sĩ,
Một mình đi im lặng,
Bậc đại sĩ đã
thấy,
Con đường tịch tịnh
ấy.
209. Sau khi ước lượng
đất,
Tìm hiểu được hột
giống,
Không còn muốn tham ái,
Ðược tiếp tục tùy
sanh,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Thấy sanh diệt chấm dứt,
Ðoạn tận mọi lý luận,
Không rơi vào tính
toán.
210. Ðã rõ mọi trú
xứ,
Không ham trú xứ nào,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Không tham, không say đắm.
Không còn phải ra sức,
Ðã đạt bờ
bên kia.
211. Bậc chiến thắng toàn
diện,
Bậc toàn tri, thiện tuệ,
Ðối với tất cả
pháp,
Không còn bị ô nhiễm.
Bậc từ bỏ tất
cả,
Ái đoạn diệt, giải
thoát.
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
212. Vị có trí tuệ lực,
Giới cấm được
đầy đủ,
Ðịnh tĩnh, thích
thiền định,
Gìn giữ trì chánh
niệm,
Giải thoát các trói
buộc,
Không hoang vu, lậu tận,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
213. Bộ hành, riêng một
mình,
ẩn sĩ, không phóng
dật,
Trước chê bai, tán
thán,
Không có bị dao động.
Như sư tử, không sợ,
Giữa các tiếng vang động.
Như gió không vướng
lưới,
Như son không dính nước,
Bậc lãnh đạo mọi
người,
Người không ai lãnh
đạo.
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
214. Vị nào biết xử sự,
Như cột trụ hồ tắm,
Khi người khác nói
lời,
Lời khen chê cực đoạn,
Vị không có tham ái,
Với căn khéo định
tĩnh,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
215. Ai thật tự mình đứng
Thẳng như cây thoi đưa,
Nhàm chán các nghiệp
ác,
Quán sát chánh, bất
chánh,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
216. Ai biết tự chế ngự,
Không làm các điều
ác,
Trẻ và hạng trung niên,
Bậc ẩn sĩ chế ngự,
Vị không nên chọc giận,
Vì không làm ai giận,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
217. Ai sống nhờ người
cho,
Nhận lãnh đồ khất
thực,
Nhận từ trên, từ
giữa,
Hay từ chỗ còn lại,
Không đủ để tán
thán,
Không nói lời hạ
mình,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
218. Sống thụ hạnh ẩn
sĩ,
Từ bỏ sự dâm dục,
Ai lúc còn tuổi trẻ,
Không bị trói buộc
gì,
Từ bỏ mạn, phóng
dật,
Ðược hoàn toàn
giải thoát,
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
219. Rõ biết được thế
giới,
Thấy được lý chân
đế,
Vượt khỏi được
bộc lưu,
Vượt biển lớn như vậy.
Vị chặt đứt trói
buộc,
Không ỷ lại, vô lậu.
Các bậc trí nhận
thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
220. Hai nếp sống không giống.
An trú, thật xa nhau,
Gia chủ, có vợ con,
Không ngã sở, khéo
nhiếp,
Gia chủ không chế ngự,
Ngăn chận hữu tình
khác,
Bậc ẩn sĩ luôn luôn,
Che chở loài hữu tình.
221. Giống như loại chim
công,
Loại chim có cổ xanh,
Không bao giờ sánh bằng
Chim thiên nga nhanh nhẹn.
Cũng vậy, người gia
chủ,
Không sánh bằng Tỷ-kheo,
Bậc ẩn sĩ viễn ly,
Sống thiền định trong
rừng.
[Giới thiệu][1][2][3][4][5][
^ ]
|