Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Vành Nam số 15 ngày 5-2-2004) |
Tết,
Tết, Tết ... Tết đã đến ..., Tết đã đi ...
Tết đến, người người nô nức chuẩn bị đón Tết. Giàu, nghèo, sang, hèn, chẳng ai có thể dửng dưng nhìn Tết đi qua. Mời bạn tiến bước theo những bài phóng sự trích từ các trang nhà trong nước, ôn lại " những phong tục ngày Tết " , " xin lộc chùa " đêm Ba Mươi, hay dạo xem các chợ hoa Sài gòn , Hà Nội trong những ngày cuối năm (Tết Hà Nội - Tết Sài gòn). Ta vào thăm một chung cư nghèo khổ của những người từ Vĩnh Phúc, Sơn Tây trôi dạt vào Sài gòn sống bằng nghề nhặt lượm ve chai, giấy vụn. Những ngày trước Tết, những kẻ sống tha hương trên chính đất nước mình này cũng phải cố sức làm lụng gấp đôi vì dù sao "Đi cả năm, về làng phải ăn mặc tươm tất chút cho bà con mừng" (Những ngả đường Tết đến). Và trong một căn nhà trọ nào đó, của ngày xưa hay của ngày nay, "hai cô gái điếm, hai con người tưởng như vất đi ấy, trong đêm giao thừa " cũng bày bàn thờ đón Tết, cố tìm lại cái ảo ảnh đầm ấm gia đình đời kiếp nào mới trở lại (" Tối ba mươi" của Thạch Lam). Tết năm nay, bước sang năm Giáp Thân, mời bạn nghe Nguyễn Quý Đại nhân dịp " Mùa xuân nói chuyện khỉ " , hay cùng hòa thượng Chơn Thiện luận bàn về "Nhân vật Tôn Ngộ Không" , "biểu tượng cho Chánh kiến và Chánh tư duy " trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Ta cùng Võ Hồng " xuất hành năm mới " theo một gia đình nhỏ, trong cảnh " gà trống nuôi con ", đi tìm lại bóng hình người đã khuất. |
Tết đã đến với mọi nhà
... rồi Tết ra đi ... , ta lại bắt tay vào việc , " Tháng
giêng là tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu ... "
Từ bốn ngàn năm qua, nhịp sống của người dân Việt vẫn đều đặn diễn ra như vậy. Mời bạn trở lại thời "Hùng Vương dựng nước qua hình vẽ trên trống đồng " của Lê Văn Hảo , nhìn lại đời sống của tổ tiên ta , xem lại cách trang phục của người xưa , đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy; để gật gù tán thán Nguyễn Dư đã dám quả quyết , qua bài " Cái váy và cái quần của các bà " , rằng Bà Trưng ngày xưa mặc váy chứ không mặc quần. Bà
Trưng quê ở Châu Phong
Chỉ vì mấy câu thơ trên đây, nhiều nhà học giả đã không ngần ngại suy ra là hai Bà ngày xưa " mặc quần đỏ " !!! ... Cùng trong mục phong tục, mời bạn xem bài " Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn " của Nguyễn Đắc Xuân. " Bộ ảnh Peyrin " do Nguyễn Dư sưu tầm tăng thêm hơn 30 ảnh, bộ "Tuyển tập ảnh 2001 " của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam "tạm" tăng thêm 20 ảnh, nói là tạm vì trong những tuần tới sẽ đưa thêm. Trong mục thơ, ngoài những
tác giả quen thuộc như Nguyễn Hồi Thủ (Con
tầu thời gian), Vũ Quyên ( Xuân muộn
- Hoàng hôn trên đôi cánh mỏi -
Nửa
dêm trừ tịch xứ người ), Ngô Tằng Giao ( chuyển ngữ
bài Gift / Quà Tặng của Rabindranath
Tagore ), Tân Văn (Hoa hồng lễ tình yêu),
Ta cùng Nguyễn Tường Bách, qua bài "Dòng người bất tận" , hòa mình theo nhịp biến chuyển tiếp nối trong một ngôi chùa nhỏ xứ Huế, tăng trụ trì , khách viếng lễ , để chứng lẽ "vô thường" , "vô ngã" của cuộc đời, thấy cái " chấp ta - chấp ngườỉ ", " chấp của ta - chấp của người " đã đưa đến bao chia cắt khổ đau. Bs Nguyễn Lưu Viên, " Ông già kể chuyện ngày xưa ", tiếp tục nhắc lại "Vài kỷ niệm của một cựu sinh viên trường thuốc Hà Nội " Kỳ trước ta đã làm quen với Trần Văn Tuấn qua trích đoạn "Mèo đến", nay xin tiếp tục đi một vòng khắp " Chung cư " để thấy vài mẩu sống của Sài Gòn ngày nay. Nguyễn Công Hoan, qua truyện Kép Tư Bền, kể lại thảm trạng của một tay hề, ngoài mặt làm trò cười cho thiên hạ nhưng ai biết đâu lòng dạ đang đau xót lo âu cho người cha già trong giờ hấp hối. Trúc Huy dịch văn Nhất Linh "Bóng người trên sương mù / A Silhouette in the Fog " Nguyễn tường Bách tiếp tục theo bước chân Phật, lần này đi đến tận cùng của " Trung Quốc, Xứ sở của Bố Tát " , trước khi bước vào Xứ Tây Tạng. Vườn Anh Đào đón nhận một cây bút mới ( dĩ nhiên là chỉ "mới " đối với CVCN), Văn Lang Tôn Thất Phương, với bài " Người Nhật , Nước Nhật : (1) Hayashi Fumiko " , và " Đoá Cúc Muộn " của Hayashi Fumiko . Qua loạt bài " Người Nhật , Nước Nhật ", Tôn Thất Phương sẽ giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu của nước Nhật, (không nhất thiết phải là văn nghệ sĩ ). Lần này tác giả giới thiệu nữ văn sĩ Hayashi Fumiko . Nguyễn Nam Trân giới thiệu truyện ngắn " Địa Ngục Trước mắt " của Akutagawa Ryunosuke và Đinh Văn Phước truyện " Mấy trái quýt " của cùng tác giả. Trong " Địa Ngục Trước mắt ", cái tàn nhẫn " vị nghệ thuật " của lão họa sư Yoshihide không khỏi khiến ta rùng mình nổi ốc. Nó càng khủng khiếp ghê rợn hơn nữa, khi ta liên tưởng nghĩ rằng đây không phải chỉ là nhân vật hoàn toàn hư cấu, không thể có ở trên đời . Chỉ kể từ vài chục năm gần đây thôi, đã bao người, nhân danh lý tưởng này chủ thuyết nọ, đầy đọa tàn sát hàng triệu người đồng loại. Ở mức độ cá nhân hơn, " vì lý tưởng " "vì đức tin" người ta có thể gạt bỏ mọi nghĩa tình .Trong giây phút , cha mẹ anh em thầy trò bạn hữu chỉ do khác ý mà biến thành thù địch, rồi lạnh lùng thủ đoạn, trừng trị thẳng tay. Lê Văn Hảo, đã tìm lục trong di sản văn hóa nghệ thuật, khoa học nhân văn của cha ông để giới thiệu bộ " Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ , Một công trình lịch sử - văn hóa đồ sộ giữa thế kỷ XIX ". Thụy Khuê, qua tập " Cấu Trúc Thơ " đặt vấn đề "Thế nào là một bài thơ hay ? Thế nào là một bài thơ dở ? " Để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ, Nguyễn Phú Phong cống hiến ta một " Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt " này. Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là tiểu thuyết được nhiều người say mê nhất khắp các vùng Đông Nam Á . Từ gần hai chục năm nay, tại Hồng Kông, Đài Loan, và ngay cả ở Bắc Kinh, ta thấy phát sinh ra hiện tượng nghiên cứu về Tiểu thuyết Kim Dung qua nhiều khía cạnh gọi là Kim học hay Kim Dung học. Tiểu thuyết Kim Dung thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, chính tác giả cũng công nhận như vậy. Nhưng thấm nhuần như thế nào? Hòa Thượng Thích Chơn Thiện, Giám Đốc Học Viện Phật Giáo tại Huế đã phân tích cặn kẽ trả lời câu hỏi này qua bài "Bàn Về Tư Tưởng Phật Học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ". Trong số này, Hòa Thượng Chơn Thiện khởi đầu luận bàn dựa trên tập " Hiệp Khách Hành " . Trong tương lai, Hòa thượng sẽ tiếp tục vấn đề này với các bộ "Thiên Long Bát Bộ " , " Lục Mạch Thàn Kiếm ". Trúc Lâm Lê An Bình cũng ra mắt đặt một số nghi vấn lịch sử với bài "Những Hư Cấu Liên Quan Đến Các Vị Vua Đời Nhà Trần " Lê Văn Hảo vẫn tiếp tục đưa ta trở về thăm xứ ta thời Hùng Vương dựng nước. Và sau hết, Giáo sư Thanh Lãng
trình bày tất cả những đòn độc hiểm " phe thơ mới " đưa
ra nhằm hạ độc thủ dứt tuyệt " phe thơ cũ " (Mặt
Trận Bênh Thơ Mới ).
Chim
Việt Cành Nam (*)
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]
.