Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]
________________________________________________________________________
Mùa Xuân nói chuyện Khỉ
Nguyễn Quý Đại
Hồi còn bé tôi thường theo mẹ đi phố qua Chùa Cầu (Lai viễn Kiều), thấy 2 con khí bằng đất nung đội khăn đỏ ngồi đối diện nhau và hai chó đất ngồi đầu cầu phiá bên kia. Nhưng đến gốc cây bàng ở chợ Hội an, mấy chú "Sơn Lâm Mãi Võ" làm xiếc bán thuốc cao đơn hoàn tán, thuốc dán trị đau nhức. Người đàn ông lực lưỡng thân trần hình vạm vở, dùng thanh sắt tròn bằng ngón chân cái tự đánh vô lưng,cây sắt cong nhưng không bị chấn thương cơ thể, thật ngoạn mục nhờ uống thuốc của họ quảng cáo. Hấp dẫn hơn là lần đầu tiên thấy con khỉ lớn bằng con chó mặc áo đỏ, đội mũ biểu diễn nào kéo xe, gánh nước, ngồi ghế ăn chuối, bán thuốc và cầm cái rổ chạy quanh xin tiền.. Tôi rất thích xin mẹ cùng đứng xem lâu hơn, và mong ước mẹ mua cho con khỉ khôn ngoan đó về nhà làm bạn, Ý niệm về khỉ của tuổi thơ thời ấy giới hạn, không có phim ảnh và sở thú như ngày nay. Tôi thường nghe các câu nói vui đùa "đồ khỉ, làm trò khỉ, mặt nhăn như khỉ ăn gừng, rung cây nhát khỉ, xứ khỉ ho có gáy, làm lắm trò con khỉ "vv..

Mẹ tôi giải thích không nên chơi với khỉ người ta nói " Nuôi ong tay áo nuôi khỉ dòm nhà " nuôi ong bị ong nó chích, nuôi khỉ trong nhà sẽ bị nó đốt nhà...Loài khỉ thông minh hơn các thú vật khác, biết hờn giận, vui buồn. Nó thích bắt chước,thấy người hút thuốc nó cũng lén lấy thuốc lửa lên mái nhà ngồi hút làm cháy nhà.

Chuyện hoang đường về khỉ

Lớn lên đi học biết đọc và ham thích đọc chuyện Tây Du Ký, kể chuyện ba thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc (Ấn Độ Miến Điện ?) đường xa vời vợi thời đó hạ giới còn yêu quỷ, nhiều tài năng biến hoá cản trở việc đi thỉnh kinh của Tam Tạng.

Câu chuyện hơi hoang đường Tôn Hành Giả là con khỉ ở núi cao được sinh ra từ lòng một hòn đá, biết nói tiếng người muốn sống trường sinh bất tử, rời động Thủy Liêm xuống núi đi tìm thuốc trường sinh, may mắn gặp Tô Sở Thần thâu nhận làm đệ tử, truyền dạy võ thuật và các phép thần thông biến hóa. Thành tài Tôn ngộ Không không trở về cố quận, xuống thủy cung của Long Vương chiếm được vật báu Như Ý kim Cổ Bổng (làm cây thiết bảng) lên Thiên đàng uống rượu trộm loại trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân.. phá rối khắp nơi nổi danh là Tề Thiên Đại Thánh lộng hành. ''cao nhân tất hữu cao nhân trị''. Phật Tổ Như Lai chứng minh cho họ Tôn thấy sự mênh mông vô lượng của các pháp mà những kẻ ở cõi này không bao giờ vượt nổi, nếu chỉ loay hoay với tham vọng. Tề Thiên Đại Thánh dù thần thông biến hoá cũng không chạy khỏi bàn tay của Đức Phật Như Lai úp bàn tay xuống tạo Ngũ Hành Sơn ngàn cân giam cái tham vọng của họ Tôn lại. Nhưng Ngài cũng biết rằng, chẳng có núi cao biển sâu nào giam được tham vọng của con người nếu con người không tự tu thân. Ngài cũng để một lối thoát cho sự ăn năn hối cải cho Tề Thiên. Một ngày đẹp trời thầy Đường Tăng Tam tạng đi ngang qua đã thâu nhận Tề Thiên làm đệ tử, cứu ra khỏi ngũ hành đè trên lưng, nhưng Ngài phòng ngừa tính khỉ thích vui chơi, phá rối nên gắn trên đầu vòng Kim cô ? để dễ trị tội trên đường đi thỉnh kinh có thêm đệ tử gốc heo là Trư Bát giới và Sa tăng..

Khỉ và các tên trong Khoa học

Các loài Khỉ có tên khoa học Ceropithecidae, nhưng có nhiều họ khác nhau, được các nhà động vật học phân loại, vì Khỉ sống từng vùng khác nhau trên thế giới đời sống tập tính riêng. Có loại khỉ ăn thịt, ăn mối cũng như ăn trái cây, lá cây hình dáng lớn nhỏ màu lông khác nhau Khỉ đuôi dài (Macaca nemestia), Khỉ đuôi lợn (Cercopithecidae), Khỉ Mốc (Macaca fascicularis),Khỉ mặt đỏ (Cercopithecidae) Khỉ voọc xám (Presbytis pheyrei crepusculus) Khỉ đột (Gorin-Gorilla),Vượn (Gibbon), Đười ươi (Orang Utang) Đười ươi (Pongo pygmacu), Khỉ Muôn (Chimpanzee), những con tinh tinh (Pan troglodytes) Khỉ lùn (Bonobo) khỉ đột mỏ dài (Pavian)...

Theo tài liệu giống Vượn người loại Khỉ đột và Tinh Tinh, được các nhà Động vật học quây phim chiếu lại trong các chương trình Tivi về đời sống của chúng dù ở trong rừng rậm. Phần lớn khỉ ăn trái và lá cây cũng như ăn các động vật nhỏ.. Tinh Tinh có nhóm máu và gen cũng trùng hợp với chúng ta, là loại thông minh biết dùng vũ khí như đá, cây để chống lại kẻ thù, biết dùng đá để đập những loại hạt có vỏ cứng như hạt dẻ để ăn, biết dùng lông chim để ráy tai, dùng những cọng hoặc cành cây để xiả răng. Để tránh khát nước biết nhai những lá cây nát làm thành "miếng xốp" nhúng vào nước rồi vắt vào miệng để uống, biết dùng cành cây làm cần câu để móc mồi từ những ổ mối lớn để ăn. Tinh tinh được huấn luyện để mặc áo quảng cáo, đeo kính mát và làm tài tử đóng phim như trong phim Tarzan. Tinh tinh cao chừng 170 cm con lùn 90 cm, trọng lượng nặng khác nhau từ 45 kg đến 60 kg, thời gian thụ thai từ 225 ngày đến 240 ngày. khỉ con bú sửa mẹ 2 đến 4 năm. Tinh tinh mẹ rất yêu thương và chăm sóc con nhỏ đi đâu cũng mang con con bên cạnh. Tuổi thọ khoảng 40 năm. Nhiều nhà động vật học đã theo dõi đời sống của bầy tinh tinh và bầy khỉ đầu chó nghỉ ngơi trên bãi rừng thưa cách nhau không xa trong yên tĩnh bỗng nhiên có tiếng kêu rít réo con khỉ đầu đàn vồ con khỉ đầu chó con cắn chết, lập tức những con đồng loại vội ào chạy đến cùng xé lấy từng miếng thịt để ăn.

King Kong thời đại

Phim (Film) King Kong đã làm cho nhiều người say mê, người dựng phim cho con khỉ Gorin là giống tàn bạo vì sức lực phi thường của nó Những bộ phim King Kong diễn tả con khỉ Gorin này chuyên khủng bố tàn phá nhà cửa.. Đó là xảo thuật dàn dựng và đầy tưởng tượng, nhưng thật sự con khỉ Gorin sống dịu dàng điềm đạm thân thiện. Bà Diana Fossy đã sống giữa bầy Gorin chưa bao giờ bị chúng tấn công. Khi gặp người lạ chúng thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (2 tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương. Khỉ Gorin cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, giểu võ thôi, Chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Gorin loại khỉ đột nầy cao 1,80 m; nặng 180 Kilô hoặc nhiều hơn (nhưng những con sống ở bờ biển lông ngắn màu nâu không to lớn bằng những giống ở rừng) mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ. Khỉ đực Gorin nặng tới 275 kg con cái nặng 100kg thời gian mang thai 251 đến 289 ngày, sanh con con nặng 2 kg. Tuổi thọ 60 tuổi. Gorin chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, trái và lá cây.

Đười Ươi là ẩn sĩ trong rừng ?

Đười Ươi thường bện các cành lại làm ổ trên cây cao, nơi chúng không cảm thấy nguy hiểm, để ngủ đêm và nghỉ ngày, chúng thích ngủ chỉ rời ổ khi mặt trời đã lên cao. Đười ươi đực ngồi trong ổ ca khúc ban mai nó vươn vai, giơ rộng cánh tay dài từ họng phát ra âm thanh nhát gừng, càng lúc càng to và kết thúc bằng một tiếng kêu dài rộn ràng. Thường vợ chồng Đười ươi ở cách xa nhau chỉ gặp nhau những lúc có cây to trái chín rộ hoặc những lúc giao hợp. Đươi ươi sống trên cây không di chuyển dưới đất như khỉ Gorin và Tinh tinh. Đười ươi ăn trái cây trong rừng ngoài ra cũng ăn lá vỏ cây mối và kiến. trước khi ăn bao giờ cũng nếm thử. Đười ươi cao 97 cm, con đực nặng 90 kg con cái nặng 50 kg. thời gian mang thai từ 260 đến 270 ngày, và cho con bú 2 đến 3 năm.Tuổi thọ đến 40 năm Đười ươi đực do các bướu cổ rộng tạo thành mô sụn liên kết mà mặt bẹt như cái đĩa, tuổi già có thêm râu ria dài, và lưng cũng bạc như khỉ Gorin. Đười ươi sống trên cây các rừng vùng nhiệt đới ẩm thấp, phần lớn ở ở Đông Nam Á trong rừng Calimantan và Bắc Sumatra, ở Mã lai và Nam Dương, có giống Orang Utann gọi là người rừng cao khoảng 1,50 m, nặng 90 Kilô, ăn trái cây, trứng chim, chuột, côn trùng, ngoài ra cũng thường bắt khỉ con, lợn rừng, linh dương nhỏ để ăn, con đực hay săn mồi hơn con cái.

Thói quen của các loại khỉ đều chải chuốt bộ lông cho nhau, hoặc bắt chấy, rận hay tìm những miếng da khô bị tróc trong bộ lông. Thường đàn khỉ có một con đầu đàn to lớn với trách nhiệm lo cho cả đàn. Khỉ đầu đàn cũng thuộc hạng "sư phụ" không thua gì Dê đực về việc chăm lo cho các "bà vợ", khỉ thường ngủ trong ổ do chúng đan mỗi ngày bằng cành cây, sợ các thú dữ như hổ báo, mèo rừng và rắn độc

Nét đẹp của khỉ

Đôi má hồng dường như đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm bạn đời của linh trưởng (trong đó có con người). Ít nhất ở loài khỉ nâu rhesus macaque, con cái bị cuốn hút nhiều hơn bởi những con đực có khuôn mặt mang sắc đỏ. Một nhóm người Anh nghiên cứu đã thử nghiệm trên 24 con khỉ nâu rhesus macaque đực. Họ sử dụng máy tính để biến hình ảnh khuôn mặt chúng từ trắng xanh sang ửng đỏ và cho 6 con cái xem. Họ nhận thấy những con cái dừng lại lâu hơn trên khuôn mặt hồng hào và có hành động như chép miệng thể hiện sự thích thú. Giả thuyết rằng con cái bị hấp dẫn bởi màu sắc của con đực thực ra đã được nhà sinh vật học Charles Darwin đề cập năm 1876.

Theo các nhà khoa học, má hồng chứng tỏ hàm lượng testosterone cao ở con đực, cũng đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và bộ gene tốt. "Những con khỉ có vẻ mặt hồng hào nhất trong các loài thú. Không ai biết rõ vì sao nhưng nó có thể đóng vai trò trong cuộc cạnh tranh giành bạn tình giữa các con đồng giới", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Corri Waitt tại Đại học Sterling, Anh, Các nhà khoa học cho rằng khuôn mặt hồng hào cũng là một đặc điểm hấp dẫn ở con người. Điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ dùng mỹ phẩm để làm đỏ môi và hồng má ?

Vượn có phải là thuỷ tổ của loài người không ?

Vượn thông minh, nhanh nhẹn chúng có thể nhảy xa 20 m, qua giòng sông nhiều cá Sấu, nhảy từ ngọn cây nầy sang ngọn cây bên kia, chúng thường suy tính khi xử lý vấn đề khó khăn. Để lấy được món ăn hấp dẫn trên cao, thường biết chồng các khối gỗ lên cao và dùng gậy khều thức ăn, Vượn không nói được, nhưng những gì quan trọng chúng đều thông tin cho nhau bằng cử chỉ và nét mặt. Gần đây qua nhiều cuộc thí nghiệm Khỉ có thể sử dụng Computer, biết dùng sơn để vẽ..vv vượn có thể nhận ra mình trong ảnh và trong gương ?

Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin (1809-1882) Darwin bỏ thì giờ nghiên cứu về học thuyết nầy từ năm 1842 đến năm 1844, nhưng chưa dám phổ biến sau khi nhận bản thảo về học thuyết tiến hoá của Alfred Russel Wallance gốc người Anh sống ở Đông Ấn. Năm 1859 cuốn " Nguồn gốc của các loài" được xuất bản đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi đến năm 1871 Darwin xuất bản cuốn " Nguồn gốc loài người và sự lựa chọn trong quan hệ giới tính" tác phẩm nầy với học thuyết về sự tiến hoá của loài người có nguồn gốc từ vượn.. Người tiền sử Neandertalien cách đây 5 triệu năm. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal không hề có đóng góp gì về gen đối với loài người hiện nay và giống người nầy đã tuyệt chủng (vượn 20 triệu năm, Đười ươi 20 triệu năm,Tinh tinh 10 triệu năm ( tài liệu dẫn chứng tác giả Witus B. Droscher)

Đã gây ra nhiều cuộc bút chiến sôi nổi đối với những nhà thần học và tôn giáo. học thuyết của Darwin sẽ làm thoái hóa lòng tin. Con vượn muôn đời vẫn là con vượn, ngày nay sự tiếp xúc của con người với các loài vật do tạo hoá sinh ra, vẫn như thời nguyên thuỷ con rắn sinh ở sa mạc có màu của cát, con rắn sinh ở trên cây có màu xanh đó là sự biến đổi sinh tồn hoà nhập vào đời sống. Con người do Thượng Đế tạo ra đã có trí khôn từ muôn thuở đã sinh tồn hàng triệu năm trên trái đất nầy.

Các nhà Khoa học chứng minh có thể loài Vượn có những yếu tố nào đó giống con người về nhóm máu một số Gen ? Cuộc so sánh bộ gene của người và Tinh tinh cho thấy một sự khác biệt gene liên quan đến thính giác đã cho phép con người phát triển giọng nói trong khi Tinh tinh không nói được. Bộ gene của con người và tinh tinh 99% giống nhau. Nhưng một số quá trình phát triển như thính giác và khứu giác của con người lại có tốc độ nhanh hơn. Những gene liên quan tới quá trình này có thể giải thích một phần vì sao Tinh tinh và con người lại có sự khác biệt đó. Nhà nghiên cứu Andrew Clark tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cùng cộng sự đã lập nên bản đồ gồm hơn 7.000 gene của Tinh tinh trước khi so sánh với con người . Không thể vội vã kết luận Vượn là thuỷ tổ loài người.

Những năm Thân trong lịch sử

Giáp Thân 1884 triều đình Huế ký hoà ước với Pháp công nhận sự bảo hộ của Pháp ông Patenôtre hội cả các quan, bắt đem huỷ bỏ Ấn của Tàu phong cho vua Việt Nam, nghiã là từ đó nước Nam thuộc về nưóc Pháp bảo hộ, không còn thần phục nước Tàu. Pháp chia nước ta ra làm hai khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ để dễ cai trị. dần dần hòa ước đó mất đi ý nghiã Pháp chiếm hết quyền lực để đô hộ cho đến năm 1944. Triều đình Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi Cho đến ngày 08.03.1949 thỏa ước Elysée (điện Elysée, Paris) Quốc trưởng Bảo Đại sang Pháp ký với tổng thống Vincent Auriol Pháp thừa nhận Việt Nam, có nền ngoại giao, kinh tế, tài chánh, tư pháp giáo dục riêng.. Thỏa ước trên Pháp chính thức giải kết những hòa ước trước đây qua các triều đại đã ký

Giáp Ngọ 1954 Quân dân Việt nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ .Chiến trường bắt đầu từ 20.11.1953 đến 13.3.1954. Tướng tư lệnh trận Điện Biên Phủ của thực dân Pháp là De Castries đầu hàng ngày 7.5.1954

Mậu Thân 1968 xảy ra cuộc tổng công kích của MTDTGPMNVN vào các thành phố của miền nam VNCH vào đêm Giao thừa 29.12.1968 (dương lịch ngày 30.1.1968).

Dân tộc nào thường ăn thịt khỉ

Nhiều quốc gia ở Phi Châu và Nam Mỹ họ săn bắn bắt các loại Khỉ để ăn thịt đe doạ làm khỉ mất giống ? Ở Á Đông cho rằng thịt khỉ bổ máu, cường dương.. Đông y còn dùng xương khỉ để nấu Cao Khỉ chửa trị được nhiều bệnh, Thời Từ Hi Thái Hậu (Kaisserin witwe Cixi) Thái Hậu lựa chọn thức ăn đại bổ như "Trảm mã trà " và " Não hầu / múc óc khỉ ".

"Bọn Thái Giám múc nước sôi tạt vào đầu con khỉ. Con khỉ bị nóng lấy tay gãi tuốt hết lông đầu, và họ bỏ con khỉ vào thùng có khoét lỗ tròn vừa đầu con khỉ nhô lên, lấy dao bén vạt ngang óc khỉ lòi ra lấy thià múc óc bỏ một thứ thuốc dâng cho Thái hậu " (tác phẩm Từ Hi Thái Hâu của Mộng Bình Sơn).

Món ăn dã man nầy ngày nay còn lại trong giới nhiều tiền ăn chơi tại Trung Hoa cũng như Việt Nam ! Ở Tây phương giới y khoa chỉ dùng khỉ trong các việc thí nghiệm. nuôi khỉ trong sở thú để mọi người chim ngưỡng, không có bán thịt Khỉ ? Các loài Khỉ đột, Tinh tinh và Đười ươi hoang dã đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng vì vừa bị săn bắt, vừa chịu ảnh hưởng của việc tàn phá rừng. Loài tinh tinh đã biến mất tại ba nước Tây Phi và sẽ sớm biến mất tại ba nước khác.

Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo

Tiere Dieser Welt Tác giả Martin Walters & Jinnny Johson

Die Tiere Afrikas Einführung von Jane Goodall

Monky witus B. Droscher

Việt Nam Sử lược Trần Trọng Kim

http://www.kilimanjaro.com/gorilla/goripict.htm


 [  Trở Về  ]