Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Cành Nam số 26 ngày 17-02-2007) |
Bính
Tuất ra đi, Đinh Hợi vừa tới! Những tưởng " Lợn ủn ỉn
ăn no lại nằm
", chẳng bận tâm đắn đo tính toán . Nào hay, vừa lò dò
trước cửa , Lợn đã lên tiếng hỏi dồn : " Ăn Tết
ngày nào đây ? " .
Tại quê nhà người
ta đón Giao thừa vào tối 16/2 sang ngày 17/2. Người Trung Quốc
và đa số người Việt tại Hải Ngoại lại chọn đêm 17/2
sang ngày 18/2.
Để mào đầu suy ngẫm, mời bạn đọc các bài liên quan đến phong tục Tết. Trước hết , ta
cùng Nguyễn Thị Chân Quỳnh,qua hai bài - Tết
Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân - Tết
dưới mắt người Tây Phương, tìm hiểu ngày
xưa dân ta ăn Tết - đón Xuân như thế nào ?
Qua bốn bài
trong mục : " Tết
Hà Nội ? Tết Bắc Kinh ? " , Lê Kim Chi cho
thấy : cái tội chia rẽ Tết Ta - Tết Tàu là của ông "Thần
Lịch Sử " đã trớ trêu để Hà Nội và Bắc Kinh ở
hai múi giờ (fuseau horaire) khác nhau. Cùng một phương pháp
tính Âm lịch, vậy mà cách một giờ , lệch một ngày (2007)!
Có năm lệch cả tháng (1985) !
Việc tính toán lịch cần dựa vào khoa học, còn ăn mừng Tết ngày nào là tùy tâm mỗi người ... ! Ăn Tết, đón xuân là phong tục từ ngàn xưa của người Việt . Qua ngàn năm đô hộ, rất nhiều phong tục được truyền qua từ Trung Quốc , nhưng cạnh đó cũng có những phong tục là của riêng dân ta, từ trước thời Bắc thuộc, có khi lại của riêng một một vùng một làng hay một xóm, mời bạn nghe bài Phong tục Tết Việt Nam (bài để nghe) của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ . Năm Đinh Hợi, hẳn cũng phải nói về chuyện con lợn, hay con heo, như Nguyễn Dư với bài Tranh lợn , Nguyễn Quý Đại với bài Năm Hợi nói chuyện heo . Ngày nay, người Việt nhộn nhịp đón xuân khắp nơi trên thế giới . Ngày Tết, ai điện thoại sang gia đình vùng Los Angeles - Wesminster , hẳn nghe pháo nổ rền vang vọng lại qua ống nghe. Nguyễn Dư nhớ lại ngày xa xưa, cách đây vài chục năm, lúc đó người mình ra nước ngoài chưa đông, những sinh viên xa nhà nhặt nhạnh vá víu từng mảnh Tết qua hồi ký Một lần đón Tết , Quỳnh Chi kể Chuyện phiếm về 12 con giáp Chuyện lịch sử Việt Nam - Trung Quốc lại được nhắc tới qua tập truyện dã sử "Nữ tướng thời Trưng Vương " , lấn này tiếp theo với : 8 - Nàng Quỳnh, Nàng Quế / 9 - Đàm Ngọc Nga / 10 - Thiều Hoa, / 11 - Quách A, / 12 - Vĩnh Hoa, / 13 - Lê Ngọc Trinh, / 14 - Lê Thị Lan. Dĩ nhiên, đây không phải là lịch sử mà chỉ là tiểu thuyết dã sử, như tác giả Nguyễn Khắc Xương đã nói rõ. Với thể loại này, ai cũng biết rằng tác giả không có ý "viết lịch sử " mà dựa lên một số dữ kiện lịch sử - ít nhiều chính xác - rồi thêu dệt thêm qua tưởng tượng. Gần đây, trên mạng lưới , cũng có người " viết lịch sử " về thời hai bà Trưng , trích sách của sử gia Trung Quốc ( được viết vài thế kỷ sau thời hai bà, nói qua về cuộc khởi nghĩa ), nhưng xem cho kỹ bài viết dựa lên một số tiên quyết võ đoán , nào là lịch sử do sách Trung Quốc viết luôn luôn đúng hơn lịch sử của người Việt, nào là sử gia Việt Nam chỉ biết sao chép tư liệu sử gia Trung Quốc , và bất kỳ một người Tây Phương nào viết sách cũng luôn luôn khách quan ... !!! Nước Việt ta với Trung Quốc, xưa nay, có nhiều tương quan đối kháng . Từ đó, nhiều sự kiện lịch sử được mỗi bên đánh giá khác nhau, rất nhiều khi ngược nhau. Thời nay, nhìn khắp nơi trên thế giới, cứ xem các phe lâm chiến nhận định về một trận đánh thì rõ ràng đôi bên đều thắng lớn cả , đè bẹp bên địch. Ngay cả trong một nước, lúc ứng cử, tranh cử , các đảng phái cũng cùng một thái độ "phe ta đúng phe địch sai" . Do đó, một sự kiện lịch sử - dù do người Tây hay người Trung Quốc kể ra - cần được kiểm chứng qua nhiều nguồn, suy luận từ nhiều phía. Những gì nhiều nguồn tư liệu khác nhau cùng công nhận sẽ có nhiều khả năng là đúng. Còn trên một sự kiện, nếu ta và Trung Quốc khác nhau thì nên coi là không chắc, phải thận trọng, không thể khẳng định. Về lý ta không thể chắc chắn ta đúng, nhưng không có lý do gì để khẳng định rằng lập trường Trung Quốc đúng hơn ta. (Đứng về "tình " thì khác rồi - những người như Lê Tắc dĩ nhiên thường hay lấy lập trường của Trung Quốc). Ngày trước, Trung Quốc vẫn thường xem các nước nhỏ chung quanh là chư hầu, man di mọi rợ, nếu người Trung Quốc có viết về các nước đó chắc cũng chẳng cần đắn đo suy nghĩ kỹ. Thậm chí nhiều khi vua quan Trung Quốc còn có chính sách đồng hóa dân chư hầu bằng cách xóa bỏ lịch sử, văn hóa. Chuyện đốt sách sử của ta thời nhà Minh hẳn không phải là bịa đặt. Dù sao, vua quan Trung
Quốc ngày xưa chỉ biết có dân Man di xứ Giao Châu, xứ An
Nam xa xôi... Người Tây Phương xưa kia chỉ biết có dân An-Nam-Mít
, dân chinois !
*** Muốn cùng nhà thơ loay hoay với con chữ , đi về chốn vô ngôn, hay vào thế giới của kỷ niệm ... có lẽ mọi lời giới thiệu đều vô nghĩa, xin mời bạn thể nhập hồn thơ với Nguyễn Thế Tài : . Lững thững lên đồi - Paris-Sàigòn, một trời ngào ngạt - Em và vũ trụ ; Nghiêu Minh : Cùng Đợi Chuyến Em Về , Quỳnh Chi : Giọt mưa - Nhà anh - Học đan - Sơn cao thủy trường , Lê Hưng Tiến : Lời tựa - Má tôi - Sự viết hoa - Sầu lên khơi, Vũ Tiến Lập : nhỏ niệm, Tâm Minh Ngô Tằng Giao : Ngoài vườn (Katherine Mansfield) - Đảo hồ Innisfree (William Butler Yeats) - Bác thợ rèn trong làng ( Henry Wadsworth Longfellow) |
Những ai từng đọc
truyện Tây Du Ký hẳn nhớ đoạn Tôn Hành Giả gặp Hỏa
Diệm Sơn chắn đường, tra hỏi được Thổ Địa
vùng này, trả lời : "Nguyên thuở xưa không có hòn núi
nầy, từ khi Ðại Thánh bị Lão Quân bỏ vào lò bát quái
mà đốt, bị Ðại Thánh nhảy ra đá lò đổ than và rớt
ít tấm gạch xuống đất, mới hóa ra núi nầy".
Hoàng hà viễn
thướng bạch vân gian
Xa xa, sông Hoàng
Hà leo lên tận khoảnh mây trắng
Hiền hòa, thanh thoát hơn, tránh xa hỏa Diệm Sơn nóng bỏng hay Ngọc Môn Quan giá buốt, Võ Quang Yến đưa ta tới tỉnh Katmandu xứ Népal để chiêm ngưỡng Bốn Đôi Mắt Chùa Swayambunath . Carlotta Gall (Trần
Trúc-Lâm Việt dịch ) : Một lịch sử
lớn dậy từ những đổ nát của các tượng Phật ở A-Phú-Hãn
Võ Kỳ Điền :
Những
vết chân chim
Anh tạm dịch cho em nghen -ai nói bầy chim bay đi hết, ta vẫn thấy dấu chân chim còn đầy trên bầu trời. " Truyện ngắn : . Phạm Xuân Hy : Thúy Thúy truyện (Tiễn Đăng Tân Thoại /Cù Hựu) / [ PDF ] Thuý Thuý Truyện được trích từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Cù Hựu. "Tiễn Đăng Tân Thoại" được viết vào khoảng Hồng Võ thập nhất niên, tức 1378, gồm bốn quyển, hai mươi truyện. Phần lớn những truyện trong Tiễn Đăng Tân Thoại đều lấy ma quỷ quái dị, hôn nhân luyến ái, làm đề tài phản ánh những hiện thực xã hội hắc ám, hủ bại dưới triều nhà Nguyên, cũng như chống lại những điều vô lý trong chế độ hôn nhân phong kiến cũ. Nhưng Tiễn Đăng Tân Thoại lại mạnh dạn tuyên dương tư tưởng "Trung, Hiếu, Tiết , Nghĩa" và những phong tục mê tín quỷ thần. Một số truyện có mầu sắc của thuyết nhân qủa báo ứng của nhà Phật. . Phạm Xuân Hy : Nghi án : Dương Quý Phi chết ở Nhật Bản ? [ PDF ] Sự tích về cuộc đời Dương Qúy Phi, có thể nói là được phổ biến và lưu truyền rộng rãi hơn tất cả những mỹ nhân khác. Nhưng cuối cùng, có thật Dương Qúy Phi bị thắt cổ chết ở Mã Ngôi Pha?Hay được kín đáo cứu thóat, vượt biển đưa sang Nhật Bản và sống cho hết cuộc đời ? Còn ngôi mộ Dương Qúy Phi hiện tồn tại trong chùa Trường Thọ Tự ở Nhật Bản có đúng là thật là ngôi mộ của nàng không? Đây là một vấn đề nan giải đã được bàn luận từ ít lâu nay trong giới các nhà nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc để xác định lại tăm tích cuối đời của người đàn bà có vẻ đẹp phải e thjn này. Hoài Ziang Duy : Nhan sắc thinh không " _ Tôn sư. Vậy người là ai? _ Người thấy ta không? Người đàn ông chồm về phía trước trong tư thế ngồi. Dưới ánh trăng, bóng người ngả dài. Gã đứng lên, phân vân rồi chợt hiểu. Thì ra tôn sư chính là bóng của ta. Người thầy của ta là ta. Ta đi tìm người học đạo. Ta đi bốn bể ngàn phương, lập thân cứu quốc, cổi lốt trần đời, chạy trốn vinh hoa phú quí. Rồi cũng thấy lại ta, thấy lại bóng của chính mình." . Quỳnh Chi : Căn nhà có bốn phòng "khi
tôi đi thuê nhà, người ta giới thiệu cho tôi một căn nhà
có bốn phòng
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao : Một bông hồng trắng (phóng tác) "Nhưng cậu bé trả lời tôi, giọng thật buồn: "Không đâu! Ông già Nô En không thể mang món quà này tới chỗ em của con bây giờ được đâu! Con phải đưa búp bê cho mẹ con để mẹ trao lại cho em con khi mẹ về nơi đó." Mắt cậu bé thật sầu thảm. "Em con đã về với bố con rồi. Bố nói mẹ cũng sẽ về với bố sớm thôi, nên con nghĩ rằng mẹ sẽ có thể mang búp bê theo rồi đưa lại cho em con!" . TchyA (Đái Đức
Tuấn) : Thủ Xú (1936) - Bói
Tết
. Việt Hải : Ông Địa Của Tôi "Riêng tôi, Ông Địa là đấng vạn năng trong đời sống tâm linh của tôi. Tại sao vậy ? Bởi vì tôi xin ngài thứ gì thì ngài cho ngay không một chút lưỡng lự, ngoại trừ điều ước cuối cùng là trúng Superlotto Jackpot tuần này vô cùng nóng hổi: US$100M, có thể chọn cash value option, tiền tươi. Tôi nguyện lòng khi nào ngài cho tôi vào danh sách ưu ái nhận giải Superlotto Grand Prize này thì tôi bế ngài đi mỗi bước du hành từ Tahiti sang Cancun, từ Jamaica sang Bahamas..." . Chu Tất Tiến : "Yoga" hay " Thiền Công " có lợi cho sức khoẻ như thế nào
|
. Quỳnh Chi : Con
mèo đã sống một triệu lần (Sano Yoko vẽ và viết)
. Phạm Vũ Thịnh : - Murakami Haruki ,Tiểu Thuyết Gia Hiện Đại Nhật Bản - Đom đóm - Chuyện trong nhà "Từ Điển Bách Khoa Columbia, ấn bản năm 2001, ghi rằng Murakami Haruki "được công nhận một cách phổ biến là một trong những tiểu-thuyết-gia-thế-kỷ-XX quan trọng nhất của Nhật Bản". Đề cập đến thời đại lắm bão tố hiện nay ở Nhật, Matsuda Tetsuo của Báo Yomiuri Shimbun, tờ nhật báo có số in lớn nhất Nhật Bản, viết:"Trong bất cứ trận bão lớn nào cũng có những nhà văn giương cao ngọn đèn soi cho quần chúng. Murakami Haruki đang và sẽ lãnh vai trò đó". Báo The Guardian ở nước Anh viết: "không có nhiều tác giả cùng thời với ông mà tác phẩm lôi cuốn được giới độc giả trẻ trực tiếp đến như thế, không chỉ trong nước ông mà còn trên khắp thế giới". . Nguyễn Nam Trân : . Miyazawa Kenji, Người viết truyện nhi đồng cho mọi lứa tuổi : - Quán ăn mè nheo lắm chuyện - Thổ Thần và Con Chồn - Đám hạt dẻ và mèo rừng "
Miyazawa Kenji (Cung Trạch, Hiền Trị, 1896-1933) chỉ là nhà văn
Nhật muốn đi tìm một cõi đời không tưởng (Utopia) nghĩa
là không thể nào thực hiện trong thế giới hữu hạn của
chúng ta. Ông vừa cố vấn về nông nghiệp, vừa rao giảng
kinh Pháp Hoa, lại làm thơ và viết truyện nhi đồng, sống
một cuộc đời vị tha, nhân ái.
. Hayashi Mariko (Lâm, Chân Lý Tử ) : Đêm đầu "Bà vốn người tỉnh Yamanashi, một vùng gần Tôkyô. Sau khi tốt nghiệp ngành nghệ thuật ở Đại Học Nihon, đã hành nghề trong lãnh vực thảo án quảng cáo (copywriter). Năm 1982, nổi tiếng với Runrun wo katte okô ni kaeru " Đi mua Runrun rồi về !". Sang năm 1986, viết tiếp Saishuubin ni ma ni aeba " Nếu kịp chuyến bay cuối " và Kyôto made " Cho đến Kyôto ". Lần lượt đoạt các giải thưởng văn chương lớn như Naoki (1986), Shibata Rentarô (1995) và Yoshikawa Eiji (1998), những giải mang tên các nhà văn danh tiếng Nhật Bản. Viết rất dồi dào và ăn khách. Tác phẩm tiêu biểu của bà là Fukigenna Kajitsu " Những trái cây khó ở ", trong đó nhân vật nữ chính đã ngoại tình và không làm sao rứt ra khỏi một anh nhân tình giỏi việc truy hoan. Lý do là dù có yêu chồng, nàng không tìm thấy được lạc thú nhục thể bên cạnh ông ta. Cảnh tượng này đã phản ánh tình trạng xã hội Nhật Bản hiện đại khi sự ngoại tình của các bà chứ không phải của các ông mới trở thành thời sự." Trong
một ý nghĩa nào đó, Hayashi Mariko cũng là một tiếng nói
đòi quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ.
. Trịnh Nguyên Phước : L'approche bouddhiste de la mort (PDF) . Natsuki Nguyễn Cao Đức : L'Abecedaire de Tokyo . Georges Nguyễn Cao Đức : 9 Mars 1945: l'Annam laisse la place au Viet Nam - Bảy Viễn, le Vidocq vietnamien - Les Costumes de Cour des Mandarins d'Annam Thơ cổ Trung Quốc Bạch Cư Dị : - Đại Lâm Tự Đào Hoa ( Quỳnh Chi phóng dịch) Đỗ Phủ : Giang bạn độc bộ tầm hoa - Tuyệt cú Lâm Bô : - Mai Hoa ( QC pd ) Lý Bạch : Xuân nhật túy khởi ngôn chí Mạnh Hạo Nhiên : - Xuân Hiểu Tiết Đào : Vọng xuân từ Vương An Thạch : - Mai Hoa ( QC pd )
|
"Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ...vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như: "Cây trúc xinh
tang tình là cây trúc mọc...
Ðó là dân ca
Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh."
. Vĩnh Đào : André
Malraux và Việt Nam - Quelques
notes sur Eugène Dejean de la Batie (bài tiếng Pháp)
. Lê Văn Hảo :
Việt
Nam Văn Hiến Ngàn Năm (tiếp theo) : 9.
Thời Tiền Nguyễn (1558-1777) - hay Hai thế kỉ hình thành và
bước đầu hưng khởi của văn hóa Phú Xuân - 10.
Thời Tây Sơn (1771-1802) - và 15 năm văn hóa Phú Xuân
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : Khoa Cử Việt Nam ( tập thượng ) : Thi Hương (tiếp theo) . Nguyễn Nam Trân
: Văn Học Sử Nhật
Bản (tiếp theo) : 10) Từ Konjaku Monogatari (Truyện
giờ đã xưa) đến Shaseki-shuu (Góp nhặt đá cát) - Văn học
thuyết pháp và răn đời của Nhật Bản - 11) Sân khấu
Nô, Kyôgen cùng các hình thức văn học Tuồng tương cận -
Đỉnh Cao Nghệ Thuật Nô Với Cha Con Kan.ami Và Zeami - 12) Sân
khấu Jôruri, Kabuki và Văn học Tuồng - Vai trò chủ đạo của
Chikamatsu Monzaemon (Cận Tùng , Môn Tả Vệ Môn) , Shakespeare
Nhật Bản - 22) Akutagawa Ryuunosuke, Shiga Naoya,Hai đỉnh
cao, hai phong cách của thể loại truyện ngắn Nhật Bản
*** Chim
Việt Cành Nam (*)
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt Cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]