Quá
trình chuyển hóa và phát triển của chèo sân đình
ở
đây đề cập đến những thời kỳ chuyển hóa phát triển
của sân khấu chèo suốt gần 500 năm, từ sau khi đánh thắng
quân Minh xâm lược qua các triều Lê (Mạc, Trịnh) Tây Sơn,
Nguyễn đến lúc đất nước rơi vào tay đế quốc Pháp. Người
xưa, xét hình thái nghệ thuật đã mệnh danh thời kỳ kéo
dài gần 5 thế kỷ này là chèo sân đình, khán giả ngồi
vây quanh ba mặt ngoài trời.
1. Thử
phác quá trình chuyển hóa và phát triển của sân khấu kịch
hát chèo qua thực tiễn nghệ thuật mấy vở truyền thống:
* Lưu Bình
trò:
Lưu Bình trò
có thể xuất hiện vào thế kỷ XVII. Có thể nói đây là
vở ở dạng cổ nhất. Các bản đều có số lớp trò tuần
tự
như sau: Giáo đầu; Dương Lễ tới rủ bạn là Lưu Bình đi
thi; Dương Lễ đậu "tam kỳ đệ nhất"; Lưu Bình thi trượt,
về quê thì nhà cửa bị "cơn binh hỏa" cháy sạch, sang nhờ
bạn, bị Dương Lễ sai Trù Phòng làm nhục; Dương Lễ cậy
1 trong 3 vợ đi nuôi bạn ăn học, nhưng chỉ có Châu Long,
vợ 3 khẳng khái nhận lời; Quán Nghênh Hương, Lưu Bình gặp
Châu Long; hai người về sống chung; Lưu Bình sau 3 năm dùi
mài kinh sử, thi đậu về nhà thấy Châu Long; Lưu Bình buồn
rầu, được Dương Lễ cho lính mời sang chơi; Ðôi bạn cũ
gặp nhau, Lưu Bình than thở Nàng Ba ra hầu trà: Lưu Bình chợ
hiểu thâm ý bạn, cúi đầu, vái Anh, kính Chị hát Kết trò.
Sự khác nhau
giữa các bản trò thường do sau này thêm vào trò diễn ý
nghĩa sâu hơn và cũng hấp dẫn hơn. Như có bản thêm vào
lớp Thày Ðò dạy học tiếp theo lớp Dương Lễ sang rủ bạn
đi thi (nay đổi là đi học); có bản thêm lớp Vợ chồng
nhà Xẩm chen giữa lớp Lưu Bình gặp gỡ Châu Long ở Quán
Nghênh Hương. Nhiều bản vở mở rộng 2 câu kết làm Vãn
trò nhấn thêm chủ đề bằng hữu, Vợ chồng. Kể thêm vô
số câu pha trò của Trù, Phòng dinh Dương Lễ, của chú Hề
đi theo Lưu Bình, tất cả như cố ý nhắc nhở, cảnh tỉnh
những học trò "cả tháng rông dài; một ngày kinh sử"......
Nhưng so chiếu
một số mặt nghệ thuật giữa các bản trò, thấy có những
điểm đáng lưu ý:
ở lớp giáo
đầu, Lưu Bình chỉ dẫn chung chung:
Nhớ xưa
tích cũ,
Có hai
chàng Dương Lễ Lưu Bình
Bạn đồng
khoa đèn sách học hành.....
Rồi sau nói:
"Ðây đã đến Kinh Kỳ Kẻ chợ" và "bên kia Tây Hán có tên
học trò Lưu Bình đỗ "tam kỳ đệ nhất"; còn các bản Lưu
Bình lại nói:
Có hai chàng
Dương Lễ Lưu Bình,
Kẻ Sơn
Tây, người Bắc Ninh...
Vở này được
nhà nghề truyền ngôn là "văn chương nghĩa lý", gồm phần
lớn thơ thất ngôn, thỉnh thoảng chen đôi câu ngữ ngôn.
Riêng Lưu Bình trò thấy một lần viết theo thể 4/8 lồng
cho sử rầu:
Công danh
bởi trời,
Kim lan
nghĩa cũ, trách trời sao nên
Về nghệ
thuật Lưu Bình trò được nhà nghề xếp vào loại trò nhời,
sử dụng chủ yếu nói sử cùng với các dạng sử rầu, than
sử, mà "cao" nhất là sử chuyện đã thành điệu, chen vào
những ngâm thơ, nói vần, nói thường biền ngẫu. ở đây
không có sự biến đòi giải quyết gay gắt, dùng nhân vật
ở vào thế đối phó trực diện, mà là những hành vi và
lời lẽ thuyết phục nhau, xoay quanh mấy quan hệ bình thường
nhưng "đặc biệt" giữa bạn bè, vợ chồng, tớ thầy.
Lưu Bình trò
hoàn thiện dần một cách kết cấu bản trò theo dạng sân
khấu kể chuyện riêng, ở chỗ các sự biến xẩy ra tuần
tự, được nghệ nhân thể hiện bằng nói lối và hát kết
hợp mà lộ dần tính cách, thật ra là đức độ mỗi lúc
dầy thêm, cho đến khi đạt yêu cầu mà soạn giả đề ra
cho tích trò và cũng phân thành những lớp giáo đầu, lớp
vào trò, thân trò với số lớp ruột trò, lớp kết trò, rồi
sau cùng lớp vãn trò.
Nhìn vào quá
trình chuyển hóa sáng tạo nghệ thuật thấy Lưu Bình trò
đã đóng góp số lớp riêng giá trị cho vốn nghề truyền
thống ngày càng sắc sảo và thâm thúy về Hề, về giá trị
thơ văn và chất trữ tình khi miêu tả quan hệ vợ chồng
cả chân và giả làm cho tiết mục trở thành vở trò nhời
mẫu mực của nghề Tổ.
Ðoán định
Lưu Bình trò có thể xuất hiện khoảng thế kỷ XVII là từ
những lẽ đó, mà chưa nại đến nguyên nhân làm cháy nhà
chàng Lưu ("qua cơn binh hỏa" hay tại "nạn hỏa tai"?). Nghệ
nhân các thế hệ sau, cả các nho sỹ, các nhà khoa cử, sẽ
bồi đắp sáng tạo thêm về nhiều mặt nghệ thuật, nhất
là mặt hài hước với số câu, đoạn pha trò sắc bén, châm
chích "gán" vào miệng chú Trù Phòng, chú hề gậy, cố ý nhấn
đậm chủ đề bằng hữu để chuyển thành chèo Lưu Bình
Dương Lễ của thế kỷ XIX sau này.
* Quan âm
trò:
Từ
Quan âm trò sang chèo Quan âm đến Quan âm Thị Kính đánh dấu
bước phát triển quan trọng hơn nữa của nghệ thuật chèo
sân đình. Bản Quan âm trò cổ nhất tìm được thấy ghi khắc
in năm 1872. Các bản Quan âm trò bằng chữ quốc ngữ la-tinh
mới in namw 1924 tại Hà Nội.
Ðây là vở
chèo tiếp nối dòng trò nhà Phật được đông đảo nhân
dân thích thú thưởng thức nhất từ trước đến nay, kể
lại 2 nỗi oan tày đình, với sự chịu nhẫn nhục cực kỳ
của Thị Kính Phật Bà. Ngoài lớp giáo đầu, Quan âm trò
gồm hai phần: phần 1 kể sự kiện "thửa làm vợ để chồng
ngờ thất tiết" với các lớp (Thiện Sĩ) hỏi vợ, (ông Mãng)
gả con, sự biến tỉa râu và nỗi oan giết chồng, (Thị Kính)
than thở phần 2 kể "lúc làm trai cho gái đổ oan tình" với
các lớp Chùa Vân (và Tiểu Kính) , (Thị Mầu) lên chùa, Nô
và Màu, Việc làng (gồm lớp Mẹ Ðốp-Xã Trưởng, lớp Bắt
khoán), "Trả" con, Nuôi "con"; Nỗi oan giải tỏ, Phật tổ ban
sắc và cuối cùng là lớp Chạy đàn.
Quan âm trò
đã chứng tỏ một trình độ phối kết nhuần nhị và một
sức sáng tạo nghệ thuật phong phú, các thủ pháp cấu thành
ngôn ngữ nghệ thuật kịch chủng khi mô tả những sự biến,
những nhân vật trong quá trình bộc lộ phẩm cách, nhất
là với số nhân vật có suy nghĩ và hành động vượt ra ngoài
khuôn khổ đạo đức nhân sinh của xã hội đương đại.
Có thể nói
chèo Quan âm có nhiều lớp trò mới với những khuôn diễn
mới bao gồm làn điệu mới, điệu múa mới và tất nhiên
tạo hình mới. Như những lới tỉa râu, đánh mắng con dâu,
Thị kính than thở, Tiểu nuôi "con", chạy đàn; đặc biệt
là lớp lên chùa sử dụng chủ yếu hát múa kết hợp với
lời thơ và diễn xuất tạo hình, lớp Việc làng chỉ dùng
nói thường vần vè và nói lối cùng với số nhân vật biểu
trưng sắc sảo cho cái ngu dốt, thối nát của lũ hào lý nơi
xóm thôn, kết hợp với diễn kỹ tương hợp mà đạt hiệu
quả sáng giá lâu dài. Sự sáng tạo ở đây thật đáng lưu
ý, bởi nay chân kinh và truyện nôm cũng chỉ miêu ta đận
lên chùa trong 16 câu thơ 6/8; tả đoạn làng bắt khoán chưa
đến 20 câu và không hề ló thấy những Vợ Mõ, Xã trưởng
với lũ Ðồ "điếc", Hương "câm", thầy "mù".
Xét về mặt
nghệ thật, có so chiếu với văn chương và nội dung các bản
chân kinh, truyện nôm, so chiếu với kết cấu cả nội dung
và nghệ thuật số vở vẫn được nhà nghề coi là mẫu mực
của vốn chèo truyền thống, có thể đoán định Quan âm trò
ra đời vào thế kỷ XVIII, sớm cũng là cuối thế kỷ XVII.
Tất nhiên do sự phổ biến sâu rộng trong quảng chúng, Chèo
Quan âm được lớp thế hệ nghệ nhân, cả nho sỹ sáng tạo
bổ sung không dứt, điều mà tất các loại hình văn nghệ
dân gian đều trải qua; để nói sang thế kỷ XIX, chèo quan
âm dần chuyển thành chèo Quan âm thị kính với các khâu nghệ
thuật vẫn trau chuốt tiếp tục mà trở thành vở chèo cổ
truyền hoàn chỉnh hơn hết.
* Trò Kiều:
trò
kiều, chèo Kiều mới xuât hiện khoảng giữa thé kỷ XIX,hoặc
muộn hơn vài chục năm, thậm chí vào đầu thế kỷ XX, do
chúng vẫn đang trên đường ổn định kết cấu và sáng tạo
bổ sung nghệ thuật. Bởi ngay Truyện Kiều của Nguyễn Du
cũng mới thai nghén và ra đời những năm cuối thế kỷ XVIII
hoặc đầu thế kỷ XIX. Càng không thể có chèo Kiều ra đời
trước Truyện Kiều.
Từ những
bản trò Kiều có hoặc không mang tên soạn giả, đã hoặc
chưa đưa ra công diễn, thử lấy ra mấy nhận xét:
Thứ nhất,
hầu
như bản thể hiện suốt cuộc đời nàng Kiều và số bản
chỉ nói thời kỳ nàng lấy Từ hải, đều không sử dụng
đoạn "đại đoàn viên" của truyện nôm, mà lại kết vở
bằng cảnh "trẫm mình trên sông Tiền Ðường". Phải chăng,
đông đảo khán giả và người nghề cũng cho là cảnh Kim
Kiều đoàn tụ lúc kết truyện mang nhiều giả tạo, không
thực tế? Hoặc vào chiếu chèo, trò Kiều có phần chịu ảnh
hưởng về cái chết "trọn vẹn" của "con vân bạc dạ hát
hay múa lạ" mà điều kiện (tài năng, thời gian) chưa cho phép
họ tạo dựng một hình tượng nàng Kiều "đẹp và hay" hơn
vân dại? và quả thật, hình ảnh nàng Kiều chưa có thời
gian để nghệ nhân thể hiện thành sống động, gây ấn tượng
sâu sắc và mạnh tới nhiều người xem, như nàng Vân dại.
Thứ hai, kết
cấu Truyện Kiều đầy tính kịch, để lộ rõ từng mảng
đời nhân vật chính, cho phép những người làm chèo dễ dàng
lẩy ra thành vở diễn, nói đủ một sự kiện "lớn", qua
các đận vào đề, gặp biến cố, mở ra tình huống mới.Vì
thế, chèo không qua lo lắng kể lại chuyện đời của nàng
kiều ngành ngọn trong đêm, hoặc trong vài đêm liên tục,
mà phân ra từng "vở nhỏ", song chẳng ai bảo làm thế là
không thoả mãn thị hiếu đông đảo khán quan. Như vở vở
Kiều du xuân (còn có tên Kiều-Kim Trọng) đã thể hiện mối
tình nồng nàn trong trắng của đôi lứa, đẹp đẽ tới mức
xem cũng mơ ước, được các hội Xuân làng xã đón mời háo
hức..Có lẽ chư một truyện nôm nào được chèo khai thác
sâu và kỹ, để nhân lên những bài học với các cách đối
phó, ứng sử trong cuộc đời trước mắt như Truyện Kiều.
Thứ ba, tiếng
cuời trong các vở chèo Kiều cũng như hầu hết những vở
truyền thống khác, chiếm gần nửa, lắm khi khi hơn, thời
gian buổi biểu diễn và ở nhiều cung bực: vui vẻ thoải
mái hư Hề đồng Kim Trọng, Lão Mốc với thày trò Kim Trọng;
chê trách nhẹ nhàng thì như Hề với Thúc sinh….ở đây,
nghệ nhân lợi dụng mọi tình huống cho phép để "pha trò",
theo cung cách thường gặp trong cấu trúc diễn chèo, là xen
kẽ "lớp" hài, "lớp" bi hoặc trữ tình và ngay ở ‘lớp’
bi cũng cố chen vào đôi tiếng cười. Dường như lan tràn
suốt vở là những tiếng cười nhẹ nhõm đôn hậu, cốt
xoá bớt nỗi cực nhục bi phẫn của Thiúy Kiều; ngoại trừ
đôi câu thô thiển tục tĩu khá "tương xứng" với không khí
sinh hoạt xuỗng xã chốn lầu xanh.
Nhìn chung,
các vở chèo Kiều nghiêng nhiều vở loại trò nhời, nhờ
tính nhân bản và chất hiện thực đậm đà của tích truyện
khái thác, lại do nghệ nhân được đông đảo khách xem cổ
vũ khuyến khích, đã bất chấp sự ra đời muộn màng, mà
có số mảng diễn, vai đóng mang những nét nghệ thuật riêng
khó lẫn lộn.
Nói đến
mảng miếng "hay" trong chèo Kiều, nhà nghề đều nhắc những
cảnh thề nguyền, sai nha, khấn Tiên Sư, lầu Ngưng Bích, báo
ân trả oán...mỗi cảnh mỗi sắc, thật rõ nét rõ người,
gây nổi trong bà con ngồi xem sự thương cảm ngậm ngùi dai
dẳng khó dứt về số phận nhân vật chính.
Sự hình thành
những vở chèo khai thác Truyện Kiều, cũng như sự ít ỏi
của số sáng tác nhạc mới, "múa" mới, kể cả khuôn diễn
mới, khả dĩ làm mẫu mực cho nghề Tổ, có thể còn vì nghệ
nhân chưa đủ thời gian sáng tác tạo nghệ thuật, để dần
hoàn thiện chúng chăng? Vì lẽ đó mà có thể đặt chèo Kiều
vào thời kỳ cuối rốt của quá trình phát triển chèo sân
đình.
2. Mấy
nhận xét về quá trình chuyển hoá và phát triển của chèo
sân đình:
Vậy là, chỉ
cần căn cứ vào những vở cổ còn lưu giữ trong nhà nghề,
đặc biệt số vở được nghệ nhân lấy ra những mảng miếng,
thủ pháp đủ sức làm mẫu cho nghệ thuật truyền thống,
chúng ta đã thể nhận ra quá trình chuyển hoá, phát triển
nhiều mặt của chèo cổ, đúng hơn chèo sân đình.
Trên đường
xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời thường
của bà con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng
kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình, từ lòng
đình hoặc thềm đình quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy
làm khán trường ngoài trời rộng rãi phóng khoáng; Cứ thế,
dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt
độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.
Quá trình
tìm cách thể hiện các tích mới, nhân vật mới, tình huống
mới, nghệ nhân đã vay mượn các loại dân ca, dân vũ trò
diễn dân gian và "chèo hoá" chúng dần cho tới khi thành thủ
pháp của vốn nghề nhà. Không loại trừ những cái mới không
thể không sáng tạo, ban đầu có thể còn vụng về, gồ ghề,
sau được người này kẻ kia uốn nắn sửa sang mà thành hay
dần, đẹp dần, với sức diễn tả mạnh dần.
Dường như
trong chèo cổ, cái cười ngày càng chiếm thời gian dài, càng
chú ý phản ánh những thói hư tật xấu của đời thường.
Ðiều đó, làm cho tính xã hội của chèo ngày mỗi nổi đậm
về sau. Nổi bật hơn cả là lớp việc làng chỉ bằng
nói
thường, nói lối, nói rao, "ngâm thơ", với đủ thành phần
nhân sự của bộ máy chính quyền cơ sở đại diện cho pháp
luật, tập tục, đạo lý, tôn giáo, bị vạch mặt thật ê
chề.
Song nhà nghề
trân trọng gìn giữ, coi là mẫu mực cho nghề Tổ, còn là
cả loại hình tượng nhân vật nữ tốt có, chưa hẳn tốt
có, chưa hẳn xấu cũng có, đặc biệt là số nhân vật nữ
vượt khỏi vòng kiềm toả của đạo lý phong kiến, như Thị
Màu, đào Huế, Suý Vân,...
Có điều,
nếu Thị Màu chỉ là nhân vật đối tỷ cốt làm bật rõ
sự nhẫn nhục của Thị Kính lần nữa, để đức độ nàng
khả dĩ đủ mức lên toà sen thành Phật Quan Âm; nhân vật
đào Huế tuy chẳng ai nói là "phản diện" nhưng cũng không
được nhà Nho "ưa", vẫn chỉ là chi tiết phụ, mà nếu có
lược đi cũng không hại gì đến kết cấu và chủ đề tích
chuyện; còn Suý Vân, người phụ nữ bất đắc dĩ đành bỏ
chồng, lại nằm vào bản thân (tích) trò, hay nói đúng hơn,
dễ tới 2/3 thời gian diễn tích Kim Nham là để thể hiện
nàng.
Thị Màu,
Ðào Huế, Suý Vân đều được nghệ nhân sáng tạo thành
khuôn diễn với nhiều bài hát múa dành riêng, độc đáo,
tới nay vẫn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ
thuật.
Những tính
cách, chính là đức độ bản sắc nhân vật ấy thường bộc
lộ thụ động, tức là họ chỉ phô bày tâm trạng và cách
ứng phó khi sự biến đã xẩy ra, bằng cách diễn xuất mang
nội dung và hình thức nhiều ít hấp dẫn đủ sức làm gương
cho người xem. Chỉ số ít mang tính cách vượt khỏi quan điểm
phong kiến mới phô bày một cách chủ động, mà có đúng
là cố ý, khi nghệ nhân dùng những làn điệu và khuôn diễn
thật đặc sắc làm rạng rỡ nghệ thuật cổ truyền: tính
từ những nhân vật Thày Ðồ, Thày Bói, Phù Thuỷ, Vợ Mõ
đến Thị Màu, Ðào Huế, Suý Vân.
Ðồng thời
với sự xuất hiện lần lượt những cái mới trên, tính
xung đột hay thường gọi là tính kịch trong một số bản
trò cùng tuỳ người soạn, tuỳ tích, tuỳ phường gánh và
khán giả mà gia tăng đáng kể. Ðiều này đi theo với việc
bộc lộ tính cách nhiều hay ít chủ động của nhân vật.
Như xung đột trực diện và quyết liệt giữa Ðào Huế và
Tuần Ty (với đào Nấp) là một bước "mới" so với xung đột
cũng trực diện trước đấy giữa Châu Long và Lưu Bình, hoặc
giữa Vợ Mõ với Xã Trưởng.
Ðừng quên,
dầu nhà nghề nhìn nhận rất "đúng", rằng từng vở diễn
thường là sự ghim ghép (cho là có sáng tạo) các mảng diễn
sẵn có của vỗn cũ song với ngót một chục vở truyền thống
vẫn được làm mẫu mực cho nghề Tổ, thì nhận xét đó
không mấy chính xác. Nhìn vào thực tiễn nghệ thuật của
những vở này, ngay số lớp diễn đa dùng (như lớp giáo đầu,
lớp lão ông có con gái lớn đến tuổi...) đã thấy sự cố
gắng vận dụng cho sát yêu cầu thể hiện bản trò số lớp
thuộc vào thân trò cũng chỉ thấy đôi nét hao hao (như Thị
Phương lấy chồng đâu có "giống" Thị Kính hát múa Duyên
phận phải chiều với Thiện Sỹ, càng không "giống" Suý Vân
hát múa vu quy với Kim Nham,..); còn những lớp ruột trò của
tích thì rõ ràng khác hẳn về nội dung đã đành, nhất là
về hát múa và diễn xuất tạo hình, và dẫu có dùng lại
đây đó một vài điệu sắp hay sa lệch hoặc mươi câu nói
sử thì nhờ diễn suất thể hiện nội dung mới, chúng đã
ăn nhập với toàn khuôn diễn mới. Cứ thử so sánh nghệ
thuật của ông Mãng với Lão Mốc, của Thừa Tướng với
Trương Công, của Trương mẫu với Tống mẫu, của Hề theo
Trương Viên với Hề theo Lưu Bình, Hề theo Kim Trọng v.v...
mọi người đều thấy mỗi lớp có nét riêng khó thể "in
lại máy móc" vào bất kỳ vở nào khác. Nói chi những lớp
"ruột" (Chạy loạn, Sống chung, Lên Chùa, Việc làng, Ðánh
ghen, Vân dại,...) là những tập đại thành về trí
sáng tạo truyền đời của các thế hệ làm nghề, bao gồm
từ người soạn tích, người sắp trò đến nghệ nhân...
ở đây cũng
thấy rõ quá trình thu hút hòa nhập số loại hình dân ca,
dân vũ, diễn xướng và trò diễn dân gian làm thành bản thân
nghệ thuật chèo, mà thực tế diễn xuất của số vở truyền
thống còn hằn rõ dấu vết. Cho nên, nói "chèo ra đời từ
thời Ðinh, xây dựng trên cơ sở trò nhại và hát múa" như
một nhà nghiên cứu đã viết là chưa thỏa đáng. Thực ra,
chèo từ loại Giáo phát triển thành có tích, có nhân
vật, từ đấy du nhập, chuyển biến các loại hát bỏ bộ
(trong sinh hoạt hát Xoan, hát Dậm, hát Dô,...), các loại hát
nói (trong hát ả đào, hát văn, hát xẩm,...), kết hợp
với số động tác trong múa (hát) chèo đò, múa (hát)
cửa đình (các khuôn múa bàn tay, múa lượn ngón, múa
cánh tay), múa mâm đên, múa qnạt, múa cờ,...;
với cả
những trò nói mặt, trò trình nghề vốn rất phổ
biến trong những hội làng, đánh dấu từng mức trình độ
sáng tạo và thưởng ngoạn nghệ thuật của đồng bào từng
vùng.
Cho nên, nói
chèo sân đình hình thành ngôn ngữ nghệ thuật ngay khi thành
hình và phát triển kịch chủng, là đã lưu ýnhiều đến
số lớp trò chuyên dùng, xếp cạnh số lớp trò đa
dùng, trong đó, âm nhạc giữ vai trò rất quan trọng.
Nói cách khác, những gì làm người xem phân biệt chèo với
các kịch chủng cùng nằm trong loại hình kịch hát dân tộc
(Việt) như Tuồng, kể thêm Cải lương, chưa nói ôpêra, ôpêrét
hay kịch nói, những cái lọt vào tai, hiện ra trước mắt
người xem (dù là tâm tư tình cảm nhân vật hay không gian
thời gian xẩy ra sự biến) chính là âm nhạc, gồm cả nhạc
gõ, nhạc khí và làn điệu qua nghệ thuật biểu diễn của
nhà nghề.
Nhìn phương
diện đó, với quan niệm rộng rãi về nhạc như cha ông ngày
trước, có thể nói, quá trình hình thành và tiến triển nghệ
thuật suốt 5 thế kỷ của chèo sân đình, từ Trương Viên
trò, Tống Trân trò, cả Lưu Bình trò, rồi Quan Âm trò, sang
Chu Mãi Thần, Kim Nham, phải chăng cũng là quá trình phát triển
của nhạc chèo, nằm trong đường đi chung của nền nhạc
dân tộc (Việt)?
Ðương nhiên,
do phải phụ thuộc hoặc chịu ảnh hưởng nhiều ít của
những biến thiên văn hóa xã hội mỗi thời kỳ lịch sử
mà từ Lý Trần về trước, nhạc dân gian và nhạc cung đình,
hòa hợp gần như là một; sang đời Hậu Lê có lúc nhạc
cung đình hướng ngoại cố giữ vị trí chủ lưu, song không
bao lâu cũng chịu bất lực để "tục nhạc" (trong đó có
nhạc chèo) bùng lên, ùa tràn vào các lễ nghi triều miếu,
bất chấp mấy lần vua Lê chúa Trịnh ra sắc chỉ cấm đoán
ngăn chặn, như từng chép ở Ðại Việt sử lý, Vũ trung tuỳ
bút. Tới thế kỷ XIX, nhà Nguyễn có lúc muốn thâu tóm tất
cả những gì thuộc lễ nhạc về một mối, lập hẳn một
Thự, rồi một ban Hiệu Thư chuyên lo mà cũng chỉ cản trở
chuyện đó phần nào. Bởi chèo sân đình nhờ bám chắc
vào đời sống đông đảo bà con và các Hội làng, nên dù
ở hoàn cảnh nào cũng được nhân dân bù trì khích lệ mà
tồn tại và lớn dần đến ngày nay.
Con đường
gần 5 thế kỷ từ Chèo Thuyền bản đến chèo Kiều,
hoặc
có thể nói, từ trò nhà Phật (có thể gọi là chèo sân chùa?)chuyển
sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội,
cả chính trị, đã để lại cho đời cả một kho tàng nghệ
thuật sân khấu dân tộc quý giá, đòi các thế hệ sau quan
tâm bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển thích đáng.
Quả thật,
phần lớn vở chèo (cổ) đề cao rất mực những thư sinh
lý tưởng (dùi mài kinh sử, thi đỗ làm quan) và những thục
nữ mẫu mực, lên án những kẻ bất nhân thất đức, lấy
tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức làm thước đo mỗi
phẩm cách nhân vật, làm lẽ sống cần vương tới cho mọi
người.
Cũng chính
từ cuộc sống khổ cực phải chịu hàng ngày mà nhân dân
đã thúc đẩy hỗ trợ những người có năng khiếu trong
họ sáng tạo ra những diễn xướng, trò diễn có lời hay
không có lời có hát múa hay không có hát múa, hoặc chỉ có
nhạc gõ với diễn xuất. Tức là chúng hết sức đa dạng,
phong phú, chuyển hóa theo những biến thiên văn hóa xã hội,
cả chính trị, để từng bước hình thành nghệ thnật chèo
sân đình. Quá trình chuyển hóa sáng tạo liên tục này
là tập đại thành trí tuệ và công sức của lớp lớp trí
thức yêu mến thiết tha nghệ thuật dân tộc, của các thế
hệ nghệ nhân giàu tính ngẫu hứng ứng tác ứng diễn truyền
đời, không ngừng bổ sung ổn định vốn cũ trau tria kỹ
năng tài nghề mà tạo dựng những khuôn diễn cho các loại
vai trong các tiết mục, làm cho nghệ thuật chèo ngày thêm
giàu sức thể hiện, giàu sức gợi cảm và truyền cảm, gia
tăng sức hấp dẫn, đồng thời, càng đặm đặc tính dân
tộc.
Mặt khác
xem xét từ bản trò đến diễn xuất, cả từng chi tiết thuộc
phần ứng tác ứng diễn của nghệ nhân, đều thấy bộc
lộ vai trò cốt cán của người soạn tích, những kẻ sĩ.
Thì đấy, ngôn từ dùng trong các bản trò dành cho hầu hết
các loại vai, thấy chữ Hán chiếm tỷ lệ không nhỏ, dễ
tới 1/3. Không kể vô số bài thơ ngâm thuần Hán, còn không
ít đoạn lời của đủ các nhân vật lão mụ, kép, đào,
hề gặp luôn những đoạn Hán Nôm chen lẫn, lắm khi
một câu mà cũng thấy "bán nôm bán tự", trong khi hầu hết
nghệ nhân chèo đều "mù chữ". Nhìn vào quá trình chuyển
hóa phát triển chèo cổ, thấy dường như mỗi bước vươn
lên, mỗi xu hướng nghệ thuật ở từng giai đoạn, từng
tiết mục, đều lộ ra bàn tay kẻ soạn bản trò. Nghệ nhân
đóng vai, trong phạm vi được bác Thơ, ông Trùm giao, chỉ
làm phong phú sống động những tích trò, những vai đóng đã
do người viết hoạch định các sự biến đủ làm bộc lộ
phẩm chất đức độ nhân vật từ trước.
Sự hình thành
khuôn diễn cho từng loại nhân vật hay cho từng nhân vật
cụ thể là cả một công trình nghệ thuật mang tính tập
thể cao độ, trong đó, mỗi người mỗi góp vào, phần nhiều
từ ứng diễn ứng tác truyền đời trên cơ sở bản trò.
Vì thế hình tượng vai đóng đã hầu thành khuôn diễn chung
trên đường nét cơ bản đòi kẻ đi sau phải cố gắng tuân
thủ, nhất thể đối với số vai hay, vở diễn hay, đã được
giới nghề coi là vốn cũ truyền thống. Sự sáng tạo (nếu
có) của những kẻ đi sau có chăng là số nét chi tiết khác
lạ hơn trước, do nghệ nhân dùng ngay bản thân đóng vai,
với các thủ pháp nghệ thuật nằm trong ngôn ngữ kịch chủng.
Việc "sáng tạo" đó còn tùy thuộc vào tài năng mỗi người
nghề, vào thích thú thưởng ngoạn của khán giả từng nơi,
vào quan điểm nghệ thuật của mỗi bác Thơ hay ông Trùm,
cốt sao vai đóng vừa khác lạ (so với trước), vừa hay (xem
sướng mắt ngọt tai). Chứ diễn xuất có ngẫu hứng mấy
mà hát không hay, số nét "mới" đó không tô đậm thêm hình
ảnh thậm chí làm loãng, làm "lạc" bản chất nhân vật truyền
thống, thì không thể nói là sáng tạo.
Việc chèo
cổ mỗi khi dựng vở khác tích vẫn cố gắng dùng lại vốn
cũ (câu văn, làn điệu, diễn xuất) còn khả năng thể hiện
nội dung mới đưa vào; hoặc "bẻ làn nắn điệu" (tức là
chuyển hóa một bước) để vốn "cũ" phù hợp hơn với nội
dung mới; đồng thời sáng tạo diễn xuất mới khi gặp nhân
vật mới, tình huống kịch mới mà vốn cũ chịu bất lực;
tất cả phải trên cơ sở yêu cầu của bản trò. Ðấy chính
là cung cách kế thừa và phát triển nghệ thuật của chèo
sân đình.
Nhìn vào phương
diện văn sử cũng thấy vậy. Cho dầu đều do các nhà nho
biên soạn, con đường đi từ Việt diện u linh.... ghi lại
nhưng chuyện thần thông biến hóa của không ít quỷ ma tiên
thánh, với thái độ kính tín thờ phụng, chi ít cũng tỏ
ra rất trân trọng; thì sang Lĩnh Nam chích quái soạn
đi soạn lại vẫn loại chuyện đó, song hành trạng của mỗi
Vị, được ghi lại trên nét chính, qua số sự biến đủ
vẽ lên, đúng hơn, phác họa cuộc đời một siêu nhân, tuy
đã kể lướt hoặc lược bỏ số chi tiết bộn bề của
hiện thực, song không hề thấy có sự xúc phạm hoặc thái
độ hay cảm giác chê bai. Ðể đến những truyện "ra đời"
sau đấy rõ là hiện thực ngoài đời tràn vào ngày một nhiều
thì văn nghệ dân gian và chèo phải phát huy cái hài ngày mỗi
mạnh, để phản ánh, thực ra có phần đối phó với tình
hình, ngõ hầu bắt kịp những đổi thay theo đà tiến chung
của xã hội.
Cũng từ quá
trình chuyển hoá mọi mặt của chèo sân chùa, sân đền sang
chèo sân đình dòng dã mấy thế kỷ mà lộ dần số đặc
điểm chi phối các khâu thuộc nội dung và hình thức của
chèo cổ. Có điều do hạn chế lịch sử, số đặc điểm
này chưa được đúc kết thành hệ thống (hoặc đúc kết
rồi nhưng thất lạc chưa tìm thấy lại), nên chúng thường
nằm ẩn đây đó trong các khâu nghệ thuật, đòi người nay
phải đầu tư trí tuệ và công sức tìm hiểu, bàn bạc, thậm
chí tranh luận mới mong đi tới những kết quả đủ chứng
minh con đường phát triển của chèo sân đình. |