Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Tết Hà Nội - Tết Bắc Kinh ?
Từ ngàn xưa, theo cách tính của Âm lịch Trung Quốc và Việt Nam cùng một số nước vùng Đông Á, khi hiện tượng Sóc (không trăng-nouvelle lune) đầu tiên của năm rơi đúng vào ngày nào thì ngày đó là ngày mùng 1 Tết, bắt đầu một năm mới .
Dù hiện tượng có thể xảy ra sáng, chiều hay tối , bất cứ lúc nào, cả ngày hôm đó được coi là ngày đầu năm.Hà Nội và Bắc Kinh thuộc 2 múi giờ khác nhau, do đó giờ Hà Nội cách Bắc Kinh một giờ.
Năm nay khi hiện tượng Sóc xảy ra, Hà Nội vẫn còn trong ngày 17/2 (23 giờ 14 phút), nhưng lúc đó Bắc Kinh đã bước sang ngày 18/2 ( 0 giờ 14 phút).
Theo cách tính âm lịch, nếu ta lấy Hà Nội làm chuẩn mốc cho lịch thì ngày 17/2 là ngày Tết.
Còn nếu ta lấy Bắc Kinh làm mốc chính thì ngày Tết là ngày 18/2.
Trung Quốc rộng lớn, rải ra trên 4 múi giờ. Tỉnh cực Đông Trung Quốc cách tỉnh cực Tây 4 giờ. Tuy nhiên, khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn. Con dân Trung Quốc tại chính quốc hay sống nơi hải ngoại đều hướng về Bắc Kinh, do đó xem ngày 18/2 là ngày mùng một Tết.
Cả nước Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đều cùng nằm trong một múi giờ. Vấn đề sai biệt giờ giấc từ Nam chí Bắc không đặt ra. Dù lấy bất cứ một địa điềm nào trên đất nước làm chuẩn, Huế, Sài Gòn hay Hà Nội, hiện tượng Sóc luôn luôn rơi đúng vào ngày 17/2, ngày Tết rơi đúng vào ngày 17/2.
Theo Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Việt Nam và Trung Quốc đã có những thời kỳ không đồng nhất trong cách tính lịch, thí dụ như trong thời Lý , trong vòng 300 năm, Lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc khác nhau. Nhà Tống có 2 lần Ban lịch cho Đại Việt (1176 và 1206) nhưng xứ ta vẫn giữ lịch riêng (xem : Lịch và Lịch Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn, Tập San Khoa Học Xã Hội, 9-2-1982) .
Xin quý vị đọc đôi lời bàn về vấn đề này qua 4 tài liệu do
Lê Kim Chi soạn thảo:
Trở Về