Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bóng trúc bên thềm »» Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát »»

Bóng trúc bên thềm
»» Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát

Donate

(Lượt xem: 6.121)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bóng trúc bên thềm - Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát

Font chữ:

Trong chuyến hoằng pháp tại Mỹ vào trung tuần tháng 08 vừa qua (2008) của Tăng đoàn Tu viện Dzongkar Choede, một tu viện cổ Tây Tạng thuộc miền Nam Ấn Độ, chúng tôi có dịp được nhìn tường tận quý sư Tây Tạng kiến tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát.

Mạn-đà-la là một hình vẽ mang tính nghệ thuật và tâm linh tôn giáo sâu sắc. Nơi đó có sự hợp nhất giữa thế giới bản thể và thế giới hiện tượng, giữa tâm thức và vũ trụ. Trong ý nghĩa thực tiễn, Mạn-đà-la còn là một đàn tràng để hành giả cúng dường, cầu nguyện và tu tập thiền quán.

Mạn-đà-la là phiên âm từ chữ Phạn Mandala, có nghĩa là vòng tròn, vòng cung. Trung Hoa dịch là luân viên cụ túc, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Đây là một biểu tượng của sự biến hiện nơi tâm thức của ta mà cũng là biểu thị một vũ trụ thu nhỏ qua cái nhìn của bậc giác ngộ.

Theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, có nhiều loại Mạn-đà-la như Mạn-đà-la bằng cát màu hay bột đá quý màu, Mạn-đà-la bằng tranh vẽ, Mạn-đà-la bằng vật thể ba chiều, thường là kim loại hoặc gỗ và Mạn-đà-la tập trung tinh thần qua sự thiền định. Và chỉ có Mạn-đà-la được làm bằng cát màu là nổi tiếng và phổ biến nhất.

Từ những hạt cát mịn như bột gồm đủ các loại màu, qua đôi tay mềm mại và đặc biệt là dùng một tâm chuyên nhất, các vị sư Tây Tạng đã tạo nên một bức tranh cát tuyệt vời có một không hai. Nếu không một lần chứng kiến, hẳn chúng ta cũng không ngờ rằng bức tranh Mạn-đa-la cát đó chỉ được làm với một công cụ rất thô sơ.

Đó là hai thanh sắt tròn, bộng, có một đầu nhọn theo kiểu hình phễu. Phía bên ngoài gần phần đầu nhọn là những khía vòng tròn đều nhau. Một cái dùng đựng cát, một cái đặt sát phía trên để khi làm thì cà tới cà lui chỗ các khía này tạo một sự rung động nhỏ cho cát chảy xuống mà không bị tắt nghẽn. Nhịp nhàng, thư thả, từ điểm giữa vòng tròn, các sư đã đưa những hạt cát màu rất mịn từ trong lòng ống sắt chảy qua đầu nhọn để tạo nên bức tranh tâm thức bằng cát đầy tính nghệ thuật và sáng tạo.

Từ một điểm nơi tâm, các đường vẽ sẽ được mở rộng ra ngoài một cách trình tự. Trong quá trình kiến tạo, các sư (thường là 4 vị ngồi 4 hướng) phải luôn đối mặt với tâm của Mạn-đà-la. Không vội vàng, không hối hả, từ từ, đều đặn trong nhiều ngày làm việc cùng nhau, các vị sư Tây Tạng vừa thực hiện Mạn-đà-la mà cũng vừa giữ tâm ở trạng thái thiền định.

Với đồ hình Mạn-đà-la Quán Thế Âm bằng cát này thì quý sư đã thực hiện liên tục trong năm ngày. Tuy nhiên, cũng tùy kích cỡ lớn nhỏ của đồ hình Mạn-đà-la mà thời gian hoàn tất có khác nhau. Có những đồ hình Mạn-đà-la phải làm suốt trong nhiều tuần lễ mới xong.

Theo lời giảng của sư Jampa Sopa, vị trưởng đoàn, thì Mạn-đà-la là nơi cư trú của các vị Phật và Bồ Tát mà hơn 2500 năm về trước, Đức Phật Thích Ca đã giới thiệu trong giáo pháp của ngài qua hình thức mật chú.

Cũng theo lời Sư thì có nhiều Mạn-đà-la như Mạn-đà-la A-di-đà, Mạn-đà-la Dược Sư, Mạn-đà-la Quán Thế Âm… Tuy tên gọi, màu sắc đặc trưng từng phần và hình thể vuông tròn có khác nhau, nhưng nội dung Mạn-đà-la thì đều giống nhau là y cứ vào kinh Phật để diễn đạt. Nếu Phật tử chiêm bái Mạn-đà-la thì sẽ có nhiều phước lành.

Điều này cũng không có gì huyền bí. Vì tự thân mỗi hạt cát đã được chế tác từ tâm chánh niệm nên toàn thể Mạn-đà-la còn là biểu hiện của một kho chứa năng lực tinh thần. Ngoài niềm tin, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một nguồn năng lượng ẩn chứa trong những hạt cát qua những đường nét hoa văn tuyệt hảo biểu thị cảnh giới chư Phật, chư Bồ-tát bằng hình ảnh cách điệu cỏ cây, chim thú, hoặc các ký hiệu, các câu thần chú bằng chữ Phạn trong đồ hình Mạn-đà-la.

Mặt khác, Mạn-đà-la cũng là đối tượng để chúng ta thực tập quán tưởng. Quán tưởng vũ trụ, quán tưởng tâm mình, soi lại chính mình để nhận ra được tánh Không của vạn pháp. Và khi chúng ta thật sự thành tâm trong lúc chiêm bái hình ảnh biểu tượng của các đức Phật trên Mạn-đà-la thì có nghĩa là ngay giây phút đó chúng ta đang sống được với tâm Không. Mà đem cái tâm Không để lễ bái thì sự cảm ứng quả là không thể nghĩ bàn.

Cũng như khi ta đảnh lễ một tượng Phật bằng xi-măng thì phải hiểu rằng lúc đó, không những ta đang tiếp xúc với năng lực giác ngộ ẩn chứa nơi bức tượng mà còn là tiếp xúc với bản chất giác ngộ sẵn có nơi chính mình. Có như vậy thì phước lành mới phát sinh trọn vẹn và công đức mới tăng trưởng đầy đủ.

Việc tạo dựng Mạn-đà-la cũng thế! Mỗi người phải làm trong chánh niệm. Tức là phải có một sự tập trung tinh thần rất cao và sự kết hợp hài hòa không kém phần công phu của một nhóm người trong nhiều ngày liên tục. Và khi tâm ý được tập trung chuyên nhất vào một chỗ thì cũng có nghĩa là đã tác động vào đó một nguồn năng lực tâm linh rất lớn qua những nét vẽ bằng cát. Do đó, việc kiến tạo Mạn-đà-la cũng là một phương pháp tu tập thiền định.

Được biết, theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng thì quý sư đều phải học qua cách dựng Mạn-đà-la như là một phương tiện rèn luyện tâm thức, tinh lọc tâm ý. Nếu có vị sư nào muốn chuyên về việc kiến tạo Mạn-đà-la thì phải học thêm nhiều hơn nữa về nghệ thuật và triết học trong một thời gian dài.

Thế nhưng, sau khi Mạn-đà-la cát được làm xong thì phải hủy bỏ, ngoại trừ các Mạn-đa-la được dùng làm đối tượng quán tưởng như các loại bằng tranh vẽ.

Mạn-đà-la sẽ được hủy bỏ bằng cách trộn đều các loại cát màu lại với nhau, rồi đem ra sông, biển gần đó hoặc phân phát cho những người chiêm bái, với ý nghĩa là chia đều công đức để tất cả cùng lợi lạc. Quan trọng hơn hết của sự hủy bỏ là để cho chúng ta thấy được tính chất vô thường của muôn sự muôn vật trên thế gian này. Ngay cả công trình kiến tạo Mạn-đà-la công phu và cần mẫn này cũng chỉ là việc làm vô thường.

Tất nhiên, trước khi hủy bỏ Mạn-đà-la phải có một nghi thức tụng kinh, niệm chú với nhạc lễ trang nghiêm cúng dường lên đức Phật và hồi hướng cầu nguyện phước lành cho tất cả chúng sanh.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.104.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...