Chèo
thuộc loạt kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc
- kịch mang tính nguyên hợp với sắc thái độc đáo
ở nước
ta, các nhà hoạt động sân khấu xếp Cải lương, Tuồng ,
Chèo cùng loại kịch hát dân tộc, ý chí cả 3 bộ môn đồng
thời dùng hát, múa tạo hình làm thủ pháp thể hiện cấu
thành ngôn ngữ nghệ thuật kịch chủng. Cụm từ kịch hát
dân tộc chỉ Chèo (cả tuồng và cải lương) là có ý:
- dựa theo câu cửa miệng của
nhân dân ta xưa nay vẫn nói hát chèo (hoặc xem hát) với nghĩa
bao gồm hát (bằng miệng và tâm) và diễn (bằng động tác
hình thể). Vì thế, thưởng thức biểu diễn chèo được
gọi là xem hát. Nhân dân Nam Bộ vẫn dùng từ xem hát, song
dường như đòi hỏi nghệ nhân gia tăng kỹ thuật vận dụng
hơi và dọng, họ đã dùng từ ca (Cải lương) cho
phân biệt;
- rằng trước hết, chèo là
một chủng loại kịch đòi nhân vật phải hành động, dĩ
nhiên thiên nhiều về hành động nội tâm, cả ước vọng
và tâm trạng do ngôn ngữ nghệ thuật sở trường tả ý chi
phối;
- rằng vai trò của nho sỹ,
kẻ sỹ (trí thức bình dân và quý tộc) là rất đáng quan
tâm;
để thuận tiện khi đề cập
vấn đề thể loại kịch hát (dân tộc) dùng - hát - múa -
nhạc và diễn xuất tạo hình tương hợp làm ngôn ngữ nghệ
thuật, không hẳn giống Tuồng (hoặc Cải lương).
Ði vào thực tế mỗi kịch
chủng, quả thấy chúng lộ ra nhiều điểm khác nhau qua nghe
và nhìn, như Cải lương phần nhiều dùng kịch mêlô, vài
mươi năm gần đây có ghé sang thế hệ Stanhilapxki vận dụng
kỹ thuật tâm lý khi đóng vai, với kho bài bản ca nhạc nằm
vào 3 điệu thức Nam, Bắc, Oán, trong đó điệu thức Oán
giữ vai trò chủ thể, châu tuần quanh bản nhạc "vua", Vọng
cổ, và 2 dàn nhạc Ta và Tây song song "phục vụ" tiết mục.
Như Tuồng thì từ đề tài
và nhân vật trung tâm đến y trang diễn xuất đều cách điệu
ở mức cao hơn chèo một bậc (có nhà nghiên cứu gọi là
biểu trưng), về nhạc chia ra 2 hệ (hệ làn điệu và hệ
bài bản), trong đó, hệ làn điệu rất quan trọng, gọi là
những bản lớn (hát khách, hát tẩu, hát nam, bạch, thân,...)
"là những điệu ngâm xướng lời kịch thơ, nhờ nhạc đệm
nâng cao, mà không phải là những bài hát thật sự", còn hệ
bài bản (gọi là những điệu nồi niêu) lại xuất phát từ
"các điệu dân ca" chỉ dùng cho số vai bình dân (như Quán,
"con" Mọi,...) và mang tính ca khúc khá rõ dàn nhạc thì trống
và kèn giữ vai trò quán xuyến buổi diễn.
Với chèo, trên cơ sở bản
trò (viết bằng thơ văn vần và nói thường) nghệ nhân sẽ
kết hợp khôn khéo hát múa với động tác cách điệu tương
ứng, để "kể lại" tích chuyện và thể hiện phẩm cách
nhân vật, sao cho hiệu quả và sống động. Việc đòi hỏi
bản trò phải viết theo niên luật thơ ca cũng là điều tất
nhiên, bởi tiếng nói con người vốn đã là hình thức cổ
nhất, đơn giản nhất của âm nhạc và chỉ riêng nói với
ngữ điệu riêng biệt từng cộng đồng người, mới có thể
biểu đạt cảm xúc suy nghĩ vô cùng phong phú của mỗi cá
nhân sống trong đó.
Tiếng nói dân tộc Việt vốn
đang mang ngữ điệu đặc biệt (6 thanh chưa kể dọng nói
nói có sắc thái "riêng" ở một số vùng) lại khuôn vào niêm
luật thơ ca mỗi từ đều mang ý nghĩa cô đọng xúc tích,
nay vừa kết hợp với nhạc có cách vận động âm thanh cao
thấp độc đáo, theo tiết nhịp sắp xếp thật tinh tế, vừa
kết hợp với múa, loại nghệ thuật của động tác và điệu
bộ cũng cách điệu; tức là cả ba loại thơ, hát, múa cùng
chầu tuần vào sở trường của mình, là biểu lộ sáng rõ
và mạnh mẽ những cảm nghĩ, những tâm tư muôn hình muôn
vẻ của con người, thông qua diễn kỹ cách điệu tương hợp
thì mới phối kết được với nhau và tác động tới khán
thính giả sẽ càng sâu sắc, càng truyền cảm. Nói cách khác,
âm nhạc cũng là loại "ngôn ngữ thơ ca đặc biệt" phát lên
bằng giọng nói con người, hoặc bằng những công cụ đặc
biệt nhiều ít phù hợp với âm thanh của tiếng người, làm
cho những cảm nghĩ nội tâm nhân vật được phát lộ, trở
nên nghe được (giúp mọi người xung quanh cảm thông) và trông
thấy được (qua động tác thể hiện). Thành ra, chèo nhờ
kết hợp 3 thành tố đó, thông qua diễn xuất của nghệ nhân,
mà có khả năng phản ánh thế giới nội tâm, chẳng những
của từng cá nhân, mà có khả năng phản ánh thế giới nội
tâm, đóng, mà còn có thể "nói lên" bối cảnh xã hội với
nội dung tinh thần cả khía cạnh tâm linh của cộng đồng
dân tộc.
Vào chiếu diễn, nghệ nhân
sẽ tùy vai, tùy nơi, tùy lúc (và chính là tùy tài riêng) mà
vận dụng linh hoạt mỗi bộ môn nghệ thuật đã trở thành
thủ pháp cấu thành ngôn ngữ chèo; khi dùng nghiêng về hát
múa kết hợp với tạo hình, như hát múa bình tửu của Lão
say,...; cũng nghiêng về hát múa nhưng gia tăng "tính kịch"
bằng mất tiếng " niệm" (đệm) kết hợp với tạo hình,
như đận hát múa bình thảo của Thị Màu,...; khi chỉ dùng
múa kết hợp với nhạc (gõ) như đoạn múa điên, đoạn múa
hái dâu, xe sợi, dệt vải, may áo của Súy Vân,...; khi đưa
ra "loại" nhân vật có tính biểu trưng dùng nói thường nói
vần và tiết tấu của lối biền văn phần nhiều, như Hương
"câm", Ðồ "điếc", Thày "mù",...ở lớp Việc làng;...Tức
là trên cơ sở quy định ở bản trò, nghệ nhân có thể vận
dụng các thủ pháp hát, múa, nhạc, tạo hình, nói thường...và
thông qua diễn xuất mà xây dựng hình tượng cùng các bạn
nghề sắm vai, kể lại câu chuyện đã chuyển thành tích trò,
sao cho ngọt tai (hát hay truyền cảm), sướng mắt (diễn xuất
linh hoạt, hấp dẫn) để thoả mãn đông đảo người xem
"hát", nghe "hát" chèo.
Ðúng là chèo kết hợp hát
múa nhạc và diễn xuất để mô tả, tất nhiên nghiêng về
tả ý, mà dựng lên hình ảnh con người có phẩm cách và
diễn xuất để mô tả, tất nhiên nghiêng về tả ý, mà dựng
lên hình ảnh con người có phẩm cách và bản sắc, thông
qua hoạt động hình thể và chủ yếu là nội tâm, dù chứng
tỏ người ấy có đạo đức hay không có "đạo đức", qua
đấy, đáng nói theo hay không nên bắt chước.
Có nhân vật thật đáng yêu
về cái hồn hậu chất phát, như lão say mà tính cách và bản
sắc con người lộ ngay ra sau câu múa hát bình tửu nhịp một,
với lời chỉ là cặp thơ 6/8 nghe cứ như một "thanh niên"
nào dó.
Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc quá lứa duyên
ta nhỡ thì.
Nhưng qua nhạc phổ, cấu 6 thành
đảo 4 nhắc lại 6, câu 8 đi xuôi rồi láy đuôi sẽ ra:
Chơi chơi lấy a/a/a/a/ kẻo
ối a/ối/i i già i/i i i /i i i (xuyên tâm 4 nhịp)
Này ối ai ơi chơi lấy kẻo
i già, măng mọc quá lứa duyên đôi ta nhỡ i/ới/i i/i i i i/thì
//a// nhỡ thì đôi ta.
Kết hợp với hình ảnh "nghệ
nhân" râu tóc bạc phơ, khăn quấn, áo cánh lụa điều, quần
lụa mỡ gà, bỏ lá tọa, ống hơi xếch, mắt hóm hỉnh, tay
chống gậy trúc "dài", bước bập bỗng xiêu vẹo, chân nam
đá chân chiêu, rõ ra ông già say rượu phóng khoáng, mát tính,
lấy câu tửu lạc vong bần (rượu vui quên nghèo) tiêu khiển...
khiến ai xem cũng cười xoà thoải mái.
Như vai thư sinh lúc nào cũng
khăn lượt áo chùng the (sa) đen (hoặc tím phớt) trong áo cánh
trắng (hoặc lụa mỡ gà), chân dận giầy, tay phe phẩy quạt,
đi đứng khoan thai, nói năng trang trọng, thường nói sử và
hát cách"'quyết chí tu thân"...và mở miệng là "sách có chữ"
... Như nhân vật nữ chín (thục nữ) khăn vấn, áo tứ thân
khép vạt, thắt lưng nền nã, chân bước khoan thai, khép gối,
thẳng thớm, mắt trông trước đoan trang, hát câu sử bằng
"cha mẹ càn không cao hậu..." tay xòe quạt che ngang mày, rồi
mới "trình cha, con đã ra hầu"...
Có lẽ trừ mấy nữ chín "siêu
nhân"(như Thị Kính, Chúa Ba, Mẫu Thoải...) giữ vai trò chủ
chốt của tích trà, còn nhiều thục nữ chỉ là nhân vật
thứ yếu, song do cách viết bản trò và nghệ thuật biểu
diễn, mà họ trở nên nhân vật làm thành bản thân câu chuyện
đang kể lại trên chiếu chèo (như Thi Phương, Cúc Hoa,...).
Thái độ cảm mến, ngưỡng mộ của khán giả là nhằm vào
họ, kinh qua mấy sự biến với những suy nghĩ ứng phó, thể
hiện bằng lời thơ phổ vào hát múa diễn kỹ đan kết tinh
tế, ngọt ngào... Cũng không ít nhân vật không hát múa mà
nhờ diễn kỹ khoa trương kèm theo những câu nói ngoa ngoắt,
trào lộng, kết hợp với trang phục "lôi thôi" xoàng xõa (như
vợ Mõ, Thương đầu (tức Nô), cả Xã Dốt,...), hoặc áo
quần chỉn chu, ứng xử rõ ra kẻ quen "ăn trên ngồi trốc"
chốn đình trung (như Xã Trưởng, Khán Thủ, Trương Tuần,...),
qua nghệ nhân thể hiện cũng nổi lên hơi hướng "màu sắc"
của phong cách chèo khó chối cãi...
Nhìn chung, các tính cách (đạo
đức) nhân vật chèo thường được nghệ nhân kể lại hoặc
miêu tả bằng những thủ pháp hát, múa, động tác cách điệu
tạo hình, liều lượng tùy theo yêu cầu thực tế gọi chung
là ngôn ngữ nghệ thuật chèo. Mấy bộ môn mặc dầu khi đứng
độc lập, có những nét đặc tính miêu tả cuộc sống và
con người không thể lẫn lộn, không cái nào thay thế nổi
cái nào (như nhạc thì đặc trưng là âm thanh, tiết nhịp;
múa là động tác, điệu bộ, họa là đường nét, màu sắc;...
nhưng khi đã trở nên một trong mấy thủ pháp thể hiện cấu
thành ngôn ngữ nghệ thuật chèo, chúng sẽ phải tự hạn
chế nhiều mặt, thông qua nghệ thuật biểu diễn của người
nghề mà khuôn mình vào phong cách của kịch chủng, của tiết
mục. Tất nhiên, nghệ nhân sẽ lợi dụng triệt để sở
trường mỗi loại, rồi điều tiết các phương diện khi vận
dụng tạo dựng hình ảnh và phẩm cách nhân vật.
Như âm nhạc du nhập vào chèo
sẽ từ yêu cầu thể hiện của bản trò và ý đồ của người
ghim ghép (bác Thơ, ông Trùm) xem đâu là trọng điểm, đâu
chỉ lướt qua, đâu phải bắc cầu, mà dùng lối nói hay điệu
hát, cùng với dàn nhạc (trong đó, bộ phận gõ hết sức
quan trọng) giữ độ dài ngắn nhanh chậm nặng nhẹ cho tiết
mục, thể hiện nội tâm nhân vật, tạo không khí và phong
cách kịch chủng, đỡ dọng hoặc phụ trợ cho nghệ nhân
hát múa...
Âm nhạc làm nền cho tiết mục,
gắn bó với bản trò như hình với bóng, bộc lộ rõ nhất
phong cách nghệ thuật chèo. Nó hoà quyện, thẩm thấu vào
lời thơ, câu kể suốt vở diễn, ở trạng thái khi ẩn khi
hiện, không đứt quãng. Cả khi nghệ nhân "nói thường" biền
ngẫu hay lúc khán giả "đế" hứng theo vai đóng, cũng phải
cùng độ cao với "dọng nhạc" chung của đoạn trò. Thậm
chí lúc chiếu chèo im lặng, người nghề (và người xem )
vẫn phải giữ vững không khí chứa hơi nhạc chung của vở
diễn.
Sự đa thanh đa hình đa sắc
của tiếng Việt, với thích thú hầu thành tập quán của
dân ta nói năng ví von bóng bẩy, lại khuôn vào thể biền
ngẫu tính tự sự, tính trữ tình, tiết tấu mà mỗi câu
mỗi vế đều đối tỷ sát sao, nên trên cơ sở nội dung,
chỉ vận dụng ngữ khí tình điệu thích hợp khi ngâm ngợi,
đã đủ hình thành những kiểu nói lối mang sắc thái không
lẫn. Cho dầu nói sử, cả sử rầu, sử xuân, sử chuyện
mà nhiều người xếp chúng vào loại làn (hát) của chèo,
có quan hệ ruột rà với dạng nói sử hơi Xuân, hơi Ai, sử
chuyện của hát thẻ (ca trù) truyền thống. Còn những điệu
(chèo) mang tính ca khúc hoàn chỉnh (tương đối) thì hoặc
từ dân ca du nhập (như Bình tảo của Thị Màu là từ hát
đúm nâng lên...) hoặc do tích diễn đòi phổ thơ mà nương
theo hơi nhạc, nét nhạc của một điệu dân ca, một bản
nhạc thính phòng hay điệu nhạc tôn giáo nào dó, thì cũng
phải tuân thủ số quy định về kết cấu của loại nhạc
hát nói kể chuyện, dùng cho nhân vật bộc lộ tâm trạng
hoặc dẫn tích. Nhớ nhất thiết phải thực thi nguyên tắc
tròn vành rõ chữ (rõ tiếng, rõ dấu) để khán giả nắm
vững ý tứ mỗi câu mỗi lời, đồng thời thưởng thức
tài diễn với những cái hay cái đẹp của nghệ thuật, vừa
"sướng mắt" vừa "khoái tai".
Nói lối chiếm số lượng lớn
trong chèo, mang nhiều vết tích của những cung cách đọc xướng
trong các lễ tiết cúng tế, ngâm ngợi trong dân ca, ca trù,...
chỉ ổn định hơi nhạc trên nét lớn và chịu phụ thuộc
vào tiết nhịp, ý tứ câu thơ. Chúng làm nhiệm bắc cầu
giữa nói thường (cách điệu) sang hát hoặc từ hát sang nói
thường; lắm khi đứng độc lập (phần nhiều là nói sử)
có giá trị như một điệu hát. Chúng mang tính co giãn sinh
động và khái quát cao, chứng minh mức trưởng thành và là
bộ phận quan trọng tạo dựng phong cách nghệ thuật kịch
chủng.
Loại Ðiệu hay bài hát thành
hình từ việc phổ thơ của bản trò, hết sức tôn trọng
làm rõ các dấu lời, nhắm vào trọng âm và ý tứ câu thơ,
để tạo vế trống về mái mà thành trổ, với nhịp nội
nhịp ngoại và những đoạn nhạc xuyên tâm (xen giữa vế)
lưu không (kết trổ kết điệu). Chúng giữ vai trò quan yếu
trong việc đặc tả các khía cạnh tâm trạng nhân vật, bộc
lộ sáng rõ quy luật phát triển của chèo cổ. Khai thác nhiều
loại dân ca phía Bắc, chúng có khuôn hình tiết nhịp riêng
với những nét nhạc sắc sảo, đậm đà tính dân tộc, với
sức thể hiện và sức truyền cảm mạnh. Tuy có cùng chất
liệu với loại nói lối, chúng thường có cấu trúc ổn định
mang tính ca khúc rõ ràng, đánh dấu mức phát triển cao của
loại hát nói phổ thơ kể chuyện dân tộc.
Múa vào chèo cũng phải căn
cứ theo yêu cầu thể hiện của nhân vật và bản trò, dùng
diễn kỹ múa hay động tác cách điệu mang tính múa, phối
kết máu thịt với hát và nhạc, khi xây dựng hình tượng
nhân vật (25). Nghệ nhân có câu "nhất cử nhất động giai
điểm vũ" tức mỗi động tác chèo đều mang tính múa.
Mới thấy chèo cổ dùng mấy
điệu múa tương đối hoàn chỉnh, như Chạy trái, vở Từ
Thức, Chạy đàn (chỉ in lại một bạ múa trong Ðàn Trai)
vở Quan Âm, chuỗi múa điên và chuỗi múa quay sợi, Dệt vải,
May áo, vở Kim Nham, còn phần nhiều là những động tác cách
điệu hoà nhuyễn với hát và tạo hình dựng nên khuôn diễn
đẹp như múa. Múa chèo rất hay dùng đôi tay, đủ cả múa
cánh tay, múa cổ tay, guộn ngón tay, tương nhập với diễn
xuất của toàn thân, đặc biệt đôi mắt, một cách linh hoạt
uyển chuyển, làm cho nhân vật mỗi khi múa hát, cứ như bay
lên với sự mời vẫy của đôi bàn tay uốn lượn... Bàn
tay chèo, bàn tay biết "nói" là nhụy hoa của tâm hồn, là
những gì tinh túy bộc lộ tế vi thần thái nhân vật chèo.
Tháp tùng theo múa, nghệ nhân
cũng hay dùng quạt; hoặc cây quạt thước của các vai lão
kép; hoặc lá quạt của hoa vai đào, biến hoá sinh động trong
nhiều khuôn dáng ước lệ, khi xoay khi mở, khi xòe khi khép,
khi là trang sách, khi để đề thơ ...Múa (lá tay...) quạt trong
diễn xuất của nghệ nhân góp phần nhất định cho việc
gia tăng tích múa trong việc thể hiện các vai chèo. Loại diễn
xuất cách điệu mang nhiều ít tính múa này, dẫu chỉ minh
họa sinh hoạt đời thường hoặc mô phỏng thiên nhiên vạn
vật, cũng bộc lộ phần nào tâm trạng vai đóng đồng thời
hoà quyện với toàn vở để giữ sự thuần nhất phong cách
mang sắc thái riêng của chèo. Thấy ra múa chèo và diễn xuất
chèo chịu ảnh hưởng sâu đậm về nguyên tắc cấu thành
đường nét, dung dáng của các loại dân vũ, các lễ tiết
diễn xướng dân gian vùng châu thổ sông Hồng.
Cũng như họa vào chèo, do hạn
chế lịch sử, không có trang trí hay phông hậu, nhưng đã
lộ ra ở y trang với kiểu cách và màu sắc quần áo các vai,
ăn nhịp với điều kiện ánh sáng và trình độ diễn xuất,
mà thành "phông cảnh" nói lên không gian, thời gian, với bút
tháp phù hợp của "soạn giả", của bác Thơ, mà giành khoảng
trống thích đáng cho người đóng, vừa làm nền cho nhân vật
ra trò.
Tức là các ngành văn học,
âm nhạc, múa, hoạ khi gia nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật
chèo,sẽ không còn (thực ra không thể) giữ nguyên các đặc
trưng cố hữu, mà thông qua diễn xuất sáng tạo của nghệ
nhân, phối kết hoà hợp với nhau, cùng nhằm chủ yếu vào
việc xây dựng (đúng ra là thể hiện) cho tốt các tính cách
(đạo đức) nhân vật chèo, nằm trong phong cách nghệ thuật
của một vở diễn, một kịch chủng.
Nói chèo thuộc thể loại kịch
hát dân tộc, hay chèo thuộc loại hát múa nhạc kịch dân
tộc, hay nói tính tổng hợp nghệ thuật độc đáo của sân
khấu chèo là để trình bày sự khác biệt về hình thức
thể hiện giữa chèo với tuồng, cả cải lương mà phần
quan trọng hơn cả là từ cung cách và biều lượng sử dụng
các thủ pháp nằm trong ngôn ngữ nghệ thuật mỗi kịch chủng
thông qua diễn xuất của nghệ nhân mà tạo ra được âm hưởng
và sắc màu hương vị riêng. Ðương nhiên, điều đó còn
phụ thuộc phần không nhỏ vào bản trò, đề tài, nhân vật
và ...tài năng người nghề.