Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bóng trúc bên thềm »» Kể chuyện chiêm bao »»

Bóng trúc bên thềm
»» Kể chuyện chiêm bao

Donate

(Lượt xem: 3.767)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bóng trúc bên thềm - Kể chuyện chiêm bao

Font chữ:

Nhắc tới chiêm bao, bỗng dưng tôi muốn thố lộ chuyện mộng mị của mình. Ừ, thì coi như góp chút vui cùng huynh đệ vậy!

Những năm gần đây, chính xác là kể từ khi lên thành phố học, trong giấc ngủ, tôi thường chiêm bao thấy về chùa cũ, ngôi chùa của tuổi ấu thơ, nơi tôi chập chững bước vào cửa Phật. Ồ! Xin đừng hiểu lầm. Thuở ấy, tôi chỉ quy y làm Phật tử tại gia thôi chứ chưa có xuống tóc tu ở chùa, dù mong muốn lắm.

Nhưng nghĩ cũng lạ! Tôi đã rời xa xóm cũ, giã biệt mái chùa thân yêu ngót 14 năm rồi mà chỉ những năm sau này tôi mới chiêm bao dồn dập. Nhiều lần tự hỏi, tôi có tơ tưởng gì đâu mà bảo là tìm về trong mộng mị? Thỉnh thoảng có nghĩ ngợi chút thôi, nhưng lẽ nào... lại là nhung nhớ?

Tôi vội quay về vùng kỷ niệm, bắt gặp cái nghĩa cái tình long lanh tấc dạ. Quả là “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”! Thiệt tình mà nói, hồi Sư trụ trì còn trụ thế thì tôi có về thăm, dù ít ỏi. Tôi chỉ thường xuyên hỏi thăm qua mấy thằng bạn ở gần nhà, cùng tới lui lên chùa lúc nhỏ. Nhưng sự quan tâm đó cũng đã thưa dần kể từ khi Sư về cõi Phật. Cảnh cũ người xưa giờ cũng đổi thay nhiều. Nghe nói, chùa bây giờ đã được trùng tu khang trang hơn.

Âu đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhờ có vô thường mà mầm non mới đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết quả và em bé thơ ngây mới được lớn lên thành một thanh niên khỏe mạnh. Rồi từ không mà trở nên có, cũng như từ có trở thành không... tất cả cũng chỉ là mây bay gió thoảng. Ấy vậy mà tôi cứ chiêm bao thấy hoài một hình ảnh xa vời cũ kỹ, kỳ cục thiệt!

Mà biết đâu đó chẳng lại là “Bởi lòng tạc đá ghi vàng, tưởng nàng nên mới thấy nàng về đây” như Nguyễn Du mô tả tâm trạng chàng Kim Trọng?

Thưa không! Chiêm bao đến bất thình lình không qua miền nhớ. Mà không có nhớ thì làm gì có tưởng? Ô hay, phải nói thế nào đây bạn ạ, trong khi tất cả tưởng đều là nhớ, nhưng tất cả nhớ không hẳn đều là tưởng đâu! Thôi thì, cứ để tưởng-nhớ thong dong, có-không chẳng bận lòng, ta thử mon men làm cuộc kiếm tìm nguyên do của giấc mộng.

Quả thật, trong cuộc đời này, không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Ngài Trần Thái Tông nói:

“Ban ngày gắng sức cầu may
Đêm đến hóa ra mộng tưởng.”

(Nhật gian phí tận hãnh cầu
Dạ lý phiên thành đại mộng.)

Nếu không vướng mắc vào nguyên nhân gần ắt cũng dính dấp tới nguyên nhân xa. Cái gì cũng có lý do của nó!

Duy chỉ nhà thơ Xuân Diệu, muốn thách đố thế nhân hay sao mà vờ như ngơ ngẩn:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?”

Chao ôi! Ông là người trong cuộc mà không biết “vì sao buồn” thì kẻ đứng bên ngoài như tôi đây cũng đành chịu bó tay.

May thay, Phật pháp dạy tôi biết cách lắng lòng nhìn lại. Mỗi ngày một chút tôi dành thời gian ngắm nghía lại chính mình, tập cười và tập thở. Bữa nào lơ đễnh, nhìn ngó mông lung thì coi như quờ quạng giữa dòng lộn lạo. Nhưng chắc nhờ sự tình uyển chuyển nên tôi mới thấy rõ được mình nơi vùng tiềm thức. A, đây rồi! Những kỷ niệm dưới mái chùa xưa dẫu tản mác đi nhiều, nhưng ký ức ngày đầu vào đạo vẫn vẹn nguyên hình bóng. Trong thẳm sâu tâm hồn, kìa, năm tháng cũ vẫn chói chang. Thế cho nên, dù hiện thời bụng dạ quá đỗi bình yên, tâm trí vô tư lự, nhưng đâu dám chắc chắn hình bóng xưa không len lén tìm về. Bởi nhìn phớt qua chẳng ai thấy được vi trần đeo bám.

Vậy thì, nó đến từ đâu?

Phần nhiều các bản văn Pali khi đề cập đến giấc mộng đều nhìn nhận rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến giấc mộng:

1. Do thân thể không điều hòa.

2. Do tác động của những kinh nghiệm đã xảy ra trước.

3. Do trời người sanh ra.

4. Do linh tính báo trước.

Trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 5 nguyên nhân xảy ra những giấc mộng:

1. Nghĩ và sợ một điều gì đó có thực.

2. Một điều gì đã trở thành thói quen.

3. Tư duy và mong cầu một điều gì.

4. Những kinh nghiệm có từ trước.

5. Do quỷ thần báo cho biết.

Trong Luận Đại Trí Độ thì giải thích có phần rõ hơn: “Khi thân thể không điều hòa, nếu nhiệt độ cao quá thì mộng thấy lửa, thấy màu vàng, màu đỏ. Nếu nhiệt độ thấp quá thì mộng thấy nước, thấy màu trắng. Nếu phong khí nhiều thì mộng thấy bay bổng, thấy màu đen. Nếu suy nghĩ nhiều về những việc mình đã nghe, đã thấy thì giấc ngủ sẽ minh họa lại cảnh tượng ấy. Hoặc muốn biết những việc trong tương lai thì cũng phát sinh từ mộng.”

Như vậy thì rõ rồi, trong số những nguyên nhân đó chắc chắn có một nguyên nhân làm nên giấc chiêm bao dai dẳng của tôi. Mà dường như, tôi thấy mình cũng có dự phần ít nhiều trong cái gọi là nguyên nhân vi tế hiện tiền. Vì theo lý giải của ngài Phật Âm trong Luận giải kinh Tăng Chi thì: “Khi một người nằm mộng, tâm người ấy không có chánh niệm, chưa được thuần hóa, chưa được nhiếp phục, còn nhiều vọng động. Con người thường hồi tưởng lại giấc mộng khi chúng là những điềm mộng lành hay dữ, còn những giấc mộng xuất hiện một cách tự nhiên, không thuộc hai phạm trù trên thì sẽ không còn lưu lại trong ký ức.”

Trong Luật tạng Nam truyền, đức Phật dạy Tôn giả A-nan rằng: “Khi một người ngủ mà tâm không chánh niệm, còn dao động, còn ô nhiễm thì giấc mộng dữ sẽ xuất hiện trong giấc ngủ của người ấy.”

Cũng may, những giấc chiêm bao này không phải là ác mộng!

Ồ! Còn giấc chiêm bao cũ rích sau đây thì thế nào? Dĩ nhiên, tôi cũng biết được luôn đầu mối của nó.

Mười mấy năm nay, kể từ ngày xuất gia tu học, tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình bay bổng trong hư không. Dễ dàng, lẹ làng hết sức. Chỉ cần nhún nhẹ một cái thôi là tôi đã vọt tuốt lên trên ngọn cây rồi. Và cứ thế mà bay lơ lững khắp nơi, ngang qua xóm làng, núi rừng sông suối, vượt cả tỉnh thành, biên giới quốc gia mà không hề biết chỗ đó là ở đâu, thuộc đất nước nào. Vừa bay, vừa biết là cơn mộng mị mà vẫn cứ muốn bay hoài. Lạ lẫm!

Có khi giựt mình thức giấc, thấy đêm chỉ quá nửa, tôi liền đánh tiếp tập hai, kéo dài cơn mộng mị, thích thú. Than ôi! Biết là chiêm bao mộng mị mà tôi cứ thích đùa, lại còn tự an ủi, chiêm bao nhắm mắt không đến nỗi nào, chiêm bao mở mắt mới thành có chuyện.

Ông Nguyễn Công Trứ nhận định:

“Ôi! Nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.”

Còn tôi thì sao? Tranh thủ “nồi kê chưa chín”, nhắc chút chuyện mình, quanh đi quẩn lại vẫn không ngoài lời Trần Thái Tông đã nói: “Đáo xứ mộng, trung thuyết mộng”, rốt cuộc chỉ là người trong mộng nói chuyện mộng không hơn không kém. Boong... boong...


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Kinh Phổ Môn


Pháp bảo Đàn kinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.98.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...