Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Tà kiến »»

Đối thoại pháp
»» Tà kiến

(Lượt xem: 5.185)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Tà kiến

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân


Thiền sinh: Xin Sư giảng rõ hơn về tà kiến ạ?

Nhà sư: tà kiến (diṭṭhi) là thấy một cách sai lạc, diễn giải một cách không đúng đắn, thấy sai khác với thực tại.
Chẳng hạn khi nhìn, có một cái nhìn sinh khởi thì chúng ta cho rằng là có người nhìn, khi nghe một âm thanh thì chúng ta cho rằng đó là âm thanh của một cái gì đó (ví dụ: tiếng xe, tiếng chim, tiếng người …). Tiếng người, tiếng xe, tiếng chim, … là các khái niệm, chúng ta suy nghĩ về các khái niệm chứ các khái niệm này không thể nghe được. Thực tại xảy ra đối với cái nghe ở tai, đối với cái nhìn ở mắt nhưng tiến trình suy nghĩ đến khái niệm thì lại xảy ra ở ý môn. Tiến trình này xảy ra ở các khoảnh khắc khác nhau, nhưng chúng ta cũng lại không phát hiện ra được điều đó.
Đặc tính của tà kiến là do chúng ta tác ý một cách sai lệch, hướng tâm một cách sai lệch. Chức năng của tà kiến là làm cho các sự vật và hiện tượng bị sai lạc, xa rời bản chất thực.
Chánh kiến là một chi đạo nằm trong Chánh đạo. tà kiến cũng là một chi đạo nhưng là một chi của Tà đạo. Chừng nào chúng ta còn nắm giữ một quan điểm, một ý tưởng cho rằng đây là con đường để dẫn tới một nơi an vui, hạnh phúc, một sự tự do, giải thoát thì nghĩa là tà kiến đang dẫn ta đi sai chệch, đi về các mục tiêu sai lệch ra khỏi mục tiêu chân chánh.
Dưới thời Đức Phật, người ta cũng tin tưởng là có nhiều cách thực hành khác nhau để đạt tới sự thanh tịnh, giải thoát. Họ cho rằng là cứ phải khổ hạnh thì sẽ tẩy rửa được nghiệp, rồi người ta thực hành hạnh của con vật, chẳng hạn như ăn và đi bằng giống hạnh con chó hay con bò. Ngày nay, chúng ta cũng có thể rơi vào tà kiến mà không biết: chẳng hạn, cho rằng ăn uống đúng sẽ dẫn tới giải thoát cũng là một dạng tà kiến.
Khi có kiến điên đảo (diṭṭhi-vipallāsa) thì chúng ta không biết đúng sai. Mặc dù đã biết Chánh đạo là như vậy nhưng chừng nào ta chưa thực sự thấy thì vẫn có thể rơi vào tà kiến.
Thông thường có thể chia tà kiến ra làm ba loại khác nhau:

Natthika-diṭṭhi: Cho rằng không có kết quả của nghiệp, chủ trương rằng chết là hết.
Ahetuka-diṭṭhi: Cho rằng các hiện tượng là không có nhân, không có căn nguyên, chúng sinh có số phần và không có cái gì có thể thay đổi được.
Akiriya-dịtthi: Tà kiến không tin tưởng vào Nghiệp (Kamma), phủ nhận tất cả hành động thiện hay bất thiện, nghĩa là dù hành động thiện hay bất thiện thì đều giống nhau không để lại nghiệp quả gì hết.

Cũng có thể chia theo thường kiến (Sassata-diṭṭhi) hoặc đoạn kiến (Uccheda-diṭṭhi) hoặc là một phần Thường kiến, một phần Đoạn kiến.
Về văn tuệ, chúng ta có thể hiểu được khi nghe các thông tin nhưng chỉ khi thấy được rõ ràng sự sinh khởi và diệt tận của các pháp thì lúc đó Chánh Kiến mới được xác lập một cách chắc chắn. Thấy được sự sinh khởi thì người ta sẽ không còn tin tưởng vào Đoạn kiến và thấy được diệt tận thì người ta cũng không còn tin tưởng vào Thường kiến. Nếu không thấy được nghiệp và các nhân duyên thì cũng sẽ không thấy được kết quả của nghiệp và ngược lại.
Chúng ta cũng có những tà kiến về Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), cho rằng sắc là ngã, ngã là có sắc; rồi sắc có trong ngã, rồi ngã có trong sắc; sắc trong ngã thì sắc nhỏ hơn và ngã trong sắc thì ngã nhỏ hơn. Tương tự như vậy cho các danh uẩn còn lại.

Thiền sinh: Con biết rằng do có tà kiến nên ta nắm vào các khái niệm. Con muốn hỏi là bắt vào các khái niệm có phải là tà kiến không?

Nhà sư: Thường thường mọi người để ý cho sư một chút có những điều đúng chiều xuôi thì cũng đúng cho chiều ngược nhưng có những điều đúng theo chiều xuôi nhưng không đúng theo chiều ngược, có những điều đúng theo chiều ngược nhưng không đúng theo chiều xuôi.
Như Đức Phật vẫn nói “La Hầu La lại đây”, “Xá Lợi Phật lại đây” thì Ngài bắt vào cái gì? Ngài vẫn bắt vào khái niệm. Ngài vẫn bắt vào khái niệm con người, chúng sinh, người này, người khác,.. nhưng không bao giờ Ngài có hiểu biết sai lầm đó là một con người thực sự, một chúng sinh thực sự. Trong Tứ vô lượng tâm liên quan đến các đối tượng là chúng sinh, đó là khái niệm. Từ, Bi, Hỉ, Xả thì đối tượng của nó là các khái niệm.
Trong tất cả các pháp bất thiện thì tà kiến là cái tệ hại nhất. Từ tà kiến nảy sinh ra các bất thiện pháp khác. Do vậy, việc thực hành là để xác lập sự hiểu biết rõ ràng hay nói cách khác là cần thiết lập được Chánh Kiến.
Chánh Kiến hay hiểu biết có mặt nghĩa là thấy được Tam tướng: Vô thường, Khổ, Vô ngã. Chánh Kiến cso mặt còn giúp cho chúng ta hiểu được về nhân duyên của các pháp hữu vi.
Chánh Kiến là đối lập với tà kiến. Nhờ có Chánh Kiến, ta hiểu rõ được về Niết bàn, ở đây là sự diệt khổ. Khi Chánh Kiến có mặt, chúng ta sẽ thấy đúng với thực tánh pháp, với bản chất của các hiện tượng. tà kiến cũng là thấy nhưng là thấy sai. Nhờ hiểu đúng chúng ta mới thực hành đúng.
Quan kiến mà sai thì có nghĩa là bảy yếu tố còn lại trong Bát Chánh Đạo cũng trở thành sai, trở thành Tà đạo. Chánh Kiến sẽ quyết định cái sau có đúng hay là không. Có Chánh Kiến thì những cái sau nó mới là Chánh, tà kiến thì cái những cái đi sau nó là Tà. Tà ở đây tức là sai, không đúng với Chánh đạo.

Thiền sinh: Thưa Sư, trong kinh hay nói tới việc Đức Phật thuyết kinh dành cho người biết, người thấy không phải là dành cho người không biết, không thấy. Xin Sư giải thích thêm ạ?

Nhà sư: Người biết là người có thể khơi dậy tác ý chân chánh hay là như lý tác ý. Tác ý chân chánh hay như lý tác ý là điều kiện, nhân duyên để Chánh Kiến sinh khởi. Như lý tác ý có nghĩa là hướng tâm đúng đắn.
Cái kim đặt ngang trên tờ giấy thì không thể nào đâm toạc được tờ giấy. Cần phải dựng để cho kim vuông góc với tờ giấy đã, sau đó chỉ cần dùng một lực rất nhẹ thì nó cũng có thể đâm thủng tờ giấy. Cây kim để ngang thì cho dù ta có ấn mãi, ấn rất mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể nào đâm thủng được. Phải định hướng cho đúng, đó là người biết.
Người thấy là thấy theo cách không để cho tác ý không chân chánh khởi lên. Nguyên nhân để cho Chánh Kiến sinh khởi đó là có tác ý chân chánh, như ý tác ý.
Một yếu tố khác nữa là: tiếng nói của người khác. Chúng ta phải thân cận với những bậc trí để có được những thông tin đúng. Không có Đức Phật thì không có được những thông tin đúng, nhất là trong Pháp hành Vipassana, chỉ có Đức Phật thuyết giảng mà thôi.
Những thông tin đúng đắn sẽ giúp chúng ta hiểu đúng, từ đó thực hành đúng. Chính vì vậy chúng ta nên nghe pháp nhiều. Chúng ta nghe pháp nhiều đến khi có cảm giác được thấm nhuần một cách nhuần nhuyễn, tức là lời nói, suy nghĩ và hành động đã hợp nhất rồi, lúc này thì yên tâm hơn. Ngược lại, nếu còn hồ nghi, phân vân không chắc chắn, tức là chúng ta đã nghe, đã áp dụng nhưng chưa triệt để. Cần hiểu một cách rõ ràng thấu đáo sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng. Dĩ nhiên, giữa sự hiểu về lý thuyết và thực hành thực chứng cần phải được tiến hành song song một cách khăng khít.

Thiền sinh: Thưa Sư, con có nên cố gắng để có Chánh Niệm suốt cả ngày không?

Nhà sư: Khi có Chánh Niệm thì chúng ta ghi nhận và biết mình có Chánh Niệm; khi thất niệm, ta cũng biết rõ rằng là mình thất niệm. Từ đó, chúng ta thấy được sự khác biệt giữa những khoảnh khắc Chánh Niệm và thất niệm; đó mới là điểm mấu chốt, chứ không phải là việc cố gắng là có Chánh Niệm suốt.
Việc phát hiện ra được các khoảnh khắc thất niệm thì điều đó cũng đã rất có giá trị. Chúng ta không thể cầu toàn được và nên hiểu rằng các pháp sinh khởi có cả tốt xấu, có cả trắng cả đen, có cả thiện và bất thiện.
Vấn đề là chúng ta có biết khi nó có mặt hay không?
Khi nó có mặt ta biết nó có mặt, khi nó không còn nữa thì ta biết là nó không còn nữa; đó là mới điều quan trọng chứ không phải ta bắt buộc phải luôn có Chánh Niệm, luôn có pháp thiện.
Thế giới, cuộc sống này luôn có hai mặt, cần phải được nhận biết cả hai. Điều nữa là chúng ta luôn biết hướng thiện, giảm thiểu và loại trừ các bất thiện pháp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Chớ quên mình là nước


Sống thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.122.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (105 lượt xem) - Việt Nam (76 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...